6. Cấu trúc của đề tài
2.3.3. Đánh giá thực trạng giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
2.3.3.1. Kết cấu hạ tầng
Đường bộ
Mạng lƣới đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng giao thông nông thôn và đƣờng đô thị. Trong đó, mạng lƣới quốc lộ trên địa bàn chiếm khoảng 2,59% tổng số km đƣờng bộ, tạo thành các trục chính quan trọng để các trục đƣờng địa phƣơng kết nối vào; tuy nhiên, việc các trục đƣờng quốc lộ đi qua trung tâm đô thị cũng gây ảnh hƣởng đến trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
Mạng lƣới đƣờng tỉnh chiếm 4,23% tổng chiều dài đƣờng bộ; đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, du lịch tại các địa phƣơng trong thời điểm hiện tại; tuy nhiên, trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp, phát triển nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, xây dựng phát triển các đô thị… với mạng lƣới đƣờng tỉnh nhƣ hiện nay sẽ không đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu, vì vậy cần phải xây dựng mở mới một số tuyến đƣờng và các công trình phụ trợ. Mạng lƣới giao thông nông thôn tƣơng đối dày đặc và phân bố hợp lý tại địa bàn các huyện, các xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân.
Mạng lƣới giao thông đô thị nói chung còn thiếu, các đoạn quốc lộ, đƣờng tỉnh đƣợc các địa phƣơng sử dụng nhƣ đƣờng đô thị còn phổ biến (đặc biệt là tại các khu vực thị trấn); hệ thống đƣờng vành đai, đƣờng phân bổ chức năng tại các đô thị, thị trấn còn thiếu và chƣa hoàn chỉnh để kết nối giữa giao thông đối ngoại và giao thông đối nội.
67
Về chất lƣợng đƣờng, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng lƣới đƣờng giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang chƣa cao. Các tuyến quốc lộ có mật độ giao thông cao nhƣng có quy mô thấp, chủ yếu mới đạt cấp V, IV, quốc lộ 1 là trục quan trọng quốc gia cũng nhƣ của tỉnh Bắc Giang, mật độ giao thông lớn nhƣng mới đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III, thƣờng xuyên ắch tắc và xảy ra tai nạn giao thông. Hệ thống đƣờng xã nói chung còn rất lạc hậu, nền, mặt đƣờng nhỏ, hẹp, đƣờng chƣa vào cấp; các công trình trên tuyến còn tạm thời; đƣờng thôn xóm đều chƣa đạt cấp, đƣờng hẹp, chất lƣợng đƣờng còn xấu. Mặt khác, hệ thống các công trình trên đƣờng nhƣ cầu, cống, ngầm đƣờng bộ vẫn còn yếu hoặc chƣa đƣợc xây dựng gây hạn chế trong lƣu thông đặc biệt gây mất an toàn giao thông trong mùa mƣa lũ.
Bến xe khách mới đƣợc đầu tƣ ở mức thấp (chủ yếu mới đạt loại 4, 5), bãi xe tĩnh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn ít về số lƣợng, nhỏ về diện tích và chất lƣợng phục vụ chƣa thực sự tốt. Việc đầu tƣ xây dựng các bến xe khách gặp nhiều khó khăn, theo quy hoạch các huyện đều có bến đƣợc xây dựng mới, tuy nhiên việc huy động vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn một phần do doanh nghiệp thiếu vốn, không đƣợc hỗ trợ kinh phí xây dựng, kinh doanh bến không có hiệu quả do mức lệ phí xe ra vào bến thấp… một số doanh nghiệp khác gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng.
Đường sắt
Hai tuyến đƣờng sắt đang khai thác Hà Nội – Đồng Đăng và Kép – Hạ Long chƣa đƣợc nâng cấp, chủ yếu mới đầu tƣ để duy trì khai thác; tuyến Kép – Lƣu Xá vẫn dừng hoạt động, chƣa đƣợc khai thác trở lại; tuyến đƣờng sắt chuyên dùng nối tới nhà máy Đạm và Hóa chất Hà Bắc chƣa đƣợc khôi phục.
