Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông và hệ thống vận tải đường bộ tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – h
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Được ví như “hệ thống mạch máu” trong tổ chức kinh tế, giao thông vận tải là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng hay một quốc gia Nơi nào có hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện hơn, nơi ấy
sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư phát triển tổng hợp các ngành kinh tế Việc phát triển ngành giao thông vận tải không chỉ là khâu trọng tâm trong kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nó còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ quốc phòng, an nhinh quốc gia
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm
ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Đông Bắc với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước Do đó, việc phát triển ngành giao thông vận tải không chỉ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh mà còn góp phần vào phát triển kinh tế chung của cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông và hệ thống vận tải đường bộ tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự phát triển hiện tại là chưa đủ
Do đó, việc đánh giá đúng thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang là vô cùng cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được những bước đi hợp lý phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đây cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành giao
thông vận tải tỉnh Bắc Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 2nghiên cứu có thể kế tới như: Bùi Nguyên Nhạc, Giao thông vận tải bước vào thế kỷ XXI, 1999; Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Hồng Mai, Địa lý giao thông vận tải, 2003; Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, 2004; Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên), Địa lý dịch vụ tập 1:Địa lý giao thông vận tải, 2011; Bộ giao thông vận tải, Thực trạng và quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam, 2009; Chiến lược phát triển giao thông vận tải
đến năm 2020 do Bộ Giao thông vận tải xây dựng các năm 2000, 2004 và bổ sung định hướng đến năm 2030 vào năm 2009… Hầu hết các đề tài tập trung phân tích hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung của cả nước
Bên cạnh đó, còn có một vài tác phẩm đề cập đến từng khía cạnh riêng biệt của ngành giao thông vận tải như một số tài liệu sau: PGS.TS Nguyễn
Như Tiến (chủ biên), Giáo trình vận tải giao nhận trong ngoại thương, 2007
tập trung đi sâu nghiên cứu về giao thông vận tải ngoại thương, sự hình thành
và thực trạng phát triển của các hoạt động giao thông phục vụ phát triển ngoại
thương; GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, Nhận biết về giao thông vận tải, 2008 đề
cập đến những khía cạnh mới về giao thông vận tải như định nghĩa cho giao thông vận tải, các tiêu chí đánh giá giao thông vận tải, công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và có những phân tích, đánh giá các dự án phát triển giao thông đường sắt và đường thủy ở Việt Nam
Việc nghiên cứ, tìm hiểu giao thông vận tải Bắc Giang cũng được quan tâm, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều tài liệu thống kê, các báo cáo
mô tả, phân tích mạng lưới cũng như hiện trạng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Sở Giao thông vận tải Bắc Giang Các công trình nghiên
Trang 3cứu là nguồn tài liệu quan trọng để đề tài kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bắc Giang Trong đề tài của tác giả, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2000 – 2011, những tác động của giao thông vận tải đến phát triển nền kinh tế tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn này và từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang trong tương lai
3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3 1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang và những giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang trong tương lai
3 2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết 4 nhiệm vụ cơ bản:
- Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển giao thông vận tải
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá những tác động của giao thông vận tải đến nền kinh tế tỉnh Bắc Giang
- Đưa ra một số đề xuất phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
3 3 Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung:
Trang 4Đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để từ đó đưa ra cac giải pháp phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh trong tương lai
- Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển hệ thống giao thông vận tải trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2011
- Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Giang
4 Quan điểm nghiên cứu
4.1 Quan điểm tổng hợp
Việc nghiên cứu đề tài liên quan đến nhiều vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau Do đó, việc phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang được nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố về tự nhiên, vị trí địa ý, dân cư và lao động, hoàn cảnh lịch sử và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia, vùng Trung du và miền núi phía Bắc
4.2 Quan điểm lãnh thổ
Trong không gian, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội không đồng nhất
mà có sự khác nhau giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác Quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu tìm ra sự khác biệt đó
Đối với đề tài, quan điểm lãnh thổ được áp dụng để tìm ra sự khác nhau
về địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội giữa tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và giữa các huyện, thị xã trong tỉnh Bắc Giang với nhau Từ kết quả so sánh đó có thể đưa
ra được những đánh giá và giải pháp phát triển giao thông vận tải phù hợp với
từng vùng lãnh thổ
4.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Trang 5Mọi sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi theo không gian và thời gian Do đó cần phải xem xét đối tượng nghiên cứu trong từng giai đoạn cụ thể, trong mối quan hệ với những sự thay đổi về thể chế, chính sách kinh tế,
xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định Từ đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan, có giá trị cao
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh được vận dụng trong đề tài giúp tác giả
có thể đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang dựa trên những yếu tố lịch sử phát triển, thực trạng và
xu thế phát triển chung của vùng, của cả nước
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá
Thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá là công việc đầu tiên sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài Các tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể được thu thập qua sách, báo, mạng Internet, tranh ảnh, tạp chí…
Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã thu thập được các tư liệu nguồn như các giáo trình, số liệu thống kê, các báo cáo, tổng kết về ngành giao thông vận tải và các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan Ngoài
ra, tác giả còn thu thập thêm thông tin từ báo chí, Internet… để phục vụ cho
đề tài Trên cơ sở nguồn tài liệu này, tác giả có thể tiến hành phân tích, đánh giá cụ thể về ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
5.2 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ được coi như là một nguồn tư liệu quan trọng giúp cung cấp thêm thông tin, đồng thời cũng là một công cụ đắc lực để thể hiện kết quả nghiên cứu Do đó, đây là một trong những phương pháp mới và rất hữu ích trong các nghiên cứu về địa lý kinh tế - xã hội
