hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở tp. hồ chí minh - thực trạng và xu hướng phát triển

286 590 0
hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở tp. hồ chí minh - thực trạng và xu hướng phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC 2 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. PGS-TS. Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục 2. TS. Nguyễn Viết Ngoạn – Hiệu trưởng Đại học Sài Gòn 3. CN. Huỳnh Kim Sen – Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh 4. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 5. CN. Nguyễn Minh An – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 6. CN Phan Nguyễn Trung Minh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo dục và đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NCL Ngoài Công lập GV Giáo viên HS Học sinh QT Quốc tế DL Dân lập TT Tư thục XHCN Xã hội chủ nghĩa TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNPTTH Tốt nghiệp phổ thông trung học 4 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1. Bảng phân bố mẫu khảo sát 39 Bảng 2. Thời gian dạy của giáo viên tại trường 41 Bảng 3. Trình độ giáo viên 41 Bảng 4. So sánh ý kiến của giáo viên về lý do chọn dạy ở trường 42 Bảng 5. So sánh đánh giá của giáo viên về áp lực học hành của học sinh tại trường NCL 43 Bảng 6. So sánh đánh giá của giáo viên về nguyên nhân áp lực học hành 44 Bảng 7. So sánh đánh giá c ủa giáo viên về một số mặt hoạt động của nhà trường 46 Bảng 8. So sánh đánh giá của giáo viên về sự hài lòng với thu nhập tại trường 48 Bảng 9. So sánh đánh giá của giáo viên về chất lượng trường NCL đang dạy so với trường công lập nói chung 49 Bảng 10. Đánh giá của giáo viên về nội dung chương trình giảng dạy tại trường NCL 50 Bảng 11. So sánh đánh giá của giáo viên về hiện tượng dạ y thêm của giáo viên và học thêm của học sinh 51 Bảng 12. So sánh của giáo viên về loại học sinh cần phụ đạo 52 Bảng 13. So sánh của giáo viên về nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút chất lượng dạy và học 53 Bảng 14. Số người đi học thêm tại trường và nơi khác phân theo cấp học 53 Bảng 15. So sánh ý kiến của giáo viên về hoạt động của hệ thống giáo dục NCL 58 Bảng 16: Đ ánh giá của phụ huynh về học lực của con cái 61 Bảng 17: Những khó khăn phụ huynh thường gặp trong việc học hành của con 62 Bảng 18: Lý do chọn trường NCL 63 Bảng 19: Ý kiến phụ huynh về việc tìm hiểu thông tin của trường 63 Bảng 20: Nhận xét đánh giá của phụ huynh về trường NCL 64 5 Bảng 21: Đánh giá của phụ huynh về chất lượng trường TT, DL trên các mặt 66 Bảng 22: Đánh giá của phụ huynh về sự ra đời của trường NCL 65 Bảng 23: Đánh giá của phụ huynh về đội ngũ GV của trường DL, TT 66 6 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tên đề tài: Giáo dục phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng & Xu hướng phát triển. Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Kiều Linh Email:linhkieu06@yahoo.com.vn Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh Cơ quan và cá nhân phối hợp: 1. PGS-TS. Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục 2. TS. Nguyễn Viết Ngoạn – Hiệu trưởng Đại học Sài Gòn 3. CN. Huỳnh Kim Sen – Sở Giáo dục – đào tạo thành phố Hồ Chí Minh 4. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 5. CN. Nguyễn Minh An – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 6. CN Phan Nguyễn Trung Minh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: Tháng 09/2007 đến tháng 06/2009 1. Mục tiêu đề tài: 1.1. Khảo sát thực trạng của hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhằm làm rõ: * Những vấn đề, khái niệm, loại hình, m ạng lưới, lý do ra đời và hoạt động của các trường phổ thông ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Vai trò và hiệu quả của loại hình trường phổ thông ngoài công lập trong thời gian qua và hiện tại. 1.2. Đánh giá thực trạng hiện nay của các trường phổ thống ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh: những mặt được và chưa được. 1.3. Nêu lên những dự báo về xu hướng phát triển của các trường phổ thông ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Nêu lên một số giải pháp cho việc quản lý hệ thống trường phổ thông ngoài công lập, khuyến khích trường tư phát triển đúng định hướng, góp phần nhận thức cho xã hội đúng đắn hơn về nền giáo dục đa dạng hiện nay. 2. Nội dung chính: 2.1. Những vấn đề điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và lịch sử, nhữ ng đặc điểm về tâm lý xã hội, văn hóa giáo dục và một số đặc tính của người dân thành phố trong quá khứ cũng như trong hiện tại có liên quan đến vấn đề được khảo sát. Đó là hệ thống giáo dục ngoài công lập đã từng tồn tại và hoạt động 7 trong cách nhìn về lịch sử văn hóa và lịch sử giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh. Rút ra những vấn đề quan trọng thuộc đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội để trở thành điều kiện cho hệ thống ngoài công lập xuất hiện, tồn tại và hoạt động cũng như phát triển. 2.2 Làm rõ những khái niệm, cách hiểu khác nhau của các mô hình trong hệ thống giáo dục ngoài công lập trong từng th ời điểm lịch sử để hiểu rõ hơn quan điểm và phương pháp sử học của đề này. Và qua từng thời kỳ, cho đến nay, khái niệm ngoài công lập được xác định rõ hơn khi có Luật Giáo dục (với các hình thức, loại hình). 2.3. Tìm hiểu và hệ thống hóa tất cả các văn bản, chủ trương chính sách về công tác xã hội hóa giáo dục. Sự thay đổi nhận thức của các cơ quan quản lý nhà n ước về vấn đề này. Các Nghị quyết quan trọng, nghị định, văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục đào tạo cũng như những biện pháp quản lý các loại hình ngoài công lập. Các văn bản mang tính cơ sở lý luận và là chỗ dựa pháp lý được hệ thống, nêu lên được tính kế thừa cũng nhưng những thúc bách đòi hỏi của thực tế các văn bả n ra đời và sự áp dụng, những tác động tích cực và bất cập trong các văn bản đó. 2.4. Nội dung chính yếu nhất của đề tài là mô tả thực trạng, quá trình hình thành và hoạt động tất cả các loại hình của hệ thống trường phổ thông ngoài công lập với sự sắp xếp có hệ thống về nguyên nhân, lý do ra đời, sự vận hành và sự chấp nhận của xã hội. Làm rõ và đầy đủ, cụ thể về các loại hình trường phổ thông ngoài công lập hiện nay ở tên gọi, thực chất hoạt động, quy mô đào tạo, mạng lưới trường lớp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chất lượng và hiệu quả đào tạo, nội dung chương trình, đánh giá và chấp nhận của xã hội, dư luận của phụ huynh và học sinh… Lưu ý đến những yếu tố nước ngoài đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mạng lưới và cơ cấu trường phổ thông ngoài công lập… 2.5. Trình bày vai trò và hiệu quả của hệ thống phổ thông ngoài công lập trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Các loại hình trước đây rất đa dạng, có loại trường chỉ là giải pháp tình thế cho bài toán quá tải hoặc do cách làm nóng vộ i của một vài cơ sở chỉ có tính thời điểm và cũng bị dư luận xã hội lên án thì nay đã thay đổi. Đánh giá khách quan vai trò, hiệu quả của loại hình này để có những đề xuất hợp lý và giúp ích cho định hướng phát triển và phương thức quản lý cho phù hợp. 2.6. Trên cơ sở đánh giá vai trò, hiệu quả, tầm quan trọng của việc phát triển trường ngoài công lập đúng với định hướ ng và khi giải quyết hai rào cản lớn nhất: Một là, để mở thêm nhiều trường ngoài công lập ở cấp 2,3 và đạt tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng thì hầu như quỹ đất thành phố đã cạn. Trong khi các dự án xin mở trường đều tập trung vào khu vực nội thành hoặc quận ven – nơi có các khu đô thị mới. Hai là, trường ngoài công lập nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung đang vận hành trong nh ững thay đổi quan trọng với yêu cầu ngày càng gay gắt của xã hội là nguồn lực chưa đáp ứng, cả xã hội chạy theo bằng cấp, áp lực thi 8 cử nặng nề, chưa liên thông các cấp học, chương trình phổ thông nặng nề, sách giáo khoa cần điều chỉnh v.v… Điều đó nói lên chúng ta chưa có một triết lý hay tư duy giáo dục cần thiết nên sự vận hành của nó chỉ biết chạy theo những yêu cầu nhất thời, có cảm giác cả ngành giáo dục đang rối bời. Trong bối cảnh đó, các trường ngoài công lập không thể ngay một lúc hoạ t động theo một định hướng riêng, để tạo bản sắc và thương hiệu - điều rất cần cho sự phát triển trường ngoài công lập nếu muốn phát triển bền vững theo kinh nghiệm của các nước phát triển. Từ đó xác định được chất lượng, giá trị của từng loại hình trường dân lập, tư thục, quốc tế, các cấp học nào đáp ứng đượ c nhu cầu của xã hội, được chấp nhận, có “thương hiệu”… Và so sánh về chất lượng đào tạo cũng như sự chấp nhận của xã hội giữa các trường ngoài công lập với nhau, giữa trường công với trường dân lập, tư thục… Để trường ngoài công lập ra đời và vận hành đảm bảo những tiêu chuẩn và quy định của ngành đã khó, vẫn có thể thực hiện được n ếu có sự giám sát chặt chẽ nghiêm túc, nhưng khó hơn là với những tác động của cơ chế thị trường, những ảnh hưởng của kinh tế vật chất theo kiểu tư bản trong nhà trường Việt Nam sẽ được xử lý ra sao để phù hợp với truyền thống văn hóa và đạo học Việt Nam. Bởi nhà trường dù là hình thức gì đi nữa cũng cần phải có những đặc trư ng của cảnh quan sư phạm, cũng là đơn vị văn hóa mà nơi đây chủ nhân của môi trường văn hóa – sư phạm vẫn là thầy cô giáo và học sinh. 9 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Giáo dục đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, bởi nó liên quan thiết thực đến mọi thành phần xã hội. Để xây dựng một xã hội học tập, có nguồn lực tốt cho nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập, chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loạ i hình nhưng xã hội chưa có nhận thức đầy đủ về loại hình phổ thông ngoài công lập nên cần có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ cả về bản chất, tiềm năng và xu hướng phát triển của hệ thống này. Phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Chúng tôi xác định đây là đề tài mang tính liên ngành cao thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, chúng tôi chọn lựa cách tiếp cận sử học là chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc phạm vị và giới hạn của đề tài đặt ra. Với cách tiếp cận của sử học, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành hệ thống giáo dục ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh trong những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội cụ thể, trong những tác động và đặt trong bố i cảnh chung để tìm ra những mối liên hệ với các vấn đề liên quan của cách nhìn biện chứng. Cách tiếp cận sử học cũng sẽ giúp chúng tôi tìm ra mối quan hệ có tính bản chất nhất để tìm ra đâu là cơ sở hình thành chủ yếu cho loại hình giáo dục phổ thông ngoài công lập. Đó chính là nhu cầu thực sự của xã hội và nhu cầu đó trong một xã hội dân sự, khi những tác động của nhà nước chỉ là c ơ sở pháp lý để vận hành còn những vấn đề như quy mô, loại hình, tính chất, số lượng và hiệu quả đều thuộc về các mối liên hệ cụ thể của chính chủ thể và đối tượng nghiên cứu. Mô tả các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nắm vững phương pháp luận sử học để có cách nhìn biện chứng với một hiện tượng xã hội mang c ả tính chất của định chế văn hóa và định chế giáo dục. Vì vậy, tổng hợp và phân tích nguồn tư liệu lịch sử là rất quan trọng. Từ nguồn tư liệu thành văn và tư liệu nhân chứng, các kết quả khảo sát thực tế, các kết quả điều tra sẽ được sắp xếp theo từng chủ đề và chọn lọc. tổng hợp những tư liệu và phân tích những số liệu để có những nhận định chính xác và hợp lý cho các nội dung. - Phương pháp giáo dục học: Bên cạnh đó, các kết quả đánh giá về chất lượng giáo dục, sự chấp nhận của xã hội cùng với những so sánh của đề tài chính là cách sử dụng các phương pháp của khoa học giáo dục. Trong quá trình triển khai các nội dung chủ yếu và nhất là các nội dung nhạy cảm như so sánh tiề n học phí, các khoản thu của nhà trường, về góp vốn của các cổ đông, các dự án đầu tư, những