Lý thuyết cấu trúc chức năng

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng

Theo cách tiếp cận này, xã hội đƣợc nhìn nhƣ một tổng thể gồm nhiều bộ phận cấu thành nhƣng giữa các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với những chức năng đƣợc xác định hợp thành nên một chỉnh thể xã hội. Nói cách khác, với cách tiếp cận này, xã hội đƣợc nhìn nhƣ 1 cỗ máy hoặc cái đồng hồ trong đó bộ phận nào có chức năng của bộ phận ấy. Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, một xã hội lý tƣởng (hoặc một xã hội hợp lẽ tự nhiên) là xã hội có tính hài hòa trong đó các bộ phận làm đúng chức năng, phận sự của mình. Trong xã hội lý tƣởng ấy, khi các bộ phận xã hội làm đúng chức năng, sẽ tạo nên sự ổn định và cố kết (hoặc sự đoàn kết) xã hội. Bất ổn xã hội xảy ra khi các bộ phận không làm đúng chức năng, bổn phận, nhiệm vụ hay phần việc của mình. Giải pháp cho các bất ổn xã hội là làm sao giúp cho các bộ phận, các phần cấu thành nên xã hội trở về trạng thái tự nhiên, vốn có, làm đúng chức năng, bổn phận của mình [41, tr14].

Vậy khi xem xét hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện dƣới góc độ lý thuyết cấu trúc chức năng chúng ta có thể thấy bản thân BHXH là một bộ

phận cấu thành đảm bảo tính ổn định của hệ thống an sinh xã hội việt nam. Xét về phƣơng diện xã hội: BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội. Về phƣơng diện kinh tế: BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm, thông qua việc hình thành quỹ tiền tệ chung. Về phƣơng diện chính trị, pháp lý: Khi đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của ngƣời lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của họ và ngƣời sử dụng lao động phải tham gia BHXH. Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội trƣớc thời điểm luật Bảo hiểm xã hội ra đời chỉ bó buộc trong phạm vi đối tƣợng áp dụng là ngƣời lao động trong khu vực chính thức. Chƣa có sự quan tâm thỏa đáng, khai tác tiềm năng đối tƣợng là lao động khu vực phi chính thức. Vì vậy, năm 2008 luật BHXH ra đời áp dụng thêm hình thức bảo hiểm tự nguyện dành cho lao động trong khu vực phi chính thức đã góp phần hoàn thiện cấu trúc, chức năng của hệ thống BHXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung.

Từ góc nhìn tiếp cận thuyết cấu trúc chức năng chúng ta có thể nhận thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, bản thân hình thức BHXH tự nguyện là một bộ phận cấu thành BHXH Việt Nam. Mỗi một bộ phận đƣợc quy định bởi nhiều chức năng đam bảo sự cân bằng trong sự hoạt động của hệ thống BHXH.

Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm làm sáng tỏ thực tế, những rào cản đối với việc tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nghiên cứu.

Thứ ba, việc thực hiện hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện, thực hiện đúng chức năng của hình thức BHXH tự nguyện sẽ đảm bảo tính cân bằng, ổn

định và hoàn thiện mạng lƣới an sinh xã hội quốc gia. Cụ thể: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm ổn định cuộc sống ngƣời lao động; Thực hiện tốt chính sách BHXHTN góp phần ổn định cuộc sống củangƣời lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động; Thực hiện chính sách BHXHTN góp phần ổn định và nâng cao chất lƣợng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển; Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một công cụ đắc lực của Nhà nƣớc, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cƣ, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nƣớc, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)