6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Hiện trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
2.3.2.1. Đường bộ
a) Mạng lưới giao thông đường bộ
Hiện nay hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ tỉnh Bắc Giang đang ngày càng đƣợc hoàn thiện và về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên toàn tỉnh, hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ bao gồm: hệ thống đƣờng quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng thôn xóm, đƣờng đô thị và một số tuyến đƣờng chuyên dùng. Với tổng chiều đai đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh là 9.866,75km (năm 2010), bao gồm 251,8km đƣờng quốc lộ, 411,8km đƣờng tỉnh, 6.171,35km đƣờng thôn xóm và 281,7km đƣờng đô thị. Trong đó, các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh là
46
quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 27, quốc lộ 279; đây là những tuyến quốc lộ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa giữa vùng Đông Bắc với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và giữa các tỉnh Đông Bắc với các tỉnh Tây Bắc khác.
Bảng 2.5. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang
Loại đƣờng Dài (km) Loại mặt đƣờng Tỷ lệ (%) BTXM BTN Đá dăm nhựa Cấp phối, đất Gạch, khác Quốc lộ 251,80 191,40 60,40 2,55 Đƣờng tỉnh 411,80 4,30 75,60 294,30 37,60 4,17 Đƣờng huyện 694,50 101,08 307,75 285,67 7,04 Đƣờng xã 2.055,60 457,24 140,90 1.312,76 144,70 20,83 Đƣờng thôn xóm 6.171,35 2.362,93 15,41 3.489,06 303,95 62,55 Đƣờng đô thị 281,70 151,45 103,32 12,35 14,58 2,86 Tổng 9.866,75 3.077,00 370,32 831,11 5.139,67 448,65 100,00
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang
Bên cạnh đó, chất lƣợng đƣờng giao thông cũng ngày càng đƣợc cải thiện rõ rệt. Hiện nay, tỷ lệ trải mặt đƣờng bê tông xi măng và bê tông nhựa chiếm 34,94%, mặt đƣờng đá dăm nhựa chiếm 8,4%, mặt đƣờng cấp phối và đất gạch chiếm 56,64%. Sự chênh lệch về chất lƣợng đƣờng đƣợc thể hiện khá rõ, trong khi tỷ lệ trải mặt đƣờng bê tông xi măng và bê tông nhựa của đƣờng quốc lộ và đƣờng đô thị ở mức cao (lần lƣợt là 76,01% và 90,44%), tỷ lệ này đối với hệ thống giao thông nông thôn là thấp hơn nhiều (dƣới 40%). Điều này cho thấy hệ thống giao thông nông thôn cần đƣợc chú trọng đầu tƣ hơn nữa để phát huy đƣợc hiệu quả và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông thôn.
47 Quốc lộ
Toàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 251,8km chiếm 2,55% chiều dài đƣờng bộ của cả tỉnh. Bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 31, quốc lộ 27, quốc lộ 279 với chất lƣợng đƣờng tƣơng đối tốt. Trong 251,8km đƣờng quốc lộ thì có 191,4km mặt đƣờng bê tông nhựa, 60,4km mặt đƣờng đá dăm nhựa. Trong thời gian sử dụng các tuyến đƣờng này thƣờng xuyên đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu đi lại và vận chuyển của ngƣời dân. Mặt khác, trên tổng số 4 tuyến đƣờng quốc lộ có đến 68 chiếc cầu đã đảm bảo giao thông đƣợc thông suốt trên toàn tuyến.
Bảng 2.6. Tổng hợp hiện trạng Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
TT Tên
đƣờng Điểm đầu Điểm cuối
Chiều dài (km) Cấp kỹthuật Số lƣợng cầu, tràn, ngầm
1 QL1 Bến Lƣờng Nhƣ Nguyệt 37,4 III, đôthị 6 cầu
2 QL31 Dĩnh Trì Hữu Sản 97,0 V 33 cầu
3 QL37 Hòn Suy Cầu Ka 60,4 V, IV 10 cầu
4 QL279 Hạ My Bờ Ải 57,0 IV 19 cầu
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang)
- Quốc lộ 1
Quốc lộ 1 là tuyến giao thông quan trọng nối liền đất nƣớc theo hƣớng Bắc – Nam. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, quốc lộ 1 xuất phát từ cầu Lƣờng đến cầu Nhƣ Nguyệt với chiều dài 37,4km. Đây là đoạn đƣờng đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III, một số đoạn qua trung tâm thị trấn có tiêu chuẩn đƣờng đô thị với kết cấu mặt đƣờng là đƣờng bê tông nhựa. Quốc lộ 1 chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, đi qua các huyện Lạng Giang, thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng và huyện Việt Yên Tuyến đƣờng này đi qua nhiều khu dân cƣ đông đúc và khu trung tâm, cắt qua các
48
tuyến quốc lộ 37, quốc lộ 31, đƣờng tỉnh 292, đƣờng tỉnh 295, đƣờng tỉnh 398, đƣờng tỉnh 295B.
