3.1. Bối cảnh kinh tế và định hướng phát triển của công ty.
Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn nền kinh tế vô cùng khó khăn và biến động, không chỉ trong nước mả cả thế giới. Đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải ; hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Sang đến năm 2013, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến, tăng trưởng còn chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp. Lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng nguy cơ tiềm ẩn còn cao. Sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tuy đã giảm xuống so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Tiêu thụ hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá giảm, sức mua giảm, chính sách bảo hộ thương mại của một số thị trường lớn..
Tuy nhiên sau khoảng thời gian khó khăn nề kinh tế Việt Nam cũng đã có những chuyển biến rõ ràng hơn. Bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch năm 2014 có những thuận lợi do nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi và được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2013; ở trong nước, việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít những khó khăn, thách thức do nền kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định và còn nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp; kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường... là những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội trong các năm sắp tới.
Xác định và phân tích được bối cảnh nền kinh tế chung ở cả quá khứ và đặc biệt là tương lai sẽ giúp cho Công ty xác định được định hướng phát triển của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh chung của toàn xã hội:
Trong những năm tiếp theo công ty vẫn thực hiện kinh doanh ba loại hình chính là xây dựng cơ bản, sản xuất, thương mại. Tuy nhiên, sẽ phát triển hơn khi mà chất lượng được nâng cao.
Công ty không ngừng đầu tư vào công nghệ khoa học mới tiến tiến vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Từng bước nâng cao tỷ lệ vốn tự có, giảm dần tỷ lệ nợ phải trả.
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực của công nhân viên chức trong công ty.
Tìm kiếm các nhà đầu tư, các nhà cung cấp nguyên vật liệu mới có uy tín chất lượng để tạo sự chủ động cho đầu vào của sản phẩm cũng như chủ động trong kinh doanh.
Giảm bớt khoản phải thu khách hàng để khách hàng không giữ quá nhiều lượng vốn lưu động của công ty.
Tăng cường khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng thông qua các dự án, công trình mang tính thẩm mỹ; các sản phẩm chất lượng và mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Giữ được khách hàng truyền thống và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới.