6. Cấu trúc của đề tài
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, do đó địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi. Toàn tỉnh có 10 huyện trong đó có đến 6 tỉnh có diện tích đồi núi trên 50%, riêng huyện Sơn Động gần nhƣ 100% diện tích là đồi núi. Trong đó, chỉ duy nhất thành phố Bắc Giang có 100% địa hình là đồng bằng. Về cơ bản địa hình tỉnh Bắc Giang nghiêng và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Với địa hình nhƣ vậy, phần phía Nam của tỉnh có địa hình thấp và tƣơng đối bằng phằng hơn so với các vùng khác của tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cũng nhƣ thiết kế hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ và đƣờng sắt. Mặt khác, các vùng khác của tỉnh dốc và bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thiết kế, xây dựng hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng còn có thể phải chịu sự ảnh hƣởng của thiên tai trong mùa mƣa lũ nhƣ sạt lở đất, lũ quét… gây gián đoạn các luồng vận chuyển và khiến cho chi phí sửa chữa tăng cao.
29
Bảng 2.2: Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang
TT Huyện, TP Diện tích (km2) Vùng địa hình
1 TP Bắc Giang 66,45 Đồng bằng
2 Huyện Việt Yên 170,15 10% đồi, 90% đồng bằng
3 Huyện Yên Dũng 190,76 20% đồi, 80% đồng bằng
4 Huyện Hiệp Hoà 203,06 50% đồi, 50% núi
5 Huyện Lạng Giang 241,02 50% đồi, 50% núi
6 Huyện Tân Yên 205,54 50% đồi, 50% núi
7 Huyện Lục Nam 597,61 20% đồi, 80% núi
8 Huyện Lục Ngạn 1.017,28 20% đồi, 80% núi
9 Huyện Yên Thế 303,09 10% đồi, 90% núi
10 Huyện Sơn Động 846,64 Phần lớn là núi
Cộng 3.841,57
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010 và Nghị quyết số36/NQ-CP)
Nhƣ vậy, địa hình tỉnh Bắc Giang không hoàn toàn thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ thống giao thông vận tải. Điều này đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải có các biện pháp và phƣơng pháp thiết kế phù hợp với từng vùng địa hình của tỉnh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong toàn tỉnh và với các tỉnh khác.
2.2.2.2. Khí hậu
Khí hậu là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của toàn bộ hệ thống giao thông vận tải. Do đó, bất kỳ một thay đổi nhỏ nào của khí hậu cũng gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lục địa vùng Đông Bắc và đƣợc chia ra làm 2 tiểu vùng khí hậu; chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Nam vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau) và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Hằng năm
30
tỉnh nhận đƣợc một lƣợng nhiệt bức xạ khá cao, khoảng 115,6kcal/cm2/năm với tổng số giờ nắng từ 1.200 giờ đến 1.500 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.500 - 1.600mm, mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8 (khoảng 302 - 454mm mỗi tháng). Với lƣơng mƣa trên kết hợp với địa hình thì giao thông vận tải có thể gặp khó khăn vào những mùa mƣa lũ, do chịu ảnh hƣởng của các vụ sạt lở đất gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhƣ tắc nghẽn giao thông hay tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông vận tải đƣờng bộ và đƣờng sông. Mặt khác, sự phân mùa khí hậu không chỉ quyết định đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống giao thông vận tải đƣờng thủy. Do vậy việc thiết kế các tuyến đƣờng hợp lý cũng nhƣ công tác ứng phó với thiên tai phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
2.2.2.3. Thủy văn
Bắc Giang là tỉnh nằm trọn trong lƣu vực của hệ thống sông Thái Bình. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam. Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.
Sông Cầu
Sông bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (1.326m), thƣợng lƣu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và Ngân Sơn chảy vào Bắc Giang ở địa giới huyện Hiệp Hoà rồi chảy quanh co đến Yên Phong, đoạn này có bến Vọng Nguyệt và Nhƣ Nguyệt nổi tiếng. Sông còn một nguồn nữa là sông Cà Lồ chảy từ sông Bạch Hạc (Vĩnh Phú) qua Mê Linh, Kim Anh rồi nhập vào sông Hƣơng La ở bãi Ba Sà.
Nhƣ vậy, sông Cầu vào Bắc Giang và Bắc Ninh, qua địa phận các huyện Yên Phong, Việt Yên, Yên Dũng và Quế Võ, Bắc Ninh, để rồi hợp lƣu với sông Thƣơng và sông Lục Nam ở phía trên Phả Lại 10km. So với 2 sông kia, sông Cầu có chiều dài lớn nhất (288km), nhƣng đoạn đi qua tỉnh Bắc Giang lại rất ngắn.
31
Lòng sông Cầu ở thƣợng lƣu hẹp và dốc nhiều thác ghềnh, độ dốc đáy sông 10%, nhƣng đến trung lƣu thì lòng sông mở rộng độ dốc đáy sông còn 0,1%. Sông Cầu khi về đến Bắc Giang thì lòng sông sâu và mở rộng, nƣớc chảy êm đềm, nối hai bên xóm làng của vùng quan họ Kinh Bắc xƣa. Hệ thống công trình đập Thác Guống đƣợc hoàn thành năm 1932, phục vụ tƣới cho 25.000ha của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt Yên. Do chiều dài của sông Cầu chủ yếu nằm ở các tỉnh bạn nên việc tiếp tục đầu tƣ khai thác con sông này còn có nhiều hạn chế.
Sông Thương
Sông Thƣơng là phụ lƣu của sông Thái Bình, bắt nguồn từ núi Na Pa Phƣớc cao 600m thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn có chiều dài 157km với hƣớng chảy chính là hƣớng Bắc Nam. Diện tích lƣu vực tính đến Cầu Sơn là 2.339km2.
