Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 50)

Có thể thấy bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chịu những ảnh hưởng rất lớn từ nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này gây ra ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy để hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, nhà quản trị phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể.

2.4.3.1. Môi trường bên ngoài và đối thủ cạnh tranh.

Đất nước ta đang trong thời kỳ mở rộng và hội nhập, đặc biệt là chiến dịch “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ nên nhu cầu về các sản phẩm may mặc cũng như chăn ga gối đệm trong nước rất cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nắm bắt được tình hình trên, Công ty đã mở rộng kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như mở rộng các mặt hàng nhằm thỏa mãn sự đa dạng của thị trường.

Sức mua của thị trường lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, VLĐ được sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn. Hầu hết các sản phẩm hiện tại của công ty Thái Dương là nhập từ công ty may Sông Hồng cho các sản phẩm chăn ga .Tuy nhiên, ngoài ra công ty có nhận gia công những đơn hàng của nước ngoài nên bất kì có biến động nào về nguồn cung hàng, tỉ giá hối đoái hay quá trình vận chuyển… cũng sẽ đem lại những tác động không nhỏ đến với công ty. Do đó công ty nên tìm nguồn hàng ổn định, khi có điều kiện thuận lợi về giá cả, công ty nên nhập số

lượng lớn để được hưởng chiết khấu thương mại, giảm thiểu rủi ro về tỉ giá và vận chuyển.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, Công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu lớn như Everon, Hanvico, Vikosan…. Do đó, bên cạnh nhập những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đẹp thì nguồn phân phối cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ tới những khách hàng mới, làm tăng doanh thu, lợi nhuận và tính toán được những yêu cầu chung trong việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp mai sau.

2.4.3.2. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.

Ban quản trị công ty cũng đã nỗ lực trong hoạt động điều hành công ty trong những năm qua. Giám đốc và phó giám đốc đã có những quyết định kịp thời và phù hợp trong công tác nhân sự của công ty, lựa chọn và cơ cấu lại nhân sự quản lý một cách hợp lý để nâng cao năng lực quản lý.

Cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết là đội ngũ trẻ, nhiệt tình và năng động. Tuy nhiên do còn quá trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, làm việc chưa được thành thạo và chu toàn. Công ty cần liên tục tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân viên hầu hết là sinh viên mới ra trường cũng dẫn tới tình trạng nhân lực không ổn định do nhân viên chuyển công tác liên tục. Việc đào tạo người mới sẽ tạo thêm chi phí cho công ty, do đó việc áp dụng quy chế đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên sẽ là cách hiệu quả nhất để công ty giữ được đội ngũ nhân viên thân cận và giàu kinh nghiệm.

Ngoài việc đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực, ban quản trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thông tin từ các phòng ban trực thuộc công ty để đưa ra những quyết định hợp lý nhất trong việc huy động, xác định chính xác nhu cầu, cơ cấu vốn lưu động và sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hiệu quả. Quy mô công ty hiện tại chưa quá lớn, tạo điều kiện cho giám đốc có thể liên tục theo dõi, chỉ đạo gắt gao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công

trình chưa xảy ra tình trạng thất thoát vật tư hàng hóa, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng đang được cải thiện dần qua từng năm

2.4.3.3. Khách hàng

Khách hàng luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc tồn tại và phát triền của một doanh nghiệp, và đối với công ty Thái Dương cũng vậy. Trong giai đoạn 2011-2013, Công ty đã có những chính sách thu hút khách hàng như khuyến mãi, khuyến mại, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại… Công ty luôn duy trì một lượng hàng tồn kho lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên ngày

nay khi thị trường càng xuất hiện nhiều những đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài đầu tư thì Công ty nên có những biện pháp, chiến lược kinh doanh mới để dự trù lượng hàng hợp lý trong kho, tránh tình trạng “nhập nhiều- xuất ít” gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp.

Kết luận chương II

Qua việc phân tích các chỉ số, dữ liệu của Công ty Thái Dương cũng như nêu ra những đặc điểm hoạt động có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động quản lý vốn lưu động của Công ty. Từ đó em xin mạn phép được đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty, giúp Công ty có thể loại bỏ các hạn chế còn tồn đọng và tìm được những bước đi mới trên con đường phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)