1.2.2- Phòng, chống tệ nạn ma túy phải mang tính toàn điện, phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với việc phòng, chống các tệ nạn xã hội khác: Nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn ma túy là côn
Trang 1SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỞ LAO ĐỘNG
THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI:
VAN DE TAI HOA NHAP CONG DONG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY SAU KHI CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỤỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
CỬ NHÂN NGUYÊN HOÀNG NĂNG
Trang 2DE TAI: VAN DE TAI HOA NHAP CONG DONG CHO NGUOI
NGHIEN MA TUY SAU KHI CAI NGHIEN TAI THANH PHO HO CHI MINH: THUC TRANG VA GIAI PHAP
CHU NHIEM
NGUYEN HOANG NANG
NHỮNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA THỰC HIỆN
1 | Th.s Võ Trung Tâm Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
2 | CN Nguyễn Ngọc Cải Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy
3 | Đặng Thành Vân Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội
4 | Th.s Phạm Văn Công Trung tâm chữa bệnh Phú Văn
3 |CN Nguyễn ThànhCông | Chỉ cục phòng chống tệ nạn xã hội
6 | Bác sỹ Lê Văn Nhân Sở Y tế
7 | CN Lê Thị Ngọc Sương Phòng LĐTBXH quận 10
8 | CN Phạm Ngọc Trang Chủ tịch phường 15 quận 10
9 | Đặng Văn Lộc Phó công an phường 15 quận 10
10 CN Nguyễn Việt Long Phó Chủ tịch phường 15 quận 10
11.) CN Tran Thi Kim Thanh | Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Trang 3MUC LUC
PHAN 1 TONG QUAN NGHIEN CUU TRONG VA NGOAI NUGC
PHAN 2 MUC TIEU NOI DUNG SAN PHAM DA ĐĂNG KÝ
PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
PHAN 4 KET QUA CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 Tình hình chung về tệ nạn ma túy
Chương 2 Khảo sát mô hình
Chương 3 Khảo sát các yếu tố liên quan
Chương 4 Những kết quả rút ra từ cuộc điều tra khảo sát
Chương 5 Đề án can thiệp
Chương 6 Kết quả triển khai để án
Chương 7 Kết luận và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHANI
TONG QUAN NGHIEN CUU TRONG VA NGOAI NUGC
I TINH HINH MA TOY TAI VIET NAM VA NHUNG LUAN DIEM CHUNG VE PHONG, CHONG MA TUY - CAINGHIEN TAI CONG DONG:
1.1- Tình hình ma túy tại Việt Nam qua các thời kỳ: ` -
Ma túy được biết đến ở Việt Nam vào Thế kỷ thứ XVII Vào năm 1665, Vua Lê Huyền Tông đã có dụ cấm trồng, mua bán và hút thuốc phiện Thời Nhà Nguyễn, Vua Gia Long có một chỉ dụ cấm thuốc phiện năm 1817, Vua Minh
Mạng có 4 chỉ dụ vào các năm 1820, 1824, 1832 và 1840 Vua Tự Đức cũng có
nhiều đạo dụ ngăn cấm và tăng hình phạt đối với việc buôn bán, chuyên chở và hút thuốc phiện Tuy nhiên, trước thái độ ngang ngược của Thực dân Pháp tại Nam Kỳ và áp lực phải béi hoàn chiến phí cho Tây Ban Nha theo Hòa ước 1862, triểu đình Tự Đức đã bỏ lệnh cấm và đánh thuế việc mua bán ma túy từ năm
1865 Đối với quan lại triều đình và kể sỹ vẫn phải giữ nguyên lệnh cấm
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp cho phép công khai mua bán, sử dụng thuốc phiện Nhà nước thuộc địa mở một nhà máy nấu thuốc phiện ở Sài Gòn
Năm 1918 toàn Đông Dương có 1.512 tiệm hút và 3.098 đại lý thuốc phiện
Thuốc phiện được khuyến khích trồng ở các vùng núi phía Bắc, từ năm 1940 đến
1244 sản lượng thuốc phiện ở Đông Dương tăng từ 7,5 tấn lên đến 60,6 tấn/năm {19] Tại Đại hội Tua năm 1920, Nguyễn Ai Quốc đã lên án Đế quốc Pháp : “ ,
Trang 5sử dụng bạch phiến
Sau ngày đất nước thống nhất, tệ nạn ma túy tại miền Nam đã được tập
trung xóa bỏ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình ma túy có chiều
hướng phát triển trong cả nước Từ năm 1994 đến năm 2002 số người nghiện trong cả nước tăng dần hàng năm như sau :
Số người nghiện có hồ sơ quản lý trong cả nước từ 1994-2002
kg heroin, 1.862,3 kg thuốc phiện, 2.990 kg cân sa, 23.025 viên ma túy tổng hợp,
trên 30 tỷ đồng Tình hình trên cho thấy ma túy đang quay lại đất nước ta và
cần được gấp rút loại bỏ.
Trang 6L2-Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng, chống ma túy: 1.2.1- Phong, chống tệ nạn ma túy là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu đài :
Đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã xem ma túy như một thứ quốc nạn cân xóa bỏ Ngay trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hễ Chí Minh đã lên án :
* bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta,
áp búc đồng báo ta Chúng dùng thuốc phiện, rượu cần làm cho nòi giống ta suy nhược ” Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã đề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện Tệ nạn ma túy một thời gian dài đã bị đẩy lùi ở miễn Bắc Với hiện tượng trở lại tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo cụ thể Chỉ thi 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương xác định : Phòng chống, khắc phục có hiệu
quả các tệ nạn xã hội, trước hết là mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp
bách Chỉ thị yêu cầu các Cấp ủy Đảng từ Trung ương đến các cơ sở phải đặt công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội thành một nhiệm vụ rất quan trọng Chỉ thị 0/CT-TW ngày 31/11/1996 chỉ đạo các Cấp ủy Đảng phải coi trọng công tác phòng, chống là một nhiệm vụ thường xuyên, có biện pháp giáo dục để chặn đứng việc thanh thiếu niên hút, chích ma túy Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ đạo ˆ phải thực hiện kiên quyết và bên bỉ các biện pháp phòng, chống các tội phạm
và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là phải hành động tích cực để cứu thế hệ trả ” (CATP Xuân Canh Thìn) Tại Hội nghị kiểm điểm một năm thực hiện Chỉ thị
1411 ngày 10/3/2000 Thủ tướng xác định : “Phòng, chống ma túy vẫn là chương trình quốc gia trọng điểm trong chỉ đạo, điều hành thời gian tới của Chính phủ”
Trang 71.2.2- Phòng, chống tệ nạn ma túy phải mang tính toàn điện, phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với việc phòng, chống các tệ nạn xã hội khác:
Nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn ma túy là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài, Đảng đã chỉ rõ “Điều kiện quyết định để phòng, chống có kết quả các tệ nạn xã hội là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát động được phong trào của nhân dân, tăng cường quản lý của các cơ quan Nhà nước, phát huy vai trò tích cực của các đoàn thể nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các Cấp ủy, tổ chức Đẳng trong
cả nước” Như vậy, việc phòng, chống ma túy cần có sự lãnh đạo thống nhất của toàn Đẳng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phải đặt trong mối tương phản toàn diện ở các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng bởi tệ nạn ma túy chứa đựng những nguy cơ làm ảnh hưởng đến các lãnh vực và ngược lại các lãnh vực trên cũng có tác động trong việc phòng, chống ma
túy Phòng, chống ma túy cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương kể cả trong hợp tác quốc tế, Cần tạo sự tham gia của toần dân và toàn bộ hệ thống chính trị để việc phòng, chống đạt hiệu quả
13.3- Phòng, chống, cai nghiện ma túy là vấn đề có tính nhân văn; vì con người, cho con người :
Truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Chị ngã em nâng” là