Sông đổ vào tỉnh Bắc Giang ở Thanh Muôi. Từ Bố Hạ trở xuống Bắc Giang, sông chảy theo hƣớng Bắc Nam, lòng sông mở rộng và sâu, dộ dốc lòng sông bình quân còn 0,1%, nƣớc trong xanh, suốt năm thuyền bè tàu thuỷ có thể lƣu thông đƣợc. Qua thành phố Bắc Giang thì sông Thƣơng hợp lƣu vào với sông Lục Nam, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam là chính nhƣng cũng nhiều đoạn quanh co, đôi bờ có hai dải đê kiên cố. Do yêu cầu phát triển kinh tế còn phải tiếp tục đầu tƣ thêm để khai thác tiềm năng của con sông này về mặt thuỷ điện, trữ lƣợng nƣớc tƣới tiêu cũng nhƣ du lịch.
Sông Lục Nam
Đây là một trong những con sông đẹp vào loại bậc nhất ở nƣớc ta, bắt nguồn từ núi Kham, cao 700m thuộc miền Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn chảy qua 15 km đến địa hạt tỉnh Bắc Giang. Con sông này đi qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng dài 175km rồi nhập vào sông Thƣơng cách Phả Lại 10km, sau đó mới hợp với sông Cầu thành sông Thái Bình. Lòng sông Lục Nam rất rộng, tàu thuỷ có thể vào tới chân núi Bảo Đài nên thuận lợi cho giao thông thuỷ và phát triển du lịch. Ở thƣợng nguồn lòng sông Lục
32
Nam hẹp chảy giữa núi. Từ Chũ trở xuống dòng sông mới mở rộng. Từ núi Bảo Đài trở xuống, dòng sông êm ả với cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt.
Các phụ lƣu và nhánh sông nằm gần nhƣ trọn vẹn trong lãnh thổ Bắc Giang có nhiều giá trị kinh tế nhƣ thuỷ điện nhỏ, du lịch, giao thông thuỷ và là nguồn nƣớc phục vụ dân sinh, nông nghiệp, các ngành kinh tế khác. Hiện trên sông Lục Nam chƣa có các công trình thuỷ lợi lớn. Chủ yếu là các công trình thuỷ lợi nhỏ và các trạm bơm tạm lƣu động theo mùa.
Bắc Giang là vùng có diện tích tự nhiên bao gồm chủ yếu là vùng đồi núi thấp và trung du. Nguồn nƣớc mƣa tới không nhiều so với nơi khác. Các con sông lớn chảy qua tỉnh đều là sông nhánh cấp 1 của hệ thống sông Thái Bình. Ngoại trừ sông Lục Nam là gần nhƣ nằm gọn trong tỉnh, còn các sông Thƣơng, sông Cầu chỉ có một phần trung du và hạ du chảy qua tỉnh. Do đó phần lớn diện tích hứng nƣớc của các sông lớn đều nằm ngoài lãnh thổ. Phần lớn địa hình các sông có dạng đồi cao 50-150m, đất trên lƣu vực chủ yếu là sa diệp thạch, đá vôi chiếm khoảng 10%. Mật độ lƣới sông không đều, trung bình từ 0,5-1,5km/km2, nguồn nƣớc mặt qua đó cũng không lớn. Mặt khác nguồn nƣớc mặt phân bố không đều theo không gian và thời gian. Một năm có hai mùa nƣớc, mùa nƣớc lớn từ tháng 5-10, mùa nƣớc cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do vậy, giao thông vận tải đƣờng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn kém phát triển. Mặt khác, chế độ thủy văn theo mùa cũng là một yếu tố chi phối đến quá trình hoạt động của hệ thống giao thông đƣờng sông.
2.2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tuy số lƣợng mỏ khoáng sản lớn không nhiều, nhƣng lại có một số loại khoáng sản quan trọng để phát triển nhƣ: than, sắt, đồng, cao lanh, sỏi… Những loại khoáng sản này đƣợc phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi nhƣ: than đá ở Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn với tổng trữ lƣợng lên đến 114 triệu tấn; quặng sắt phân bố ở Yên Thế với 0,5 triệu tấn, ở Lục Ngạn và Sơn Động là gần 100 tấn; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng.
33
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng có trữ lƣợng khá lớn đất sét để làm gạch chịu lửa phân bố chủ yếu ở huyện Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế.
Nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn nguyên liệu phục vụ đắc lực cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình khai thác tài nguyên, nhu cầu vận tải không ngừng tăng lên đặt ra yêu cầu về một hệ thống đƣờng giao thông có khả năng len lỏi đến bất cứ đâu và hệ thống vận tải đảm bảo về cả chất lƣợng và số lƣợng là vô cùng cần thiết. Mặt khác, việc vận chuyển khoáng sản, nguyên liệu từ các mỏ khai thác đến các cơ sở sản xuất, chế biến ngoài địa bàn tỉnh cũng góp phần phát triển giao thông đối ngoại nhanh chóng. Do vậy, việc khai thác nguồn tài nguyên này đã mở ra nhiều cơ hội cũng nhƣ yêu cầu ngày càng cao đối với ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang.
b) Tài nguyên rừng
Ngoài tài nguyên khoáng sản thì tài nguyên rừng cũng là nguồn tài nguyên có trữ lƣợng phong phú của tỉnh. Toàn tỉnh có 146,43 nghìn ha đất lâm nghiệp có rừng trong đó rừng sản xuất là 113,46 nghìn ha. Gỗ từ rừng vừa cung cấp hàng hóa cho ngành vận tải vừa cung cấp nguyên liệu trong quá trình xây dựng hệ thống đƣờng giao thông.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ trên, giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang hoàn toàn có cơ hội thuận lợi để phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.