BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG
GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
TS NGUYỄN QUỐC CHỈNH
HÀ NỘI, 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền và
TS Nguyễn Quốc Chỉnh là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo viên và cán bộ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển Nông thôn đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình xây dựng luận án Tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hà Nội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hà Nội,Cục Thống kê TP Hà Nội; Các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn
TP Hà Nội, UBND các huyện, thị xã trong TP Hà Nội; UBND xã, Phòng Lao động việc làm các huyện, thị xã trong TP Hà Nội, các hộ gia đình tại TP Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án
Trần Thị Minh Phương
Trang 51 Sự cần thiết nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu3
3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của luận án 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠO
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 7
1.1.2 Đặc điểm của khu vực nông thôn liên quan đến tạo việc làm 16
1.1.3 Các tác động của đô thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực
nông thôn 18
1.1.4 Đặc điểm của lao động nông thôn 19
1.1.5 Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn 19
1.1.6 Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việc làm cho lao động
nông thôn 26
Trang 61.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
291.2 Cơ sở thực tiễn 31
1.2.1 Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước
311.2.2 Các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của Việt Nam
341.2.3 Tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam
401.3 Các nghiên cứu có liên quan 44
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 48
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 48
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 48
2.1.3 Khái quát nguồn nhân lực khu vực nông thôn Hà Nội 52
2.2 Phương pháp nghiên cứu 55
2.2.1 Khung phân tích 55
2.2.2 Phương pháp tiếp cận 57
2.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 58
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin 63
2.2.5 Phương pháp phân tích 67
2.2.6 Các chỉ tiêu phân tích 75
Chương 3.THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 783.1 Khái quát về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn thành phố
3.1.1 Khái quát về lực lượng lao động ở khu vực nông thôn thành phố
Trang 73.1.2 Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội 79
3.2 Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội
823.2.1 Các chính sách và giải pháp tạo việc làm đã thực hiện cho lao động
nông thôn thành phố Hà Nội 82
3.2.2 Các bên có liên quan trong hoạt động tạo việc làm cho lao động
nông thôn thành phố Hà Nội 85
3.2.3 Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
thành phố Hà Nội 86
3.2.4 Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa 97
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
3.4.1 Chính sách tạo việc làm 98
3.4.2 Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn
993.4.3 Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn 101
3.4.4 Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động 102
3.4.5 Hoạt động của thị trường lao động102
3.4.6 Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động 106
3.4.7 Các yếu tố từ bản thân người lao dộng 107
3.4.8 Các yếu tố khác 111
3.4.9 Một số kết quả phân tích mô hình 111
Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH
4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội
1204.1.1 Dự báo cung cầu lao động 120
Trang 84.1.2 Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1244.2 Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm 126
4.2.1 Mục tiêu và quan điểm 126
4.2.2 Định hướng 130
4.3 Các giải pháp chủ yếu 131
4.3.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 131
4.3.2 Giải pháp về vốn 133
4.3.3 Tăng cường hoạt động đào tạo nghề cho người lao động 133
4.3.4 Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động 133
4.3.5 Giải pháp theo hướng tăng trưởng 135
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
DVVL Dịch vụ việc làm
GQVL Giải quyết việc làm
GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
ILO Tổ chức Lao động quốc tế International Labour
OrganizationKCN Khu công nghiệp
LĐNT Lao động nông thôn
LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội
LFS Điều tra lao động việc làm Labour Force Survey
NSLĐ Năng suất lao động
ODA Nguồn viện trợ phát triển chính
thức
Official Development Assisstance
PTNT Phát triển nông thôn
TVL Tạo việc làm
TCTK Tổng cục thống kê
UBND Ủy ban nhân dân
VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Vietnam Household Living
Standard Survey
Trang 10DANH MỤC BẢNG
2.1 Cơ cấu sử dụng đất đai của thành phố Hà Nội 512.2 Dân số trung bình và nông thôn của Hà Nội 532.3 Cơ cấu trình độ CMKT của dân số trên 15 tuổi khu vực nông thôn
2.5 Tỷ lệ các hộ sinh sống tại nơi ở hiện tại theo thời gian 60
2.7 Nguồn thu nhập/sinh kế chính của các hộ được phỏng vấn 612.8 Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức thu nhập 622.9 Số hộ và tỷ lệ hộ phân theo tình trạng sở hữu đất canh tác trồng trọt
622.10 Tình trạng sở hữu đất trước khi bị thu hồi 632.11 Hình thức sử dụng lao động của hộ trên đất canh tác 633.1 Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nông thôn so với toàn thành
phố theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2013 793.2 Lao động có việc làm của Hà Nội theo ngành kinh tế, giai đoạn
3.3 Cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn 823.4 Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm từ QQGVVL Hà Nội 913.5 Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm
3.6 Số việc làm được tạo ra từ các đề án học nghề phân theo
3.7 Số việc làm được tạo ra qua các doanh nghiệp phát triển sản xuất
3.8 Tăng trưởng, việc làm trong 3 ngành ở Hà Nội 963.9 Hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng của Hà Nội 96
Trang 113.10 Số phiên giao dịch việc làm được thực hiện 1033.11 Tỷ lệ người dân đi tìm việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm phân
4.5 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo phân theo trình độ 123
Trang 123.3 Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm
ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010-2013 813.4 Trình độ CMKT của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản khu vực nông thôn năm 2013 (%) 1083.5 Trình độ CMKT của lao động nhóm ngành phi nông nghiệp
