Nhận thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.7.Nhận thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chƣa tiếp cận

Nhìn chung, ngƣời dân chƣa có hiểu biết về BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là nông dân, lao động tự do… thƣờng có trình độ dân trí thấp, lao động phổ thông, không có tay nghề là chủ yếu… Đối với cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian qua mới tập trung vào khu vực làm công ăn lƣơng, có quan hệ lao động là chủ yếu, chƣa quan tâm thật đúng mức khu vực này và để kéo dài khá lâu mới ban hành chính sách, nên sự tham gia của lao động phi chính thức theo các chƣơng trình mục tiêu hoặc có tính chất địa phƣơng là chủ yếu, chƣa tham gia vào hệ thống BHXH quốc gia. Toàn xã hội cũng chƣa có hiểu biết những kiến thức phổ thông về BHXH, vẫn có tâm lý "trẻ cậy cha, già cậy con" theo truyền thống Á Đông hoặc tự lo BHXH cho mình thông qua tiết kiệm hoặc tài sản.

Một số lao động phi chính thứ khi đƣợc hỏi về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đều lắc đầu và bảo là không biết gì về bảo hiểm xã hội. Một số khác thì nhầm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thƣơng mại nhƣ: AIA, Prudential, manulife, Bảo Việt…

Bảo hiểm rự nguyện tức là mình mua một bộ bảo hiểm mấy năm sau đó đóng tiền hằng năm cho đến lúc hết họp đồng thì người ta trả lại tiền cho mình chứ gì? Cái này bạn bè chị nó giới thiệu nhiều lắm. Ông bà (bố mẹ chồng) hình như là mua đầy đủ đóng mỗi năm đóng hơn 4 triệu và người ta đến tận nhà người ta thu. Nhưng mà chị không mua, không thích, chị thấy

giống như lừa đảo kiểu gì ấy (Chị Trần Thị Thu Hằng – Quê ở Nghệ An -

Một số khác lại nhầm lẫn bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện chị có mua cách đây hai năm. Chị cũng không biết. Thấy anh nhà chị về bảo em không đi làm nữa thì mua lấy cái bảo hiểm tự nguyện. Sáng ra thấy phường thông báo trên loa phát thanh nên chị cũng ra mua cho vui. Chị nghe nói mua cái này đến lúc đau ốm đi viện được miễn nhiều thứ. Chị tham gia hai năm, mỗi năm đóng 150 nghìn đồng (chị cũng không nhớ rõ lắm). Sau đó chị không tham gia nữa vì chán, tự dưng

mình mất tiền mà có dùng đến đâu (Chị Hoa Thị Phi – Quê ở Hà Nội – Lao

động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua hai câu chuyện của chị Hằng và chị Phi chúng ta có thể thấy một vài điểm đáng lƣu ý. Một là, phần lớn ngƣời lao động có sự nhầm lẫn giữa loại hình BHXH tự nguyện và các loại hình BH khác. Điều này gây nên sự hiểu nhầm về nội dung và bản chất của loại hình BHXH tự nguyện tạo ra tâm lý e ngại khi tiếp cận. Hai là, ngƣời lao động chƣa sẵn sàng trong việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin về loại hình BHXH tự nguyện.

Không quan tâm

Đối với lao động phi chính thức với tính chất công việc có thể không theo giờ hành chính. Mặt khác tần suất công việc trong ngày vất vả hơn, với bộn bề trong cuộc sống dƣờng nhƣ lao động ít có cơ hội và thời gian để quan tâm đến nhiều vấn đề khác. Mặc dù, báo chí nói rất nhiều về BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời biết và quan tâm còn có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu.

Hiện tại bây giờ quá nhiều chuyện để chị phải bận tâm rồi thời gian đâu mà để ý đến ba cái vấn đề đấy. Hiện tại vẫn còn sức khỏe thì chỉ có biết làm và kiếm tiền nuôi con thôi chứ không nghĩ đến chuyện tương lai xa xôi. Em thấy đấy, cả ngày chị làm ở cửa hàng. Tối lại phải cơm nước, đưa đón con đi

nhưng có bao giờ biết đến cái bảo hiểm xã hội tự nguyện đấy đâu. Đọc tin

giải trí là chủ yếu (Chị Long Vân Thùy – Quê ở Hà Nam – Lao động tự tạo

việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua câu chuyện của chị Thùy chúng ta có thể thấy tính chất về mặt công việc của ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức phụ thuộc rất nhiều vào thời gian. Vì vậy đôi khi bản thân ngƣời lao động không chủ động hoặc không có thời gian trong việc tìm hiểu, tiếp cận loại hình BHXH tự nguyện.

Không tin tƣởng

Điều trở ngại lớn đối với lao động phi chính thức khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là lòng tin vào cái hình thức tích lũy mà mình sắp tham gia. Tâm lý ngƣời Việt luôn muốn đóng ít, hƣởng nhiều, tham gia có lợi gì cho mình. Lỡ đang đóng giữa chừng mà chết thì giải quyết thế nào?. Đó là một trong những câu hỏi mà bản thân lao động phi chính thức đặt ra khi đƣợc hỏi về việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bản thân những ngƣời lao động phi chính thức còn hạn chế về trình độ học vấn. Vì vậy có thể có ngƣời hiểu và có ngƣời không hiểu. Nếu hiểu đồng nghĩa với việc lao động sẽ tham gia và ngƣợc lại không hiểu thì lao động sẽ nghi ngờ vào lợi ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bản thân luật bảo hiểm xã hội tự nguyện có rất nhiều nội dung và quá dài chính vì vậy nếu không đƣợc giải đáp hoặc lao động tự nghiên cứu kỹ càng thì càng không thể hiểu và tin tƣởng vào sự bền vững cũng nhƣ lợi ích mà bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại.

Trước đây chị làm công tác công đoàn của một cơ quan nhà nước nên chị khá rõ về việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như bảo hiểm bắt buộc. Chị cũng đã tính hết các kiểu rồi em ạ. Từ khi chị nghỉ ở nhà bán hàng (tháng 8/2012) chị đổi sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến bây giờ chị không tham gia nữa, chị vừa rút hết tiền bảo hiểm về. Chị thấy nó chẳng có lợi gì cả, đóng vào lãi chả được bao nhiêu đến lúc mình được cầm sổ hưu

nói dỡ chẳng may chết thì cái tiền mình đóng bao nhiêu năm coi như bỏ đi. Con mình chẳng được hưởng. Chị nghĩ bây giờ cứ mỗi năm chị tiết kiệm mỗi năm một cây vàng thì khoảng 17 năm nữa chị có 800 triệu thì mỗi tháng mình rút lãi ra tiêu coi như là lương hưu của mình mà mình có làm sao thì con

mình được hưởng chứ có mất đi đâu mà lo (Chị Nguyễn Thị Hoa – Quê ở hà

Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Đó là một trong những câu chuyện về sự tin tƣởng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sự không tin tƣởng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, sự hiểu không thấu đáo hay đơn giản là sự nhầm lẫn với bảo hiểm thƣơng mại dẫn đến sự nghi ngờ về lợi ích của bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại.

Chị tham gia Prudential được 10 năm rồi. Đầu tiên tham gia người ta nói hay lắm nào là đóng hàng tháng đến khi 10 năm thì nhân lãi lên được mấy trăm triệu. Đau ốm thì được miễn phí tiền thuốc men, giường chiếu. Đấy thế mà bây giờ đến lúc lấy tiền thì nó không trả cho mình một lúc mà cứ trả cho mình lắt nhắt từng năm một. Trời ơi! Chị đang chán đời đây bị ăn quả lừa to quá. Giờ chán chả muốn nói nữa. Đến 2019 nó mới trả hết cái tiền đấy. Coi như là lừa rồi còn gì nữa. Bây giờ chẳng bảo hiểm gì hết cứ có tiền mua vàng

không thì gửi ngân hàng lấy lãi mà tiêu còn thích hơn (Chị Hoa Thị Phi – Quê

ở Hà Nội – Lao động tự tao việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua những câu chuyện trên chúng ta có thể thấy phần lớn ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ liên chƣa thực sự tin tƣởng đến loại hình BHXH tự nguyện. Điều này bắt nguồn tự sự nhầm lẫn giữa loại hình BHXH tự nguyện và BH thƣơng mại. Mặt khác bản thân những lao động có thu nhập cao lại không muốn tham gia vì lợi ích mà loại hình BHXH tự nguyện mang lại là không cao. Ngoài ra nhiều đối tƣợng có khả

năng tham gia đƣợc lại băn khoăn về quyền lợi sau khi đến tuổi đƣợc hƣởng chế độ.

Không có khả năng tham gia

Trái vợi sự nghi ngờ của một số lao động phi chính thức có thu nhập ổn định thì một số lao động làm thuê khác mặc dù rất muốn tham gia nhƣng lại không có khả năng tham gia. Lao động làm thuê phần lớn là lao động nhập cƣ từ các vùng quê nghèo khác nhau chủ yếu là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Với trình độ học vấn thấp nên lao động làm thuê chủ yếu làm các công việc tay chân, làm thuê cho các nhà hàng, quán ăn, bốc vác, phụ thợ…. Một số khác thì tụ họp nhau lại thành một chợ mà mọi ngƣời hay bảo nhau là “chợ ngƣời” hoặc “cửu vạn”. Đội ngũ lao động này thƣờng họp ở ngã tƣ đƣờng nƣớc Phần Lan và ngõ 124 đƣờng Âu Cơ trên địa bàn phƣờng Tứ Liên bao gồm đủ các thành phần về tuổi tác, giới tính. Thông thƣờng nam thì chạy xe ôm, bốc vác, phụ hồ. Nữ thì dọn nhà thuê, rửa bát thuê…. Ai thuê gì thì làm đó. Thu nhập hàng tháng của lực lƣợng lao động làm thuê thƣờng không ổn định. Bởi tính chất công việc mamg lại thu nhập cũng bấp bênh, lúc có việc thì có thu nhập còn không có việc làm thì gần nhƣ lao động không có thu nhập vì không có khoản thu nào khác. Chƣa kể những lúc ốm đau không có thu nhập lại phải mất tiền thuốc men. Chƣa kể thu nhập hàng tháng đấy phải chi tiêu ăn ở trên này và gửi về quê nuôi bố mẹ và con cái học hành. Vì vậy việc tích lũy để tham gia các hình thức bảo hiểm là điều mà nhiều lao động làm thuê còn mơ ƣớc trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chị không biết gì về cái bảo hiểm mà em nói nhưng mà biết thì cũng không giải quyết được gì em ạ. Các chị làm gì có tiền mà tham gia. Từ sáng đến giờ bao nhiều người ngồi đây chờ việc mà có ai thuê đâu. Chưa kể các chị phải lo bao nhiêu thứ làm gì để ra được đồng nào mà tham gia. Biết là tham gia thì tốt xem như để dành sau này về già nhưng mà không có thì cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đành chịu thôi em ạh (Chị Phan Thu Thủy - Quê ở Vĩnh Phúc – Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Đối với nhiều lao động nghèo nhƣ chị Thủy việc tham gia BHXH tự nguyện là một điều mơ ƣớc khi mà chị phải vất vả lo toan xoay xở cuộc sống hàng ngày và lo cho con cái ở quê học hành. Vì vậy, mặc dù rất muốn tham gia nhƣng nhiều lao động không có khả năng tham gia và mong muốn sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc (chia sẻ của chị Thủy).

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 89)