Thực trang cán bộ làm công tác tham vấn tại ngôi nhà bình yên

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 66 - 71)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.1.5.Thực trang cán bộ làm công tác tham vấn tại ngôi nhà bình yên

Qua khảo sát cho thấy hiện nay NNBY có 06 cán bộ tham vấn trong đó có 03 cán bộ chuyên trách và 03 người là nhân viên xã hội nhưng cũng thực hiện việc tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Với số lượng người như hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tham vấn của các nạn nhân đến tham vấn trực tiếp và tham vấn qua điện thoại.

Về giới tính của cán bộ tham vấn tại NNBY hiện nay cả 6/6 người đều là nữ. Do đặc thù nạn nhân đến với NNBY là phụ nữ bị bạo lực gia đình và trẻ em nên cán bộ tham vấn là nữ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tham vấn. Bởi lẽ là phụ nữ với

59

nhau họ sẽ hiểu và dễ thông cảm cho nhau hơn. Hơn nữa thủ phạm gây ra bạo lực chủ yếu là người chồng nên nếu cán bộ tham vấn là nam sẽ khó khăn hơn, thân chủ có thể họ sẽ sợ hãi và có tâm lý rụt rè và không dám chia sẻ. Hơn nữa có những vấn đề khá tế nhị như bạo lực tình dục các chị em phụ nữ họ sẽ không dám chia sẻ và có tâm lý e ngại. Phỏng vấn sâu cán bộ tham vấn tại NNBY trả lời như sau:

“Vì các đối tượng đến tham vấn là các phụ nữ bị bạo lực gia đình nên nếu cán bộ tham vấn là nữ thì sẽ dễ dàng thông cảm và chia sẻ hơn. Mặt khác là phụ nữ có những vấn đề tế nhị sẽ họ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn, còn nam giới có những vấn đề mà tế nhị là họ không dám chia sẻ, chẳng hạn như vấn đề bề bạo lực tình dục”.(Cán bộ tham vấn, 60 tuổi)

Cán bộ làm công tác tham vấn tại NNBY có trình độ chuyên môn rất cao trong đó: 01 người có trình độ tiến sỹ, 02 người có trình độ thạc sỹ, 03 người có trình độ đại học (có 02 người đang học thạc sỹ)

Do vậy chúng ta thấy về trình độ chuyên môn các cán bộ tham vấn ở nhiều chuyên môn khác nhau như: tâm lý học, luật và CTXH. Vì không phải tất cả các cán bộ tham vấn đều có chuyên môn về CTXH vì vậy trong thời gian qua NNBY đã thường xuyên tổ chức tập huấn về các kiến thức và kỹ năng CTXH cho những cán bộ tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY. Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý NNBY chị cho biết: “Hàng năm NNBY đều tập huấn cho các cán bộ làm công tác tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY những kiến thức và kỹ năng CTXH, chúng tôi mời các chuyên gia nước ngoài và các trường đại học có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực CTXH tập huấn cho họ các kiến thức và kỹ năng công tác xã hội” (Cán bộ quản lý NNBY, 56 tuổi)

Như vậy chúng ta thấy rằng mặc dù các cán bộ tham vấn tại NNBY họ không có bằng chuyên môn về CTXH nhưng hàng năm họ cũng được tập huấn về kiến thức, kỹ năng CTXH nên cơ bản họ cũng đã đáp ứng được yêu cầu các công việc họ đang đảm nhiệm hiện nay.

Tuy nhiên bên cạnh đó ngoài chuyên môn chính về tâm lý học họ cũng được trang bị thêm các kiến thức về luật pháp, sức khỏe sinh sản và y tế, công tác xã

60

hội… qua các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ NNBY. Đặc biệt là các cán bộ làm công tác tham vấn tại NNBY hiện nay mặc dù có chuyên ngành tâm lý và giáo dục, nhưng họ vẫn có nhu cầu được trang bị các kiến thức về tâm lý học lâm sàng và trị liệu tâm lý. Cán bộ tham vấn của NNBY trả lời:

“Hiện nay nhiều phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ bị tổn thương khá nặng về tâm lý và tinh thần, có nhiều trường hợp họ có những sang chấn và biểu hiện rối nhiễu tâm lý. Do vậy một số trường hợp chúng tôi phải kết nối với những người có chuyên môn sâu về tâm lý. Chính vì lẽ đó nếu có điều kiện chúng tôi mong muốn được tập huấn về trị liệu tâm lý cho phụ nữ bị bạo lực gia đình” (Cán bộ tham vấn tại NNBY, 40 tuổi)

Đa số các cán bộ tham vấn tại NNBY được hỏi về kinh nghiệm tham vấn và làm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, trẻ em thì toàn bộ số cán bộ tham vấn đều đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn, hôn nhân gia đình, làm việc với trẻ em, với phụ nữ…Điều này cũng là một trong những thuận lợi khi họ làm việc với những phụ nữ bị bạo lực gia đình. Có người đã có từ 20 đến 30 năm kinh nghiệm.