Trang 6Trong đề tài, tác giả sử dụng các bản đồ như một kênh thông tin cung cấp các thông tin khách quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên cũng như thực trạng mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh Bắc Giang Từ đó có những đánh giá, nhận xét khách quan và đưa ra những giải pháp phát triển tương ứng với tỉnh trong tương lai
5.3 Phương pháp thực địa
Việc thực địa nhằm mục đích là thu thập số liệu, nghiên cứu thực tế để
từ đó đưa ra những nhận định khách quan và đúng nhất về đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, thông qua quá trình thực địa tác giả tìm hiểu được thực trạng các tuyến đường chính và những tác động của giao thông vận tải đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển giao thông vận tải
- Chương 2: Thực trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1.1 Khái quát về ngành giao thông vận tải
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải
1/ Giao thông vận tải góp phần vào sự hình thành và phát triển phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ
Một vùng tham gia vào phân công lao động theo lãnh thổ khi đây là nơi cung cấp các sản phẩm chuyên môn hóa cho các vùng khác và đây cũng là nơi tiêu thụ các sản phẩm chuyên môn hóa của các vùng khác Do đó, hoạt động của ngành giao thông vận tải là rất cần thiết để có thể duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế này Ngành giao thông vận tải giúp cho việc thực hiện phân công lao động giữa các ngành được thực hiện có hiệu quả hơn Mặt khác, sự phân công lao động theo lãnh thổ lại đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển và phân công ngành giao thông vận tải về các mặt như: phương tiện vận tải, tốc độ vận chuyển, mức độ an toàn, khả năng và năng lực vận chuyển trên từng luồng vận chuyển
2/ Giao thông vận tải có ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất và quần cư
Yếu tố vận tải là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong phân bố lực lượng sản xuất Cùng với công cuộc cải cách khoa học kỹ thuật đã làm giảm chi phí vận tải tăng tốc độ vận chuyển và tính an toàn trong quá trình vận chuyển, nhờ đó mà các nhà máy, xí nghiệp có cơ hội để mở rộng phạm vi cung cấp hàng hóa, tiếp cận với các nguồn nguyên, nhiên liệu, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất
Giao thông vận tải giúp cho hoạt động sinh hoạt của dân cư trở nên thuận tiện hơn, do đó nó ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn địa bàn cư trú Giao thông vận tải thành phố là một loại hình tổ chức vận tải đặc biệt Nó bao
Trang 8gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau như: xe buýt, tàu điện, xe điện, tàu điện ngầm… với nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trên lãnh thổ
và vùng ngoại ô trong phạm vi các chùm đô thị và thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn đô thị Chính sự phát triển của giao thông vận tải thành phố đã cho phép giãn dân ở các trung tâm thành phố ra các đô thị vệ tinh hay vùng ngoại ô, đây là một điều kiện quan trọng góp phần làm thay đổi quy hoạch không gian đô thị
3/ Giao thông vận tải gắn liền với sự phát triển của vùng kinh tế đồng thời làm giảm thiểu sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng
Những vùng có giao thông vận tải chủ yếu dựa vào các phương tiện thô
sơ (súc vật kéo, ngựa thồ, người khuân vác…) thì không thể có vùng kinh tế theo đúng nghĩa Một hệ thống giao thông vận tải với các mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không…được phối hợp chặt chẽ với nhau thông qua các đầu mối giao thông quan trọng sẽ tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho một vùng kinh tế Điều này đã được nhà địa lý Xô Viết N.N Baranki khẳng định: “Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn và các hệ thống đường giao thông tạo nên bộ khung của các vùng kinh tế”
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các luồng hàng, các luồng hành khách được vận chuyển hàng ngày cho phép phán đoán được sức hút của vùng kinh
tế cũng như mối quan hệ giữa các vùng kinh tế với nhau và vai trò của nó trong hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ
4/ Giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn đối với đời sống văn hóa - xã hội - chính trị - quốc phòng an ninh
Hoạt động của ngành giao thông vận tải góp phần tăng cường tính thống nhất trên mọi mặt của đất nước Giao thông vận tải giúp cho quá trình giao thương giữa các địa phương trở nên dễ dàng hơn, sự quản lý của chính quyền các cấp trở nên chặt chẽ hơn Chính vì vậy, sự vận hành tốt và hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải cho phép xây dựng tập trung các công trình y
Trang 9tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ công cộng, đồng thời cho phép khai thác hiệu quả hơn công suất của các công trình nay Bên cạnh đó, giao thông vận tải cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phòng, an ninh Mọi hoạt động tác chiến, hậu cần đều không thể tách rời khỏi hoạt hoạt động vận tải
1.1.1.2 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1/ Sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở
Theo K Marx, giao thộng vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt, là ngành sản xuất ra các sản phẩm không phải là các sản phẩm vật chất Khác với ngành nông nghiệp hay công nghiệp, ngành giao thông vận tải tạo ra giá trị mới dưới dạng các sản phẩm vô hình như dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa Các sản phẩm này được tạo ra và sử dụng đồng thời thông qua dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác và làm cho hàng hóa tăng thêm giá trị Chất lượng của sản phẩm giao thông vận tải được tính bằng một số tiêu chí như tốc
độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn…cho hành khách và hàng hóa
Khác với các sản phẩm của ngành công nghiệp hay nông nghiệp, để tính khối lượng vận tải, người ta thường dùng hai đơn vị đo là khối lượng vận chuyển (khối lượng hàng hóa được vận chuyển và số lượt hành khách được vận chuyển) và khối lượng luân chuyển (số lượt hành khách.km và tấn.km) thay vì chỉ tính bằng 1 đơn vị đo cho mỗi sản phẩm, ví dụ: sản lượng ngô được tính bằng tấn, tạ; sản lượng vải lụa được tính bằng mét Giá của các sản phẩm giao thông vận tải là cước phí vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, tiền cho thuê kho, bãi…
2/ Giao thông vận tải là ngành tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác
Giao thông vận tải tiêu thụ rất nhiều sản phẩm từ các ngành kinh tế khác như ngành công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp chế tạo, lao động, khoa học kỹ thuật… Điều này được thể hiện rõ ở hai khía cạnh, một là nguyên liệu cho ngành giao thông vận tải Phần lớn các phương tiện vận tải đều cần đến nguồn nhiên liệu như xăng, dầu, điện Ngoài ra, sắt thép cũng là
Trang 10những nguyên liệu cần thiết để sản xuất các phương tiện vận tải và cần thiết trong quá trình xây dựng mạng lưới đường giao thông Theo thống kê, giao thông vận tải là ngành tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng của ngành luyện kim, khoảng 1/4 sản lượng nhiên liệu của ngành khai thác và chế biến nguyên liệu trên thế giới và khoảng 70% sản lượng cao su trên thế giới… Hai là, ngành giao thông vận tải còn thu hút một lượng lớn lao động đặc biệt là nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không chỉ phục vụ trong lĩnh vực vận tải mà còn phục vụ trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng hệ thống giao thông
Tóm lại, sự phát triển của ngành giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển và ngược lại, sự phát triển của các ngành khác cũng sẽ tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển nhanh chóng
3/ Sự phân bố đặc thù
Nếu như công nghiệp phân bố tập trung theo điểm, hạn chế về lãnh thổ, còn nông nghiệp phân bố phân tán khắp bề mặt Trái Đất thì ngành giao thông vận tải lại phân bố thành mạng lưới với các tuyến, các nút và các đầu mối giao thông Trên phạm vi một vùng lãnh thổ cụ thể, các tuyến, các nút và các đầu mối giao thông này hình thành nên một mạng lưới lan tỏa đến mọi nơi trên vùng lãnh thổ đó và tạo mối liên kết với các vùng lãnh thổ bên cạnh