Quốc lộ 1 đi qua thành phố Bắc Giang – trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của tỉnh Bắc Giang và đi qua cả 6 khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh: khu công nghiệp Đình Trám, Nội Hoàng - Song Khê, Quang Châu, Vân Trang, Việt Hàn, Châu Minh - Mai Đình. Từ đó thấy rằng sức hút mạnh mẽ của quốc lộ 1 đối với khu vực dân cƣ và các khu công nghiệp quốc lộ 1 đƣợc coi là tuyến đƣờng trọng yếu không chỉ có vai trò là một trục giao thông chính liên kết các tỉnh thành với nhau mà từ đây các tuyến đƣờng tỉnh, đƣờng huyện đƣợc xây dựng đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các huyện trong tỉnh.
- Quốc lộ 31
Quốc lộ 31 qua địa phận tỉnh Bắc Giang xuất phát từ điểm giao với quốc lộ 1 tại Dĩnh Trì và kết thúc tại Hữu Sản (điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang) với chiều dài 97km, đi qua trung tâm của 3 huyện miền núi là Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động. Do vậy đây là con đƣờng kết nối, đảm bảo sự thông suốt giữa các huyện miền núi phía Đông của tỉnh với trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh.
Ngoài ra, tuyến đƣờng này cũng là điểm xuất phát và giao cắt với các quốc lộ, đƣờng tỉnh: quốc lộ 1, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đƣờng tỉnh 299, đƣờng tỉnh 289, đƣờng tỉnh 290, đƣờng tỉnh 295, đƣờng tỉnh 291. Tuy nhiên, do tuyến đƣờng này đi qua các huyện miền núi nên địa hình tuyến đi qua chủ yếu là các vùng đất trũng ngập nƣớc đan xen với đồi núi, về đến cuối tuyến thì dân cƣ thƣa thớt dần. Với đặc điểm địa hình này việc thƣờng xuyên phải duy tu, bảo dƣỡng đƣờng là không thể tránh khỏi, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của tuyến đƣờng.
49
- Quốc lộ 37
Qua địa bàn tỉnh Bắc Giang, quốc lộ 37 bắt đầu từ Hòn Suy - nơi giáp ranh giữa Bắc Giang và Hải Dƣơng, qua ngã tƣ Thân - trung tâm huyện Lục Nam rồi về Kép gặp quốc lộ 1 tại km103 Từ kép theo quốc lộ 1 về Đình Trám là đoạn tuyến đi chung với quốc lộ 1. Từ Đình Trám qua thị trấn Bích Động - trung tâm huyện Việt Yên và thị trấn Thắng - trung tâm huyện Hiệp Hòa rồi về cầu Ka là giáp ranh giữa tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên. Tổng chiều dài quốc lộ 37 qua địa bàn tỉnh Bắc Giang là 59,6km không kể đoạn đi chung với quốc lộ 1. Tuyến là điểm xuất phát và giao cắt với các quốc lộ, đƣờng tỉnh: quốc lộ 1, quốc lộ 31, đƣờng tỉnh 295, đƣờng tỉnh 298, đƣờng tỉnh 288. Đây là tuyến đƣờng đi lại tƣơng đối dễ dàng do địa hình mà tuyến đi qua chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp.
Quốc lộ 37, bên cạnh là tuyến đƣờng liên kết các huyện phía Tây Nam của tỉnh với nhau, nó còn là tuyến đƣờng trọng yếu trong việc giao lƣu kinh tế - văn hóa - chính trị với các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hải Dƣơng. Mặt khác, đây còn là tuyến đƣờng có ý nghĩa quan trọng trong quốc phòng - an ninh vùng núi phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.
- Quốc lộ 279
Quốc lộ 279 là tuyến đƣờng kết nối các tỉnh vùng núi phía Bắc theo hƣớng Đông sang Tây giữa Quảng Ninh và vùng biên giới với Lào. Bắt đầu từ Hà Khẩu (Móng Cái – Quảng Ninh) qua Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, và kết thúc tại cửa khẩu Tây Trang nối sang Lào. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, quốc lộ 279 bắt đầu từ đỉnh đèo Hạ My (giáp ranh giữa Quảng Ninh và Bắc Giang) rồi về thị trấn An Châu, gặp QL31 tại đây Đoạn từ An Châu đi Ao Nhơn dài 20km đi chung với quốc lộ 31, đến Ao Nhơn tách ra thành một tuyến riêng về đèo Quao (giáp ranh giữa Bắc Giang với Lạng Sơn) tại Km95. Tổng chiều dài tuyến đi qua địa phận tỉnh Bắc Giang là 57km không kể đoạn đi chung với quốc lộ 31. Tuyến là
50
điểm xuất phát và giao với quốc lộ, đƣờng tỉnh: quốc lộ 31, đƣờng tỉnh 293, đƣờng tỉnh 290, đƣờng tỉnh 248.
