Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 35 - 36)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng, của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo mức độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm lý nên mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

A. Maslow đưa ra hệ thống nhu cầu của con người và được xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp lên cao theo hình tháp. Vì vậy, lý thuyết về nhu cầu của A. Maslow còn được gọi tắt là “bậc thang nhu cầu” hay “tháp nhu cầu”, các nhu cầu ở bậc thấp đó là những nhu cầu cho sự tồn tại được xếp ở phía dưới, trong khi đó nhu cầu cho sự phát triển, hoàn thiện cá nhân được coi là nhu cầu quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở bậc trên cao nhất của kim tự tháp. Theo A. Maslow, mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào những nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu nào đó của con người không được đáp ứng cá nhân sẽ gặp phải những khó khăn việc thực hiện các nhu cầu cao hơn.

Bậc thang nhu cầu hay tháp nhu cầu của A. Maslow có thể được mô hình hoá như sau:

Theo A.Maslow con người cần phải được thoả mãn các nhu cầu cấp thấp rồi mới nảy sinh những nhu cầu ở những cấp cao hơn. Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng sẽ dẫn đến những khó khăn về mặt tâm lý chẳng hạn như con người

Nhu cầu tình thương yêu

Nhu cầu được tôn trọng Bậc 5

Bậc 4 Bậc 3 Bậc 2 Bậc 1

Nhu cầu được hoàn thiện

Nhu cầu thể chất

28

có được đáp ứng nhu cầu cở bản mới có thể tồn tại, khi đã được tồn tại mới có thể đáp ứng được các nhu cầu khác cao hơn như nhu cầu tinh thần. Với những phụ nữ bị BLGĐ thì nhu cầu thuộc về thể chất của họ không được đáp ứng như việc họ bị bỏ đói, bị đuổi ra khỏi nhà…khi đến với NNBY họ đều rơi vào tình trạng nhu cầu về thể chất - điều kiện đầu tiên để tồn tại không được đáp ứng và theo lý thuyết nhu cầu nếu nhu cầu cần thiết nhất không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu được an toàn với nhu cầu này rõ ràng chúng ta thấy rằng hầu hết họ bị đánh đập thậm chí bị giết và trên thực tế có nhiều phụ nữ đã bị tử vong do chồng bạo lực, tiếp đến nhu cầu được yêu thương với những phụ nữ bị BLGĐ chúng ta thẩy rõ rằng nếu phụ nữ được yêu thương thì họ đã không bị đánh đập, bị chửi mắng, xúc phạm, nếu nhu cầu được yêu thương của họ không có hay không được đáp ứng chắc chắn họ không thể nào được tôn trọng và được hoàn thiện. Giữa các nhu cầu này có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.

Trong quá trình ThV cho phụ nữ bị BLGĐ việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu là rất cần thiết sẽ giúp cho NTV, NVXH xác định được nhu cầu hiện tại của của họ trên cơ sở đó xác định được những khó khăn mà họ gặp phải đồng thời trên cơ sở đó để lập kế hoạch can thiệp và hỗ trợ phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho thân chủ.

Mỗi con người cần được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại và phát triển. Đa số những phụ nữ bị BLGĐ họ không được đáp ứng các nhu cầu khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì lẽ đó NTV cần sử dụng lý thuyết nhu cầu vào quá trình can thiệp để đáp ứng các nhu cầu cho thân chủ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi ThV cho họ.

Một phần của tài liệu Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)