1.1.1.3 Các loại hình giao thông vận tải
Hiện nay, trên thế giới phổ biến 5 loại hình giao thông vận tải là giao thông vận tải đường bộ, giao thông vận tải đường sắt, giao thông vận tải đường thủy, giao thông vận tải đường hàng không và giao thông vận tải đường ống Mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ sẽ có những phương thức vận tải khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm riêng về vị trí địa lý và địa hình… khác nhau
Vân tải biển được ra đời từ những cuộc phát kiến địa lý lớn và phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Ngày này
Trang 11mạng lưới đường biển ngày càng đươc mở rộng và phát triển Vận tải đường hàng không là loại hình vận tải ra đời sau 3 loại hình vận tải trên, với ưu điểm
là tốc độ vận chuyển nhanh nên vận tải hàng không được sử dụng nhiều hiện nay, tuy nhiên do chi phí vận chuyển rất cao nên chủ yếu vận tải đường hàng không là hành khách và các hàng hóa quý hiếm
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với 3 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa Nên trong phần cơ sở lý luận, tác giả chỉ tập trung
đi sâu nghiên cứu 3 loại hình giao thông vận tải là giao thông vận tải đường
bộ, giao thông vận tải đường sắt, giao thông vận tải đường thủy nội địa
a) Giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô)
Do những cải tiến quan trọng về phương tiện vận tải và hệ thống đường, mạng lưới đường ô tô chiếm ưu thế ngày càng cao so với các loại hình vận tải khác Tổng chiều dài đường bộ tính đến năm 2000 theo số liệu của liên đoàn đường bộ quốc tế là 27,8 triệu km và Hoa Kỳ là quốc gia có tổng chiều dài đường bộ lớn nhất thế giới (hơn 6,3 triệu km), tiếp đến là Ấn Độ với hơn 3.3 triệu km Đa số các tuyến đường bộ dài nhất thế giới hiện nay là những tuyến đường xuyên châu lục và xuyên quốc gia như: đường bộ xuyên qua các nước Trung Mỹ dài 48.000km, đường cao tốc chạy qua hoang mạc Tarim dài 552km, các tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường cao tốc nối các bang của Hoa Kỳ…
Trang 12 Vận tải
Vận tải bằng đường ô tô là loại hình vận tải có sức cạnh tranh nhất hiện nay Với ưu điểm nổi bật về sự thuận tiện và cơ động, vận tải đường ô tô phù hợp với việc vận chuyển nhỏ, nhẹ ở các loại địa hình khác nhau với cự ly vận chuyển trung bình hoặc ngắn Mặt khác, ô tô là loại phương tiện có khả năng phối hợp hoạt động dễ dàng với các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường thủy, đường hàng không và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các đầu mối giao thông vận tải
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, vận tải ô tô gây ra ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn), tai nạn giao thông… Theo như thống kê thì số lượng các vụ tai nạn giao thông đường ô tô
là cao nhất trong các loại hình vận tải
Phương tiện giao thông
Năm 2000, tổng số xe ô tô các loại trên thế giới là khoảng 730 triệu chiếc, trong đó riêng xe du lịch là 580 triệu chiếc (chiếm gần 80% tổng số xe
ô tô các loại) Năm nước có số đầu xe ô tô lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia, Pháp với tổng số lượng xe ô tô các loại của 5 nước này chiếm khoảng 55% xe ô tô các loại và khoảng 53% xe du lịch các loại
b) Giao thông vận tải đường sắt
Mạng lưới đường sắt
Sự phối hợp giữa đường ray với máy hơi nước đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử giao thông thế giới Từ thế kỷ XIX, mạng lưới giao thông đường sắt xuất hiện và nhanh chóng trở thành phương tiện vận tải thống trị Ưu điểm mạnh nhất của vận tải đường sắt là vận chuyển hàng nặng trên quãng đường
xa với tốc độ nhanh, đều đặn và giá rẻ Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả ưu điểm này thì đường sắt cần phải thoải và thẳng nên chi phí khắc phục trở ngại của địa hình là rất lớn Đây chính là lý do khiến cho vận tải đường sắt bị cạnh
Trang 13tranh khốc liệt bởi vận tải đường ô tô từ những năm đầu thập niên 70 của thế
kỷ XX
Theo thống kê, năm 1967, tổng chiều dài đường sắt đang khai thác trên thế giới là 1,3 triệu km, đến năm 1984 chỉ còn 1,2 triệu km và đến năm 2000 còn lại 1,0 triệu km Châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ
là những quốc gia có mạng lưới đường sắt phát triển nhất thế giới
Vận tải
Tầm quan trọng của vận tải đường sắt còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng quốc gia Với những quốc gia không có biển thì đường sắt có vai trò quan trọng trong vận tải, đặc biệt là vận tải hàng hóa Tuy nhiên, hiện nay vận tải đường sắt phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của vận tải đường ô tô, đường biển và đặc biệt là sau khi xuất hiện loại hình vận tải hàng không
Phương tiện giao thông
Ngày nay, nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật trong ngành đường sắt mà vận tải đường sắt có cơ hội giảm bớt sức ép cạnh tranh từ các loại phương tiện khác Các thiết bị trên tàu nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, hiệu quả sử dụng nhiên liệu tăng thêm 40% khi vận hành các đường ray chạy toa hai tầng Điện khí hóa đường sắt cũng là một giải pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi Đến năm 2000, tổng chiều dài đường sắt được điện khí hóa là 223 nghìn km (chiếm 22% tổng chiều dài đường sắt) Ngoài ra, sự xuất hiện của tàu siêu tốc
đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành vận tải đường sắt Các tàu siêu tốc vận hành với tốc độ 200 – 300 km/h được đưa vào hoạt động của nhiều quốc gia và đã thể hiện được tính năng vượt trội của nó, một số nước có hệ thống tàu siêu tốc phát triển là Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan
c) Giao thông vận tải đường thủy nội địa
Mạng lưới đường thủy nội địa
Trang 14Cước phí vận chuyển rẻ vào loại nhất là ưu điểm chính của mạng lưới đường sông Trên thế giới có khoảng 56.000km đường thủy nội địa, tuy nhiên nếu chỉ để đường sông tự nhiên thì khả năng vận tải của sông, hồ tự nhiên là rất hạn chế Hiện nay, Liên Bang Nga là nước có hệ thống đường thủy nội địa lớn nhất thế giới
Vận tải đường thủy nội địa
Hiện tại, Tây Âu là khu vực có luồng hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa lớn nhất thế giới, đặc biệt là hai nước Đức và Hà Lan Tuy nhiên, Hoa
Kỳ lại là nước có khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sông lớn nhất thế giới, đặc biệt là trên hệ thống vận tải hồ lớn và Sông Xanh Lơrăng
Tuy nhiên, vận tải thủy phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện thời tiết như: mưa, lũ… nên vận tải đường thủy nội địa hiện nay không còn phát triển mạnh như trước đây
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá về mạng lưới và năng lực vận tải của ngành giao thông vận tải
1.1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường giao thông
Chiều dài đường giao thông
Chiều dài mạng lưới đường là tổng chiều dài của các đường giao thông phân theo từng loại hình giao thông Đơn vị đo là kilomet (km)
Mật độ mạng lưới đường giao thông
- Mật độ mạng lưới đường là chỉ tiêu so sánh giữa chiều dài với diện tích, được xác định bằng tỉ lệ giữa tổng chiều dài của đường và diện tích tương ứng, được xác định bằng công thức sau:
Mật độ đường (km/km 2 ) = Tổng chiều dài đường bộ / Tổng diện tích lãnh thổ
Mật độ đường cho biết khả năng phát triển giao thông của một địa phương, một vùng hay cả nước Nếu mật độ đường càng cao, giao thông đó
Trang 15càng phát triển và ngược lại Tuy nhiên, độ lớn của chỉ tiêu này không phải càng lớn càng tốt Bởi vì, khi mật độ mạng lưới càng cao thì thuận tiện cho việc đi lại nhưng lại cản trở lớn đến quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải
- Mật độ đường cao tốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hiện đại hóa giao thông trên thế giới Tại nhiều nước phát triển và đang phát triển, đường cao tốc đang được xây dựng nhiều và với tốc độ nhanh
Mật độ đường cao tốc (km/km 2 ) = Tổng chiều dài đường cao tốc / Tổng diện
tích lãnh thổ
- Chỉ tiêu mật độ đường (km/1000 dân) cho thấy giao thông càng phát triển thì dân cư tập trung càng đông Mặt khác, dân cư tập trung đông cũng đòi hỏi giao thông vận tải cũng phải phát triển tương xứng để đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân
1.1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực vận tải
Khối lượng vận chuyển
Khối lượng vận chuyển bao gồm khối lượng vận chuyển hàng hóa (ký hiệu là Qhh) và khối lượng vận chuyển hành khách (ký hiệu là Qhk) Trong đó, khối lượng vận chuyển hành khách có đơn vị là tấn, khối lượng vận chuyển hành khách có đơn vị là lượt người
Khối lượng luân chuyển
Khối lượng luân chuyển là đại lượng biểu thị “công vận tải” cần thiết để
di chuyển một khối lượng hành khách hoặc hàng hóa trên một cự ly nhất định Chỉ tiêu này được xác định như sau:
- Đối với vận tải hàng hóa (đơn vị là tấn.km)
Khối lượng luân chuyển hàng hóa = Q hh x L hh
Trang 16Trong đó: Lhh là quãng đường vận chuyển trung bình của 1 tấn hàng
- Đối với vận tải hành khách (đơn vị là lượt người.km)
Khối lượng luân chuyển hành khách = Q hk x L hk
Trong đó: Lhk là quãng đường vận chuyển trung bình một hành khách
Số lượng phương tiện vận tải
Số lượng phương tiện vận tải bao gồm các phương tiện vận tải của giao thông vận tải của từng loại hình như:
- Phương tiện vận tải đường bộ gồm ô tô, xe máy, các đầu kéo…
- Phương tiện vận tải đường sắt: tàu hỏa
- Phương tiện vận tải đường thủy: tàu thủy, thuyền, bè…
- Phương tiện vận tải đường hàng không: máy bay
- Phương tiện vận tải đường ống: hệ thống ống ngầm và nổi trên mặt đất
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.2.1 Thực tiễn phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam
Với điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi, Việt Nam có thể phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, bao gồm: vận tải đường ô tô, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy (đường sông và đường biển), đường hàng không và đường ống Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, loại hình giao thông vận tải đường ống còn chưa phát triển do hạn chế về mặt kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư… Mặt khác, đề tài tập trung nghiên cứu ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang với 3 loại hình vận tải là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
Do vậy trong phần này tác giả chỉ đề cập đến 3 loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường thủy
Trang 171.2.1.1 Mạng lưới đường giao thông vận tải ở Việt Nam
a) Đường bộ
Ở Việt Nam, giao thông vận tải đường bộ được hình thành từ khá sớm Theo những thư tịch cổ, các tuyến đường cho người và ngựa đã xuất hiện ngay từ thời Hùng Vương Trải qua những thăng trầm của lịch sử, hệ thống giao thông vận tải đường bộ của nước ta ngày càng được hoàn thiện hơn Cho đến nay, về cơ bản mạng lưới đường ô tô đã phủ khắp các vùng trên địa bàn
cả nước và chất lượng của đường giao thông cũng ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cấp và mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của phương tiện và dân cư
Hiện nay, cả nước ta có 91 quốc lộ Trong đó, quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh là hai tuyến quốc lộ xuyên quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả đất nước, tạo điều kiện gắn kết các vùng trong cả nước lại với nhau từ đó các hoạt động kinh tế - xã hội giữa các vùng được diễn ra một cách dễ dàng và chủ động hơn
Quốc lộ 1A chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn đến Năm Căn – Cà Mau với chiều dài lên đến 2.300km Nó được coi như tuyến đường xương sống của cả hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta Nó nối liền 6/7 vùng kinh tế của nước ta (trừ Tây Nguyên) và gắn kết các vùng lãnh thổ nước ta với nước ngoài, nó đi qua hầu hết các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu và hàng loạt các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước Do đó, quốc lộ 1A được coi là tuyến đường quan trọng nhất không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trong nước mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực
Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai với tuyến đường chạy song song với quốc lộ 1A Với chiều dài 1.700 km trên cơ sở cải tạo quốc lộ 21, 15, 14B, 13 và nó cũng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các vùng trên cả nước, đặc biệt là vùng phía Tây của đất nước
Trang 18Ngoài hai tuyến Quốc lộ trọng yếu trên, các tuyến Quốc lộ khác cùng
có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi vùng trên cả nước Một số hệ thống đường như hệ thống đường nan quạt (gồm các quốc lộ 1B, 2,
3, 5, 6, 18, 18C, 32, 32C, 70, Nội Bài – Bắc Ninh) ở phía Bắc nhằm tạo sự liên kết các tỉnh, thành phố phía Bắc lại với nhau và với các tỉnh, thành phố miền Trung Hay như hệ thống đường vành đai biên giới, đường ven biển, đường khu vực phía Nam… Tất cả đã tạo nên một hệ thống đường quốc lộ đảm bảo chắc chắn cho quá trình phát triển của đất nước
Bên cạnh các quốc lộ, mỗi tỉnh đều có hệ thống đường tỉnh, đường giao thông nông thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng riêng Các tuyến đường này ngày càng được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các chu cầu vận tải của người dân
b) Đường sắt
Ra đời và phát triển từ thời Pháp thuộc, đến năm 1939 mạng lưới đường sắt Việt Nam đã được thực dân Pháp xây dựng với tổng chiều dài là 2.908km Với chiều dài 1.730km, tuyến đường sắt Thống Nhất (tuyến đường sắt xuyên Việt) trở thành tuyến đường sắt dài nhất và có tầm quan trọng hơn cả đối với quá trình phát triển của đất nước Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải khác, đặc biệt là vận tải đường ô tô, vận tải đường sắt ít được lựa chọn và kém phát triển hơn hẳn các giai đoạn trước Đến nay, tổng chiều dài đường sắt nước ta còn 2.632km (không kể đường ga, đường nhánh) với mật độ trung bình là 0,8km/100km2 vẫn cao hơn nhiều nước Đông Nam Á
Mạng lưới đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc với thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt lớn của cả nước Tổng chiều dài đường sắt của toàn miền Bắc là 1.120km với các tuyến đường sắt quan trọng bắt đầu từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quảng Ninh
Trang 19c) Đường thủy
Với vị trí địa lý gần biển, Việt Nam có điều kiện phát triển cả hai loại hình giao thông vận tải đường thủy là vận tải đường sông và vận tải đường biển Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km kéo dài từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo gần bờ thích hợp cho việc phát triển giao thông đường biển Hơn thế nữa Việt Nam còn nằm trên con đường hàng hải quốc tế, ở vị trí chung chuyển hàng hải quốc tế, đây là điều kiện và cũng là cơ hội tốt để Việt Nam phát triển nhanh và mạnh loại hình giao thông vận tải đường biển Hiện nay cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ với năng lực thông qua cảng là 31 triệu tấn/năm Các cảng tập trung chủ yếu ở miền Trung và Đông Nam Bộ Tuy nhiên việc xây dựng cảng ồ ạt, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế của nước ta dẫn đến tình trạng nhiều cảng biển chưa hoạt động hết công suất gây lãng phí lớn
Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, giao thông vận tải đường sông ở nước ta có nhiều cơ hội để phát triển Hiện nay, nước ta đã đưa vào khai thác vận tải 11.000km đường sông và tập trung chủ yếu ở hai hệ thống sông lớn là
hệ thống sông Hồng - Thái Bình và hạ lưu sông Đồng Nai - Mê Kông
Trang 20cho thấy khối lượng hành lưu thông ngày càng tăng cũng như nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng lên nhanh chóng Điều này thể hiện rõ rằng, nền kinh
tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ
Bảng 1.1 Vận tải hành khách và hàng hóa giai đoạn 2000 – 2011
Hành khách
Vận chuyển (triệu lượt người) 761,7 1.349,6 2.315,2 2476,1 Luân chuyển
(triệu lượt người.km) 33.000,8 57.695,7 97.931,8 108.709,9
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2011)
Theo số liệu thống kê, vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối cả
về vận tải hành khách và hàng hóa Năm 2011, khối lượng vận chuyển hành khách chiếm tới 93,16% tổng khối lượng hành khách vận chuyển của cả nước, trong khi đó vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường hàng không chỉ chiếm 0,48% và 0,61% tổng khối lượng vận chuyển hành khách Trong khi đó khối lượng luân chuyển hành khách đường bộ chỉ chiếm 71,76% trong tổng khối lượng luân chuyển hành khách, còn đường sắt và đường bộ lần lượt là 4,2%
và 21,39% Điều này cho thấy lợi thế vận chuyển trên quãng đường ngắn của vận tải đường bộ trong khi đối với quãng đường dài thì vận tải hàng không lại
là sự lựa chọn phù hợp hơn Ngoài ra, có thể thấy nhờ ưu điểm vận chuyển cự
ly dài và hiện Việt Nam ngày càng khai thác nhiều hơn các tuyến vận tải đường biển quốc tế nên đường biển vẫn chiếm ưu thế nổi bật trong khối lượng hàng hóa luân chuyển, 63,41% trong tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển
cả nước năm 2011
Trang 21Bảng 1.2 Vận chuyển hàng hóa và hành khách theo loại hình vận tải
Luân chuyển (triệu lượt người.km)
Vận chuyển (triệu tấn)
Luân chuyển (triệu tấn.km)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
Vậy, hệ thống giao thông vận tải Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây cả về giao thông đối nội và giao thông đối ngoại Đặc biệt vận tải đường thủy và đường hàng không phát triển mạnh mẽ hơn cả Việc đầu tư xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ giao thông ngày càng được chú trọng Rất nhiều các cảng biển, sân bay… với quy mô lớn được xây dựng đã tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển mạnh Khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách không ngừng tăng lên trong những năm gần đây đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và hiệu quả từ những chính sách, đề án phát triển phù hợp trong thời gian qua
1.2.2 Thực tiễn phát triển giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, là vùng có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào nên có vị trí giao thông đối ngoại rất quan trọng trong phát triển kinh tế - chính trị - xã hội nước ta Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có địa hình tương đối khó khăn trong việc thiết kế
Trang 22cũng như xây dựng hệ thống giao thông vận tải (do địa hình chủ yếu là đối núi cao và bị cắt xẻ mạnh) Tuy nhiên, với vai quan trọng trong quốc phòng - an ninh cũng như giao lưu kinh tế với các nước láng giềng như Lào và Trung Quốc nên ngành giao thông vận tải tại đây rất được quan tâm đầu tư, xây dựng Do đặc thù về vị trí địa lý nên vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ
có thể phát triển 4 loại hình giao thông đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không, trong đó giao thông vận tải đường bộ chiếm ưu thế hơn cả Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Bắc Giang với 3 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, nên trong phần này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 3 loại hình vận tải trên
1.2.2.1 Mạng lưới đường giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi phía Bắc
a) Đường bộ
Hệ thống đường bộ vùng Trung du và miền núi phía Bắc được đan xen bởi 4 tuyến đường cao tốc, 36 tuyến quốc lộ và khoảng gần 7.500km đường tỉnh, hơn 17.000km đường huyện và gần 48.000km đường xã So với các vùng khác và mức trung bình của cả nước, mật độ đường giao thông tính trên
1000 dân của vùng Trung du và miền núi phía Bắc ở mức cao hơn (6,03km/1000 dân) Đặc biệt, việc quy hoạch xây dựng tuyến cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh có ý nghĩa quan trọng cho quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như giảm tải đượng lưu lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến quốc lộ cũ Với hệ thống đường bộ này, sự kết nối của các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác được đảm bảo duy trì hiệu quả
b) Đường sắt
Toàn vùng có 4 tuyến đường sắt với chiều dài khoảng 700km gồm: tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long Trong đó, chỉ có 2 tuyến đường sắt hoạt động hiệu quả là tuyến đường sắt Hà Nôi - Lào Cai chủ yếu tập trung phục vụ trở khách du lịch, tuyến Hà
Trang 23Nội - Đồng Đăng phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc và một phần nhỏ phục vụ vận chuyển hành khách
c) Đường thủy nội địa
Giao thông vận tải đường thủy nội địa không có nhiều ưu thế phát triển
do phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn, do đó các dòng sông chảy trên địa bàn vùng thường có độ dốc lớn, gập ghềnh, nước chảy xiết, chế độ dòng chày phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi nhiều bậc thang của hệ thống thủy điện
1.2.2.2 Năng lực vận tải
Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách toàn vùng trong giai đoạn 2000 - 2011 tăng lên rõ rệt Năm 2000 khối lượng hàng hóa được vận chuyển chỉ ở mức hơn 17 triệu tấn thì đến năm 2011 con số này
đã được tăng lên 5 lần là 86,8 triệu tấn và khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng lên 7,25 lần Điều này cho thấy rằng, nhu cầu sử dùng hàng hóa cũng như khả năng sản xuất của vùng đã tăng lên nhanh chóng Bên cạnh đó nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng lên, điều này được thể hiện rõ ở khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách trong thời gian qua Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách tăng nhanh, năm 2011 số lượt hành khách tham gia vận chuyển tăng 160% so với năm 2000 và khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng hơn 165% so với năm 2000
Bảng 1.3 Tình hình vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
(Nguồn: Niên giám thống kê 2000 – 201)1
Trang 24Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi phía Bắc chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế Với diện tích chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho quá trình xây dựng và thiết kế đường giao thông Điều này khiến cho mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng không cao Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển đã tạo điều kiện cho giao thông vận tải trong vùng phát triển cả về số lượng và chất lượng Chính sự nhờ sự phát triển này, sản lượng ngành giao thông vận tải tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2000 – 2011 Điều này một mặt thể hiện
sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế, một mặt thể hiện chất lượng ngành giao thông vận tải ngày càng tăng lên
Tiểu kết:
Giao thông vận tải là một điều kiện không thể thiếu được của sự phân công lao động theo lãnh thổ và sự hình thành các vùng kinh tế, vừa là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân vừa là một ngành sản xuất quan trọng Đồng thời, giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh - quốc phòng, hợp tác kinh tế, góp phần phát triển văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân
Ngành giao thông vận tải bao gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau, tuy nhiên các loại hình vận tải này có thể kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau
và khắc phục những hạn chế của nhau Mặt khác, mỗi loại hình giao thông khác nhau lại có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau, nhưng tựu chung lại gồm có hai loại chỉ tiêu là chỉ tiêu đánh giá về mạng lưới đường giao thông và chỉ tiêu đánh giá về năng lực vận tải của loại hình giao thông
Giao thông vận tải Việt Nam ngày nay đã phát triển toàn diện với đầy
đủ các loại hình vận tải nhưng phát triển hơn cả là mạng lưới giao thông vận tải đường bộ và đường thủy Sự phát triển ngành giao thông vận tải đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỈNH BẮC GIANG
2 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC GIANG