một nét văn hóa quý báu của dân tộc ta Truyền thống đó luôn được kế thừa và phát triển trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn : “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì sao goi là hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin được” Tại Hội nghị phòng, chống ma túy toàn quốc tháng
Trang 8ngành, các đoàn thể quân chúng, từng gia đình, từng thành viên trong xã hội, làm thế nào không để tình trạng nghiện lây lan, phát triển Tìm mọi biện pháp để quản
lý, chữa trị, cai nghiện cho những người đã nghiện Những người nghiện ma túy là nạn nhân của tệ nạn xã hội, phải coi họ như là bệnh nhân Vì vậy, cần câm hóa người nghiện, gắn lao động, tạo môi trường lao động, kết hợp với các biện pháp chữa bệnh, giáo dục khác để giúp đỡ người nghiện đứt bỏ ma táy, tái hòa nhập cộng đông Không được mặc cảm, định kiến với họ”
Như vậy, nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy được Đảng và Nhà nước xem là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài Phòng, chống ma túy có sự tham gia của toàn dân, của cả hệ thống bộ máy chính trị - xã hội, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương và kể cả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế Trong đấu tranh với tỆ nạn ma túy, Đẳng ta xem phòng ngừa là quan trọng, đẩy mạnh việc đấu tranh chống các
tội phạm về ma túy, coi trọng công tác cai nghiện trên quan điểm vì sự phát triển của con người, sự phát triển của xã hội Để cao tính nhân văn, coi những người
nghiện là nạn nhân cần được sự giúp đỡ, chữa trị phục hổi và đưa họ trở lại hòa
nhập tốt với cộng đông
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại thảo mộc có chất ma túy để phục vụ cuộc sống, chống lại đói khát và bệnh tật Bên cạnh những lợi ích, nhiều người đã lạm dụng tính chất của ma túy để tìm kiếm cảm giác Việc lạm dụng
ma túy đã mong chóng trở thành thảm họa cùng với sự phát sinh của Chủ nghĩa
Đế quốc và sự phát triển của sản xuất công nghiệp Ma túy được sản xuất, chế biến hàng loạt và trở thành một thứ hàng hóa đem lại nhiều lợi nhuận phục vụ cho các ý đồ đen tối Với sự phát triển của các ngành khoa học như hóa học, y học Các loại ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp ra đời còn có nhiều tính
Trang 9năng độc hại hơn nhiều lần so với các loại ma túy tự nhiên Việc sử dụng cũng tiện lợi hơn nên tệ nạn ma túy càng trở nên dễ phổ biến và trở nên nguy hiểm
hơn
Ma túy làm cho người nghiện trở thành kẻ nô lệ của chất độc ma túy, tự
nguyện chịu tần phá thể xác và tỉnh thần Ma túy cướp đi sức khỏe, tiền bạc,
hạnh phúc và sự yên ổn của người nghiện, gia đình và của cả cộng động Ma túy
gây ra bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội của
mọi quốc gia Nhận thức được mối nguy hiểm của ma túy, các nước trên thế giới
đã liên kết để chống lại tệ nạn ma túy, thông qua việc cam kết thực hiện 3 công ước quan trọng của Liên Hợp Quốc được ký năm 1961, 1971 và 1988 Hầu hết
các nước trên thế giới đều có luật và bộ máy kiểm soát ma túy, tuy nhiên mức độ quan tâm ở mỗi nước về tệ nạn ma túy có khác nhau Trước nguy cơ người nghiện ma túy trên thế giới ngày càng gia tăng, Liên Hợp Quốc đã chọn thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 là ¿hập kỷ Liên Hợp Quốc về lạm dụng ma túy, nhắc nhở mỗi người, mỗi quốc gia luôn đấu tranh chống lại nguy cơ của ma túy
II THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY
II.1-Nguồn gốc lịch sử và các khu vực sản xuất ma túy lớn trên thế giới: H.1.1- Nguồn gốc lịch sử của ma túy trên thế giới :
Ma túy được con người biết đến từ 4.000 năm trước Công nguyên Đầu tiên người ta sử dụng ma túy có nguồn thực vật như những thảo dược giúp an
thần, giảm đau, gây hưng phấn, quên mệt và đói, dần dần ma túy có trong buổi
lễ hội, những nghỉ lễ tôn giáo thần bí vì tính gây ảo giác của nó Khoảng 500 năm trước Công nguyên, Hyppocrate ông tổ của Ngành Y học hiện đại có nhắc
Trang 10ving Tiéu A lan sang Iran, Thé Nhi Ky rdi qua Ấn Độ, Trung Quốc và lan ra
khắp nơi trên thế giới Trong thời đại của mình, Ăngghen đã nêu lên nỗi đau khổ
thể xác của giai cấp công nhân, vì không đủ tiền nên khi ốm đau phải tìm đến
những “thầy lang băm” lấy công rẻ, ông viết : “ có một thứ thuốc được chế bằng các chất thuốc phiện, đem bán rộng rãi với cái tên “dung dịch bổ Gốt- phrây”, những phụ nữ phải làm việc ở nhà, phải nuôi con thường cho trễ con dùng thuốc ấy ngay khi mới đề, không hề để ý đến loại thuốc “bổ ” ấy có hại hay không và cứ tiếp tục cho uống đến khi chúng chết Thứ thuốc này rất thông dụng trong thành phố lớn và các khu công nghiệp ở Anh”
Cùng với sự phát triển của y học và các ngành khoa học khác, ma túy đi từ dạng được thảo để trị bệnh sang dạng sơ chế rồi tỉnh chế thành heroin, morphine Kéo theo sự biến dạng ấy là việc hình thành các khu vực, các trung tâm sản xuất
ma túy và các tập đoàn tội phạm kinh doanh, buôn bán chất độc chết người này
II.1.2- Các khu vực trông và sản xuất ma túy lớn trên thế giới :
Các loại cây có chất ma túy có thể trồng được ở nhiều nơi, tuy nhiên trên
thế giới có 03 khu vực lớn, trồng và sản xuất ma túy là :
- Khu vực Hành Lang Vàng : Cây cô-ca được trồng nhiều ở khu vực này, chú yếu ở một số nước vùng Trung Mỹ như : Colombia, Peru, Bolivia, Equador, Mêhicô, trong đó tập trung nhiễu nhất ở Colombia và Peru Hiện nay, Colombia cũng là một quốc gia luôn phải đối đầu với những cuộc khủng hoảng chiến tranh giữa chính phủ với các tổ chức cánh tả FARC và ELN
- Khu vực Lưỡi Liểm Vàng : Khu vực này bao gồm biên giới một số nước
như Afganistan, Pakistan, Tatjikistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ diện tích gieo trồng cây thuốc phiện ở đây là hơn 55.000 ha Tổng sản lượng thuốc phiện năm 1988 ở
7
Trang 11mức 1.400 tấn Afganistan được xem là nước dẫn đầu về sản lượng thuốc phiện
trên toàn thế giới
- Khu vực Tam Giác Vàng : Sản phẩm chính của khu vực này là nhựa thuốc phiện Nằm trong vùng núi cao hiểm trở thuộc lãnh thổ miền Bắc Myamar,
Bắc Thái Lan và Tây Bắc Lào, phía Nam giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc Ước tính khoảng 67.000 ha thuốc phiện được trồng ở khu vực này với sản lượng hàng năm khoảng 3.000 tấn thuốc phiện
II.2- Luật pháp Quốc tế về việc kiểm soát, phòng chống ma túy:
Nhận thức được hiểm họa của ma túy, nhiễu quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó trước hết phải kể đến nỗ lực của Tổ chức Liên Hợp Quốc, nhằm xây
dựng các chiến lược phòng, chống ma túy trên phạm vi toàn cầu Nhiều nước
trên thế giới đã ký kết tham gia các Công ước Liên Hợp Quốc về kiểm soát các chất ma túy Có thể kể đến những hội nghị quốc tế quan trọng sau đây:
- Hội nghị Quốc tế về ma túy diễn ra lần đầu tiên là “Hội nghị Nha phiến
avo
Quốc tế” được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 1909 Hội nghị có
13 quốc gia tham dự Tuy không ký kết chính thức một Điều ước nào, nhưng đại
điện các chính phủ tham dự đều thống nhất quan điểm về hợp tác trong phòng
chống ma túy
- Tháng 12/1911, Hội nghị Quốc tế về Nha phiến lần hai diễn ra ở Lahay,
Hà Lan Hội Nghị đã thông qua “Công ước quốc tế về Nha phiến” ngày
23/01/1912 và có hiệu lực từ năm 1915
- Ngày 27/11/1931, “Hiệp định về kiểm soát việc hút thuốc phiện ở Viễn Đông” được ký kết tại Băng Cốc.
