Thời gian tham gia

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thời gian tham gia

Thời gian tham gia ở đây đƣợc tác giả đánh giá theo tổng thời gian ngƣời lao động đã đóng phí BHXH tự nguyện tính đến thời điểm nghiên cứu hiện tại ( Tháng 11/2013). Luật BHXH ra đời và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, tính thời điểm nghiên cứu bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có 6 năm triển khai thực hiện. Tại địa bàn nghiên cứu qua chia sẻ của một số lao động cho biết nhiều lao động chỉ mới bắt đầu tham gia. Có lao động tham gia đƣợc 2 năm, 3 năm, nhiều nhất là 4 năm. Điều này cũng dễ hiểu khi mà hình thức BHXH tự nguyện còn khá mới mẻ, quá trình triển khai chƣa thật dài, còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện. Bản thân nhiều lao động mặc dù BHXH tự nguyện bắt đầu có hiệu lực vào năm 2008 những phải mất một thời gian đầu nhiều lao động mới biết đến hình thức này.

Câu chuyện tham gia BHXH tự nguyện của chị Dung

Tốt nghiệp học viện hành chính vào năm 2004 ra trường chị Dung xin việc rất nhiều nơi nhưng không được và chị bén duyên với nghiệp kinh doanh từ đó. Ban đầu chị kinh doanh điện thoại sau đó chuyển sang hàng quần áo thời trang. Vốn định tính lâu dài có một chút để dành nên chị đã nhờ anh trai làm hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc tại một doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2008 khi hình thức BHXH tự nguyện ra đời nhưng đến năm 2010 chị mới biết đến hình thức BHXH này. Vì vậy chị đã có ý định chuyển đổi hình thức tham

gia bắt buộc sang hình thức tự nguyện. Chị cho biết ban đầu cũng không biết nhiều về hình thức BHXH tự nguyện, chủ yếu chị tự tìm hiểu qua các kênh truyền thông và bạn bè, người thân. Trong khoảng thời gian đây thông tin về hình thức BHXH tự nguyện không nhiều và ít người biết về nó nên việc làm thủ tục chuyển đổi rất vất vả. Cuối năm 2010 chị hoàn thành thủ tục chuyển đổi hình thức tham gia và hiện tại chị đang tham gia với mức đóng khá cao. Đến nay chị đã tham gia BHXH được gần 8 năm trong đó quá trình tham gia

BHXH bắt buộc là 4 năm và BHXH tự nguyện gần 4 năm (Chị Lƣu Thị Thùy

Dung - Quê ở Hà Nội – Chủ cửa hàng quần áo made in Việt Nam - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua câu chuyện của chị Dung có thể thấy một số điểm đáng chú ý. Thứ nhất, bản thân chị Dung tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng một thời gian khá dài là 8 năm mặc dù chị không phải là lao động trong khu vực chính thức. Trong đó thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 4 năm

Thứ hai, bản thân chị Dung cho rằng những ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức giống nhƣ chị không biết nhiều về BHXH tự nguyện. Mặt khác sự mới mẻ của hình thức bảo hiểm này ít nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý tham gia lao động trong khu vực phi chính thức.

Thứ ba, chị Dung cho biết bản thân thủ tục chuyển đổi từ BHXH bắt buộc sang hình thức BHXH tự nguyện có quá nhiều thủ tục rƣờm rà mà bản thân chị không hiểu và phải nhờ rất nhiều ngƣời để có thể hoàn thiện đƣợc thủ tục. Theo chị đó là một trong những trở ngại khiến ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức còn có tâm lý e ngại khi tham gia BHXH tự nguyện.

Với việc sử dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong quá trình phân tích, tìm hiểu thực tế tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nghiên cứu có mấy điểm đáng quan tâm. Cụ thể: Thứ

sống của lao động khi đến tuổi nghĩ hƣu. Điều này, giúp cân bằng mạng lƣới an sinh xã hội quốc gia;

Thứ hai, việc tham gia BHXH tự nguyện đảm bảo cho hệ thống BHXH Việt Nam hoạt động cân bằng, thực hiện đầy đủ các chức năng vốn có của nó theo quy định của luật BHXH Việt Nam;

Thứ ba, mặc dù thực tế tham gia BHXH tự nguyện của lao động trên địa bàn nghiên cứu với số lƣợng chƣa nhiều, mức phí tham gia chƣa cao. Tuy nhiên những kết quả đạt đƣợc phần nào thõa mãn nhu cầu của một bộ phận ngƣời lao động.

CHƢƠNG III: NHỮNG RÀO CẢN MÀ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC GẶP PHẢI KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ

HỘI TỰ NGUYỆN

BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng đã và đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và lực lƣợng lao động quan tâm. Trong những năm qua, trong quá trình triển khai BHXH Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Có đƣợc điều đó là cả một sự nỗ lực không nhỏ của bản thân các Bộ, ban, ngành, và đông đảo ngƣời lao động “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam triển khai thực hiện chính sách BHXH. Năm 2013, Ban Bí thư đã tổ chức triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Với viê ̣c ban hành và tổ chức triển khai thực hiê ̣n, Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về công tác BHXH, BHYT đã có chuyển biến tích cực; công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Trung ương cũng như của các cấp ủy, chính quyền đi ̣a phương đã quyết liê ̣t hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiê ̣n chế độ chính sách BHXH ; Trong tổ chức thực hiện, các bộ, ngành ở Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam để tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Nhận thức của người lao động , người sử dụng lao động và nhân dân nói chung về vi ̣ trí , vai trò của chính sách BHXH cũng như quyền lợi và trách

nhiệm trong việc tham gia BHXH đã có bước chuyển biến cơ bản ” [2, tr1].

Cùng với sự phát triển không ngừng BHXH nới chung và hình thức BHXH tự nguyện nói riêng ngày càng khẳng định vai trò của mình. Theo số liệu của báo cáo tình hình sử dụng và quản lý quỹ BHXH năm 2013 của BHXH việt nam

Số người tham gia BHXH tăng nhanh qua các năm : Năm 2007 có 7.429.002 người tham gia; năm 2012 số người tham gia là 10.565.448 người; đến năm 2013 số người tham gia ước đạt là 11.054.649 người, tăng 48,8% so với năm 2007 tương ứng với số người tăng là 3.625.647 người và tăng 4,6% so với năm 2012, tương ứng với số người tăng là 489.201 người. Cùng với số tăng về đối tượng tham gia, số tiền thu BHXH cũng tăng nhanh qua các năm: Tổng số thu năm 2007 là 23.755 tỷ đồng thì đến năm 2013, số thu ước đạt 115.664,7 tỷ đồng (trong đó thu BHTN là 10.094,7 tỷ đồng ); tăng 386,9% so với năm

2007, tương ứng với số thu tăng gần 91.910 tỷ đồng” [2, tr7]. Mặc dù đạt

đƣợc nhiều thành tựu lớn nhƣng trong quá trình triển khai BHXH đã và đang tồn tại nhiều rào cản ảnh hƣởng đến việc tham gia BHXH của lao động. Tại địa bàn nghiên cứu, qua khảo sát thực tế tác giả đã phân tích một số rào cản có ảnh hƣởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức.

3.1. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng, trình độ lao động đồng thời ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của lao động. Nhƣ trên đã nêu, lao động khu vực phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên có trình độ đào tạo hạn chế, bản thân những lao động trong khu vực này đều có xuất phát điểm thấp, một số là dân nhập cƣ. Đặc trƣng của dân lao động ở khu vực này là còn mang tính thuần nông, canh tác hoa màu, cây cảnh là chủ yếu. Vì vậy vấn đề học tập ít đƣợc quan tâm.

Tôi về làm dâu ở đây cũng được gần 15 năm, ngày xưa học hết cấp 1 sau đó đi làm thuê, rồi đi công nhân. Đến lúc lấy chồng thì chỉ ở nhà chăm con, nấu nướng. Thỉnh thoảng lên vườn phụ chồng làm quất cảnh. Thu nhập cả nhà chỉ phụ thuộc vào mấy sào đất trồng quất mà ông bà cho mỗi anh em một ít. Bản thân hai vợ chồng đều chỉ học hết cấp 1. Ngoài công việc nhà và làm

vườn ra thì cũng không làm gì thêm. Đến cuối năm bán quất thì tiền thu về để

dành tiêu cả năm, chia ra hàng tháng để tiêu (Chị Lê Thị Thu Thảo - Quê ở

Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Khác với vợ chồng chị Thảo bản thân nhiều lao động có trình độ tốt nghiệp các trƣờng Đại học, Cao đẳng có danh tiếng ở Hà Nội nhƣng lại không theo nghiệp học hành mà xếp gọn tấm bằng vào một gác tủ để theo cơ nghiệp khác.

Bản thân vợ chồng anh Tùng đều là dân học du lịch ra. Mặc dù tốt nghiệp với tấm bằng lại ưu nhưng anh nghĩ nếu đeo đuổi cái nghề này thì phải mai đây mai đó anh không thích mà lại khổ vợ con nên anh bỏ giữa chừng cùng vợ mở cửa hàng ga để kinh doanh. Hiện tại công việc làm ăn của anh khá thuận lợi, thu nhập cao lại ổn định đôi lúc anh nghĩ lại mình đã quyết định

đúng (Anh Nguyễn Văn Tùng – Quê ở Hà Nội – Chủ sử dụng lao động - Trú

tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Bản thân những lao động làm thuê nhƣ chị Lý, chị Cúc, chị Giang, em Hƣờng…. và nhiều lao động làm thuê khác tại “chợ cửu vạn” ở Tứ Liên đều có chung xuất phát điểm về trình độ học vấn thấp.

Chị Cúc và các chị là lao động làm thue chia sẻ rằng vì không có học, không học hành đến nơi đến chốn thì bây giờ mới làm công việc này để mưu sinh. Chú nếu có học đã không vất vả làm những công việc này. Đó là cách

nghĩ của nhiều lao động làm thuê tại địa bàn Tứ Liên (Nguyễn Thị Cúc – Quê

ở Vĩnh Phúc – Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Qua hai câu chuyện trên chúng ta có thể thấy rằng bản thân những lao động có trình độ cao nhƣ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, Phổ thông đều có xu hƣớng mƣu sinh bằng các công việc kinh doanh hoặc làm dịch vụ nhƣ: Kinh doanh Ga, Quán bia, của hàng tạp hóa….

Vì vậy trình độ học vấn ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động. Trình độ thấp kéo theo hệ lụy là công việc mang lại thu nhập thấp, không ổn định và điều này ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời lao động, mức tích lũy hoặc khả năng tham gia các hình thức tích lũy khác trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)