liên quan tới các đối tác trong cách tổ chức ở các dự án, kêu gọi xây dựng, cạnh tranh về số lượng học sinh v.v… có thể dẫn đến 10 những khó khăn trong tìm kiếm tư liệu. Vì thế, những phương pháp của giáo dục học và khoa học quản lý giáo dục rất cần thiết khi xử lý tư liệu và nhận định khách quan đánh giá chất lượng giáo dục. Bởi vì chỉ khi nắm được khung chương trình chung, sự thay đổi qua từng thời điểm, quan điểm về quản lý chuyên môn của ngành với các trường nói chung và với hệ thống giáo dụ c phổ thông ngoài công lập nói riêng mới có cách nhìn sát hợp với thực tế, nói trúng những vấn đề nóng của ngành. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xu thế phối hợp của khoa học liên ngành cho thấy những ưu việt của phương pháp điều tra xạ hội học hiện nay cho nên phương pháp này sẽ được khai thác triệt để. Hơn nữa, với đặc tính của đề tài, một số chủ đề khá nhạy cảm như dư luận xã hội về chất lượng, mức học phí, quy mô và mức độ đầu tư, sự cạnh tranh giữa các trường, các chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài… đều cần những kết quả thăm dò chính xác, mẫu điều tra đạt yêu cầu chuyên môn mới có thể có những thông tin khoa học. Vì vậy cần phải xây dựng mẫu bảng hỏi, thu thập các dữ li ệu thống kê để phân tích tổng hợp các vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu văn hóa chuyên biệt và so sánh văn hóa học: Khi khảo sát các hiện tượng các trường ngoài công lập thành lập rầm rộ vào một số thời điểm nhất định, các lối ứng xử văn hóa mới xuất hiện trong nhà trường và so sánh nó khi xảy ra ở các trường công và trường tư. Từ các hiện tượng và các phương pháp chuyên biệt của v ăn hóa học, chúng tôi khảo sát một vài yếu tố mới, sự biến đổi hoặc thay thế của những yếu tố mới của truyền thống “tôn sư trọng đạo” có còn nguyên giá trị khi các yếu tố kinh doanh đang chi phối, hay khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” trong đạo học Việt Nam khi có những tác động khác. Môi trường sư phạm cần phải hiểu và xác định những tiêu chí nào, và trong b ối cảnh mới thì những tiếp biến văn hóa sẽ diễn ra như thế nào. Khảo sát một hiện tượng văn hóa xã hội chắc chắn cần những sự so sánh cụ thể giữa các đối tượng với nhau, các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng như đối chiếu với các địa phương, quốc gia khác để thấy rõ hơn những đặc điểm, sự giố ng và khác nhau về văn hóa với những thay đổi, những mối quan hệ để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho việc quản lý hệ thống trường phổ thông ngoài công lập. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật, như: - Phỏng vấn: Do tính nhạy cảm của đề tài, đôi khi những tiếp cận đối tượng khảo sát cần có những thao tác kỹ thuật phỏng vấn mới có thể tiếp c ận nguồn thông tin khách quan nên cũng rất cần được sử dụng. - Khai thác chuyên gia và đội ngũ cộng tác viên: Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là các nhà giáo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu nên cần sự tham vấn của đội ngũ này. Với nhiều hình thức tham gia, cộng tác ở các mức độ khác nhau hay đóng góp những ý kiến, nhận định quan trọng cho đề tài. [...]... sở ở trường ngoài công lập là 1,41%, học sinh Trung học phổ thông là 30,6%, học sinh Trung học chuyên nghiệp ngoài công lập là 18,22%, sinh viên cao đẳng đại học ngoài công lập là 22,87% Và qua các số liệu thống kê trên tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng trường công lập không thể đáp ứng được với số học sinh tăng nhanh hàng năm, như vậy nhu cầu phát triển hệ thống trường ngoài công lập đang phát triển. .. Loại hình trường phổ thông bán công ra đời từng bước định hình và phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập với các hình thức: trường bán công, trường dân lập và trường tư thục Năm học 200 6-2 007 bắt đầu thí điểm loại hình trường công lập tự chủ về tài chính Năm học 200 7-2 008 loại hình trường bán công không còn nữa và thay vào đó là trường công lập tự chủ về tài chính 1.3 Nhu cầu và tiềm năng của.. .