Dọc tuyến đƣờng sắt có nhiều đƣờng ngang đƣờng bộ giao cắt với đƣờng sắt, đặc biệt là nhiều đƣờng ngang dân sinh tự phát không quản lý đƣợc. Nhà ga và cơ sở hạ tầng trong ga còn rất hạn chế, chất lƣợng thấp, thiếu các trang thiết bị phục vụ khách; hệ thống thông tin lạc hậu, chƣa đƣợc đầu tƣ
68
nâng cấp; thiếu các hệ thống đƣờng trong ga và đƣờng liên kết giữa ga với hệ thống đƣờng bộ, do vậy hạn chế năng lực khai thác các ga.
Đường thủy nội địa
Mạng lƣới đƣờng sông với các sông chính có luồng lạch tƣơng đối ổn định, nƣớc chảy êm, thuận lợi cho vận tải; tuy nhiên một số đoạn tuyến có bán kính cong nhỏ, gấp khúc cần có trang bị đầy đủ hệ thống thông tin tín hiệu đảm bảo an toàn cho các phƣơng tiện vận tải đƣờng sông.
Hệ thống sông ngòi, đầm, hồ chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ khảo sát xây dựng quy hoạch để khai thác hết tiềm năng; hàng thông qua cảng chính còn thấp; có nhiều bến bãi dọc sông tự phát, chƣa đƣợc quy hoạch phát triển đồng bộ, còn nhiều bến đò ngang. Ngoài ra, công tác quản lý, khai thác đƣờng thủy nội địa còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc lợi thế vốn có.
Về hệ thống cảng sông, hệ thống cảng sông chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả thấp; không khai thác đƣợc lợi thế tự nhiên vốn có. Còn nhiều bến khách ngang sông; đƣờng lên xuống các bến khách chƣa đƣợc cứng hoá, đi lại khó khăn, mất an toàn, nhất là vào mùa mƣa; thiếu hệ thống thông tin biển báo; phƣơng tiện vận chuyển nhỏ, thô sơ, gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng.
2.3.3.2. Năng lực vận tải
Vận tải hàng hóa và hành khách tăng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng; chất lƣợng vận tải ngày càng đƣợc cải thiện. Đặc biệt, thời gian qua đã tổ chức đƣợc các tuyến vận tải buýt, kiểu buýt từ thành phố Bắc Giang đi các huyện phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân; công tác điều hành có nhiều tiến bộ, xe chạy đúng giờ, đúng luồng tuyến, thái độ và phong cách phục vụ của các lái – phụ xe đã văn minh hơn, chiếm đƣợc nhiều cảm tình và lấy đƣợc lòng tin của hành khách. Tình trạng các xe chở khách cũ kỹ, lạc hậu thiếu an toàn không còn phổ biến nhƣ trƣớc.
69
2.3.3.3. Phương tiện vận tải
Số lƣợng phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ tăng khá nhanh trong khi đó số lƣợng tàu, thuyền đƣợc đóng mới hàng năm là rất ít. Các doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa phƣơng tiện thủy gặp nhiều khó khăn do nguồn hàng ít, nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi mục đích kinh doanh. Điều nay cho thấy sự phát triển cạnh tranh của vận tải đƣờng bộ trong thời gian qua.
2.3.3.4. Tính kết nối
Kết nối đối nội
Kết nối từ TP Bắc Giang đi các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Thế tƣơng đối thuận lợi; tuy nhiên từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động còn gặp nhiều khó khăn do chỉ có một trục dọc là quốc lộ 31, mới đạt cấp V, năng lực thông qua còn hạn chế. Đối với khu vực nông thôn, 100% các xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm, việc kết nối đƣợc liên thông, tuy nhiên do chất lƣợng đƣờng còn kém, còn nhiều cầu – cống tạm, ngầm tràn nên khả năng kết nối còn hạn chế, gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là vào mùa mƣa lũ.
