8. Cấu trúc luận văn
2.3. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.1. Trƣớc khi luật BHXH ra đời
BHXH cho lao động khu vực phi chính thức trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm và tổ chức thực hiện dƣới hình thức BHXH cho xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và xã viên hợp tác xã
nông nghiệp. Nhƣng vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi bắt đầu đổi mới chuyển sang kinh tế thị trƣờng, các hình thức BHXH và quỹ BHXH theo kiểu cũ đã bị tan rã [3]. Đến năm 1995 khi xây dựng Bộ luật Lao động và Điều lệ BHXH trong nền kinh tế thị trƣờng, chúng ta mới chỉ quan tâm đến khu vực làm công ăn lƣơng, nhất là khu vực có quan hệ lao động mà chƣa chú ý nhiều đến đối tƣợng lao động khu vực phi chính thức [3]. Theo quy định của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, phạm vi và số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH đã mở rộng đến ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế tƣ nhân bao gồm: Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam; ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lƣợng vũ trang; ngƣời giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể; công chức, viên chức nhà nƣớc làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Sau đó, Chính phủ còn mở rộng cho một số đối tƣợng khác nhƣ những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, y tế… [20].
Năm 2003, theo một số Điều đã quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung về thực hiện chính sách BHXH mà Quốc hội đã thông qua ngày 2/4/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 bổ sung và mở rộng đối tƣợng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Ngƣời lao động làm việc có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn phải tham gia BHXH. Theo quy định của Nghị định 01/2003/NĐ-CP thì các đối tƣợng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT mới đƣợc bổ sung phần lớn là
ngƣời lao động hoạt động kinh tế không ổn định về thu nhập, điều kiện, hoàn cảnh và nơi làm việc cũng thƣờng xuyên thay đổi [20].
Luật BHXH có hiệu lực từ tháng 1/2007, trong đó quy định loại hình BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008. Nhƣ vậy, trƣớc năm 2008 khu vực phi chính thức chƣa đƣợc tham gia BHXH, mà mới chỉ tham gia đƣợc các hình thức khác nhƣ bảo hiểm nhân thọ, BHYT và một số mô hình mang dáng dấp của BHXH tự nguyện [17].
Các hình thức mà lao động trong khu vực phi chính thức tham gia chủ yếu là các loại hình bảo hiểm thƣơng mại, nhận thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tại địa bàn Phƣờng Tứ Liên một số lao động khi đƣợc phỏng vấn và chia sẻ nhƣ sau:
Trước đây chị là công nhân trong công ty khai thác khoáng sản, năm 1990 chị kết hôn và sinh con đầu lòng. Đến năm 1994 chị sinh con lần hai. Vì con thường xuyên ốm đau bệnh tật nên chị nghỉ việc theo chế độ. Được sự giới thiệu của chi hội trưởng hộ phụ nữ của cụm giới thiệu hình thức bảo hiểm nhân thọ của Prudential chị Phi đã tham gia với mức đóng là 12 triệu một năm. Thời gian đóng là 10 năm. Tính đến thời điểm hiện tại chị đã tham gia hình thức trên là năm thứ 10. Ngoài ra chị có tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện được 2 năm sau đó không tham gia nữa (Chị Lê Thị Phi – Quê ở Hà
Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Không riêng gì chị Phi và nhiều lao động khác trên địa bàn nghiên cứu tham gia rất nhiều loại hình Bảo hiểm nhân thọ của một số đơn vị nhƣ Bảo Việt, prudential, Bảo Minh...
Cũng giống như chị Phi vốn là chị em dâu trong một gia đình, do có khó khăn về việc con cái nên chị Thảo theo sự giới thiệu của chị Phi cũng đã tham gia Bảo hiểm nhân thọ được 7 năm với mức đóng là 4 triệu/ năm. Chị cho biết khá hài lòng với hình thức bảo hiểm này. Mặt khác chị xem như đây
là một hình thức tiết kiệm của bản thân dành cho con cái sau này nên chị khá yên tâm và nhiệt tình tham gia. Ngoài ra, chị còn tham gia BHXH y tế tự
nguyện cho con theo như đề nghị của giáo viên (Chị Phạm Thị Thu Thảo –
Quê ở Hà Nội – Lao động làm việc nhà không hƣởng lƣơng - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Một số đối tƣợng lao động khác mặc dù là lực lƣợng lao động phi chính thức tuy nhiên do có mối quan hệ, hoặc quen biết, hoặc có ngƣời thân làm trong các cơ quan nhà nƣớc, các công ty, doanh nghiệp.... nên vẫn tham gia BHXH dƣới hình thức bắt buộc
Chị Dung là chủ một cửa hàng buôn bán quần áo, mặc dù tốt nghiệp trường Học viện hành chính nhưng chị đành cất tấm bằng tốt nghiệp vào một góc tủ để bén duyên với nghiệp kinh doanh khi mà đi xin việc làm trong thời buổi này theo chị là quá khó khăn. Với công việc buôn bán thu nhập của chị khá ổn định. Vì vậy, chị mong muốn tham gia BHXH như những người khác để được hưởng các chế độ. Do có người quen có địa vị trong một cơ quan nhà nước chị Dung đã nhờ và đóng BHXH theo hình thức bắt buộc. Hiện tại chị
đã tham gia hơn 8 năm và chị cho biết hiện nay chị vẫn tiếp tục tham gia (Chị
Lƣu Thị Thùy Dung - Quê ở Hà Nội - chủ cửa hàng thời trang made in Việt Nam – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Ngoài ra, có nhiều trƣờng hợp bản thân ngƣời lao động là cán bộ Nhà nƣớc hoặc nhân viên các doanh nghiệp Nhà nƣớc sau một thời gian làm việc có kinh nghiêm, các mối quan hệ xã hội thì xin nghỉ việc đứng ra thành lập công ty tƣ nhân. Lao động phi chính thức có ngƣời thân mở công ty đều đƣợc đƣa vào diện nhân viên công ty và đƣợc tham gia BHXH với hình thức bắt buộc. Tỷ lệ tham gia của lao động đúng với quy định của Luật BHXH tuy nhiên mức đóng ngƣời tham gia phải đóng toàn bộ mức phí theo quy định.
