1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ )

140 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Đề tài Khoa học cấp Thành phố : Đình công tại Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, TP. Hồ Chí Minh, 2008

SỞ KHCN TP HỒ CHÍ MINH – VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TP HỒ CHÍ MINH - 2008 SỞ KHCN TP HỒ CHÍ MINH – VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chủ nhiệm đề tài : PGS – TS PHAN AN Thư ký khoa học : TS. PHAN QUANG THỊNH TP HỒ CHÍ MINH - 2008 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về đình công 06 1.1. Tranh chấp lao động và vấn đề đình công 06 1.2. Pháp luật về đình công của Việt Nam 25 1.3. Pháp luật về đình công của một số nước trên thế giới 34 Chương 2: Thực trạng đình công tại thành phố Hồ Chí Minh 38 2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn ra các cuộc đình công được nghiên cứu 38 2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 41 2.3. Tình hình đình công trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 59 2.4. Tác động của đình công đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội 73 2.5. Nguyên nhân đình công 76 Chương 3: Giải pháp vấn đề đình công tại thành phố Hồ Chí Minh 93 3.1. Dự báo về tình hình đình công trong những năm tới 93 3.2. Giải pháp 95 Kết luận 132 Danh mục TLTK 135 Phụ lục 136 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI BLLĐ : Bộ luật lao động DN Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài HĐHG : Hội đồng hòa giải HĐHGCS : Hội đồng hòa giải cơ sở HĐLĐ : Hợp đồng lao động KCX-KCN : Khu chế xuất – Khu công nghiệp NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động TƯLĐTT : Thỏa ước lao động tập thể UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền đình công của người lao động đã được pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Và theo pháp luật, đình công được coi là một trong những “vũ khí cuối cùng” mà người lao động (NLĐ) sử dụng để đấu tranh với người sử dụng lao động (NSDLĐ) nhằm đáp ứng và bảo vệ những lợi ích của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong các doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình đình công diễn biến rất phức tạp và đã nảy sinh nhiều vấn đề cần nhanh chóng nghiên cứu và xử lý. Chẳng hạn như đại đa số các vụ đình công diễn ra trái với luật định; đã xuất hiện những phần tử kích động và lợi dụng đình công để trục lợi; bạo lực trong đình công (hành hung lực lượng bảo vệ, đập phá máy móc, nhà xưởng, tụ tập la hét, nhổ cây non, ném bỏ sản phẩm và bán thành phẩm… ); có nhiều doanh nghiệp để xảy ra đình công trái luật nhiều lần trong một thời gian ngắn, với số người tham gia ngày càng đông và thời gian đình công ngày càng dài; vấn đề người lao động bị trù dập sau đình công; đã bắt đầu xuất hiện vụ đình công đầu tiên để phản đối quy định của Nhà nước (chứ không chỉ là tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động); hiện tượng đình công trái pháp luật ở nhiều doanh nghiệp trong cùng một thời điểm mà điển hình là đợt đình công kéo dài từ 28 tháng 12 năm 2005 đến 10 tháng 01 năm 2006 (14 ngày) tại 16 doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh với hơn 47.000 người lao động tham gia trái với qui định của pháp luật. Đình công là một hiện tượng xã hội diễn biến phức tạp, đã và đang gây ra hậu quả xấu cho cả phía người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời đe dọa sự ổn định xã hội và ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư. Chúng 2 ta thừa nhận rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường (dù là kinh tế thị trường có quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa) thì đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu, khi mà các bên tham gia quan hệ lao động đều phải có “vũ khí” để bảo vệ quyền lợi của mình, trong đó đối với NLĐ thì đình công chính là “vũ khí cuối cùng” chống lại những sai phạm của NSDLĐ. Do đó, đình công vừa có mặt tích cực, nhưng lại có những tác động xấu nhất định đối với sự ổn định xã hội, sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường đầu tư (nhất là đình công trái luật). Tuy nhiên, quan niệm và thái độ đối với đình công của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội của các cấp, các cơ quan chức năng còn chưa thống nhất. Quan điểm giải quyết đình công cũng chưa có sự nhất quán: có nơi chỉ quan tâm bảo vệ NLĐ, có nơi lại quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ NSDLĐ. Bên cạnh đó luật pháp của Việt Nam về đình công còn nhiều bất cập, các cơ quan lập pháp cũng thể hiện rõ sự “lúng túng” trong việc xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về đình công. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân nào dẫn đến các vụ đình công? Đình công có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường đầu tư và trật tự xã hội? Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động và pháp luật về đình công như thế nào? Các cơ quan chức năng phải làm gì và làm thế nào để vừa bảo vệ quyền lợi nói chung và quyền đình công của người lao động, vừa góp phần ngăn chặn đình công trái luật, ngăn chặn NSDLĐ có những vi phạm pháp luật dẫn đến tranh chấp lao động, bảo vệ môi trường đầu tư và quyền lợi hợp pháp của chủ doanh nghiệp; đồng thời, ngăn chặn được các hoạt động kích động và lợi dụng đình công để phá hoại kinh tế, phá hoại trật tự xã hội? … Vì thế, chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của Thành phố khi xác định đình công là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong chương trình Khoa học xã hội nhân văn (Chương trình số 11) năm 2005. Chúng tôi cho rằng rất cần có một đề tài nghiên cứu ở cấp thành phố nhằm đánh giá một cách toàn diện những diễn biến mới nhất về đình công tại thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp toàn diện cho vấn đề đình công. 3 Với cách tiếp cận trên, các tác giả xin chọn nghiên cứu đề tài “Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp”. Chúng tôi cho rằng, nghiên cứu đề tài này là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đình công là hiện tượng xã hội nóng bỏng trong thời gian qua cũng như hiện nay, đang được các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm . Vì vậy đã có khá nhiều bài báo đề cập đến những vụ đình công xảy ra được đăng tải trên các nhật báo, tuần báo và các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đình công, vấn đề tranh chấp lao động (nhất là tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), vấn đề cơ sở pháp lý của quyền của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… như: - “Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Xuân Hương-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. - “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Anh Đào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - “Tình hình đình công tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Cử nhân Chính trị của Mai Đức Chính, 2001. - “Một số hoạt động vi phạm pháp luật của phía chủ đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM - Thực trạng và giải pháp”, đề tài khoa học của tác giả Phan Quang Thịnh, Trường Đại học An ninh, 2001 Đặc biệt, vấn đề đình công và giải quyết đình công đã được Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm sâu sắc và các cơ quan này đã tổ chức một số cuộc Hội thảo về đình công và giải quyết vấn đề đình công. 4 Những công trình trên, trong phạm vi đề cập của mình đã có những đóng góp đáng trân trọng. Tuy nhiên do cách đặt vấn đề nghiên cứu về đình công trong một địa phương hoặc một loại hình doanh nghiệp và chỉ nghiên cứu về đình công chủ yếu dưới góc độ lý luận pháp lý nên chưa có một cái nhìn toàn diện về đình công tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, các công trình này đã được nghiên cứu từ những năm 2000-2001 nên thiếu sự cập nhật những thực tế nóng bỏng và phức tạp mới phát sinh gần đây tại thành phố. Đề tài này được thực hiện sẽ có sự kế thừa nhất định những công trình trên và đi sâu nghiên cứu toàn diện về đình công với những thực tiễn mới nhất trong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vụ đình công, từ đó đề xuất giải pháp toàn diện cho vấn đề đình công. Vì thế, nó không trùng với những đề tài khác. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của đình công tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp đối với vấn đề đình công nhằm bảo đảm quyền lợi các bên tham gia quan hệ lao động, xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đình công của người lao động Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đình công, tìm ra nguyên nhân đình công và giải pháp đối với vấn đề đình công, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, bảo đảm quyền lợi các bên tham gia quan hệ lao động và bảo đảm môi trường đầu tư, giữ gìn trật tự xã hội. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 1998 đến 2008. 5 - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã nêu trên, đề tài nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: - Bối cảnh các cuộc đình công tại TP Hồ Chí Minh. - Lý luận về đình công. - Tình hình các doanh nghiệp đã có xảy ra đình công (điều kiện và tình hình sản xuất - kinh doanh, việc chấp hành các qui định của pháp luật và những sai sót, vi phạm - nhất là về pháp luật lao động ) và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp (đặc điểm, trình độ, thu nhập, ý thức về quyền và nghĩa vụ ). - Tình hình một số doanh nghiệp chưa xảy ra đình công (để đối chứng). - Những quy định của pháp luật về đình công của VN và một số nước trên thế giới. - Tình hình tổ chức công đoàn cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội khác tại các doanh nghiệp (tổ chức, vai trò, việc thực hiện chức năng ) - Tình hình đình công (diễn biến, phân loại, nguyên nhân, hậu quả, quá trình giải quyết…) - Giải pháp đối với vấn đề đình công. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, đề tài được thực hiện bởi một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp tổng kết, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia… 6 CHUƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG 1.1. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG 1.1.1. Tranh chấp lao động Về mặt pháp định, Luật Lao động (sửa đổi năm 2006) đã có giải thích về tranh chấp lao động. Theo đó, tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Về mặt hoc thuật, quan niệm của đa số các nhà luật học về tranh chấp lao động là giống nhau. Theo đó, “tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề”. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động giữa các bên tham gia quan hệ, tức quan hệ giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), là quan hệ giữa người mua và kẻ bán sức lao động. Lúc này, [...]... PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG CỦA VIỆT NAM Giống như nhiều nước XHCN, trước đây pháp luật về đình công ở Việt Nam chưa được quan tâm xây dựng một cách hoàn thiện Văn bản có tính pháp lý cao nhất có quy định cụ thể về tranh chấp lao động và đình công là bộ luật Lao động năm 1994 Theo bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi năm 200 2) của Việt Nam, quyền đình công của NLĐ, thủ tục đình công và giải quyết đình công được... thời đại cần ghi nhớ” Đình công, bãi công của công nhân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn ngày càng phát triển, đặc biệt là khi xuất hiện tổ chức công hội Lịch sử phong trào công nhân thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận cuộc bãi công đầu tiên do tổ chức Công hội (Công đoàn) tổ chức chính là cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra ngày 04 tháng 08 năm 1925 đòi hỏi các yêu sách công khai l : lấy lại số thợ đã... Liên minh cánh tả đối lập Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc tổng đình công nói trên 19 Pháp là nước công nghiệp phát triển những năm qua cũng có nhiều cuộc đình công gây rung động xã hội Chẳng hạn cuộc đình công kéo dài một ngày vào ngày 4-1 0-2 005 đã làm gián đoạn giao thông công cộng ở Pháp, đồng thời là cuộc thử thách lớn đối với Chính phủ trong việc thực thi cải cách lao động và kinh tế Cuộc đình. .. đóng góp công sức lớn lao vào sự thành công của Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn Sau khi trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã rất chú ý việc đàn áp phong trào công nhân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn Tại đây, cứ 6 công nhân lại có 01 mật thám đi kèm nhằm chia rẽ nội bộ công nhân, dễ bề thao túng và đàn áp phong trào Bên cạnh đó, Pháp còn lập ra các Hội Tương tế, đoàn đại biểu công. .. cách là “giai cấp công nhân” ở Việt Nam nói 20 chung Tuy nhiên, với Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng định rằng đã xuất hiện một bộ phận giai cấp công nhân Việt Nam Sự xuất hiện những công nhân đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với sự xuất hiện của hãng Arsenal được thực dân Pháp xây dựng trên cơ sở thủy trại Ba Son tại thành Gia Định (Bến Ngh ) và tiếp sau đó là việc xây dựng bến... tán thành việc đình công thì ban chấp hành CĐCS phải quyết định đình công và lãnh đạo cuộc đình công Ba là, về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết đình công: Khi có đơn của tập thể lao động, NSDLĐ hoặc của liên đoàn lao động… gửi đến yêu cầu tòa kết luận cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp và sau khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải phân công thẩm phán phụ trách việc giải quyết đình công. .. người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công; trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công; tự ý chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để chống lại đình công; lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Thứ ba, về việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công: ... định công nhận sự thỏa thuận đó Ngược lại thì phải quyết định mở phiên tòa họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công Hội đồng giải quyết cuộc đình công gồm 3 thẩm phán, thảo luận và quyết định theo đa số Khi tòa án quyết định cuộc đình công là hợp pháp, nếu NSDLĐ có 27 lỗi thì NLĐ tham gia đình công được NSDLĐ trả đủ tiền lương trong những ngày đình công, NSDLĐ phải thực hiện các yêu cầu chính đáng và giải. .. ca, v.v 1.1.4 Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp 15 1.1.4.1 Đình công hợp pháp Cuộc đình công được coi là hợp pháp khi hội đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao động, tức là về chủ thể phải là tranh chấp của tập thể lao động trong doanh nghiệp hoặc trong bộ phận kết cấu của doanh nghiệp và về nội dung... máy, công sở, phố xá, công trình giao thông như tuyến đường sắt Sài gòn – Mỹ Tho… đã thúc đẩy việc phát triển đội ngũ công nhân lên tới hàng vạn người vào năm 1883 Đội ngũ công nhân thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng cùng với quá trình khai thác thuộc địa của Pháp (lần thứ nhất và lần thứ hai) Tính đến năm 1929, đội ngũ công nhân Việt Nam có khoảng hơn 221.000 người thì trong đó công nhân thành . TP HỒ CHÍ MINH - 2008 SỞ KHCN TP HỒ CHÍ MINH – VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG. trên thế giới 34 Chương 2: Thực trạng đình công tại thành phố Hồ Chí Minh 38 2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn ra các cuộc đình công được nghiên cứu 38 2.2 Chí Minh, 2002. - “Tình hình đình công tại thành phố Hồ Chí Minh- Thực trạng và giải pháp , Luận văn Cử nhân Chính trị của Mai Đức Chính, 2001. - “Một số hoạt động vi phạm pháp luật của phía

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Xuân Hương - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 Khác
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Anh Đào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002 Khác
3. Tình hình đình công tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và giải pháp, Luận văn Cử nhân Chính trị của Mai Đức Chính, 2001 Khác
4. Nâng cao hiệu qủa hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nxb Lao động, H.2003 Khác
5. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2008 Khác
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật lao động (2002) Khác
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật lao động (2006) và một số văn bản hướng dẫn thi hành Khác
11. Thống kê tình hình tranh chấp lao động hàng năm, từ 1990 đến 2008, Liên đoàn Lao động thành phố Khác
13. Công văn Số : 2054/SLĐTBXH-LĐ, ngày 18 tháng 4/ 2006 của Sở Lao động – thương binh – Xã hội, Về việc tăng cường công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Khác
14. Quyết định số 35 ngày 73/3/2006 của UBND thành phố về việc ban hành quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình côn không đúng quy định pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN