Số lượng và chất lượng các ca tham vấn

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 72 - 78)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Số lượng và chất lượng các ca tham vấn

Theo số liệu thống kê của ban quản lý dự án NNBY đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 tổng số ca tham vấn khoảng 2900 và có khoảng gần 3000 người được tham vấn, cả tham vấn trực tiếp lẫn tham vấn qua điện thoại với các mức độ khác nhau.

Đa số các nạn nhân khi đến với NNBY trong trường hợp vấn đề khó khăn của họ đã khá phức tạp. Họ bị tổn thương khá nặng với các mức độ khác nhau như: tổn thương về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên số ca có mức độ phức tạp và nghiêm trọng chiếm tỷ lệ khá cao… Do họ đến với NNBY khi vấn đề của họ khá nghiêm

65

trọng nên việc tham vấn cho họ cũng khá phức tạp và đòi hỏi cần thời gian và trình độ chuyên môn của cán bộ tham vấn.

Khi phụ nữ bị bạo hành được tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm đa số họ đã đạt được những kết quả nhất định. Mức độ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, khả năng ứng phó và bản thân mỗi phụ nữ bị bạo lực gia đình. Khi khảo sát về mức độ hài lòng của phụ nữ bị bạo lực gia đình về chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn tại NNBY đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của phụ nữ bị bạo lực gia đình về chất lƣợng của công tác tham vấn cá nhân tại NNBY

(Đơn vị: người)

STT Đánh giá về chất lượng tham vấn

Không hài lòng (1) Bình thường (2) Hài lòng (3) 1 Cơ sở vật chất 0/10 3/10 7/10

2 Trình độ chuyên môn của cán bộ tham vấn 0/10 1/10 9/10

4 Thái độ phục vụ 0/10 1/10 9/10

5 Tính bảo mật thông tin của cơ sở 0/10 1/10 9/10

6 Chi phí 0/10 0/10 10/10

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các phụ nữ bị bạo lực gia đình được tham vấn tại NNBY đều đánh giá cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn trong đó tỷ lệ cao nhất 10/10 ý kiến hài lòng về chi phí của dịch vụ tham vấn, lý do phụ nữ bị bạo lực gia đình tạm trú tại NNBY được miễn phí, lương và đầu tư cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động tham vấn được dự án chi trả. Có 9/10 ý kiến hài lòng về trình độ chuyên môn của cán bộ tham vấn do tất cả các cán bộ tham vấn ở NNBY đều có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành tâm lý, CTXH, hơn nữa họ cũng đã có nhiều năm làm công tác tham vấn, làm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Có 3/10 ý kiên cho rằng họ chỉ hài lòng ở mức độ bình thường vì cơ sở vật chất của phòng tham vấn hơi hẹp và chưa có phòng chờ nên đôi khi họ khó chia sẻ nếu trong phòng có các phụ nữ bị bạo lực gia đình khác nên họ sợ bị tiết lộ thông tin.

Đến đây chúng ta thấy rằng hiện nay công tác tham vấn tại NNBY đã đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Đa số các phụ nữ bị bạo lực gia đình khi được tham vấn họ

66

đã ít nhiều được giải quyết những vấn đề khó khăn. Khi tiến hành thảo luận nhóm có ý kiến trả lời như sau về chất lượng tham vấn:

Trong suốt thời gian chúng tôi tiến hành các công việc tham vấn của mình tại NNBY thì chưa có ý kiến nào phản ánh là họ không hài lòng về chất lượng tham vấn ở đây” (Cán bộ tham vấn, thảo luận nhóm)

Toàn bộ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiện nay công tác tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY đã và đang đạt được những kết quả tốt, chính vì vậy việc nhân rộng mô hình tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình ra các địa phương khác là vô cùng cần thiết.

2.2.2. Những thay đổi của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên trước và sau khi đã được tham vấn

Phần lớn những phụ nữ bị bạo lực gia đình khi họ đến với NNBY họ đều gặp rất nhiều khó khăn khác nhau tùy thuộc vào việc họ bị bạo lực gia đình ở mức độ bạo lực nặng hay nhẹ, có phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ bị tổn thương khá nặng nề, song bên cạnh đó cũng có những người bị bạo lực ở mức độ nhẹ hơn. Nhưng hầu hết họ đến với NNBY khi vấn đề của họ khá nghiêm trọng. Do vậy hoạt động tham vấn cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình là tạo ra sự thay đổi từ trong nhận thức đến hành vi và giúp họ giải quyết tốt hơn những khó khăn họ gặp phải khi họ bị bạo lực gia đình.

Nghiên cứu sẽ chỉ ra sự thay đổi của phụ nữ bị bạo lực gia đình trước và sau khi được tham vấn cá nhân tại NNBY

67

Bảng 2.14. Nhận thức, cảm xúc, giao tiếp của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY trƣớc và sau khi đã đƣợc tham vấn

(Đơn vị: người) TT Nội dung Trƣớc khi tham vấn Sau khi tham vấn

1 Cho mình là phụ nữ nên phải chịu kiếp như vậy 3/10 0/10 2 Mình là phụ nữ nên phải tuân theo chồng và gia đình

chồng

5/10 1/10

3 Mình là yếu kém, không có giá trị 5/10 1/10

4 Chẳng hiểu gì về luật pháp liên quan về PCBLGĐ 7/10 1/10

5 Lo lắng cho con cái 7/10 2/10

6 Lo sợ dư luận xã hội 9/10 1/10

7 Chỉ muốn chết 10/10 1/10

8 Lo lắng, sợ hãi 10/10 1/10

9 Ngại giao tiếp, tiếp xúc với người khác 8/10 1/10

10 Né tránh mọi người 7/10 2/10

11 Về sức khỏe 10/10 1/10

Bạo lực gia đình để lại hậu quả rất nặng nề với các nạn nhân bị bạo lực gia đình nói chung và phụ nữ nói riêng. Bạo lực gia đình có thể để lại những tổn thương vể thể xác và những ảnh hưởng về tâm lý và tinh thần của nạn nhân. Khi tìm hiểu về những khó khăn của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY đa số các phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ đều gặp rất nhiều khó khăn:

Về sức khỏe: Khi được hỏi thì có 10/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình khi họ đến với NNBY họ bị bạo lực về thể xác và họ đều có ảnh hưởng về sức khỏe. Khi hỏi các nhân viên xã hội về vấn để này, nhân viên xã hội NNBY trả lời như sau; “Đa số phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY họ đều bị bạo lực về thể xác nên hầu hết họ có tổn thương về sức khỏe, có người nhẹ phải vào viện điều trị vài ngày có người bị bạo lực nặng thì phải điều trị dài ngày nhưng trong quá trình tạm trú tại NNBY họ đã được điều trị và trước khi hồi gia thì đa số họ đã có sự thay đổi, sức khỏe của họ tốt hơn so với khi họ mới đến tạm trú tại NNBY” (Nhân viên xã hội NNBY, 32 tuổi)

68

Sau khi được tham vấn sức khỏe của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY cũng được cải thiện. Khi đến với NNBY chị em bị bạo lực về thể xác nên hầu hết họ đều có những tổn thương về mặt thể xác, tại NNBY họ được khám và điều trị bệnh miễn phí tại một số cơ sở y tế. Nên hầu hết chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình đều được nâng cao sức khỏe. Chính điều này thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của mô hình NNBY trong trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Bên cạnh những tổn thương về thể xác phụ nữ đến NNBY họ có những ảnh cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, sợ hãi, né tránh mọi người, thậm chí muốn chết…Khi được hỏi có 10/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời rằng họ có cảm xúc lo lắng và sợ hãi. Trong đó có 3/10 trường hợp trả lời muốn tự tử cho đỡ khổ. …Điều này cho thấy phụ nữ bị bạo lực gia đình họ đến với NNBY họ đều có những cảm xúc tiêu cực về bản thân. Nếu những cảm xúc này không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

Kết quả khảo sát cho thấy suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ sau khi được tham vấn. Trước khi được tham vấn phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY rất lo lắng và sợ hãi thì sau khi được tham vấn có 3/10 người cho rằng họ đã không còn lo lắng và sợ hãi nữa, 7/10 người cho rằng đã giảm bớt lo lắng và sợ hãi. Đặc biệt cả 10/10 người cho rằng họ không còn muốn chết, điều này cho thấy trong nhận thức và trong cảm xúc của họ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ chỗ có cái nhìn tiêu cực về bản thân thì nay họ đã có cái nhìn tích cực hơn. Trước khi được tham vấn đa số họ không muốn giao tiếp và tiếp xúc với người khác nhưng nay họ đã thay đổi có 8/10 người cho rằng nay họ không còn ngại giao tiếp và tiếp xúc với người khác… tất cả những số liệu trên cho thấy trước và sau khi tham vấn phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY đã có sự chuyển biến tích cực hơn, điều này khẳng định tầm quan trọng của tham vấn cho phụ bị bạo lực gia đình và chất lượng tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY.

Sau khi được tham vấn cá nhân phụ nữ bị bạo lực gia đình đã có nhiều sự thay đổi trong nhận thức, cảm xúc, thái độ, hành vi, giao tiếp…Từ chỗ có suy nghĩ tiêu

69

cực về bản thân và gia đình nay họ đã có những suy nghĩ tích cực hơn. Khảo sát về vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn sâu bảo vệ tại NNBY, Anh đã trả lời như sau:

“Có một số trường hợp chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình khi mới đến NNBY họ rấ sợ sệt đặc biệt thấy bảo vệ là đàn ông nên họ sợ, có chị còn đòi về không dám ở, nhưng sau đó được cán bộ NNBY giải thích nên họ đã hiểu và bớt sợ hãi, ban đầu họ không dám trò chuyện hay nói chuyện với bảo vệ. Song thời gian ở đây họ đã quen nên họ cũng mạnh dạn hơn, giao tiếp cũng cởi mở hơn” (Bảo vệ NNBY, 62 tuổi)

Quan hệ gia đình của các phụ nữ bị bạo lực gia đình: khi hỏi về quan hệ gia đình phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời là mối quan hệ trong gia đình họ không tốt. Phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời về quan hệ gia đình như sau: “ Khi xảy ra bạo lực gia đình vợ chồng tôi có mâu thuẫn với nhau, gần như chúng tôi không bao giờ nói chuyện với nhau, bầu không khí tâm lý trong gia đình rất căng thẳng và trong gia đình lúc này ai biết người đó, ai muốn làm gì thì làm”(Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY, 53 tuổi)

Như vậy chúng ta thấy rằng khi ra đình có mâu thuẫn thì mối quan hệ của các thành viên trong gia đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình với chồng là rất căng thẳng, mâu thuẫn xung đột xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

Quan hệ gia đình và tình trạng hôn nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình một phần phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY được hỗ trợ các kỹ năng sống cơ bản nên khi họ trở về gia đình họ đã cải thiện được mối quan hệ gia đình, tiếp tục cuộc sống hôn nhân và vẫn sống chung với chồng. Tuy nhiên bên cạnh đó có một bộ phận chị em phụ nữ sau khi được tham vấn và hỗ trợ của NNBY họ tiến hành ly hôn với chồng. Khi phỏng vấn sâu NVXH và cán bộ tham vấn thì nhân viên xã hội trả lời “Khi phụ nữ bị bạo lực gia đình quá nặng họ đã tìm đến NNBY khi họ đến NNBY họ đã ở mức độ khá phức tạp và một số chị em đã cho rằng mình không thể tiếp tục sống chung với chồng nữa nên họ đã lựa chọn giải pháp ly hôn, vì vậy nhân viên xã hội ở NNBY sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho họ tiến hành ly hôn, bởi nếu không ly hôn có thể xảy ra những nguy cơ với họ” (cán bộ tham bấn NNBY, 56 tuổi)

70

Khảo sát về tình trạng hôn nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình NNBY thu được kết quả như sau: có 8/10 người trả lời rằng họ đang sống chung với chồng và có 2/10 người trả lời rằng họ đang ly thân với chồng, 10/10 ý người cho rằng họ và chồng chưa ly hôn với nhau. Chính vì lý do họ chưa ly hôn nên người chồng mới gây ra bạo lực gia đình, vì họ cho rằng vợ họ thì họ có quyền được “dạy bảo” hay “giáo dục”.

Nhìn chung phụ nữ bị bạo lực gia đình khi bắt đầu đến NNBY và sau khi được tham vấn, hỗ trợ của NNBY họ đã có những thay đổi, tiến bộ hơn về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, mối quan hệ gia đình và tình trạng hôn nhân, điều này cũng một lần nữa khẳng định vai trò của tham vấn đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)