Kết nối đối ngoại
Kết nối giữa Bắc Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh liền kề đã thuận lợi hơn so với trƣớc đây, đặc biệt với Hà Nội và Lạng Sơn; tuy nhiên, kết nối với Hải Dƣơng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, cụ thể:
+ Kết nối với Hải Dƣơng: hiện có hai cách là theo quốc lộ 31, 37 từ thành phố Bắc Giang qua huyện Lục Nam sang Chí Linh và đi theo quốc lộ 1, đƣờng tỉnh 398 sang Chí Linh; việc đi theo cả hai lộ trình này đều gặp những hạn chế, khó khăn: nếu theo quốc lộ 31, 37 tƣơng đối dài, quốc lộ 31 chất lƣợng còn kém, đặc biệt là trên đoạn tuyến phải qua cầu Cầm Lý là cầu đi chung đƣờng bộ - đƣờng sắt; đi theo quốc lộ 1, đƣờng tỉnh 398 thì bị cản trở bởi phà Đồng Việt qua sông Thƣơng.
70
+ Kết nối với Thái Nguyên: chủ yếu theo quốc lộ 37, đƣờng tỉnh 294 qua cầu Ka; còn theo đƣờng tỉnh 292 bị hạn chế bởi các ngầm Ốc, Tam Kha và chất lƣợng đƣờng ở đoạn cuối tuyến này rất xấu.
+ Kết nối với Bắc Ninh: theo quốc lộ 1 là thuận lợi; theo đƣờng tỉnh 295B, 295 thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phải qua cầu Đáp Cầu đi chung đƣờng bộ - đƣờng sắt và phà Đông Xuyên (đƣờng tỉnh 295 – kết nối giữa Hiệp Hòa và Yên Phong).
+ Kết nối với Quảng Ninh: chủ yếu theo đƣờng vòng, theo quốc lộ 1 qua Bắc Ninh rồi đi theo quốc lộ 18; hoặc đi theo quốc lộ 279, chƣa có đƣờng tiếp cận ngắn và thuận lợi hơn.
Kết nối giữa các phương thức vận tải
Kết nối giữa đƣờng bộ với đƣờng sắt và đƣờng thủy nội địa còn nhiều hạn chế do thiếu các trục đƣờng bộ thuận lợi vào các ga đƣờng sắt và vào hệ thống các cảng, bến (nhƣ cảng Á Lữ, cảng xăng dầu, các bến bốc xếp…). Chính việc thiếu các trục đƣờng liên kết này đã gián tiếp hạn chế phát triển của các phƣơng thức vận tải khác, đặc biệt là vận tải đƣờng thủy nội địa.
Kết nối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Trừ khu công nghiệp Đình Trám có hệ thống đƣờng kết nối tƣơng đối tốt; ngoài ra, khả năng kết nối giữa đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa với các khu, cụm công nghiệp khác còn nhiều hạn chế: việc kết nối với khu công nghiệp Quang Châu mới có 1 điểm kết nối tạm; các khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê – Nội Hoàng chủ yếu đang sử dụng các đƣờng tỉnh, đƣờng huyện nhƣng còn hạn chế về mặt chất lƣợng và khả năng kết nối ra quốc lộ.
Vậy, trong giai đoạn 2000 -2011, năng lực vận tải của ngành giao thông vận tải đƣợc cái thiện rõ rệt trong khi kết cấu hạ tầng giao thông chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức, còn nhiều công trình thi công dở dang và xuống cấp nghiêm trọng (đặc biệt là các công trình đƣờng sắt). Việc kết nối giao
71
thông đối nội và đối ngoại ngày càng đƣợc cải thiện, đặc biệt là mối liên kết với các tỉnh khác dần đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tính kết nối giữa các loại hình vận tải còn kém, do còn thiếu các trục đƣờng nối có chất lƣợng, đặc biệt là giữa đƣờng ô tô và đƣờng thủy. Do vậy, để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang cần phải có một quy hoạch đồng bộ từ hệ thống kết cấu hạ tầng đến công tác quản lý giao thông vận tải.