Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trên thế giới từ hiện nay tồn tại hai mô hình BHXH tự nguyện: thứ nhất, BHXH tự nguyện áp dụng nhƣ là một hình thức BHXH bổ sung cho BHXH bắt buộc; thứ hai, BHXH tự nguyện mở cho bất cứ ngƣời lao động nào tự nguyện tham gia [11]. Mặc dù mang tính chất tự nguyện nhƣng chính sách BHXH tự nguyện vẫn là chính sách do Nhà nƣớc ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Nhà nƣớc quy định mức đóng góp để hình thành Quỹ BHXH tự nguyện đủ lớn để chi trả cho ngƣời tham gia BHXH tự nguyện và xây dựng các chế độ mà ngƣời tham gia BHXH đƣợc hƣởng (bao gồm điều kiện hƣởng, mức hƣởng) để bảo đảm bù đắp rủi ro cho ngƣời tham

gia BHXH tự nguyện. Dƣới góc độ tiếp cận đó, có thể đƣa ra khái niệm về BHXH tự nguyện nhƣ sau:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước ban hành để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự nguyện đóng góp một phần thu nhập của người lao động, người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình

họ, gúp phần bảo đảm an toàn xã hội [11].

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 của Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà ngƣời lao động tự nguyện tham gia, đƣợc lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hƣởng bảo hiểm xã hội [17].

Một phần của tài liệu Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)