Trang 12- Ngay 23/6/1953, Nghị định thư về “hạn chế và quản lý việc trồng cây anh túc, hạn chế buôn bán và sử dụng thuốc phiện” được ký kết tại New York,
Hoa Kỳ
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, LHQ đã thông qua 3 Công ước quan
trọng có tính tổng hợp và bổ sung cho các điểu ước quốc tế trước đây Ba công
ước này hiện được xem là những cơ sở pháp lý quốc tế trong phòng chống ma túy của thế giới bao gồm :
+ Công ước thống nhất về các chất ma túy, được tổ chức ở New York năm
1961 với 73 nước và 09 tổ chức quốc tế tham dự
+ Công ước về các chất hướng thần, được tổ chức tại Thủ đô Viên, nước
Ao nam 1971
+ Công ước Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988
Ngoài ra tháng 12 năm 1984, Đại Hội đồng LHQ khóa 39 đã thông qua
“Tuyên ngôn quản lý, vận chuyển chất ma túy và lạm dụng chất ma túy” Tháng
6 năm 1987, LHQ tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng bàn về “Vấn để lạm dụng và
vận chuyển phi pháp chất ma túy”, đồng thời thống nhất lấy ngày 26/6 hàng năm
làm ngày thế giới phòng, chống ma túy
- Tháng 12 năm 1990, LHQ tố chức hội nghị đặc biệt chuyên về vấn để ma
túy
- Tháng 6 năm 1998 LHQ lại tổ chức khóa họp đặc biệt bàn kế hoạch phòng, chống ma túy trên quy mô toàn cầu, có sự tham dự của 185 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ.
Trang 13- Tháng 12 năm 2000 tại đảo Sicily, Thanh phé Palermo, Ý, LHQ đã tổ chức Hội nghị có 150 quốc gia tham dự với nội dung : Chống tội phạm có tổ chức
quốc tế Hội nghị đã kết thúc với việc ký kết “Bản quy ước chống tội phạm có tổ chức liên quốc gia ”
- Hiện nay, Liên Hợp Quốc có khoảng 20 cơ quan, tổ chức tham gia Việc
chỉ đạo, phòng chống tệ nạn ma túy như Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Chương
trình kiểm soát ma túy Liên Hợp Quốc (UNDCP), Tổ chức Giáo dục Văn hóa Khoa học Liện Hợp Quốc (UNESCO) c6 b6 phan chuyén phòng chống ma túy
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL)
I1.3- Van dé phong, chéng ma túy ở một số quốc gia:
Trước sự đe đọa của nạn dịch ma túy trên các mặt kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã để ra nhiều
biện pháp ngăn chặn quyết liệt tệ nạn này Ở đây chỉ nêu một số nước điển hình:
11.3.1- Hoa Kỳ:
Hoa kỳ là thị trường tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới Chính phủ Hoa Kỳ
đã sớm thành lập các cơ quan chuyên trách ngăn chặn ma túy như Cục chống ma túy năm 1930; Cục quản lý lạm dụng chất ma túy năm 1966; Cục chống ma túy
và dược phẩm nguy hiểm năm 1968; Cục chống ma túy Liên bang (DEA) hình thành do việc hợp nhất các cơ quan kiểm soát ma túy năm 1973 Đây là cơ quan chống ma túy có lực lượng lớn và hoạt động ở nhiều quốc gia khác trên thế giới Quốc hội Hoa Kỳ cũng ban hành nhiều đạo luật nhằm ngăn chặn tệ nạn ma túy như : Đạo luật “Hạn chế sử dụng ma túy” năm 1914; Luật “bể phòng toàn diện
và kiểm chế lạm dụng ma túy” năm 1970, Luật pháp Hoa Kỳ cũng quy định
Trang 14cho lực lượng phòng chống ma túy Tuy nhiên cho đến nay, tệ nạn ma túy vẫn đang là nỗi nhức nhối của nước Mỹ Năm 2000 có tới 5,3 triệu học sinh từ 12 đến
17 tuổi nghiện ma túy, chủ yếu là Esctasy và Rohypnol
1I3.2- Trung Quốc:
Trong lịnh sử, Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tỆ nạn ma túy
do chính sách xâm lược của các đế quốc, đặc biệt là đế quốc Anh N gười Anh đã
trồng nhiều thuốc phiện ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam Năm 1920, Trung
Quốc trở thành nước sản xuất thuốc phiện thứ nhì thế giới chỉ sau Ấn Độ [19] Sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đẩy mạnh cuộc vận động chống ma túy với một loạt biện pháp cứng rắn như : Bắt giữ hàng loạt tội phạm ma túy (80.000 tên), tổ chức
3 năm, Trung Quốc trở thành “quốc gia không có ma túy” Năm 1990, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua đạo luật cấm buôn bán, trồng, sản xuất các cây và
các loại ma túy Luật hình Sự quy định xử phạt nặng tội phạm ma túy, ví dụ buôn
lậu, vận chuyển, sản xuất trái phép 1.000g thuốc phiện hoặc 50g heroin sẽ bị
phạt tù từ 15 năm đến chung thân hoặc tử hình Hiện nay, tệ nạn ma túy ở Trung
Quốc đã giảm nhiều song không vì thế mà Chính phủ Trung Quốc coi nhẹ cuộc tiến công vào loại tội phạm này
]L3.3- Các nước Khối ASEAN:
Bao gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonexia, Myanmar,
Philippin, các nước này hoặc nằm ở vùng Tam Giác Vàng hoặc nằm trên con ¢
đường trung chuyển ma túy từ khu vực Tam Giác Vang đi khắp Châu Au, Chau
Mỹ, Châu Á, các nước ASEAN ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tệ nạn ma túy Vì thế
Il
Trang 15nhiều nước ASEAN đã sớm hình thành hệ thống pháp luật về phòng, chống ma
túy Ví dụ Malaysia đã có “Luật về các chất gây nghiện” và “Luật về các chất
độc” từ năm 1952; Philippin có “Luật về các chất độc nghiện” năm 1972 Hành
vi liên quan đến ma túy không chỉ được điều chỉnh ở một bộ luật, mà nhiều nước
còn thể hiện ở nhiều đạo luật khác nhau Ví dụ không kể Luật Hình sự, Thái Lan
có 4 bộ luật liên quan đến ma túy, Malaysia có 5 bộ luật về phòng, chống ma túy Song song với việc hình thành hệ thống pháp luật, các nước đều lần lượt thành lập các Ủy ban hay các cơ quan chuyên trách về phòng, chống ma túy Các nước trong khối ASEAN cũng liên kết với nhau thành lập lực lượng cảnh sát hình
sự ASEANOPOL và phối hợp với INTERPOL, để theo dõi, giám sát và nhanh chóng ngăn chặn các hành vi tội phạm về ma túy
Trong công tác cai nghiện các nước ASEAN có những nhìn nhận khác nhau về người nghiện :
- Malaysia không coi người nghiện là tội phạm, nhưng người nghiện không
có việc làm và không gia đình đều phải vào trại cai nghiện, người nghiện khi bị công an bắt giữ, giam 02 tuần, trong thời gian này bộ phận y tế xét nghiệm mức
độ nghiện nặng hay nhẹ, sau đó đưa ra Tòa để nhận quyết định của Tòa án đưa vào trại cai nghiện Malaysia đặt nặng vai trò của tôn giáo trong cai nghiện, dùng tôn giáo điều chỉnh hành vi người nghiện, sau đó mới áp dụng các giải pháp khác như học nghề, lao động, tại trại cai họ phải làm việc và được trả lương Việc quản lý sau cai được giao cho cảnh sát theo dõi tại cộng đồng, các trung tâm tư vấn tiếp tục tham gia hỗ trợ trong thời gia 02 năm Các cán bộ tư vấn tâm
lý, hỗ trợ tại cộng đồng đều có trình độ khá được phổ cập kiến thức mới nhất Viên chức hay con cái của viên chức chính phủ nghiện ma túy thì viên chức này
Trang 16~ Singapore xem người nghiện là tội phạm, khi có nghi ngờ nghiện ma túy,
sẽ cưỡng chế thử nước tiểu, nếu có sẽ bắt giữ ngay, đưa vào nhà tù để quan ly va cai nghiện phục hổi từ 06 đến 36 tháng Sau khi mãn hạn tù sẽ đưa về các trung tâm phục hồi từ 06 tháng đến 02 năm, tại đây áp dụng phương thức trị liệu tại cộng đồng, 75% cán bộ nơi đây làm công tác tư vấn với nhiệm vụ hỗ trợ cho người nghiện đến khi phục hổi hoàn toàn về các mặt : hành vi, đời sống tỉnh
thần, vướng mắc trong gia đình, đời sống vất chất, tôn giáo, hỗ trợ nghề việc làm
và ngoài ra còn áp dụng phương pháp trị liệu thông thường như : điểu chỉnh hành
vi, khơi dậy tình cảm tâm lý, nâng cao tri thức, hướng nghiệp Chính phủ Singapore rất quan tâm đến việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm thông qua Hiệp Hội các Xí nghiệp Nơi đây tham gia vào quy trình điều trị phục hồi và hỗ trợ việc làm cho đối tượng sau này, việc hướng nghiệp dạy nghề được thực hiện tại các xí nghiệp, khi đối tượng đã đi làm, thông thường hoàn trả một phan chi phi dao tao cho trung tâm, trích từ lương Sau khi trở về cộng đồng đối tượng còn tiếp tục bị quần chế 02 năm, hàng tuần 02 đối tượng phải đến cảnh sát để trình
diện
- Myanmar buộc người nghiện phải đăng ký cai nghiện tại những nơi Bộ Y
tế quy định và Bộ này tổ chức việc cai nghiện, Bộ Phúc lợi Xã hội và tái dịnh cư,
Bộ Nội vụ quản lý và hỗ trợ sau cai
- Ở Philippin người nghiện tự trình diện đi cai thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu trốn khỏi trung tâm cai hoặc tái nghiện trong vòng 18 tháng thì bị xử lý hình sự
- Thái Lan có luật riêng về cai nghiện phục hồi Tất cá người nghiện đều
phải vào trung tâm phục hổi trong vòng từ 6 đến 36 tháng, người đang phục hồi
Trang 17bị coi là đang bị giam giữ và cơ quan thẩm quyền sẽ bị truy bất lại, thời gian trốn khỏi trung tâm không được tính thời gian cai nghiện
Tuy vậy, xuất phát từ tình hình kinh tế nghèo nàn, khó khăn; Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế; lại là vùng chịu ảnh hưởng của khu vực Tam Giác Vàng có điện tích trồng các loại cây ma túy khá lớn và việc chế biến, buông bán ma túy khá thuận lợi, nên cuộc chiến phòng, chống ma túy ở khu vực ASEAN đang còn gặp nhiều khó khăn Liên tục từ năm 1995 đến năm 2000, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tăng cường đối thoại và hợp tác để ngăn chặn các hành
vi buôn bán, lạm dụng và tội phạm khác về ma túy Tháng 11/1998 đại diện của các nước thành viên ASEAN đã ký tuyên bố chung “Vì một khu vực ASBAN không có ma túy” vào năm 2015 tại Hà Nội, thể hiện sự quyết tâm cao của các
nước ASEAN trong trận chiến chống ma túy
Trang 18PHAN IL
MUC TIEU, NOI DUNG VA SAN PHAM DA DANG KY
DUGC HOI DONG XET DUYET THONG QUA
L1 MỤC TIỂU
1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, thử nghiệm và áp dụng mô hình chống tái nghiện, hội nhập cộng đồng tai 1 phường chọn trong 4 quận gồm quận 10, quận 5, quận 3 và quận
4 của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2002
2 Mục tiêu chuyên biệt
2.1 Mục tiêu 1
Xác định những yếu tố có liên quan của bản thân người nghiện, gia đình
và cộng đồng tác động lên sự tái nghiện nhiễu lần gồm:
2.1.1 Bản thân người nghiện
- Thành phần gia đình
- Thu nhập
- Mối quan hệ với gia đình (chủ hộ)
Trang 19- Thái độ của gia đình đối với người nghiện
2.2 Mục tiêu chuyên biệt 2
Rút kinh nghiệm từ các mô hình đã thực hiện và để xuất một mô hình
2.2.1 Hệ thống kinh nghiệm các mô hình đã có
2.2.2 Hệ thống các giải pháp, chính sách của nhà nước hiện nay đang áp dụng đối với người nghiện sau khi cai tái hòa nhập cộng đồng
2.2.3 Đề ra các giải pháp, chính sách kinh tế xã hội để thực hiện mô hình
tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện
2.3 Mục tiêu chuyên biệt 3
Thực hiên mô hình thí điểm tại phường
1.2 SAN PHAM
1, Báo cáo kết quả điểu tra khảo sát giai đoạn 1
2 Báo cáo kết quả công trình nghiên cứu gồm 147 trang
3 Báo cáo tóm tắt
Trang 20Nguồn thu thập và phương pháp thu thập
- Phỏng vấn trực tiếp và điển vào bảng câu hỏi soạn sẵn (phụ lục)
- Thử nghiệm bảng câu hỏi, mỗi nhóm khoảng 10 bảng để điều chỉnh
- Dựa vào kết quả áp dụng phương pháp chống tái nghiện trong thời gian 1997~2000 tại các phường, quận nêu trên bằng phương pháp hỏi trực tiếp
4 Loại nghiên cứu can thiệp:
Một phường có sự can thiệp để làm mô hình thí điểm, phường còn lại chỉ theo dõi không can thiệp Thời gian 18 tháng Sau đó tiến hành lượng giá để so sánh tỷ lệ tái nghiện
Trang 21Chính sách đối với người cai nghiện Khảo sát mô hình hòa nhập cộng đồng và chống tái nghiện
2.1 Yêu cầu
2.2 Kết quả khảo sát phỏng vấn
2.2.1 Nhóm 1 2.2.2 Nhóm 2 2.3 Những kinh nghiệm rút ra từ kết quả khảo sát
phỏng vấn Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc tái nghiện 3.1 Tình hình tái nghiện từ thực tiễn các trung tâm cai nghiện và từ cộng đồng dân cư
3.2 Phân tích các yếu tố liên quan đến hiện tượng tái nghiện
3.2.1 Mục tiêu
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.3 Kết quả
Những kết quả rút ra từ các cuộc điều tra khảo sát
4.1 Những yếu tố liên quan đến sự tái nghiện
Trang 224.2 Kinh nghiệm từ các mô hình hội nhập và chống 81 tái nghiện
Chương 5 Đề án can thiệp giảm tỷ lệ tái nghiện tại Phường 15 83
5.7 Thành phần để nghị tham gia các giải pháp can 84
thiệp 5.8 Các giải pháp can thiệp 85
- Nhu cầu về nguồn lực
- Kế hoạch hành động theo thời gian
- Hành động để đạt mục tiêu
- Kế hoạch lượng giá
Chương 6 Kết quả triển khai để án can thiệp tại phường 15 96
quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh
6.1 Khái quát tình hình tại phường 12 và phường 15 96
quan 10 Thanh phố Hồ Chí Minh
6.3 Đánh giá của Ủy ban nhân dân phường 15 về 146 chương trình can thiệp
Trang 23LỜI MỞ ĐẦU:
Ma túy hiện là thảm họa lớn của đất nước ta Theo số liệu thống kê của Công an thành phố, hiện có khoảng 20.000 người nghiện ma túy tại thành phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là thanh niên, mà trong đó sinh viên, học sinh chiếm tỷ lệ