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, cụ thể là thuộc tiểu vùng Đông Bắc Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đời ẩm gió mùa với 4 mùa rõ rệt trong năm Diện tích đất tự nhiên gần 400 nghìn ha tuy nhiên có tới 70% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, cùng với yếu tố khí hậu, Bắc Giang là nơi thích hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua gồm: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam Ba sông này chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang rồi hợp lại với nhau thành sông Thái Bình Với nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú này, mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh được đảm bảo diễn ra bình thường
Với sự đa dạng về địa hình, tỉnh Bắc Giang vừa có núi, vừa có trung du
và đồng bằng đã tạo nên thảm thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị tài nguyên cao Khoáng sản là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những loại khoáng sản có trữ lượng lớn trên địa bàn tỉnh Tuy số lượng các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Bắc Giang không nhiều nhưng đây đều là những nguồn nguyên liệu cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh
Du lịch là nguồn tài nguyên đang dần được khai thác mạnh trong những năm gần dây cả về du lịch sinh thái và du lịch nhân văn Bắc Giang là tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời với kho tàng lịch sử phong phú gồm nhiều di tích lịch sử có giá trị cao như: thư tịch cổ, làng cổ, kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như ca dao, hát ví, hát trống quân, hát quan họ, chèo… Ngoài
ra Bắc Giang còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: khu thắng cảnh Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, rừng nguyên sinh Khe Gỗ, Tây Yên Tử với hệ động – thực vật phong phú, đa dạng
So với các tỉnh khác trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, dân số tỉnh Bắc Giang tương đối đông với mật độ dân số là 410 người/km2 (năm
Trang 262011), cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có tới hơn 20 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với khoảng 80% tổng dân số tỉnh Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại các huyện miền núi như huyện Sơn Động, huyện Lục Nam, huyện Lục Ngạn…
Dân cư Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
do chuyển đổi mục đích sử dụng đã làm cho tỷ lệ dân cư hoạt động trong ngành nông nghiệp giảm xuống nhanh chóng Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân của nhân dân tỉnh Bắc Giang năm 2011 là 15,44 triệu đồng/năm tăng 24% so với năm
2010 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người của
cả nước
Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được trú trọng đầu tư và nâng cấp nhằm đảm bảo nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Hạ tầng giao thông được mở rộng, len lỏi đến hầu hết các khu vực miền núi đảm bảo nhu cầu đi lại cần thiết của nhân dân Hệ thống trường học được xây dựng và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo mỗi phường, xã có một trường tiểu học và trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia Các cơ sở y tế ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao nhằm hạn chế tỷ lệ vượt tuyến tại các tuyến y tế cấp xã, huyện
Kinh tế Bắc Giang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới song tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn giữ vững ở mức 9%/năm
Bắc Giang đang có những bước chuyển dịch kinh tế nhanh chóng theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất chuyên môn hóa một số
Trang 27sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường Các khu công nghiệp hiện đại được xây dựng đã giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động của tỉnh, đồng thời thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển nền kinh tế của tỉnh Với đà phát triển như hiện nay, nền kinh tế Bắc Giang sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai
2 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC GIANG
2.2.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, với tọa độ địa lý từ 2107’đến 2137’ vĩ độ Bắc và từ 10553’ đến 10702’ vĩ độ Đông Lãnh thổ Bắc Giang trải dài từ tây sang đông, nơi dài nhất khoảng 120km (từ An Lạc, Sơn Động đến đại thành Hiệp Hoà); từ Bắc xuống phía Nam nơi rộng nhất khoảng 48km (từ Tân Sơn, Lục Ngạn đến xã Lục Sơn, Lục Nam), nơi hẹp nhất dài 20km (từ phía Bắc xã Bảo Sơn xuống phía Nam xã Huyền Sơn, Lục Nam) Phía bắc tỉnh Bắc Giang giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh Với vị trí này, Bắc Giang có vị trí chuyển tiếp quan trọng giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, tạo mối liên kết giao lưu kinh tế - xã hội từ vùng Đông Bắc với các vùng khác trong cả nước cũng như với các nước khác trong khu vực
Bắc Giang nằm ở vị trí đặc biệt, nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng từ các cửa khẩu ở Lạng Sơn đến các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội Đây là tuyến đường bộ ngắn nhất, thuận tiện nhất nối Lạng Sơn với Thủ đô Hà Nội thông qua quốc lộ 1A (có chiều dài 37,4km qua địa bàn tỉnh Bắc Giang) Bên cạnh đó, Bắc Giang còn năm trên các tuyến quốc lộ quan trọng như quốc lộ 31, quốc lộ 37, Quốc lộ
279, trong đó quốc lộ 37 và quốc lộ 279 được coi là hai tuyến vành đai có vị trí đặc biệt trong quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh miền
Trang 28núi phía Bắc với các cửa khẩu và cảng biển quan trọng ở phía Bắc; các tuyến đường sắt quốc gia như tuyến Hà Nội - Đồng Đăng tạo cơ hội giao lưu, hợp tác về kinh tế - văn hóa với các tỉnh phía Đông nam Trung Quốc Nhờ vị trí địa lý đó, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để đưa lãnh thổ trở thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Lạng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ở Đông Bắc nước ta
2.2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1 Địa hình
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, do đó địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi Toàn tỉnh có 10 huyện trong đó có đến 6 tỉnh
có diện tích đồi núi trên 50%, riêng huyện Sơn Động gần như 100% diện tích
là đồi núi Trong đó, chỉ duy nhất thành phố Bắc Giang có 100% địa hình là đồng bằng Về cơ bản địa hình tỉnh Bắc Giang nghiêng và thấp dần từ Bắc xuống Nam Với địa hình như vậy, phần phía Nam của tỉnh có địa hình thấp
và tương đối bằng phằng hơn so với các vùng khác của tỉnh Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cũng như thiết kế hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường sắt Mặt khác, các vùng khác của tỉnh dốc và bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết
kế, xây dựng hệ thống giao thông Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng còn
có thể phải chịu sự ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa lũ như sạt lở đất,
lũ quét… gây gián đoạn các luồng vận chuyển và khiến cho chi phí sửa chữa tăng cao
Trang 29Bảng 2.2: Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010 và Nghị quyết số36/NQ-CP)
Như vậy, địa hình tỉnh Bắc Giang không hoàn toàn thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ thống giao thông vận tải Điều này đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải có các biện pháp và phương pháp thiết kế phù hợp với từng vùng địa hình của tỉnh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong toàn tỉnh
và với các tỉnh khác
2.2.2.2 Khí hậu
Khí hậu là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ hệ thống giao thông vận tải Do đó, bất kỳ một thay đổi nhỏ nào của khí hậu cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lục địa vùng Đông Bắc và được chia ra làm 2 tiểu vùng khí hậu; chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Nam vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau) và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) Hằng năm
Trang 30tỉnh nhận được một lượng nhiệt bức xạ khá cao, khoảng 115,6kcal/cm2/năm với tổng số giờ nắng từ 1.200 giờ đến 1.500 giờ Lượng mưa trung bình năm 1.500
