8. Cấu trúc luận văn
3.4. Hình thức công việc
Có thể nói hình thức công việc là yếu tố quan trọng tiên quyết ảnh hƣởng đến mức thu nhập và sự ổn định thu nhập của lao động phi chính thức. Mỗi ngƣời mỗi nghề đó là câu cửa miệng quen thuộc của nhiều ngƣời và điều đó đồng nghĩa với ngụ ý mỗi công việc mang lại một khoản thu nhập khác nhau cho lao động. Thu nhập cao hay thấp phụ thuộc một phần vào hình thức công việc. Từ đó ảnh hƣởng đến mức tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH trong kinh tế thị trƣờng thực hiện theo nguyên tắc đóng - hƣởng và một phần chia sẻ rủi ro. Cho nên ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức có việc làm mới có thu nhập, từ đó mới có cơ hội và khả năng tham gia
vấn đề đáng quan tâm. Đối với lao động làm thuê tính chất ổn định của công việc không cao và đƣợc tính theo ngày. Có việc thì làm không thì thôi, ai thuê thì làm không thì ngồi nói chuyện phiếm. Một số khác làm thuê cho các cơ sở kinh doanh thì công việc ổn định hơn.
Bình thường hàng năm cứ đến đầu năm hoặc cuối năm thì vào mùa nhiều việc hơn. Công việc đôi lúc làm không xuể, hết người này đến người khác gọi đi làm chẳng có thời gian mà nghỉ ngơi. Nhưng cũng chỉ được mấy tháng đầu và cuối năm đấy thôi còn lại thì ít việc lắm. Đặc biệt là khi hết mùa lúa, lao động dưới quê nhàn rỗi nhiều nên kéo lên đây kiếm việc làm nhiều lắm.
Người làm thì đông mà việc thì ít đôi lúc còn tranh nhau (Nhóm lao động làm
thuê – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đối với lao động kinh doanh nhỏ, làm dịch vụ thì công việc đều đặn hơn. Bởi bản thân những lao động này họ có cơ sở làm ăn trƣớc đó nên công việc hàng ngày luôn đều đặn.
May mắn hơn những lao động làm thuê khác bản thân chị Thùy cũng chỉ học hết cấp 3. Tuy nhiên, do mày mò xin đi học nghề cắt tóc, làm đẹp nên bây giờ chị có thể tự mở một cửa hàng tóc thời trang. Công việc hàng ngày của chị khá đông khách, lượng khách quen ngày càng nhiều. Đặc biệt vào những tháng cuối năm hoặc thời gian chuyển mùa lượng khách đông hơn. Vì vậy thu
nhập của chị khá ổn định (Chị Long Vân Thùy – Quê ở Hà Nam – Lao động
tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đối với nhiều lao động làm thuê thì vấn đề việc làm có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống, thu nhập của bản thâm ngƣời lao động
Theo chia sẻ của chị Cúc lao động làm thuê cho biết. Công việc hiện tại của chị là làm thuê, lao động chân tay là chính, ai thuê làm cái gì thì làm cái đó từ phụ thợ xây, chuyển nhà, dọn nhà, rửa bát, …. Cứ mỗi công việc tùy theo mức độ nặng nhọc mà chị lấy tiền của khách, hoặc khoán theo công việc.
Tuy nhiên, quy định chung của lao động làm thuê là cứ làm mỗi giờ tính thành tiền là 30 nghìn đồng/giờ. Chị cho biết, chị làm thuê ở khu vực Tứ Liên được 5 năm nên lương khách quen chủa chị rất nhiều. Chị có hẳn một lịch làm việc phân bổ theo sự thỏa thuận của các gia đình là khách quen lâu năm của chị vì vậy thu nhập từ công việc này là khá cao và khá là ổn định dao
động từ 5 – 7 triệu/tháng (Chị Nguyễn Thị Cúc – Quê cở Vĩnh Phúc – Lao
động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Cùng làm thuê như chị Cúc từ Vĩnh Phúc lên nhưng Giang không được may mắn như chi Cúc. Mới làm thuê được gần hai năm nên Giang không có nhiều khách quen nhưu chị Cúc. Ngoài thời gian làm việc cho một số khách quen đặt lịch cố định thì thời gian còn lại Giang phải ngồi chờ việc tại “chợ cửu vạn” hay còn gọi là “chợ người”. Việc ngồi chờ ở đây phụ thuộc vào may mắn của mỗi người nếu khách hàng có nhu cầu tìm người làm thuê thường đến đây gọi vừa mắt ai thì đón đi. Chính vì vậy cùng là làm thuê như nhau nhưng thu nhập của Giang thấp hơn nhiều so với của chị Cúc và mức độ ổn định của thu nhập theo đó cũng bị ảnh hưởng. Có những ngày không có thu nhập là chuyện xảy ra bình thường đối với những lao động làm thuê như Giang. Và cũng chính điều này ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHXH tự
nguyện của những lao động làm thuê như Giang (Trần Thị Hƣơng Giang –
Quê ở Vĩnh Phúc – Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Cũng là lao động làm thuê, cùng một hình thức công việc nhƣng trong những môi trƣờng làm việc khác nhau cũng ảnh hƣởng đến thu nhập của lao động.