đáng kể Để giải quyết vấn nạn này, thành phố có nhiễu nỗ lực trong việc tổ chức các mô hình cai nghiện tập trung tại các cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng, với kinh phí hàng năm không nhỏ, Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả đạt được không cao, tỷ lệ tái nghiện lại chiếm đa số, khoảng 80% Vì vậy, việc để ra
những giải pháp thiết thực, có hiệu quả trong việc tổ chức hòa nhập cộng đồng
cho người nghiện sau khi cai mang ý nghĩa quan trọng có tính quyết định trong toàn bộ quy trình cai nghiện
Việc đi sâu tìm hiểu, phân tích, thử nghiệm để để ra những giải pháp giúp
người nghiện trổ lại cộng đồng, chống tái nghiện là hết sức cần thiết, góp phần
vào chiến lược phòng chống ma túy, ổn định xã hội, mang lại niềm tin cho người nghiện
Trang 24CHUONG 1
TINH HINH CHUNG
VE TE NAN NGHIEN MA TUY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Vài nét về thực trạng nghiện ma túy hiện nay
Trong những năm qua nên kinh tế thị trường đã mang lại sự phát triển vượt bậc về kinh tế ở nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đời sống nhân dân thành phố không ngừng cải thiện và nâng cao rõ rệt Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo điểu kiện thuận lợi cho tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển không ngừng đặc biệt là tệ nạn ma túy, người nghiện ma túy luôn có sự biến động về số lượng nhưng với mức độ gia tăng càng nhiễu và phương thức sử dụng chất ma túy ngày càng nguy hiểm hơn Theo số liệu thống
kê năm 1994 thành phố Hồ Chí Minh có 4.498 người nghiện, thì đến năm 2000
số lượng quần lý được là 16.217 người nghiện ma túy
Người nghiện ma túy gia tăng mạnh trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên (trẻ em nghiện ma túy chiếm 5,23% trong năm 1999) phần lớn là thanh thiếu niên từ 25 trở xuống chiếm tỷ lệ 80% Một thực trạng đe dọa trực tiếp đến
sự an toàn của thanh thiếu niên, làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động chủ yếu trước mắt cũng như lâu dài, nguy hiểm hơn ma túy xâm nhập vào học đường nơi giáo dục đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước (thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1999 đã phát hiện 840 em học sinh nghiện ma túy chiếm 4,87% tổng số người nghiện được phát hiện)
Các loại ma túy mạnh như: Heroin, Estasy cùng với hình thức tiêm chích ngày càng được nhiễu người nghiện ma túy sử dụng, điều này ảnh hưởng trực
Trang 25
tiếp sức khỏe người nghiện và làm ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội thành phố tội phạm hình sự gia tăng, đồng thời cũng gây khó khăn, phức tạp trong công tác cai
nghiện phục hồi
1.2 Hệ thống văn bản pháp luật đang được áp dụng
Trong cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy Nhà nước đã ban hành các văn bản từ luật đến các văn bản dưới luật quy định để
giải quyết về tệ nạn xã hội, trong đó có các vấn để về cai nghiện ma túy Cụ thể
ban hành)
1 |Hiến pháp nước Quốc hội 1992 |- Điểu 61: “” Nghiêm
Nhà nước quy định chế
độ bắt buộc cai nghiện
và chữa trị các bệnh xã hội nguy hiểm”
2 |Nghị quyết số Chính phủ 29/1/1993 | Tăng cường lãnh đạo,
chống và kiểm soát ma túy
Trang 26Nghị định 53/CP Chính phủ 28/6/1994 Quy định các biện pháp
xử lý đối với cán bộ,
viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm,
ma tty,
Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính
Ủy ban Thường
vụ Quốc hội 06/7/1995- - Điều 74: Lập hồ sơ để
nghị đưa vào cơ sở
chữa bệnh
- Điều 75: Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định 19/CP Chính phú 06/4/1996 Ban hành quy chế giáo
dục tại xã, phường, thị
trấn đối với những người vi phạm pháp luật
Nghị định 20/CP Chính phủ 22/4/1996 Ban hành quy chế về
cơ sở chữa bệnh theo
PL xử lý vi phạm hành chính
SƠ, đưa người vào cơ sở
Trang 2710 | Théng tư liên bộ |liên bộ Lao | 07/6/1996 | Hướng dẫn về chế độ
số 12/LDTBXH- | d6ng-TBXH va trợ cấp đối với người
12 |Chỉthịsốế07/CT- | Thành ủy 04/1/1997 | Tăng cường lãnh đạo
14 | Thông tư liên tịch |Liên tịch Bộ | 14/8/1999 Hướng dẫn nội dung số97/BTC-BCA |Tài chính và chi và quản lý kinh phí
cho người nghiện ma túy
17 | Quyết định số Quyết định 20/1/2000 | Về việc ban hành quy
24
Trang 28thành phố Hồ dưỡng, giáo dục, chữa
nguyện hoặc do gia đình gửi vào các TT XH
19 | Quyết định Quyét dinh 28/12/2000 | Vé viéc phé duyét
glai đoạn 2001-2005
Tuy nhiên, trong các văn bản nêu trên không có văn bản nào quy định cụ
thể vấn để quản lý sau cai như các vấn để về tổ chức, quy trình v.v, trong khi
đây là một vấn để rất quan trọng trong quá trình cai nghiện phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng ngăn chặn việc tái nghiện đối với người nghiện ma túy
1.3 Các giải pháp cai nghiện đang được áp dụng Chính sách đối với người cai nghiện
Một số nhận định về các giải pháp cai nghiện đang được áp dụng và việc thực hiện các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy như:
1.3.1 Nghị quyết số 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 của Chính phu: Trong những năm qua, công tác phòng chống và kiểm soát ma túy ở nước
ta đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở triển khai theo nội dung Nghị quyết số 06/CP của Chính phủ, bước đầu đạt được một số kết quả: giẩm nhanh diện tích trồng cây thuốc phiện ở các tỉnh miễn núi; đẩy mạnh các hoạt
Trang 29động kiểm soát và thi hành pháp luật đối với việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ,
tổ chức sử dụng ma túy; xã hội hóa công tác cai nghiện và giải quyết các vấn để
xã hội sau cai; tăng cường hợp tác quốc tế và kiểm soát ma túy
Song, hiện nay tệ nạn lạm dụng ma túy trong nhân dân chưa giảm, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng hít và tiêm chích heroin trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học đang có chiều hướng gia tăng Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay toàn thành phố có khoảng 20.000 người nghiện ma túy Trong đó số người nghiện được cai nghiện tại các Trung tâm và cơ sở là 13.552 lượt người Ngoài ra, UBND xã-phường và đoàn thể tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư 4.136 người, giáo dục tại địa phương theo Nghị định 19/CP