- 1.600mm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8 (khoảng 302 - 454mm mỗi tháng) Với lương mưa trên kết hợp với địa hình thì giao thông vận tải có thể gặp khó khăn vào những mùa mưa lũ, do chịu ảnh hưởng của các vụ sạt lở đất gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tắc nghẽn giao thông hay tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ và đường sông Mặt khác, sự phân mùa khí hậu không chỉ quyết định đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống giao thông vận tải đường thủy Do vậy việc thiết kế các tuyến đường hợp lý cũng như công tác ứng phó với thiên tai phải được đặt lên hàng đầu
2.2.2.3 Thủy văn
Bắc Giang là tỉnh nằm trọn trong lưu vực của hệ thống sông Thái Bình Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình
Sông Cầu
Sông bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (1.326m), thượng lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và Ngân Sơn chảy vào Bắc Giang ở địa giới huyện Hiệp Hoà rồi chảy quanh co đến Yên Phong, đoạn này có bến Vọng Nguyệt
và Như Nguyệt nổi tiếng Sông còn một nguồn nữa là sông Cà Lồ chảy từ sông Bạch Hạc (Vĩnh Phú) qua Mê Linh, Kim Anh rồi nhập vào sông Hương
La ở bãi Ba Sà
Như vậy, sông Cầu vào Bắc Giang và Bắc Ninh, qua địa phận các huyện Yên Phong, Việt Yên, Yên Dũng và Quế Võ, Bắc Ninh, để rồi hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam ở phía trên Phả Lại 10km So với 2 sông kia, sông Cầu có chiều dài lớn nhất (288km), nhưng đoạn đi qua tỉnh Bắc Giang lại rất ngắn
Trang 31Lòng sông Cầu ở thượng lưu hẹp và dốc nhiều thác ghềnh, độ dốc đáy sông 10%, nhưng đến trung lưu thì lòng sông mở rộng độ dốc đáy sông còn 0,1% Sông Cầu khi về đến Bắc Giang thì lòng sông sâu và mở rộng, nước chảy êm đềm, nối hai bên xóm làng của vùng quan họ Kinh Bắc xưa Hệ thống công trình đập Thác Guống được hoàn thành năm 1932, phục vụ tưới cho 25.000ha của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt Yên Do chiều dài của sông Cầu chủ yếu nằm ở các tỉnh bạn nên việc tiếp tục đầu tư khai thác con sông này còn có nhiều hạn chế
Sông Thương
Sông Thương là phụ lưu của sông Thái Bình, bắt nguồn từ núi Na Pa Phước cao 600m thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn có chiều dài 157km với hướng chảy chính là hướng Bắc Nam Diện tích lưu vực tính đến Cầu Sơn là 2.339km2
Sông đổ vào tỉnh Bắc Giang ở Thanh Muôi Từ Bố Hạ trở xuống Bắc Giang, sông chảy theo hướng Bắc Nam, lòng sông mở rộng và sâu, dộ dốc lòng sông bình quân còn 0,1%, nước trong xanh, suốt năm thuyền bè tàu thuỷ
có thể lưu thông được Qua thành phố Bắc Giang thì sông Thương hợp lưu vào với sông Lục Nam, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là chính nhưng cũng nhiều đoạn quanh co, đôi bờ có hai dải đê kiên cố Do yêu cầu phát triển kinh tế còn phải tiếp tục đầu tư thêm để khai thác tiềm năng của con sông này về mặt thuỷ điện, trữ lượng nước tưới tiêu cũng như du lịch
Trang 32Nam hẹp chảy giữa núi Từ Chũ trở xuống dòng sông mới mở rộng Từ núi Bảo Đài trở xuống, dòng sông êm ả với cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt
Các phụ lưu và nhánh sông nằm gần như trọn vẹn trong lãnh thổ Bắc Giang có nhiều giá trị kinh tế như thuỷ điện nhỏ, du lịch, giao thông thuỷ và
là nguồn nước phục vụ dân sinh, nông nghiệp, các ngành kinh tế khác Hiện trên sông Lục Nam chưa có các công trình thuỷ lợi lớn Chủ yếu là các công trình thuỷ lợi nhỏ và các trạm bơm tạm lưu động theo mùa
Bắc Giang là vùng có diện tích tự nhiên bao gồm chủ yếu là vùng đồi núi thấp và trung du Nguồn nước mưa tới không nhiều so với nơi khác Các con sông lớn chảy qua tỉnh đều là sông nhánh cấp 1 của hệ thống sông Thái Bình Ngoại trừ sông Lục Nam là gần như nằm gọn trong tỉnh, còn các sông Thương, sông Cầu chỉ có một phần trung du và hạ du chảy qua tỉnh Do đó phần lớn diện tích hứng nước của các sông lớn đều nằm ngoài lãnh thổ Phần lớn địa hình các sông có dạng đồi cao 50-150m, đất trên lưu vực chủ yếu là sa diệp thạch, đá vôi chiếm khoảng 10% Mật độ lưới sông không đều, trung bình từ 0,5-1,5km/km2, nguồn nước mặt qua đó cũng không lớn Mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều theo không gian và thời gian Một năm
có hai mùa nước, mùa nước lớn từ tháng 5-10, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Do vậy, giao thông vận tải đường sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn kém phát triển Mặt khác, chế độ thủy văn theo mùa cũng là một yếu tố chi phối đến quá trình hoạt động của hệ thống giao thông đường sông
2.2.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tuy số lượng mỏ khoáng sản lớn không nhiều, nhưng lại có một số loại khoáng sản quan trọng để phát triển như: than, sắt, đồng, cao lanh, sỏi… Những loại khoáng sản này được phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi như: than đá ở Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn với tổng trữ lượng lên đến 114 triệu tấn; quặng sắt phân bố ở Yên Thế với 0,5 triệu tấn, ở Lục Ngạn và Sơn Động là gần 100 tấn; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng
Trang 33Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng có trữ lượng khá lớn đất sét để làm gạch chịu lửa phân bố chủ yếu ở huyện Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế
Nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn nguyên liệu phục vụ đắc lực cho
sự phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang Trong quá trình khai thác tài nguyên, nhu cầu vận tải không ngừng tăng lên đặt ra yêu cầu về một hệ thống đường giao thông có khả năng len lỏi đến bất cứ đâu và hệ thống vận tải đảm bảo về cả chất lượng và số lượng là vô cùng cần thiết Mặt khác, việc vận chuyển khoáng sản, nguyên liệu từ các mỏ khai thác đến các
cơ sở sản xuất, chế biến ngoài địa bàn tỉnh cũng góp phần phát triển giao thông đối ngoại nhanh chóng Do vậy, việc khai thác nguồn tài nguyên này đã
mở ra nhiều cơ hội cũng như yêu cầu ngày càng cao đối với ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
b) Tài nguyên rừng
Ngoài tài nguyên khoáng sản thì tài nguyên rừng cũng là nguồn tài nguyên có trữ lượng phong phú của tỉnh Toàn tỉnh có 146,43 nghìn ha đất lâm nghiệp có rừng trong đó rừng sản xuất là 113,46 nghìn ha Gỗ từ rừng vừa cung cấp hàng hóa cho ngành vận tải vừa cung cấp nguyên liệu trong quá trình xây dựng hệ thống đường giao thông
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên như trên, giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang hoàn toàn có cơ hội thuận lợi để phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh
2.2.3 Điều kiện dân cư – xã hội
2.2.3.1 Dân cư và nguồn lao động
Dân cư
Với vị trí tiếp giáp với vùng đồng bằng nên tỉnh Bắc Giang có một phần lãnh thổ là đồng bằng tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư tập trung Do vậy, so sánh với các tỉnh khác thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc thì Bắc
Trang 34Giang là tỉnh có dân số đông nhất Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt 1 576,96 nghìn người, chiếm gần 14% dân số cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Biểu đồ 2.1 Tình hình dân số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2011
Đơn vị: Nghìn người
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2000 – 2011)
Trong những năm gần đây, dân số tỉnh Bắc Giang tăng lên với tốc độ gia tăng dân số tăng nhanh, khoảng 0,66%/năm Dân số đông sẽ làm tăng nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các vùng tạo động lực cho phát triển giao thông vận tải Tuy nhiên, việc gia tăng dân số nhanh cũng tạo áp lực nặng lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ của tỉnh, trong tình hình hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang chưa thực sự được hoàn thiện Do đó, đòi hỏi cần phải có những chính sách dân số nhằm cân đối với tình hình phát triển kinh tế cũng như khả năng đáp ứng của hệ thống giao thông vận tải đường bộ hiện tại và có kế hoạch phát triển trong tương lai