Tuyến đƣờng chạy qua hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Với vị trí này, quốc lộ 279 qua tỉnh Bắc Giang là tuyến đƣờng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Đông Bắc đến Móng Cái - Quảng Ninh. Đồng thời việc tuyến đƣờng chạy qua 2 tỉnh miền núi của tỉnh cũng góp phần phát triển kinh tế nơi đây.
Đường tỉnh
Hiện tại, tỉnh Bắc Giang có 18 tuyến đƣờng tỉnh với tổng chiều dài 411,8km, trong đó có 75,6km mặt đƣờng bê tông nhựa (chiếm 18,36%), có 294,3km mặt đƣờng đá dăm nhựa (chiếm 71,47%), có 4,3km mặt đƣờng bê tông xi măng chiếm 1,04%, có 37,6km mặt đƣờng cấp phối chiếm 9,13%. Nhìn chung chất lƣợng đƣờng tỉnh khá tốt, đảm bảo duy trì quá trình vận tải trên toàn tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn những đoạn đƣờng gây khó khăn trong di chuyển về mùa mƣa, bão do nền đƣờng còn thấp nhƣ các đƣờng tỉnh 295, 292, 293, 297, 291, 248.
Trong khi các tuyến quốc lộ là các trục giao thông chính thì mạng lƣới đƣờng tỉnh đi qua các trung tâm của các huyện, liên kết các khu công nghiệp với các vùng nguyên liệu… Tuy nhiên, do đặc thù của địa hình mà hầu hết các tuyến đƣờng tỉnh tập trung ở khu vực phía Tây Nam của tỉnh – nơi có địa hình bằng phẳng hơn các vùng khác và tại các vùng núi cao nhƣ Sơn Động, Lục Ngạn hệ thống đƣờng tỉnh còn thƣa thớt, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong vùng nên nền kinh tế tại các khu vực này thấp hơn hẳn các khu vực khác trong tỉnh.
Đường giao thông nông thôn
Tổng chiều dài đƣờng giao thông nông thôn toàn tỉnh là 8.921,49km, trong đó đƣờng huyện có 67 tuyến với tổng chiều dài là 694,5km, đƣờng xã có tổng chiều dài là 2.055,62km và 6.171,35km đƣờng thôn xóm. Tỷ lệ cứng
51
hóa mặt đƣờng đạt 37,95%, trong đó đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng thôn xóm lần lƣợt chiếm 12,07%, 17,70% và 70,23%.
Nhìn chung kết cấu mặt đƣờng tại một số huyện là khá tốt nhƣ huyện Tân Yên, huyện Yên Dũng, huyện Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang với tỷ lệ mặt đƣờng bê tông xi măng đều trên 50%. Tuy nhiên vẫn còn một số huyện nhƣ huyện Lạng Giang, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, Huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động có kết cấu mặt đƣờng cấp phối và dƣới cấp phối lớn hơn 50%, với kết cấu mặt đƣờng này gây khó khăn cho quá trình vận chuyển do nhiều hạn chế của loại kết cấu mặt đƣờng này nhƣ gây bụi, dễ bong, tróc vào mùa mƣa… Do đó việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông nông thôn của các huyện này cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa để có thể đảm bảo an toàn cho quá trình vận tải.
Đường đô thị
Đƣờng đô thị là các tuyến đƣờng nội đô các thị trấn của 9 huyện và thành phố Bắc Giang với tổng chiều dài là 281,7km. Nếu không tính đến các đoạn đƣờng quốc lộ, đƣờng tỉnh đi qua thành phố và các thị trấn thì đƣờng đô thị bao gồm những trục đƣờng chính của thành phố, thị trấn và những tuyến đƣờng chính đảm bảo mặt cắt ngang theo tiêu chuẩn đƣờng đô thị.
Theo kết quả điều tra, hệ thống đƣờng đô thị của thành phố Bắc Giang hầu hết mặt đƣờng đƣợc rải bê tông nhựa với sự sắp xếp tƣơng đối hợp lý: các đƣờng trục chính đƣợc đƣợc tổ chức theo dạng ô bàn cờ, kết hợp với đƣờng vành đai, nối liền các khu chức năng với nhau. Trong khi đó, giao thông đô thị tại các thị trấn trung tâm huyện còn nhiều hạn chế, các trục đƣờng đô thị không phải là quốc lộ và đƣờng tỉnh có chất lƣợng thấp, quy mô nhỏ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của địa phƣơng.
b) Năng lực vận tải đường bộ
Cùng với sự phát triển của mạng lƣới giao thông vận tải đƣờng bộ, việc khai thác vận tải đƣờng bộ cũng đƣợc quan tâm. Tính đến tháng 12/2011,
52
tổng số phƣơng tiện vận tải trên địa bàn tỉnh là 12.089 chiếc, do vậy, khối lƣợng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách bằng ô tô tăng lên rõ rệt.