Khác với chị Cúc và Giang, chị Lý cũng lao động làm thuê nhưng mà làm thuê theo thỏa thuận giữa hai bên và có thời hạn. Thỏa thuận ở đây mang tính chất trao đổi bằng miệng. Mỗi tháng từ công việc làm thuê bán hàng ăn sáng
hay mưa, bán hàng hay nghỉ bản hàng mỗi tháng chị Lý đều nhận đủ 3 triệu. Điều này khác với những lao động làm thuê khác như chị Cúc, Giang thì thu
nhập được tính theo ngày công và mức độ ổn định cũng cao hơn (Chị Trần
Thị Hồng Lý – Quê ở Phú Thọ - Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Với mỗi lao động có một công việc khác nhau từ đó mang lại những khoản thu nhập khác nhau cao hay ít, ổn định hay không ổn định đều ảnh hƣởng đến khả năng tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi chính thức.
Vốn là người địa phương ngay từ rất sơm chị Phi đã gắn với công việc trồng và chăm sóc quất cảnh. Công việc mà bao đời nay nuôi lớn chị và gia đình chị. Công việc hàng ngày của chị Phi là trồng, chăm sóc, tỉa cành, cho mấy vườn quất cảnh của gia đình. Khi hỏi về thu nhập chị chỉ cười làm nghề này không có thu nhập hàng tháng chỉ mong cuối năm thôi. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản chi tiêu trong gia đình chị phụ thuộc vào tiền bán quất cảnh vào dịp cuối năm. Chị cho biết vì chỉ trông chờ vào tiền bán quất nên công việc chị đang làm rất vất vả và nặng nề chỉ sợ quất xấu, hỏng cảnh, không ra trái,….sẽ làm quất mất giá ảnh hưởng đến thu nhập của cả gia đình chị. Tiền bán quất cuối năm chị phải suy nghĩ, chia ra 12 tháng trong năm để chi tiêu và để dành một khoản lo những việc quan trọng như đau ốm, mua
sắm đồ đạc… (Chị Hoa Thị Phi – Quê ở Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm -
Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đối với những lao động làm kinh doanh thu nhập chính là lợi nhuận từ việc bán hàng mang lại.
Khác với những lao động khác vốn là dân kinh doanh nên chị Dung rất nhạy bén trong việc kiếm tiền. Theo chị cho biết từ việc kinh doanh quần áo thời trang và các mặt hàng dệt may mang lại cho chị mức thu nhập khá cao. Mặc dù mức độ ổn định thu nhập không phải là cao tuyệt đối nhưng nếu
tháng này bù tháng kia thì mỗi tháng chị thu lại khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Với mức thu nhập từ công việc kinh daonh mang lại mỗi tháng chị có thể
tham gia BHXH với mức đóng là trên 1 triệu/tháng (Chị Lƣu Thị Thùy Dung
– Quê ở Hà Nội – Chủ cửa hàng made in Việt Nam - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Với những câu chuyện trên chúng ta có thể nhận thấy một vài điều về hình thức công việc của lao động trong khu vực phi chính thức.
Thứ nhất, hình thức công việc có ảnh hƣởng đến thu nhập và sự ổn định thu nhập của lao động phi chính thức. Đối với những công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, mức thu nhập cao tất nhiên vẫn kèm theo những rủi ro nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc điều kiện sinh hoạt và một khoản tiết kiệm cho lao động. Đối với những công việc làm thuê thì thu nhập thƣờng không cao, mức độ ổn định thu nhập cũng thấp. Chính điều này ảnh hƣởng đến việc có tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện và mức độ tham gia?
Thứ hai, trong cùng một loại hình công việc có sự khác nhau về thu nhập và sự ổn định của thu nhập. Cùng một loại hình công việc nhƣng thu nhập cao hay thấp ổn định hay không ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: kinh nghiệm làm việc, thời gian làm viêc, may mắn…. Tất cả những điều này đều ảnh hƣởng đến mức tham gia BHXH tự nguyện
Thứ ba, đối với những hình thức công việc mang lại thu nhập cao và ổn định thông thƣờng lao động có xu hƣớng mong muốn tham gia đóng góp BHXH tự nguyện với mức đóng khá cao.Ngƣợc lại với những hình thức công việc mang lại thu nhập thấp và không ổn định mang tính bấp bênh thì lao động có xu hƣớng không tham gia hoặc tham gia với mức đóng BHXH tự nguyện thấp đạt ngƣỡng tối thiểu hoặc cao hơn nhƣng không đáng kể.
Thứ tƣ, tùy theo mỗi loại hình công việc mang lại những hình thức thu nhập khác nhau có thể là theo ngày, tháng hoặc năm. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến hình thức đóng BHXH tự nguyện của lao động.
Thứ năm, đối với những lao động làm việc gia đình không hƣởng lƣơng thì thu nhập của họ phụ thuộc vào ngƣời trụ cột gia đình.