8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ, gốc Nga. Năm 1943 bắt đầu nghiên cứu lý thuyết thang bậc nhu cầu. Đầu tiên ông chia nhu cầu của con ngƣời thành 5 bậc, đến năm 1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh tế học hiện đại giới thiệu thuyết của ông thƣờng là 5 bậc. Theo ông, hành vi con ngƣời phụ thuộc vào các động cơ bên trong, động cơ bên trong đƣợc hình thành từ những nhu cầu của con ngƣời [23].
Maslow cho rằng hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con ngƣời đƣợc sắp xếp theo một thứ tự ƣu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu đƣợc sắp xếp thành năm bậc sau:
“Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho
con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác. Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ... Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội... Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị ... Nhu cầu
tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ,
sáng tạo, hài hước...” [23].
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp đƣợc thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại đƣợc thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con ngƣời [23].
Dựa vào bậc thang nhu cầu của Maslow chúng ta có thể thấy nhu cầu an toàn là một trong những nhu cầu cấp thiết đối với con ngƣời. Khi những nhu cầu cấp thấp đƣợc đáp ứng thì những nhu cầu cao hơn đƣợc nãy sinh. Vì vậy khi nghiên cứu về việc tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cần dựa vào việc đánh giá sự thỏa mãn của lao động về những nhu cầu sinh học từ đó có thể đƣa ra bối cảnh chung về thực trạng nhu cầu, điều kiện và rào cản khi tham gia. Việc đƣa ra các giải pháp nhằm thu hút sự
1.Nguồn: Nguyễn Quang Uẩn 2007. NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, giáo trình tâm lý học đại cƣơng
quan tâm và tham gia của lao động cần phải cải thiện, nâng cao việc tự đáp ứng nhu cầu sinh học cơ bản của lao động. BHXH tự nguyện ra đời nhằm mở ra một cơ hội mới cho những đối tƣợng lao động trong khu vực phi chính thức đƣợc hƣởng lƣơng hƣu về có cuộc sống ổn định khi về già. Vì vậy BHXH tự nguyện mang tính nhân văn sâu sắc đảm bảo an sinh xã hội. Dƣới góc độ lý thuyết nhu cầu của Maslow thì đây là nhu cầu cấp cao của con ngƣời nhằm đảm bảo tính an toàn cho bản thân mình. Đồng thời phát huy hiệu quả mạng lƣới an sinh xã hội. Cuối cùng BHXH tự nguyện là một nhu cầu của con ngƣời nói chung và lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức nói riêng.