GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh bắc giang (Trang 25)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, cụ thể là thuộc tiểu vùng Đông Bắc. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đời ẩm gió mùa với 4 mùa rõ rệt trong năm. Diện tích đất tự nhiên gần 400 nghìn ha tuy nhiên có tới 70% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, cùng với yếu tố khí hậu, Bắc Giang là nơi thích hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua gồm: sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam. Ba sông này chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang rồi hợp lại với nhau thành sông Thái Bình. Với nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm phong phú này, mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh đƣợc đảm bảo diễn ra bình thƣờng.

Với sự đa dạng về địa hình, tỉnh Bắc Giang vừa có núi, vừa có trung du và đồng bằng đã tạo nên thảm thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị tài nguyên cao. Khoáng sản là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn trên địa bàn tỉnh. Tuy số lƣợng các mỏ khoáng sản có trữ lƣợng lớn ở Bắc Giang không nhiều nhƣng đây đều là những nguồn nguyên liệu cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Du lịch là nguồn tài nguyên đang dần đƣợc khai thác mạnh trong những năm gần dây cả về du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Bắc Giang là tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời với kho tàng lịch sử phong phú gồm nhiều di tích lịch sử có giá trị cao nhƣ: thƣ tịch cổ, làng cổ, kho tàng văn nghệ dân gian phong phú nhƣ ca dao, hát ví, hát trống quân, hát quan họ, chèo… Ngoài ra Bắc Giang còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp nhƣ: khu thắng cảnh Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, rừng nguyên sinh Khe Gỗ, Tây Yên Tử với hệ động – thực vật phong phú, đa dạng.

So với các tỉnh khác trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, dân số tỉnh Bắc Giang tƣơng đối đông với mật độ dân số là 410 ngƣời/km2 (năm

26

2011), cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nƣớc. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có tới hơn 20 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với khoảng 80% tổng dân số tỉnh. Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại các huyện miền núi nhƣ huyện Sơn Động, huyện Lục Nam, huyện Lục Ngạn…

Dân cƣ Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đã làm cho tỷ lệ dân cƣ hoạt động trong ngành nông nghiệp giảm xuống nhanh chóng. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút một lƣợng lớn lao động trong ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân của nhân dân tỉnh Bắc Giang năm 2011 là 15,44 triệu đồng/năm tăng 24% so với năm 2010 nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng đƣợc trú trọng đầu tƣ và nâng cấp nhằm đảm bảo nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng giao thông đƣợc mở rộng, len lỏi đến hầu hết các khu vực miền núi đảm bảo nhu cầu đi lại cần thiết của nhân dân. Hệ thống trƣờng học đƣợc xây dựng và nâng cấp cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đảm bảo mỗi phƣờng, xã có một trƣờng tiểu học và trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn trƣờng chuẩn quốc gia. Các cơ sở y tế ngày càng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao nhằm hạn chế tỷ lệ vƣợt tuyến tại các tuyến y tế cấp xã, huyện.

Kinh tế Bắc Giang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới song tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh vẫn giữ vững ở mức 9%/năm.

Bắc Giang đang có những bƣớc chuyển dịch kinh tế nhanh chóng theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sản xuất chuyên môn hóa một số

27

sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng. Các khu công nghiệp hiện đại đƣợc xây dựng đã giải quyết một lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động của tỉnh, đồng thời thu hút đƣợc một lƣợng lớn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển nền kinh tế của tỉnh. Với đà phát triển nhƣ hiện nay, nền kinh tế Bắc Giang sẽ phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh bắc giang (Trang 25)