giảm giá hàng tồn kho, điều này sẽ giúp cho công ty bảo toàn vốn lưu động.
Ngoài ra, để quản lý tốt công cụ, dụng cụ thì công ty nên dự trữ theo mô hình: Phân loại công cụ, dụng cụ ra các nhóm theo tầm quan trọng khác nhau. Nhóm công cụ, dụng cụ nào có giá trị cao, chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng thì nên dự trữ ít. Nhóm công cụ, dụng cụ nào có giá trị thấp là công cụ, dụng cụ chính là thì nên dự trữ nhiều. Bên cạnh đó, công ty cần có những giải pháp lập kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng,… với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu tiếp cận thị trường đầu vào thông qua khách hàng của công ty để tìm nguồn cung cấp thuận tiện hơn.
3.2.5 Một số giải pháp khác.
Bên cạnh việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm quản lý các khoản thanh toán, khoản tiền cũng như HTK, công ty cần xem xét và thực hiện một số giải pháp sau:
Hoàn thiện các chính sách tiêu thụ hàng hóa:
Công ty cần phối hợp với phòng Kinh doanh khai thác triệt để những tiềm năng sẵn
có, đồng thời cải tiến, xây dựng những phương thức bán hàng mới để mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tiến hành mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phầm, văn phòng đại diện, đại lý cung cấp,.. nhằm mở rộng tiêu thụ ra địa bàn các tỉnh. Tăng cường công tác tiếp thị, đi sâu thị trường, khẳng định nhu cầu thị trường và xây dựng các địa bàn kinh doanh trọng điểm.
Với một số mặt hàng chậm lưu chuyển, công ty cần mạnh dạn trong việc sử dụng chính sách giảm giá để tăng tốc độ quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí bảo quàn kho bãi. Tuy nhiên, giá ở mức nào cũng phải tính đến sự ảnh hưởng tới danh tiếng công ty và phản ứng của người tiêu dùng.
Công ty cần tăng cường công tác quảng cáo để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Muốn đạt được sự chú ý của khách hàng thì quảng cáo, thông tin phải đủ gây ấn tượng, nêu bật tính năng công dụng của sản phẩm và có địa chỉ liên hệ rõ ràng khi khách hàng có yêu cầu.
Kế hoạch hóa việc sử dụng vốn
Giải pháp này nhằm tăng số vòng quay của VLĐ. Đối với việc lập kế hoạch VLĐ hàng năm, cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn bị thiếu hụt có kế hoạch. Hàng năm dựa trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả phân tích thị trường để xây dựng kế hoạch luân chuyển thu mua hàng hóa. Dựa trên kế hoạch này xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động SXKD, từ đó tiết kiệm được VLĐ cho doanh nghiệp.
Thường xuyên đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ
Công ty cần thường xuyên đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ qua hệ thống các chỉ tiêu để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể thay vì đánh giá mang tính hình thức hiện nay. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này, không cấp tín dụng thương mại cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có tín nhiệm trong trả nợ vay. Để bù đắp những thiệt hại không lường trước từ những khoản phụ thu khó đòi, công ty cần lập quỹ dự phòng tài chính, nhằm tránh những tổn thất làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, và khi cần có thể dùng quỹ để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động không còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay nữa mà là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp trong cả lý luận và thực tiễn, là vấn đề cấp bách, cần thiết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường mà đôi khi là không thể thích ứng được. Vốn lưu động luôn là sự cần thiết để các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Việc quản lý và nâng cao vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, một thách thức lớn đối với doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Quá trình phân tích ở trên đã cho thấy việc quản lý đồng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn quản lý không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức quản lý vốn. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty CP Thái Dương đã luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đồng vốn bỏ ra của mình. Những năm vừa qua công ty đã có những nỗ lực cố gắng phát triển toàn diện, song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
Qua thời gian thực tập tại công ty CP Thái Dương, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Trần Thị Thùy Linh và cán bộ phòng kế toán của công ty em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài tương đối mới mẻ với bản thân, hơn nữa do thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế có hạn nên em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập và giải quyết những vấn đề cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty. Trong khóa luận còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô bộ môn trong trường và các bạn sinh viên cùng khoa.
Một lần nữa em xin cảm ơn những người luôn bên cạnh giúp đỡ và tạo động lực để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (2001)
– Tài chính doanh nghiệp hiện đại – PGS.TS. Trần Thị Ngọc Thơ, nhà xuất bản
- – Tác giả Nguyễn Hải Sản