8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Mức phí tham gia
Dựa vào cách tính mức đóng BHXH tự nguyện trong luật BHXH thì mức tham gia tối thiểu hay nói cách khác mức tối thiểu ngƣời lao động phải đóng là 210000/tháng. Thự tế tại địa bàn nghiên cứu, qua một số cuộc phỏng vấn sâu đối với lao động trong khu vực phi chính thức có nhiều điểm đáng lƣu ý.
Câu chuyện tham gia BHXH tự nguyện của chị Nguyễn Thị Bình
ở bởi vốn bố mẹ chồng cũng phải đi thuê nhà để ở. Có với nhau hai mặt con đang độ tuổi ăn học trong khi đó toàn bộ chi phí sinh hoạt trong gia đình chị chỉ trông chờ tiền chạy xe ôm hàng ngày của anh Quân và tiền bán hàng quần áo cũ của chị. Hiện tại khi được biết hình thức BHXH tự nguyện từ năm 2011 chị đã tham gia với mức đóng hiện tại là 210000. Chi cho biết với mức tham gia như vậy đối với nhiều người không vấn đề gì nhưng đối với gia đình
chị là cả một vấn đề khi mà với chị cái gì cũng “không” (Chị Nguyễn Thị
Bình – Quê ở Bắc Ninh – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Cũng giống nhƣ Chị Bình nhiều lao động làm thuê khác cƣ trú trên địa bàn nghiên cứu đều có chung hoàn cảnh tƣơng tự.
Chị Lý là người Phú Thọ lên Hà Nội làm thuê, chị kết hôn với chồng là anh Huy từng có một đời vợ. Bản thân chị có một đứa con gái. Hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định. Anh Huy chạy xe ôm thỉnh thoảng có làm thêm rèm sáo, chị Lý làm thuê ở cửa hàng ăn lương mỗi tháng là 3 triệu. Với mức thu nhập như vậy chỉ đủ chi trả các chi phí sinh hoạt gia đình rất ít khả năng để tham gia BHXH tự nguyện. Hiện tại chị cũng đã rất cố gắng để có
thể tham gia với mức đóng là 210000/tháng (Chị Trần Thị Hồng Lý - Quê ở
Phú Thọ - Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Một số lao động khác có điều kiện kinh tế hơn, phần lớn là lao động kinh doanh hoặc ở nhà không hƣởng lƣơng tham gia với mức đóng cao hơn
Chị Dung vốn là chủ cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang made in Việt Nam. Với tiềm lực kinh tế ổn định, thu nhập cao chi đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng hơn 1 triệu đồng/tháng. Chị cho biết chị có đủ khả năng để tham gia với mức đóng cao hơn. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH tự nguyện đối với chị chỉ là hình thức để dành và giống với mọi người (những người tham gia diện BHXH bắt buộc). Việc tham gia BHXH tự nguyện
không mang lại lợi ích tốt nhất (Chị Lƣu Thị Thùy Dung - Quê ở Hà Nội – Chủ cửa hàng made in Việt Nam - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Qua những câu chuyện của chị Bình, chị Lý, chị Dung có một số điểm đáng chú ý. Thứ nhất, thu nhập có ảnh hƣởng rất lớn đến mức tham gia của ngƣời lao động. Đối với những lao động có thu nhập cao, ổn định thì mức lƣơng đăng ký làm căn cứ tính mức tham gia thƣờng cao và mức đóng cũng theo đó cao hơn so với mức tối thiểu theo quy định của luật BHXH. Ngƣợc lại, đối với những lao động thu nhập thấp, tính chất ổn định không cao thì mức tham gia cũng bị ảnh hƣởng. Thƣờng mức tham gia bằng với mức tối thiểu theo quy định.
Thứ hai, mức tham gia ít đồng nghĩa với việc nhận đƣợc trợ cấp cũng sẽ ảnh hƣởng điều này đồng nghĩa với việc đóng bao nhiêu hƣởng bấy nhiêu. Chính điều này ảnh hƣởng đến tâm lý lo sợ đến khi hƣởng chế độ nhƣng không đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống của nhiều lao động khi tham gia BHXH.
Thứ ba, bản thân nhiều lao động có điều kiện kinh tế có thể tham gia với mức đóng cao hơn nhƣng họ chỉ dừng lại với mức đóng vừa phải với lý do là tham gia BHXH tự nguyện để để phòng sau này xem nhƣ là của để dành không mang lại lợi ích cao nhất và tốt nhất. Điều này chứng tỏ hình thức BHXH tự nguyện chƣa thật sự đủ lực hấp dẫn để thu hút một cách triệt để sự quan tâm và tham gia cuat nhiều lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức có điều kiện kinh tế ổn định.