Bảng 2.11. Các kiến thức của cán bộ tham vấn tại NNBY đƣợc tập huấn

(Đơn vị: Người)

TT Các kiến thức đƣợc tập huấn Thƣờng xuyên thoảng Thỉnh

Chƣa lần nào

1 Kiến thức về bạo lực gia đình 15/15 0/15 0/15

2 Kiến thức về tham vấn 10/15 1/15 4/15

3 Kiến thức về cách thức làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình

15/15 0/15 0/15

4 Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản 15/15 0/15 0/15

5 Kiến thức về hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình 15/15 0/15 0/15

6 Kiến thức về pháp luật 15/15 0/15 0/15

7 Kiến thức khác (nêu cụ thể: Làm việc với người có ý định tự tử; Trẻ vị thành niên; Trẻ em bị ảnh hưởng BLGĐ…

61

Nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số cán bộ làm công tác tham vấn và nhân viên xã hội thường xuyên hoặc thi thoảng được tập huấn về kiến thức tham vấn chiếm tỷ lệ 10/15 người thường xuyên được tập huấn và chỉ có 01 trường hợp được tập huấn về kiến thức tham vấn đó là cán bộ quản gia, và 04 trường hợp không được tập huấn đó là bảo vệ, do họ không phải thực hiện công việc tham vấn nên họ không được tập huấn về kiến thức tham vấn. Còn lại kiến thức về bạo lực gia đình, kiến thức về hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình thì 15/15 người được hỏi là họ đều được tập huấn thường xuyên.

Đặc biệt là các kiến thưc CTXH mà NNBY thường xuyên tổ chức tập huấn hàng năm, chúng tôi đã phỏng vấn cán bộ quản lý NNBY chị trả lời như sau:

“Hàng năm ngoài các kiến thức về pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình, kiến thức về các lĩnh vực có liên quan chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các kiến thức CTXH như: CTXH trẻ em, CTXH với phụ nữ bị bạo lực gia đình, kiến thức về quản lý trường hợp, kiến thức về CTXH cá nhân, CTXH nhóm, CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần…. Bởi vì hơn ai hết họ là người người làm CTXH trực tiếp với phụ nữ bị bạo lực gia đình nên ho cần được trang bị các kiến thức về CTXH từ cơ bản đến nâng cao”(Cán bộ quản lý NNBY, 56 tuồi)

Bên cạnh các kiến thức về tham vấn và bạo lực gia đình mà các cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội, nhân viên tại NNBY đã được trang bị các kỹ năng làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình, các kỹ năng quản lý ca, các kỹ năng CTXH….

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ và nhân viên đang làm việc tại NNBY (Cán bộ quản lý, cán bộ dự án, Cán bộ tham vấn, quản gia, bảo vệ) về các kỹ năng mà cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội và nhân viên NNBY được tập huấn hàng năm thu được kết quả như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

Bảng 2.12 Các kỹ năng mà cán bộ tham vấn tại NNBY đƣợc tập huấn

(Đơn vị: Người)

TT Nội dung Thƣờng xuyên thoảng Thỉnh lần nào Chƣa

1 Kỹ năng tham vấn 8/15 3/15 4/15

2 Kỹ năng quản lý ca 7/15 3/15 5/15

3 Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe 15/15 0/15 0/15

4 Kỹ năng điều hành thảo luận, trao đổi 7/15 3/15 5/15

5 Kỹ năng huy động nguồn lực 8/15 4/15 3/15

6 Kỹ năng phối, kết hợp với các ngành liên quan

7/15 3/15 5/15

Kết quả trên cho thấy đa số các cán bộ, nhân viên NNBY được tập huấn thường xuyên về kỹ năng giao tiếp và lắng nghe chiếm tỷ lệ 15/15 người, đây là tỷ lệ cao nhất. Còn kỹ năng tham vấn chỉ có 8/15 người trả lời là được tập huấn thường xuyên nhất đó là 03 cán bộ làm công tác tham vấn, còn các cán bộ dự án, cán bộ quản lý, Nhân viên xã hội có 3/15 người thỉnh thoảng được tập huấn về kỹ năng tham vấn vì họ cũng phải sử dụng kỹ năng làm tham vấn trong quá trình làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chỉ có 04 người không được tập huấn kỹ năng tham vấn lần nào đó chính là bảo vệ, lý do họ không được tập huấn do họ không phải sử dụng kỹ năng tham vấn trong quá trình làm việc. Có 7/15 người thường xuyên được tập huấn về kỹ năng quản lý ca, kỹ năng phối hợp các ngành liên quan đó là cán bộ tham vấn và nhân viên xã hội.

Như vậy chúng ta thấy rằng hiện nay chỉ có những cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội, nhân viên làm việc tại NNBY mới được tuyển dụng đúng với chuyên môn được đào tạo. Đồng thời hàng năm họ đều được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về tham vấn, bạo lực gia đình, tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình...Đây chính là điểm khác biệt quan trọng so với các mô hình nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy, các mô hình trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại các địa phương. Thực tế các mô hình trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình hay các địa chỉ tin cậy, nhà tạm

63

lánh…ở các địa phương khác thì đa số cán bộ làm việc trong các mô hình này không được đào tạo đúng chuyên môn, không có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp mà họ chỉ làm bằng kinh nghiệm và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn nên hiệu quả chưa cao so với các cán bộ đang làm việc tại NNBY Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 66 - 71)