các chất ma túy còn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt
Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho công tác đấu tranh, phòng ngừa, chữa trị, tái hòa nhập cộng đồng còn nhiều hạn chế; việc thực thi pháp luật còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời
1.3.2 Việc thực hiện Nghị định 19/CP ngày 6/4/1996 về quy chế giáo dục
tại xã, phường, thị trấn có nêu:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật
(gọi tất là Giáo dục tại xã, phường, thị trấn) là biện pháp xử lý hành chính do
Trang 30định tại Điều 2 của Quy chế này tại nơi cư trú của họ trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng
Trong điều điều 2, khoắn 3: Người mại dâm, người nghiện ma túy đã được
gia đình, chính quyển và đoàn thể địa phương nhắc nhở, giáo dục mà chưa chịu sửa chữa, nhưng xét nhân thân và hoàn cảnh gia đình của người đó chưa đến mức cân thiết phải đưa vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định 19/CP đã thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước, gắn chặt trách nhiệm gia đình và cộng đồng trong việc quần lý giáo dục người có hành vi vi phạm tệ nạn xã hội Tuy nhiên, với đặc trưng của một thành phố lớn, đông đân về người vãng lai, người tạm trú không ổn định nên rất khó khăn, phức tạp trong việc quản lý Đối với người nghiện ma túy thường họ không ở nhà mà
tụ tập, sống bụi đời hay tạm trú nơi khác nên địa phương cũng gặp khó khăn trong việc áp dụng biện pháp này Việc áp dụng Nghị định 19/CP đối với người nghiện ma túy thì không có tác dụng giúp đỡ cho họ cai nghiện có hiệu quả vì nghiện ma túy địa phương khó phát hiện, thường phát hiện khi đối tượng có hành
vi vi phạm trật tự công cộng, bị bắt quả tang và trong tình trạng nghiện nặng Nên biện pháp giáo dục tại xã-phường-thị trấn là không phù hợp
1.3.3 Đối với việc thực hiện Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính
phi ban bành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vì phạm hành chính
4) Trình tự về thời gian lập thủ tục hô sơ đưa người vào cơ sở chữa bệnh: Điều 74, 75 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các điều 6, 7, 9, 10 của Nghị định 20/CP quy định quy trình đưa người vào cơ sở chữa bệnh là lập hỗ sơ
vi phạm, lý lịch đối tượng, giấy xác nhận tình trạng sức khỏe hoặc hễ sơ bệnh án, :
Trang 31các biện pháp giáo dục đã áp dụng (trong đó có Nghị dinh 19/CP) Tuy nhién
- Như đã nói ở trên - những đối tượng có hộ khẩu tại thành phố không thường xuyên ở nhà mà thuê nhà tạm trú nơi khác khi bị chính quyển nơi tạm trú
phát hiện hành vi vi phạm phải chuyển họ và hồ sơ vi phạm về chính quyền nơi
thường trú để giáo dục hoặc thiết lập hổ sơ tài liệu, thủ tục để nghị đưa vào cơ sở
chữa bệnh thì chính quyển nơi thường trú để giáo dục phải trả tự do cho họ ngay
(không được giữ) và tiến hành các thủ tục trên thì có thể ngay trong ngày hôm đó
họ đã đi ra khỏi địa phương để tiếp tục hành vi cũ `
Hoặc khi chính quyển địa phương tạm trú phát hiện hành vi vi phạm, họ khai nơi thường trú ở một quận, huyện nào đó xa nơi tạm trú (thấy họ không mang giấy tờ tùy thân) để cơ quan Công an không đủ thời gian đi xác minh (thời hạn tạm giữ hành chính tối đa 24 giờ) mà xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền cho về
- Với thời gian của trình tự lập hỗ sơ, thông qua Hội đông tư vấn xem xét
để nghị UBND thành phố ra quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh lâu như trên thì người nghiện matúy, nếu tự cai nghiện tại cộng đồng hoặc tự nguyện đến một Trung tâm nào đó để cai nghiện thì sẽ qua giai đoạn cắt cơn Vì vậy, khi có quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh thì họ đã cai nghiện nặng hoặc chuyển
đi nơi khác
- Đối với người không thường xuyên ở gia đình, kbi có quyết định của UBND thành phố thì việc tổ chức thực hiện quyết định cũng sẽ rất khó khăn
b) Về tuổi của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh:
Điều 24, khoản 1 cia Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính xác định:
“Người nghiện ma túy, người mại dâm có tính chất thường xuyên đã được chính
Trang 32quyển và nhân dân giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa thì đưa vào
cơ sở chữa bệnh, học tập và lao động trong thời hạn 03 tháng đến 01 năm”
Điều 03 của Nghị định 20/CP quy định “Không đưa người dưới 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi”, Thực tế tệ nạn nghiện ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh đang ra tăng, tệ nạn mại dâm trẻ em phát triển đáng báo động Bọn ma cô, chủ chứa, buôn bán ma túy thường lợi dụng để dụ dỗ lôi kéo trẻ em nghiện ma túy dẫn dân trở thành người tiếp tay cho chúng buôn bán ma túy Lực lượng phòng chống TNXH thường không xử lý được số dưới 1§ tuổi, từ kẻ hở này bọn chúng tiếp tục lợi dụng khống chế các cháu để trục lợi
€) VỀ tiền ăn của đối tượng chữa bệnh:
Điều 28 của N ghị định 20/CP quy định “Người được đưa vào cơ sở chữa bệnh phải trả triển ăn theo định mức do Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội quy định”
Trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn được UBND cấp xã xác nhận hoặc vì điều kiện sức khỏe, bệnh tật không tham gia lao động hoặc không đủ định mức thì cơ sở chữa bệnh có thể hỗ trợ tiền ăn trong 03 tháng đầu bằng 70% lương tối thiểu, sau đó nếu chưa có nguồn thu nhập nào khác để đảm bảo đời sống thì hỗ trợ tiễn ăn n trong 03 tháng tiếp theo bằng 50% lương tối thiểu
Trên thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh rất khó thu được tiền của đối tượng bởi vì họ cho rằng bắt buộc họ vào chữa bệnh chứ họ đâu muốn vào cơ SỞ
chữa bệnh thì tại sao bắt họ đóng tiên ăn Hơn nữa nếu họ không đóng tiền ăn thì
cũng không có biện pháp cưỡng chế nào bắt buộc họ phải đóng và số tiền trợ cấp 70% mức lương tối thiểu thực tế cũng thấp so với sinh hoạt tại địa phương
Trang 33d) Việc äđưa người chưa thành niên có hành vì nghiện ma túy vào Trường Giáo dưỡng:
Điều 19, khoản 2 Nghị định 88/CP quy định “Đối với người nghiện ma túy | thường xuyên đã được chính quyển và nhân dan địa phương giáo dục nhiều lân
mà vẫn không chịu sửa chữa, thì Chủ tịch UBND xã nơi người đó cư trú, lập hỗ
sơ để Chủ tịch UBND cấp huyện để nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh đưa người vào
cơ sở chữa bệnh Nếu người chưa thành niên thì đưa vào Trường Giáo dưỡng”
Điều bất hợp lý là: người nghiện ma túy trên 18 tuổi đến 55 tuổi (nữ), 60
tuổi (nam) thì đưa vào cơ sở chữa bệnh từ 03 tháng đến 01 năm (điều 2 của Nghị định 20/CP), còn dưới 18 tuổi thì đưa vào Trường Giáo dưỡng từ 06 tháng đến 02
năm (điểu 01 Nghị định 33/CP) Như vậy người dưới 18 tuổi nghiện ma túy không được chữa bệnh (cất cơn nghiện và trị các bệnh xã hội), thời gian giáo
dưỡng tối thiểu và tối đa đều dài hơn so với đưa vào cơ sở chữa bệnh
Trên thực tế từ trước đến nay rất ít trường hợp ở thành phố lập hỗ sơ đối với người nghiện ma túy chưa thành niên vào Trường Giáo dưỡng do Bộ Công an quần lý Thủ tục xét duyệt đưa vào Trường Giáo dưỡng do Bộ Công an quần lý Thủ tục xét duyệt đưa vào Trường Giáo dưỡng rất phức tạp Và thời gian xét duyệt lại dài, Đối tượng hoạt động địa bàn khác nhau nên địa phương rất khó phát hiện Nếu có những trường hợp hoàn tất quyết định thì đối tượng cũng đã nghiện nặng, cũng có trường hợp đối tượng bỏ đi nơi khác nên quyết định không thực hiện được Ngoài ra, Trường Giáo dưỡng lại không có chức năng điều trị cai nghiện matúy Nên việc thực hiện Nghị định 88/CP của Chính phủ đối với người nghiện ma túy chưa thành niên vào Trường Giáo dưỡng rất khó thực hiện so với tình hình thực tế tại thành phố
Trang 34Cai nghiện phục hổi cho người nghiện sau cai là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm và bức xúc của kế hoạch hành động phòng chống, kiểm soát ma túy Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp chứa đựng cả sự nguy hiểm Với phương châm: xã hội hóa lực lượng (kể cả cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính) và đa dạng hóa mô hình: cai nghiện - phục hổi tại gia đình, tại phường - xã, tại Trung tâm
Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 31/TTLT/BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hổi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy” được chia thành 05 giai đoạn: Tiếp nhận phân loại; Điều trị cắt cơn, giải độc; Giáo dục phục hôi hành vi, nhân cách; Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đông, chống tái nghiện; Quân lý lâu dài dựa vào cộng đồng Nhưng hiện nay trên địa bàn thành phố các
cơ sở và trung tâm cai nghiện chỉ chú trọng đến 02 giai đoạn đầu của quy trình cai nghiện, còn 03 giai đoạn sau của quy trình hầu như buông lỏng nhất là việc
quản lý đối tượng lâu đài dựa vào cộng đồng
Vấn để sau cai nghiện đã được đặt ra, mỗi phường - xã đều có sổ theo dõi
đối tượng nghiện ma túy, đối tượng sau khi cai nghiện bất buộc trở về thì có theo dõi, nhưng rất khó quản lý được đối tượng Việc dạy nghề, trợ vốn, tạo việc làm,
tái hòa nhập cộng đồng các địa phương cố gắng làm nhưng kết quả rất hạn chế Hơn nữa không có nguồn kinh phí để làm việc này Cũng có một số địa phương
đã tổ chức nhóm “tự lực”, nhóm “vươn tới”, nhóm “nghị lực”, nhóm “bạn giúp bạn”, nhóm “đồng đẳng” tập hợp những người đã cai nghiện và có nguy cơ nghiện ma túy để cùng sinh hoạt, kèm cặp giúp đỡ nhau Đối với đối tượng tự
nguyện cai nghiện thì địa phương cũng không quản lý được mà chỉ mới quản lý _ được trên giấy tờ, trên danh sách
Trang 35Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được mô hình quản lý người nghiện sau cai, vì vậy việc thống kê người nghiện cũng như thống kê đánh giá hiệu quả cai nghiện tỷ lệ tái nghiện chưa chính xác Luật phòng chống ma túy đã
có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2001 Các quy định trước đây về vấn để phòng, chống ma túy cồn nằm tản man, rai rác ở nhiều văn bản Với việc ban hành Luật phòng, chống ma túy đã điểu chỉnh một cách tập trung những vấn để cơ bẩn
mang tính toàn diện và huy động sức mạnh của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh
phòng, chống ma túy So với các quy định trước đây thì Luật phòng, chống ma túy đã thể hiện được nhiều điểm mới Nhưng chưa có chính sách hoặc giải pháp thiết thực nào về việc tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng Nguồn kinh phí dành riêng cho địa phương làm công tác quần lý điểu trị sau cai không có nên chỉ
quản lý được ở bề nổi
Bên cạnh đó hàng loạt các cơ sở chữa bệnh ra đời và Nhà nước cho thành lập doanh nghiệp tư nhân để cai nghiện, hàng loạt chính sách được ban hành nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (85% đến 95%) Vì vậy việc tiến hành một cuộc
nghiên cứu chiểu sâu để có thể tìm ra những nguyên nhân tái nghiện tại cộng
đồng và để xuất các giải pháp giúp người nghiện hội nhập xã hội, tái hòa nhập
cộng đồng là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết
Trang 36CHUONG 2 KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG VÀ CHỐNG TÁI NGHIỆN
2.1 Yêu cầu :
Xã hội hóa công tác phòng chống ma túy là yêu cầu cần thiết, do đó công tác tuyên truyền giáo dục, vận động là việc hết sức quan trọng Đặc biệt, trong các năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh với sự nỗ lực của chính quyển địa
phương, Ban-Ngành-Đoàn thể đã góp phần ngăn chặn sự lây lan tệ nạn xã hội (đặc biệt tệ nạn ma túy) trên địa bàn dân cư, có nhiều mô hình giúp đỡ có hiệu quả, tuy nhiên việc tổng kết, nhân rộng mô hình, điển hình tốt chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp để tạo thành sức mạnh tổng hợp ngăn ngừa, chặn
đứng phát sinh mới tệ nạn ma túy từng lúc, từng nơi chưa tập trung
Để tìm ra mô hình hỗ trợ cho người nghiện tái hội nhập cộng đổng chống tái nghiện tại địa phương trên cơ sở tiến hành 02 nhóm khảo sát phỏng vấn với
02 hình thức khác nhau nhưng cùng một nội dung là tìm ra những nguyên nhân tại sao có những địa phương đạt hiệu quả cao trong công tác hỗ trợ người nghiện
và những địa phương chưa làm tốt công tác này như sau:
Trang 37- Hình thức, mô hình tổ chức việc quản lý hỗ trợ chữa trị cho người nghiện tại địa phương?