Mật độ dân số tỉnh Bắc Giang khá cao, ở mức 410 người/km2, cao hơn mức trung bình của cả nước (265 người/km2 năm 2011) và là tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc Tuy nhiên dân cư lại phân bố không đồng đều trên toàn tỉnh Đa số dân cư tập trung tại các trung
Trang 35tâm huyện, thành phố, trong đó thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh nên đa số dân cư tập trung tại đây Do đó, giao thông vận tải thành phố Bắc Giang có sự phát triển hơn hẳn so với các huyện khác trong cả tỉnh Ngược lại, tại các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn… mật độ dân số thấp hơn hẳn so với mật độ trung bình của tỉnh, cộng với địa hình khó khăn nên giao thông vận tải tại các tỉnh này có sự hạn chế rõ rệt
Bảng 2.3: Dân số và mật độ dân số các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang
năm 2011
(nghìn người)
Mật độ dân số (người/km 2
số nhanh như hiện hay, trong tương lại số lượng lao động có thể đáp ứng đươc nhu cầu lao động ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng
Nguồn lao động dồi dào không chỉ cung cấp đủ lượng lao động cho phát triển ngành giao thông vận tải mà nó còn cung cấp một lượng vận tải hành
Trang 36khách lớn cho ngành Mặt khác, sự phát triển của các khu công nghiệp bên ngoài tỉnh như các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội… đã thu hút một lượng lao động lớn đến các khu công nghiệp này để làm việc đặt
ra yêu cầu phát triển giao thông đối ngoại ngày càng cao với các tỉnh lân cận
Biểu đồ 2.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2005 -2011
Đơn vị: Nghìn người
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011)
Trong những năm gần đây, sự phát triển về giáo dục, y tế… đã góp phần làm cho chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện rõ rệt Số lượng cán bộ hiện đang làm việc trong ngành giao thông vận tải đã qua đào tạo (đại học, cao đẳng hoặc trung cấp) chiếm khoảng 65% trong tổng số lao động của ngành So với những năm trước, số lượng lao động đã qua đào tạo của ngành giao thông vận tải ngày càng tăng lên Điều này đã tạo một động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển ngành giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng
Trang 372.2.3.2 Tốc độ đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng và phát triển hệ thống giao thông vận tải Bắc Giang là một tỉnh thuần nông, do đó dân số sống chủ yếu ở nông thôn Trong vòng 10 năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa ở Bắc Giang tăng rõ rệt, về mặt dân cư, tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh theo đó là nhu cầu vận tải đường bộ cũng tăng lên nhanh chóng, từ 8,2% vào năm 2000 tăng lên 9,93% vào năm 2011 Tuy nhiên, tỷ lệ dân nông thôn của tỉnh vẫn còn khá cao, điều này đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ hơn của ngành giao thông vận tải đường bộ
Bên cạnh đó, sự thành lập các phường, thị trấn cũng có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang Theo Nghị quyết 36/NQ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang và Nghị quyết 140/NQ - CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các phương Hoàng Văn Thụ, Ngô Quyền và các xã Xương Giang, Dĩnh Kế và thành lập 3 phương Xương Giang, Dĩnh Kế, Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang, địa giới hành chính thành phố Bắc Giang được mở rộng với sự sát nhập của các xã Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến, Đồng Sơn về thành phố Theo
đó, hệ thống giao thông thành phố Bắc Giang được mở rộng, nâng cấp và xây mới nhằm đảm bảo tính động bộ của toàn hệ thống giao thông thành phố
2.2.4 Điều kiện kinh tế
2.2.4.1 Sự phát triển chung của nền kinh tế
Một nền kinh tế phát triển ổn định góp phần duy trì và phát triển ngành giao thông vận tải Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang luôn ở mức cao (10,5% năm 2011) Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh trong giai đoạn này vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 9%/năm Do vậy, chính sự phát triển ổn định của nền kinh tế,
Trang 38ngành giao thông vận tải đường bộ của tỉnh vẫn duy trì được sự phát triển ổn định Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế còn tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành giao thông vận tải đường bộ tỉnh Bắc Giang
Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2000 – 2011
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2011)
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp Năm 2011, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,7%, ngành dịch vụ chiếm 31,9%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 31,4% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh So với năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm 16,7% Điều này cho thấy sự hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua
0 5 10 15 20
Trang 39Biểu đồ 2.4 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2000 và 2011)
Như vậy, chính sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế mà đặc biệt
là ngành công nghiệp – xây dựng đã tạo động lực phát triển giao thông vận tải,
đó chính là tạo nhu cầu di chuyển mới đối với ngành giao thông vận tải của tỉnh Mặt khác, bạn hàng của giao thông vận tải chính là các ngành kinh tế Do vậy, sự phát triển này là dựa trên cơ sở hỗ trợ nhau cùng phát triển
2.2.4.2 Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế
Ngành công nghiệp
Sự phát triển của ngành công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường bộ của tỉnh Việc hình thành nên nhiều khu công nghiệp đặt ra yêu cầu hình thành nhiều tuyến đường phục vụ việc vận chuyển của các khu công nghiệp này Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6 khu công nghiệp tập trung và 32 cụm công nghiệp Điều này
đã góp phần vào việc hoàn thiện mạng lưới đường cũng như chất lượng đường giao thông đường bộ của tỉnh trong những năm gần đây
Trang 40Bên cạnh đó, sự phát triển các ngành công nghiệp vật liệu, tiểu thủ công nghiệp cũng làm tăng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Với giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh như hiện nay (giai đoạn 2006 - 2011) tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 17,7%) hứa hẹn nhiều nguồn đầu tư cho giao thông vận tải đường bộ cũng như đặt ra nhiều thách thức đổi mới và phát triển cho ngành
Ngành nông nghiệp
Với thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi (sản xuất cây công nghiệp chiếm 25%, chăn nuôi chiếm 17% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh), cùng với chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, tỉnh Bắc Giang dần trở thành bạn hàng quen thuộc đối với các vùng khác Do đó, vai trò của tuyến đường kết nối giữa các vùng nông nghiệp trong địa bàn tỉnh cần phải được trú trọng đầu tư, xây dựng và hệ thống đường giao thông nông thôn cũng cần phải được chú ý phát triển hơn
Ngành dịch vụ
Dịch vụ là ngành đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây
và giao thông vận tải là một bộ phận góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ ấy Không những thế, sự phát triển của các ngành dịch vụ khác cũng cung cấp các cơ hội vận chuyển cho ngành giao thông vận tải đường bộ Từ đó, góp phẩn mở rộng mạng lưới và chất lượng ngành giao thông vận tải của tỉnh
2.2.5 Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được coi là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải đường bộ của tỉnh Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư trong tỉnh thì nguồn đầu tư của nhà nước là rất cần thiết Với nguồn vốn đầu tư đó, nhiều hạng mục của ngành giao thông vận tải đường bộ tỉnh Bắc Giang cũng đã được sửa chữa, bảo dưỡng và xây mới như nâng cấp đoạn tuyến quốc lộ 31, 37, 279 và đường tỉnh 398 với quốc lộ 18 Giao thông đến trung tâm huyện về cơ bản thuận tiện: 100% các xã có đường