- Tổ chức tọa đàm, hội thảo: Nhằm thu thập các ý kiến, nguồn thông tin đóng góp và mở rộng hợp tác nghiên cứu để có cách nhìn toàn diện, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía 11 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN (Các cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh) 1 ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG... ngành giáo dục nói chung, của hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng khiến cho sự phát triển và những biến đổi của nó sẽ diễn ra khá mạnh mẽ, tác động và ảnh hưởng đến điều kiện môi trường cũng như định hướng và chất lượng quy mô giáo dục Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh với những đặc thù về địa văn hóa, địa chính trị và lịch sử đã có những điều kiện để mô hình trường quốc tế hình thành và hoạt động, và. .. Minh cũng như cả nước đã thực hiện chính sách công hữu hóa trên lĩnh vực giáo dục với việc hình thành hệ thống các trường công lập từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông trung học trên cơ sở tiếp thu các trường công lập đã có từ trước và công lập hóa tất cả các tư thục Từ sau năm 1975 đến cuối những năm 80, hệ thống các trường công lập được cũng cố và phát triển rộng khắp nội, ngoại thành theo chế độ bao... giáo dục năm 20061 Nhưng dù là 25% hay 40% thì sự đóng góp của người dân là một tiềm năng thúc đẩy cho việc xã hội hóa giáo dục phát triển trên cả nước và tại thành phố hồ Chí Minh, bởi vì theo Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các em HS, SV nhân ngày nhà giáo Việt Nam 2 0-1 1-2 007 của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân thì: “…Trong hoàn cảnh chi cho giáo dục. .. phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập cho thấy đó là tiềm năng phát triển giáo dục hiện nay của cả nước nói chung và của thành phố hồ Chí Minh nói riêng Có thể thấy với ngân sách quốc gia hiện hành dành cho giáo dục đã tăng trưởng đều đặn từ 7,7% năm 1992 đến 20% năm 2008, trong đó tại thành phố Hồ Chí Minh theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo những năm... hóa 12 cao và có truyền thống hiếu học Ý thức về tầm quan trọng của học vấn, mong muốn mở mang nâng cao dân trí là nét đặc thù trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn ngày xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay Do đó hệ thống giáo dục nhà nước và tư nhân song song hoạt động từ rất lâu đời để đáp ứng nhu cầu xã hội 1.2 Hoạt động giáo dục phổ thông ngoài công lập tại Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh 1.2.1... trường công lập (quá tuổi quy định, thi rớt đầu cấp hoặc bị trường công lập đuổi học…) thì vào học tư thục, bị tư thục này đuổi học có thể vào tư thục khác Theo TS Huỳnh Công Minh, Giám Đốc Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh: “Từ số liệu tiếp quản sau ngày giải phóng, cứ 1 trường công lập thì hệ thống giáo dục quốc dân có từ 3 đến 7 trường tư thục – tùy theo cấp học Số lượng học sinh phổ thông. .. khăn… Sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm qua đồng thời cũng tác động đến sự phát triển của giáo dục (theo như mô hình tăng trưởng nội sinh (endogenous growth models) của Uzawa (1965), Lucas (1988) và Romer (1990): giáo dục và kinh tế tương tác hai chiều: giáo dục/ nghiên cứu tốt làm tăng kiến thức /phát minh và vốn con người, dẫn đến tăng trưởng kinh tế; và tăng trưởng kinh . SỞ LÝ LUẬN (Các cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh) 1. ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP. trường phổ thống ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh: những mặt được và chưa được. 1.3. Nêu lên những dự báo về xu hướng phát triển của các trường phổ thông ngoài công lập của thành phố Hồ. TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tên đề tài: Giáo dục phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng & Xu hướng phát triển. Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Kiều

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan