8. Cấu trúc luận văn
3.8. Quyền lợi củangƣời tham gia
Theo quy định của Luật BHXH, mức đóng hằng tháng với BHXH tự nguyện bằng 16% mức thu nhập ngƣời lao động lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH đƣợc thay đổi tuỳ theo khả năng của ngƣời lao động ở từng thời kỳ, nhƣng thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lƣơng tối thiểu chung. [10]
Với mức đóng nhƣ vậy, đối với những ngƣời sống ở vùng nông thôn, đa phần là nông dân, ngƣời lao động có thu nhập thấp và không ổn định nên việc tham gia BHXH tự nguyện bằng cách chắt bóp thu nhập vốn ít ỏi hàng tháng của mình là rất khó khăn. Nếu mỗi tháng họ thu nhập đƣợc 1-2 triệu đồng thì số tiền đó dành cho chi tiêu hằng ngày đã là quá khó. Đó là chƣa kể công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Hơn nữa, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ tăng dần thì nhiều ngƣời không chắc chắn mình có thể theo đuổi đƣợc mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lƣơng tối thiểu chung.
Còn ở các thành phố lớn, ngƣời dân làm nghề kinh doanh tự do, thì mức đóng BHXH tự nguyện không khó khăn đối với họ. Mà những chế độ của loại hình bảo hiểm này mới là trở ngại để họ tham gia. Theo cơ quan BHXH số
tự nguyện là 173.584 ngƣời, tăng 29,7% tƣơng ƣ́ng tăng 39.753 ngƣời so với cùng kỳ năm 2012 [2, tr2]. Nhƣng phần lớn ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là những ngƣời đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nay muốn đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu, nên tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện. Ngƣời lao động trên địa bàn nghiên cứu cho rằng tham gia BHXH tự nguyện phải lo hoàn toàn chi phí đóng nhƣng chỉ đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và tử tuất; trong khi đó nếu tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị doanh nghiệp thì chủ yếu do chủ sử dụng lao động đóng mà ngoài chế độ hƣu trí, tử tuất họ còn đƣợc hƣởng các chế độ ngắn hạn khác.
Cùng với những vấn đề nêu trên, thì thực tế còn những lý do khiến tâm lý ngƣời dân e ngại khi tham gia BHXH tự nguyện. Một trong những nguyên tắc không thể không tính tới khi thiết kế chính sách BHXH tự nguyện là nguyên tắc đóng - hƣởng đảm bảo cho cân đối quỹ. Chính vì thế nên theo cách nói của nhiều ngƣời là nó giống nhƣ tiền bỏ ống của ngƣời dân. Bởi, theo quy định tại Luật BHXH, mức lƣơng hƣu của ngƣời lao động đƣợc tính bằng 45% mức lƣơng trung bình tham gia của ngƣời lao động [10]. Ví dụ, trong cả quãng thời gian 20 năm đóng BHXH tự nguyện, ngƣời lao động có mƣời năm đóng theo mức lƣơng 2 triệu đồng/tháng và mƣời năm đóng theo mức 3 triệu đồng/tháng, cơ quan quản lý sẽ tính ra mức lƣơng trung bình của ngƣời lao động trong 20 năm là 2,5 triệu đồng/tháng. Lƣơng hƣu của ngƣời lao động sẽ bằng 45% của 2,5 triệu đồng này và đƣợc cộng thêm tiền theo tỷ lệ trƣợt giá do Chính phủ quy định. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động đóng nhiều hơn 20 năm thì với mỗi năm đóng thêm, họ sẽ đƣợc hƣởng thêm 2% nữa đối với nam và 3% đối với nữ. Hàng năm lƣơng hƣu đƣợc điều chỉnh dựa trên mức tăng chỉ số giá sinh hoạt và tăng trƣởng kinh tế do Chính phủ quy định...Với mức
đóng và mức hƣởng nhƣ vậy, nhiều ngƣời cho rằng quỹ BHXH tự nguyện sẽ không an toàn - đóng thấp mà hƣởng lại cao - nên họ không tham gia.
Chị Nguyễn Thị Bình ở phường Tứ Liên là lao động tự do cho biết: Trước đây, chị cũng đã tìm hiểu về hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện nay, chị có cửa hàng buôn bán nhỏ với thu nhập 6 triệu đồng/tháng, nếu tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyện trong 20 năm, mức đóng trung bình của chị lựa chọn là 1,5 triệu đồng/tháng. Mức lương hưu hàng tháng của chị được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng làm căn đóng bảo hiểm cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đầu tiên. Từ năm thứ 16 trở đi, thêm mỗi năm đóng bảo hiểm thì chị được tính thêm 3%, mức tối đa bằng 75% và cộng thêm tỷ lệ trượt giá do Chính phủ quy định. Mức đóng bảo hiểm như vậy là khá cao, trong khi đó, sau 20 năm đóng bảo hiểm thì tiền lương hưu của chị rất khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Do vậy, chị đã không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mặc dù vẫn biết đó là chính sách góp phần đảm bảo an sinh,
xã hội (Chị Nguyễn Thị Bình – Quê ở Bắc Ninh - Lao động làm thuê - Trú tại
ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Có thể thấy đƣợc những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, nhƣng theo quy định, thời gian để đƣợc thụ hƣởng các chế độ BHXH là khá dài khiến cho nhiều lao động tự do nhƣ ngƣời nông dân, buôn bán... không đủ sức theo vì nguồn thu nhập của họ tƣơng đối bấp bênh. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa dẫn đến số ngƣời tham gia thấp đó là ngƣời tham gia BHXH tự nguyện chỉ đƣợc hƣởng 2 chế độ là hƣu trí và tử tuất, trong khi ngƣời tham gia BHXH bắt buộc đƣợc hƣởng tới 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hƣu trí và tử tuất.
Mặt khác, bản thân một số điều trong luật BHXH tự nguyện nhiều lao động còn băn khoăn và cho rằng cần sửa đổi. Cụ thể:
Thứ nhất, ngƣời tham gia BHXH tự nguyện sẽ đƣợc hƣởng chế độ lƣơng hƣu tối thiểu 15 năm sau khi hết tuổi lao động. Nếu chết trƣớc thời hạn này thì đƣợc trả phần lƣơng hƣu còn lại. Ngoài ra ngƣời lao động còn đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế. Song theo tính toán, với quy định này, mức chi trả có thể sẽ vƣợt quá đầu vào của quỹ bảo hiểm là gánh nặng cho Nhà nƣớc, mất tính an toàn của quỹ BHXH tự nguyện.
Thứ hai, hình thức đóng bảo hiểm xã hội chƣa linh hoạt. Đối với những lao động không có khả năng đóng đều hàng tháng thì có thể đóng dồn thành nhiều tháng một lúc hoặc 2 đến 3 năm một lúc. Vậy đối với những ngƣời có điều kiện họ có thể đóng đủ mức tham gia trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, hiên tại điều này chƣa có sự đồng ý.
Thứ ba, để triển khai đƣợc chính sách BHXH tự nguyện, ngân sách Nhà nƣớc sẽ phải “gánh” thêm một phần không nhỏ trong khi đó ngân sách Nhà nƣớc hiện đang rất khó khăn.
Thứ tƣ, khi thực hiện BHXH bắt buộc cho NLĐ chỉ triển khai tới từng đơn vị, bây giờ triển khai BHXH tự nguyện tới từng NLĐ thì phải xây dựng đƣợc một quy trình quản lý mới. Quy trình này phải vừa quản lý quỹ chặt chẽ, vừa đơn giản, thuận lợi, linh hoạt, chính xác cho ngƣời tham gia, bởi vì những ngƣời tham gia hôm nay, nhƣng đến tận 20 năm sau hoặc hơn nữa họ mới thụ hƣởng. Hơn nữa, quy trình phải mang tính khoa học, chặt chẽ để phòng khi có nhiều ngƣời đang bảo lƣu chế độ BHXH bắt buộc chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện vẫn đƣợc thực hiện liên thông và thanh toán đầy đủ, thuận tiện (2 quỹ này đang hoạt động độc lập với nhau).
Tóm lại Hiện thu nhập của ngƣời lao động là rất khác nhau nên BHXH tự nguyện khó triển khai hơn so với BHXH bắt buộc. Vì BHXH bắt buộc có thể thu tại cơ quan, doanh nghiệp còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải thu của
từng ngƣời một. Và nếu triển khai nhƣ vậy thì chi phí cho hoạt động của bộ máy sẽ rất lớn.
Là lao động tự do, chị Đoàn Thị Mến (Phường Tứ Liên) muốn tìm hiểu về bảo hiểm xã hội tự nguyện để tham gia. Với mức đóng thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và được tính trên mức thu nhập do người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Hiện nay, chị mở cơ sở may tư nhân với thu nhập 2,5 triệu đồng, nếu chọn mức thu nhập này để đóng thì chị Mến sẽ đóng hàng tháng là 450.000 đồng, tương đương với 18% thu nhập. Chị Mến có thể chọn đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng 1 lần theo như quy định của luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng thi hành. Sau một thời gian suy nghĩ, hỏi ý kiến của một số người, chị đã quyết định không tham gia cho dù nó đem lại hy vọng có lương hưu cho những người lao động tự do như chị. Vì theo chị: “Sau mấy chục năm đóng bảo hiểm đến khi nhận chế độ bảo hiểm cũng không hơn gì là gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào công việc khác”
(Chị Đoàn Thị Mến – Quê ở Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Cũng giống như chị Mến thì chị Phùng Thị Vân và chồng ở khu sau đê sông Hồng đều là lao động tự do, nhưng hai vợ chồng vẫn không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vì theo cách tính của chị Vân: Trong cả quãng thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, chị có 10 năm đóng theo mức thu nhập 1 triệu đồng/tháng và 10 năm đóng theo mức thu nhập 2 triệu đồng/ tháng. Cơ quan quản lý sẽ tính ra mức lương trung bình của chị trong 20 năm là 1,5 triệu đồng/ tháng. Lương hưu của chị sẽ được tính bằng 45% của 1,5 triệu đồng này được cộng thêm tiền theo tỷ lệ trượt giá do Chính phủ quy
năm đóng thêm, nữ được hưởng thêm 3%, và nam là 2%. Với cách tính đơn giản đó, đến khi về hưu được hưởng mức lương hơn 1 triệu đồng, cộng thêm tỷ lệ trượt giá thì không đủ để đảm bảo cuộc sống. Chính vì vậy, vợ chồng chị đã chọn giải pháp là gửi tiền vào ngân hàng vừa thuận tiện, vừa có một
khoản tiền lãi nhất định phục vụ cho đời sống (Chị Phùng Thị Vân – Quê ở
Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đó là hai trong số nhiều câu chuyện về BHXH tự nguyện. Mặc dù đƣợc xem là một trong những chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc nhƣng lại chƣa thu hút sự quan tâm của đông đảo lực lƣợng lao động phi chính thức. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây khó khăn, cản trợ sự tham gia của ngƣời lao động. Tuy nhiên có một số điều cần phải bàn đến. Thứ nhất, bản thân ngƣời lao động vì nhiều lý do khách quan, chủ quan mà hạn chế đến việc tiếp cận thông tin về hình thức BHXH tự nguyện.
Thứ hai, bản thân các kênh truyền thông chƣa thực sự làm tốt công tác tuyên truyền về hình thức BHXH tự nguyện. Phần lớn, một số lao động phi chính thức cƣ trú trên địa bàn nghiên cứu có tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua ngƣời khác, ít có lao động chủ động cập nhật, tìm hiểu thông tin về BHXH tự nguyện
Thứ ba, bản thân hình thức BHXH tự nguyện mới triển khai đƣợc 6 năm còn gặp phải những bất cập trong chính sách cần phải thay đổi và bổ sung để hoàn thiện. So với hình thức BHXH bắt buộc hoặc các hình thức bảo hiểm thƣơng mại khác thì BHXH tự nguyện còn sơ khai. Trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các hình thức bảo hiểm
hoặc hình thức tiết kiệm khác. Sự cẩn trọng, dè dặt của ngƣời lao động trong việc lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Thứ tƣ, bản thân hình thức BHXH tự nguyện còn có những bất cập, thiếu sót cần phải thay đổi , bổ sung. Đặc biệt liên quan đến quyền lợi của ngƣời tham gia, các chế độ đƣợc hƣởng, mức tham gia, thời gian tham gia cần có những thay đổi hợp lý hơn thu hút sự tham gia của ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ở các phần trên tác giả đã phân tích, đánh giá và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đạt đƣợc mục tiêu đề ra của nghiên cứu. Đến đây, tác giả điểm lại những vấn đề chính mà nghiên cứu đã đạt đƣợc. Cụ thể:
Thứ nhất, lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên có sự đa dạng về đặc điểm nhân khẩu xã hội. Trình độ học vấn, việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức có mối quan hệ chặt chẽ.
Thứ hai, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lực lƣợng lao động trên địa bàn phƣờng Tứ Liên là rất lớn và phong phú. Trƣớc khi luật BHXH tự nguyện ra đời nhiều đối tƣợng lao động phi chính thức tham gia rất nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau, đặc biệt tại thời điểm đó bảo hiểm nhân thọ phát triển khá mạnh mẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo lao động. Sau khi hình thức BHXH tự nguyện ra đời, mặc dù chƣa phát triển một cách phổ thông do nhiều nguyên nhân nhƣng cũng nhận đƣợc sự quan tâm của lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức. Có thể nói, sự ra đời của hình thức BHXH tự nguyện là sự phát triển vƣợt bậc đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội Việt Nam.
Thứ ba, thực tế tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Lƣợng lao động tham gia BHXH tự nguyện chƣa cao, mức tham gia thấp, phần lớn những đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện là những lao động đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc muốn đủ điểu kiện để hƣởng chế độ nên tiếp tục chuyển đổi và tham gia. Đối với những lao động kinh doanh, tự tạo việc làm việc tham gia là một điều không quá khó khăn nhƣng có quá nhiều vấn đề về quyền lợi nên họ chƣa tham gia. Đối với nhiều lao động làm thuê, lao động nghèo thì việc tham gia BHXH tự nguyện là cả
một ƣớc mơ, một sự cố gắng không ngừng. Thông thƣờng với những đối tƣợng lao động này thƣờng tham gia với mức phí tối thiểu theo quy định của luật BHXH tự nguyện. Vì vậy, bản thân họ không ngừng lo lắng khi đƣợc hƣởng chế độ có đảm bảo đƣợc cho cuộc sống.
Thứ tƣ, BHXH tự nguyện là một hình thức mang tính nhân văn sâu sắc có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Tuy nhiên, thực tế lực lƣợng lao động phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên chƣa có sự quan tâm đến hình thức BHXH này. Qua thực tế tìm hiểu có nhiều rào cản chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vƣc phi chính thức. Cụ thể:
Một là, bản thân lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức có điểm xuất phát về trình độ học vấn chƣa cao. Mặt khác, do nhiều hoàn cảnh khác nhau về gia thế, kinh tế, … nhiều lao động có thể có hoặc không có trình độ đều có xu hƣớng “đi ngang” tham gia vào lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức.
Hai là, so với lực lƣợng lao động trong khu vực chính thức thì lao động trong khu vực phi chính thức thì mức thu nhập không ổn định, tính duy trì, bền vững không cao điều này cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời lao động
Ba là, công tác truyền thông của các kênh thông tin đã và đang làm chƣa phát huy hết khả năng, tính hiệu quả chƣa cao. Nhiều lao động chƣa tiếp cận một cách sâu sắc hình thức BHXH tự nguyện. Điều này dẫn đến nhiều suy nghĩ sai lệch, chƣa đúng về hình thức BHXHH tự nguyện gây ra sự hoang