Bảng 2.7. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2011
Chỉ tiêu 2000 2010 2011 Hàng hóa Vận chuyển (triệu tấn) 2,13 7,5 9,0 Luận chuyển (triệu tấn.km) 53,5 211,8 253,9 Hành khách Vận chuyển (triệu lƣợt ngƣời) 3,3 14,8 16,1 Luân chuyển (triệu lƣợt ngƣời.km) 233,7 977,5 977,0
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2011)
Trong hơn 10 năm qua khả năng vận tải của ngành giao thông vận tải đƣờng bộ tỉnh Bắc Giang đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2000, khối lƣợng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của ngành chỉ ở mức 2,13 triệu tấn và 53,5 triệu tấn.km, tuy nhiên, đến năm 2011, khối lƣợng vận chuyển hàng hóa đã tăng 4,2 lần và khối lƣợng luân chuyển hàng hóa đã tăng 4,7 lần. Trong giai đoạn này, tình hình vận tải hành khách cũng tăng nhanh, từ 3,3 triệu lƣợt hành khách đƣợc vận chuyển năm 2000 tăng lên 16,1 triệu lƣợt hành khách vào năm 2011, tăng 4,9 lần; khối lƣợng hành khách luân chuyển tăng 4,2 lần. Sự tăng lên về cả khối lƣợng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách cho thấy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn này. Năm 2011, riêng ngành giao thông vận tải đã đóng góp khoảng 3% vào GDP toàn tỉnh, trong đó riêng vận tải đƣờng bộ đã đóng góp khoảng 55% vào giá trị sản xuất của toàn ngành. Với kết quả này, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải đƣờng bộ tỉnh Bắc Giang đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
53
c) Hệ thống hạ tầng cơ sở đường bộ
Hệ thống bến xe khách
Bảng 2.8. Hiện trạng các bến xe
TT Tên bến xe Địa điểm Loại bến Đơn vị quản lý
1 Bắc Giang Phƣờng Ngô Quyền-TP Bắc
Giang 3 Sở GTVT
2 Nhã Nam Thị trấn Nhã Nam, Tân Yên 4 Cty XD miền
Bắc
3 Cầu Gồ Thị trấn Cầu Gồ, Yên Thế 4 Huyện Yên
Thế
4 Lục Ngạn Xã Nghĩa Hồ, Lục Ngạn 4 Cty CP xe
khách
5 An Châu Thị trấn An Châu, Sơn
Động 4
Huyện Sơn Động
6 Lục Nam Thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam 4 Cty CP xe
khách
7 Thắng Thị trấn Thắng, Hiệp Hoà Đang nâng cấp
thành loại 4
Huyện Hiệp Hòa
8 Xuân Lƣơng Huyện Yên Thế Đang đề nghị xây
dựng đạt loại 5
Huyện Yên Thế
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang)
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 bến xe khách đạt từ loại 3 đến loại 4, trong đó bến xe Bắc Giang là bến xe lớn nhất và có hoạt động hiệu quả nhất. Tất cả các bến xe đã chấp hành tốt các quy định hiện hành liên quan đến quá trình khai thác vận hành bến xe. Hoạt động của bến xe là hoạt động lấy thu bù chi, thu chỉ đủ chi thƣờng xuyên, không có điều kiện tích lũy để thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo, đầu tƣ mới trang thiết bị cho bến xe.
Hệ thống trạm nghỉ dọc đường
Trạm nghỉ dọc đƣờng là nơi cho các lái, phụ xe vào nghỉ, sau những chặng đi dài. Trạm nghỉ có thể kết hợp với các dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa, nạp thêm nhiên liệu, phục vụ các dịch vụ cần thiết cho khách, vừa là nơi quảng cáo giới thiệu cho khách trong và ngoài tỉnh về sản phẩm hàng hóa,
54
khu du lịch, di tích, lịch sử văn hoá, làng nghề, của địa phƣơng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xây dựng đƣợc 1 trạm nghỉ tại Km120 - quốc lộ 1, Song Khê huyện Yên Dũng với diện tích 7.000m2, có sự hỗ trợ đầu tƣ xây dựng của JICA (Nhật Bản) Công ty TNHH Bắc Hà quản lý khai thác, số lƣợng xe, khách vào bến nghỉ Song Khê còn ít, các dịch vụ tại đây còn hạn