- Phương pháp thực hiện việc chữa trị cho người nghiện?
- Những khó khăn và thuận lợi trong việc tổ chức chữa trị tại địa phương?
- Lý do nào thúc đẩy việc tổ chức giúp người nghiện tại địa phương?
- Kết quả đạt được độ bền vững của chương trình?
- Nguyên nhân của sự thất bại và kết quả đạt được?
1
2.2.1.3 Kết quả phồng vấn:
* Phường 14 - Quận 4:
- Nhờ sự năng động của Đoàn Thanh niên và sự chỉ đạo hỗ trợ của cấp ủy,
UBND nên việc tổ chức quản lý người nghiện gặp thuận lợi Mặt khác nhờ sự tích cực của một nhóm người nghiện muốn tập hợp lại cùng giúp nhau trong cuộc sống hàng ngày, khả năng của từng thành viên trong nhóm có thể giúp đỡ, chia
sẻ nhau
- Tổ chức hình thành từ câu lạc bộ “Niễm tin” có nhóm trưởng do anh em
nghiện bầu ra và Bí thư đoàn Thanh niên trực tiếp giúp đỡ về kế hoạch, nội dung sinh hoạt
- Những công việc được xem là tác động điều chỉnh hành vi, chữa trị mà nhóm thường xuyên áp dụng như: phê, tự phê bình, ghi nhật ký những việc làm
được, việc chưa làm được, hướng khắc phục Hàng tuần bình bầu thành viên xuất
sắc trong nhóm
- Vai trò tích cực của cảnh sát khu vực trong việc tập họp người nghiện và
Trang 38- Chương trình được duy trì nhờ giải quyết được thời gian nhàn rỗi của người nghiện bằng những việc họ tự giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và các công tác xã hội tại địa phương
- Quỹ hoạt động là vấn dé rất cần, bước đầu UBND và Đoàn TN hỗ trợ
* Phường 2] — Quận Bình Thạnh:
- Việc hình thành chương trình do bức xúc trước thực trạng thanh thiếu niên trong phường nghiện và tái nghiện nhiều Cấp ủy, UBND phường đăng ký với Chi cục Phòng chống TNXH về “Xây dựng phường điểm giảm TNXH” Bên cạnh đó vận động được Ban điểu hành khu phố, Tổ dân phố cùng Tổ Cảnh sát
khu vực vào cuộc, Hội phụ nữ chịu trách nhiệm vận động tuyên truyền về tác
hại của ma túy đến từng hộ dân
- Việc vận dụng Nghị định 19-20/CP của Chính phủ tác động chuyển hóa
người nghiện, giáo dục chuyển hóa cá thân nhân người nghiện qua các buổi tọa
đầm tại cộng đồng và giải pháp cho vấn để nghiện ma túy
- Các hoạt động: điều tra khảo sát phân loại đối tượng, chuyển hóa địa bàn
có tác động nhất định đến suy nghĩ của đối tượng
* Phường 15 — Quận Phú Nhuận:
- Qua công tác xây dựng mô hình thanh niên giúp thanh niên chậm tiến của Quận đoàn, nên Cấp ủy và UBND quận đã lãnh đạo Quận đoàn và phường đoàn hình thành chương trình chữa trị tại cộng đồng cho người nghiện Bên cạnh
đó tổ chức tập huấn kỹ năng cho nhóm thanh niên tình nguyện về phương pháp tiếp cận giúp đỡ người nghiện Tổ chức tập hợp người nghiện sinh hoạt định kỳ
Trang 39và tham gia công tác xã hội tại địa phương Tổ chức cho nhóm tự xây dựng kế hoạch phân công giúp nhau
Nhìn chung các chương trình chữa trị tại cộng đồng được hình thành nhờ sự năng động từ quần chúng đến đoàn thể và tổ Cảnh sát khu vực dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy, UBND Bên cạnh đó nhu câu tập họp, giúp đỡ nhau là nhu cầu thiết
thực từ đó chương trình mang lại hiệu quả nhất định
+ Người nghiện tìm lại được vị trí của mình trong gia đình và cộng đồng + Họ tự kiểm chế trước ma túy, phấn đấu đoạn tuyệt với ma túy
+ Tác động giáo dục đến cộng đồng nhất là đối với phụ huynh có con em
nghiện và thanh thiếu niên chưa ngoan, tình hình trật tự được lập lại trong lĩnh
vực phòng ngừa khắc phục tệ nạn ma túy khá tích cực
`
Mặt hạn chế:
+ Do không được đầu tư dài lâu (nhân sự, đào tạo, kinh phí) nên chương
trình được hình thành hoạt động mặc dù kết quả rất tốt nhưng dừng lại ở mức độ phong trào nên không có độ bền
+ Hiện còn đuy trì ở phường 5 —- quận Gò Vấp, phường Đông Hưng Thuận
— quận 12 và phường 4 — quận Bình thạnh nhưng tổ chức chuyên sâu về phương pháp chữa trị cá nhân, gia đình tại cộng đồng gặp bế tắc do đây là công việc mang tính chuyên môn, cần chuyên môn hóa
+ Do mang nặng vấn để tổ chức thí điểm, khi mà công việc tổ chức chữa trị tại địa phương đến hỗi phải triển khai đồng loạt mới có điểu kiện thí điểm
Trang 402.2.2 Nhém 2:
2.2.2.1 Địa bàn được chọn:
Phường 01 —- Quận 5; Phường 04 - Quận Bình Thạnh; Phường 13 - Quận 10; Phường Trung Mỹ Tây — Quận 12
2.2.2.2 Đối tượng được phéng van:
- Cán bộ Đảng, chính quyển, Ban - Ngành — Đoàn thể, Ban điểu
hành tổ đân phố khu phố của phường
- Số người tham dự phỏng vấn 76 người
2.2.2.3 Kết quả phỏng vấn:
8) Nội dung chương trình chống tái nghiện ma túy tại địa phương:
- Có 69 ý kiến (chiếm 90,39%) người dự phỏng vấn thống nhất quan điểm phải thực hiện chương trình chống tái nghiện cho người nghiện ma túy ở địa phương, gia đình thì công tác cai nghiện ma túy mới có hiệu quả
- Có 66 ý kiến (chiếm 86,46%) người dự phỏng vấn để nghị phải đưa
những công việc sau đây vào nội dung chương trình chống tái nghiện cho người _ nghiện ma túy:
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục học
tập về kiến thức ma túy, tác hại, hậu quả tệ nạn ma túy về phòng, chống, tránh tệ nạn sử dụng và nghiện ma túy đến tất cả tầng lớp nhân dân, đến từng nhà, từng người
+ Quyền lực Nhà nước phải được thực hiện tốt ở địa phương để kiên quyết giải quyết xử lý tệ nạn buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy trong địa bàn dân cư