9. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4. Người được tham vấn cá nhân tại ngôi nhà bình yên
Nhìn chung các phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY trong hoàn cảnh họ bị bạo lực trong thời gian khá dài, mức độ bạo lực cũng khá nghiêm trọng. Thông qua nghiên cứu và khảo sát về các phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY cho thấy kết quả như sau:
Về độ tuổi: khi hỏi các cán bộ tham vấn, nhân viên NNBY về độ tuổi của nạn nhân thì 14/15 người trả lời là phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY ở các độ tuối rất khác nhau, có người chỉ 3, 4 tuổi nhưng người nhiều tuổi nhất trên 70 tuổi.
56
Điều này cho thấy không có giới hạn nào về độ tuổi cho những phụ nữ và nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Khi hỏi về độ tuổi của phụ nữ bị bạo lực gia đình với các cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội đều trả lời:
“Về đô tuổi của các phụ nữ bị bạo lực gia đình thì rất đa dạng và có đủ các lứa tuổi, có khi sơ sinh, trung tuổi và có cả những người trên 70 tuổi” (Cán bộ tham vấn NNBY, 31 tuổi)
Khi tìm hiểu về quê quán của các phụ nữ bị bạo lực gia đình có 15/15 các ý kiến cán bộ, nhân viên của NNBY trả lời rằng phụ nữ bị bạo lực gia đình họ đến từ các tỉnh trên cả nước, nhưng chủ yếu là khu vực phía bắc như: Phú Thọ, Lào cai, Yên Bái, Hải dương, Hưng Yên, Hải phòng… Nhưng nhiều nhất là Hà Nội và đặc biệt là Hà Tây cũ chiếm tỷ lệ khá cao.
Các phụ nữ bị bạo lực gia đình họ chủ yếu đến từ các tỉnh phía bắc, đồng bằng sông hồng nhưng nhiều nhất là Hà Nội và Hà tây cũ. Cũng có một số trường hợp họ đến từ Đà nẵng và các tỉnh miền núi phía bắc (Cán bộ tham vấn NNBY, 56 tuồi)
Nghề nghiệp: Phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY cũng rất khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông, làm ruộng, buôn bán nhỏ, công nhân và một số người không có việc làm, bên cạnh đó cũng có một số cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
Bảng 2.9. Nghề nghiệp của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY
(Đơn vị: người)
TT Nghề nghiệp Số ngƣời
1 Nông dân 3/10
2 Công nhân 1/10
3 Cán bộ 1/10
4 Công việc văn phòng 1/10
5 Buôn bán 2/10
6 Làm thuê 1/10
57
Kết quả khảo sát cho thấy trong số 10 người đang tạm trú tại NNBY có tới 3/10 người là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất và 2/10 người làm nghề buôn bán, còn lại các nghề công việc văn phòng, cán bộ, làm thuê, nội trợ, nghề khác tỷ lệ là 1/10 người.
Phụ nữ bị bạo lực gia đình đa số họ có hoàn cảnh gia đình không mấy thuận lợi như: chồng thường xuyên say rượu, mắc tệ nạn xã hội, không có việc làm ổn định, cuộc sống kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình chồng, sinh con một bề….Mặc dù vậy cũng có những người có điều kiện gia đình khá giả, chồng cũng là cán bộ công chức nhưng cũng bị bạo lực gia đình.
Khảo sát về trình độ học vấn của phụ nữ bị bạo lực gia đình đang tạm trú tại NNBY thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10.Trình độ học vấn của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY
(Đơn vị: người) TT Trình độ học vấn Số lƣợng 1 Dưới tiểu học 2 2 Trung học cơ sở 4 3 Trung học phổ thông 2 4 Đại học và cao đẳng 1 5 Trên đại học 1
Kết quả trên cho thấy những người có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ nhiều nhất 4/10 người được hỏi và những người người có trình độ dưới tiểu học và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 2/10 và tỷ lệ ít nhất là trình độ từ cao đẳng đến trên đại học. Điều này cho thấy những người có trình độ càng cao thì nguy cơ họ bị bạo lực gia đình càng thấp.
Trình độ học vấn của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY cũng khá đa dạng và phong phú, có người chưa biết chữ, có người chỉ học tiểu học, có người cấp 2, cấp 3, đại học và thạc sỹ, tiến sỹ. Tổng hợp các ý kiến thảo luận nhóm tại NNBY trả lời về trình độ học vấn của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY trong những năm
58
qua như sau: “Về trình độ của phụ nữ bị bạo lực gia đình khá đa dạng và phức tạp có người chưa biết chữ, có người học cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học và thậm chí có cả thạc sỹ, tiến sỹ. Tuy nhiên về trình độ học vấn phổ biến nhất của phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến NNBY là ở trình độ cấp 1 và cấp 2 là chủ yếu. Còn trình độ càng cao tỷ lệ càng ít, nhưng không có nghĩa là không có” (Cán bộ dự án NNBY)
Một trong những vấn để mà thể hiện tính ưu việt của NNBY đó là các phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ được mang theo con của họ, ngoài ra con họ cũng được tham vấn, cũng được hỗ trợ để được tiếp tục đi học còn nếu ở độ tuổi mẫu giáo các con của họ cũng được học mẫu giáo ngay tại NNBY.
Khi tiến hành khảo sát về người gây ra bạo lực cho phụ nữ bị bạo lực tại NNBY thì 10/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời rằng họ bị bạo lực gia đình do chính người chồng của họ, song thực tế những năm qua tại NNBY có cả nhưng người phụ nữ bị con và cháu của mình bạo hành.
Như vậy chúng ta thấy rằng phụ nữ bị bạo lực gia đình họ đến với NNBY có những đặc điểm rất đa dạng và phong phú: từ những người có trình độ dưới tiểu học (không biết chữ) cho đến những người có trình độ đại học, trên đại học, phụ nữ bị bạo lực gia đình đến từ nhiều nơi khác nhau cả thành thị lẫn nông thôn và miền núi, có người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có nghề nghiệp ổn định và có người có việc làm và thu nhập ổn định…cũng bị bạo lực gia đình. Điều này cho thấy bạo lực gia đình có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào kể cả những người giàu.