Cũng giống như Dung chị Thủy đã từng là nhân viên bưu điện được 10 năm sau đó chị nghỉ việc cùng với chồng mở một công ty riêng kinh doanh thiết bị viễn thông. Chị cho biết lúc nghỉ việc số tiền chị đóng bảo hiểm không quá nhiều nên chị không muốn rút ra và tiếp tục tham gia. Ngoài ra tất cả người thân của chị những ai làm công việc tự do chị đều đưa vào công ty để
tham gia BHXH dưới hình thức bắt buộc (Chị Đỗ Thị Thu Thủy – Quê ở
Thái Bình – Chủ sử dụng lao động - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Theo những câu chuyện của chị Dung, chị Thảo, chị Phi và chị Thủy có một điểm đáng quan tâm. Thứ nhất, trƣớc khi luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời bằng nhiều hình thức khác nhau ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức vẫn muốn tham gia các hình thức bảo hiểm khác nhau nhƣ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc; đặc biệt hình thức tham gia bảo hiểm nhân thọ phát triển khá mạnh mẽ, tác động rất lớn đến lực lƣợng lao động phi chính thức, đánh đúng tâm lý đề phòng, để dành của ngƣời lao động. Vì vậy, trong giai đoạn trƣớc năm 2008 nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thƣơng mại kinh doanh hình thức bảo hiểm nhân thọ phát triển rất mạnh và rộng rãi, mạng lƣới bao phủ khá rộng thông qua đội ngũ tƣ vấn viên chuyên nghiệp, chi trả lợi ích hoa hồng hợp lý.
Thứ hai, phần lớn ngƣời lao động mong muốn đƣợc tham gia bảo hiểm dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm đề phòng rủi ro, xem nhƣ là một hình thức tiết kiệm cho bản thân và gia đình; trƣớc đây khi chƣa có hình thức BHXH tự nguyện nhiều đối tƣợng lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bằng cách này hay cách khác đều có nhu cầu muốn tham gia BHXH. Thông qua các mối quan hệ xã hội hoặc ngƣời thân trong gia đình có vị trí, điều kiện khả năng nhiều lao động trong khu vực phi chính thức vẫn tham gia BHXH dƣới hình thức bắt buộc. Ví dụ trong câu chuyện của chị
Dung mặc dù là kinh doanh nhƣng chị vẫn đóng BHXH hàng tháng ở một doanh nghiệp nhà nƣớc có ngƣời thân giữ chức vị chủ chốt. Hay trong câu chuyện của chị Thủy mặc dù trƣớc đây chị là nhân viên nhà nƣớc việc chị tham gia BHXH là quyền lợi của chị. Sau khi chị xin nghỉ làm việc nhà nƣớc chị mở công ty và tiếp tục đóng BHXH cho bản thân và phần lớn con, cháu trong gia đình những ai làm việc trong khu vực phi chính thức đều đƣợc chị đƣa vào nhân sự công ty để tham gia BHXH.
Thứ ba, các đối tƣợng tham gia bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú dƣới nhiều hình thức khác nhau. Với sự linh hoạt của ngƣời lao động trƣớc khi hình thức BHXH tự nguyện ra đời bằng cách này hay cách khác nhiều lao động trong khu vực phi chính thức vẫn tham gia BHXH với hình thức bắt buộc.
