Khu vực phi chính thức

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khu vực phi chính thức

Thuật ngữ "khu vực phi chính thức" lần đầu tiên đƣợc sử dụng ở Kenya cách đây khoảng 40 năm, từ đó bắt đầu hình thành hệ thống quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận đầu tiên liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức (ILO, 1972) [35,tr4]. Khái niệm khu vực phi chính thức đã đƣợc tiếp tục thảo luận và phát triển ở Mỹ Latinh trong những năm 1980 (CLing et al 2010). Sau đó, đến năm 1993, ILO và Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc đã đạt đƣợc sự đồng thuận chung về một định nghĩa duy nhất cho khu vực phi chính thức (Hussmanns 2004). Các nƣớc thuộc tổ chức OECD cũng áp dụng cách tiếp cận này (OECD 2009; ILO 2002) [35,tr4]. Theo sự đồng thuận chung này, khu vực phi chính thức đƣợc hiểu là:

“Khu vực phi chính thức mang đặc trưng chung bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ, có mức độ tổ chức thấp, không

nếu có phân biệt thì ở mức độ thấp, và với mục tiêu chính là việc tạo thu nhập và việc làm cho những người có liên quan. Ở khía cạnh vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh, khu vực này được xác định dựa trên cơ sở những quy định cụ thể của từng quốc gia, thường là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân, thuộc sở hữu của hộ gia đình, sản xuất ít nhất là một số sản phẩm cung cấp ra thị trường, có thể có quy định giới hạn hoặc không giới hạn về số lượng người lao động, và (hoặc) không cần đăng ký, theo các quy định pháp luật liên quan của quốc gia, ví dụ như các quy định về nghĩa vụ thuế, an sinh xã hội, hoặc các quy đình theo đạo

luật khác”[35, tr4].

Hiện nay, có nhiều quan niệm về khu vực phi chính thức, tuy nhiên các nghiên cứu đều ngụ ý rằng khu vực không chính thức bao gồm những cơ sở sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không chịu sự điều chỉnh của Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và không bao gồm các hoạt động nông lâm ngƣ nghiệp vì các đặc điểm của khu vực phi chính thức rất khác so với hoạt động nông nghiệp về mùa vụ, tổ chức lao động, mức tạo thu nhập và tính pháp lý…[6].

Còn khái niệm khu vực phi chính thức đƣợc thông qua tại Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê lao động (ICLS) lần thứ 15 nhƣ sau: Khu vực phi chính thức mang những nét đặc trưng chủ yếu của những đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Những đơn vị này thường được tổ chức hoạt động ở mức thấp, sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm - nếu có - chủ yếu dựa trên sự

tình cờ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là dựa trên

các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức [12].

Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu khu vực phi chính thức là khu vực tự làm, lao động tự do hành nghề và lao động làm thuê nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh của Bộ luật lao động.

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 26)