2.3.2. Từ khi luật bảo hiểm xã hội ra đời
BHXH nói chung, BHXH cho lao động khu vực phi chính thức nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết thân của ngƣời lao động, do đó đƣợc nhà nƣớc rất quan tâm. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng là đa dạng hóa các loại hình BHXH và bảo hiểm tự nguyện khác, nhằm mở rộng cơ hội cho mọi ngƣời lao động tham gia bảo hiểm, tiến tới BHXH cho tất cả những ngƣời lao động. Chủ trƣơng trên đó từng bƣớc đƣợc thể chế hóa về mặt nhà nƣớc. Bộ luật lao động, đặc biệt là luật BHXH đƣợc ban hành và có hiệu lực từ 1.1.2007, trong đó quy định BHXH tự nguyện bắt đầu thực hiện từ 1.1.2008, là cơ sở pháp lý cao nhất để lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH [17]. Riêng BHYT, chính phủ đã có Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành điều lệ BHYT đã quy định hình thức BHYT tự nguyện để cho mọi ngƣời dân tham gia, kể cả lao động khu vực phi chính thức. Cụ thể: Về đối tƣợng tham gia tại điều 25 của Nghị định quy định rất rõ áp dụng cho mọi đối
tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế, kể cả đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng mức dịch vụ bảo hiểm y tế cao hơn người tham gia bảo hiểm y tế bắt
buộc; người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam; Bảo
hiểm y tế tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính hoặc theo nhóm đối tượng trên cơ sở có tổ chức, dựa vào cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng tự nguyện tham gia; Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh phù hợp với mức đóng và loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đã lựa chọn; Nhà nước khuyến khích việc đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, trên cơ sở tuân thủ mục tiêu quy định tại Điều 24 của Điều lệ này. Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định tại Điều
lệ này; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối
trong nguồn ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện cho nhân dân địa phương, đặc biệt cho đối tượng cận nghèo, nhằm thúc đẩy sự tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nhân dân [21].
Tại địa bàn nghiên cứu, từ khi luật bảo hiểm ra đời và có hiệu lực thi hành số lƣợng lao động biết và tham gia chƣa nhiều. Qua tìm hiểu một số lao động có sự chia sẻ nhƣ sau:
Anh Hùng là chủ của hàng bia hơi cạnh Uỷ ban nhân dân phường Tứ Liên cho biết từ khi có nghe các cán bộ phường nói chuyện về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì anh cũng thấy hay và có tham gia với mức đóng là hơn 1 triệu/tháng. Hiện tại anh tham gia được 3 năm. Khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện anh Hùng chia sẽ khá hài lòng với hình thức này. Đây có thể coi là một chính sách bảo trợ cho đối
nhiên, anh Hùng cũng bày tỏ sự lo lắng khi anh ấy tham gia vào độ tuổi quá lớn. Việc tham gia muộn có ảnh hưởng đến việc sau này hưởng chế độ không. Mặt khác mỗi lần đóng tiền anh phải lên tận phòng Bảo hiểm xã hội quận
Tây Hồ nên hơi vất vả (Anh Trần Anh Hùng – Quê Nam Định - Chủ quán bia
– Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Với câu chuyện của anh Hùng chúng ta có thể thấy đƣợc sự quan tâm của lao động đối với hình thức BHXH tự nguyện. Hiện tại anh Hùng đã tham gia đƣợc năm thứ 3. Tuy nhiên, bản thân anh Hùng cũng bày tỏ lo lắng khi mà anh tham gia ở độ tuổi khá cao trong khi đó theo quy định để đƣợc hƣởng chế độ từ hình thức BHXH tự nguyện cần phải có thời gian đóng là 20 năm. Mặt khác, theo nhu chia sẻ thì hình thức đóng và địa điểm đóng cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến sự quan tâm và tham gia của lao động phi chính thức – những ngƣời nhƣ anh (anh Hùng chia sẻ).
Không riêng gì anh Hùng mà nhiều lao động khác cũng quan tâm và tham gia với nhiều mức đóng khác nhau tùy theo thu nhập của ngƣời lao động.
Theo như chia sẻ của chị Bình, vốn là người ở quê lấy chồng Tứ Liên tuy nhiên hai vợ chồng chị có cuộc sống khá vất vả. Chị phải thuê nhà để ở, hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào tiền chạy xe ôm hàng ngày của chồng và tiền bán hàng quần áo cũ của chị. Trong khi đó hai đứa con chị đang tuổi ăn tuổi lớn. Cuộc sống vất vả là vậy xong khi được biết đến hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện chị cũng hưởng ứng tham gia với mức đóng thấp nhất là 210 nghìn đồng/ tháng (lần đóng gần nhất vào năm 2013). Để tham gia được với mức đóng trên là cả một sự cố gắng của gia đình chị với hi vọng khi về già có cái mà nương tựa khỏi khổ con cái. Tuy nhiên chị cũng bày tỏ sự lo lắng khi mà đồng tiền ngày càng trượt giá như vậy thì liệu đến lúc hưởng chế độ có đủ đảm bảo
cuộc sống không. Đó cũng là trăn trở chung của nhiều lao động nghèo như chị (Chị Nguyễn Thị Bình – Quê Bắc Ninh – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Cũng là lao động trong khu vực phi chính thức thuộc vào gia đình khó khăn. Bản thân vợ chồng chị Bình rất cố gắng khi tiết kiệm để tham gia