3.6 Cơ cấu lao động nông thôn khu vực chính thức 109
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
2.1 Khung nghiên cứu phân tích tổng thể của luận án 564.1 Áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh
3.4 Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 993.5 Hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp cho
3.6 Xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm 107
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu
Với mục tiêu năm 2015, cơ bản hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô(về đích trước 5 năm so với cả nước trên con đường CNH-HĐH), Hà Nội phấnđấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9,5% đến 10% /năm Mục tiêu, địnhhướng này được nêu rõ trong Chỉ thị của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng Kếhoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) (Hội đồng Nhân dân Thànhphố Hà Nội, 2012) Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoáthuộc loại nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước Điều này đượcthể hiện qua sự mở rộng phạm vị địa giới và sự tăng trưởng về số lượng các khucông nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới
Từ 1 tháng 8 năm 2008, thực hiện nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộngđịa giới hành chính thủ đô Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ 3,556 triệu người lên6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,256 triệungười lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương ứng 5,34%
số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố Năm 2015, quy mô dân
số của Hà Nội khoảng 7,2 - 7,5 triệu người, trong đó có 4,8 triệu người trong độtuổi lao động Dự báo trong 5 năm từ 2011 - 2015, bình quân hàng năm Hà Nội
có khoảng 180 - 220 nghìn lao động mất việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổimục đích sử dụng đất (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2011)
Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội Ở tầm vĩ mô,một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêucông nghiệp hoá, hiện đại hoá Mặt khác, đô thị hoá cũng là một trong những chỉtiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước Tuy nhiên bên cạnhnhững tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cầnphải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớnngười dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai
Trang 15phục vụ mục tiêu đô thị hoá Cụ thể, đô thị hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việclàm, thu nhập của những người dân chịu ảnh hưởng của đô thị hóa.
Công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu đối với các quốc gia muốn nhanhchóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp sang nềnkinh tế công nghiệp, năng suất cao và đi kèm với nó là quá trình đô thị hóa Mặttích cực của đô thị hóa đem lại là cơ cấu kinh tế và cơ cấu việc làm chuyển dịchtheo hướng hiện đại (tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dầnkhu vực nông nghiệp) Đồng thời, các nghề mới xuất hiện, hoạt động sản xuấtmới ra đời; trong khi một số nghề cũ, hoạt động sản xuất cũ mất đi, số lượng vàchất lượng việc làm thay đổi Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao
vị thế người lao động trong gia đình và xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và
ổn định xã hội Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng laođộng tập trung chủ yếu ở nông thôn, nơi tồn tại yếu kém về nhiều mặt so vớithành thị như: cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu việc làm, dư thừa lao động,thu nhập thấp, thiếu ổn định,… Những vấn đề đó đòi hỏi phải có sự quan tâmphát triển khu vực nông thôn một cách toàn diện hơn nhằm đảm bảo việc làm,tăng thu nhập cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống Mặc dù, là thànhphố lớn và là thủ đô, song Hà Nội không phải là một ngoại lệ đối với những vấn
đề nêu trên Mặt tiêu cực của đô thị hóa là diện tích đất nông nghiệp của nôngthôn Hà Nội có xu hướng ngày càng bị thu hẹp lại, đồng thời cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tất yếu sẽ dẫn đến việcchuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, tác động đến thu nhập
và đời sống của họ Tốc độ đô thị hóa nhanh khiến hàng ngàn héc ta đất nôngnghiệp chuyển đổi sang đất nhà xưởng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,khu chế xuất Nhiều xã thuần nông không còn đất nông nghiệp, nông dân mấtruộng trở nên hẫng hụt khi đối mặt với thực tại Mỗi người “Hà Nội mới” mỗihoàn cảnh riêng, nhưng đều có một điểm chung: đầy lo lắng về tương lai sau khikhông còn đất sản xuất
Mất ruộng, mất tư liệu sản xuất, người nông dân chỉ còn hai bàn taytrắng lập nghiệp Thế nhưng, hành trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm
Trang 16việc làm của họ rất khó khăn bởi trình độ tay nghề không có, lạ lẫm với kỹ nănglàm việc trong môi trường công nghiệp Vì vậy, mặc dù dự án san sát, baoquanh làng xã, nhưng làm gì để sống vẫn luôn là nỗi lo thường trực Có thể nói,
đô thị hoá đã tác động rất lớn đến việc làm của người lao động nói chung vàngười nông dân nói riêng Sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu việc làm, thấtnghiệp gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường gây không
ít khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội Mặc dù, đi cùng những dự án, hạ tầng kĩ thuật
và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh vùng quy hoạch cũng đượccải tạo và nâng cấp đồng bộ Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theochiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông )ngày càng được cải thiện hơn Tóm lại, bên cạnh những tác động của đô thị hoáđối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung thì đô thị hóa tác động trực tiếp đếnvấn đề lao động - việc làm của người dân nông thôn Hà Nội
Vì vậy, việc nghiên cứu để tổng kết lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho
lao động nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết Đề tài “Giải pháp tạo việc làm
cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” nhằm
phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người laođộng nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa và đánh giá và đo tác động củacác yếu tố tác động đến tạo việc làm khu vực nông thôn Từ đó đề xuất nhữnggiải pháp tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội
2 Mục tiêu nghiên cứu
a, Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đánh giá thực trạng về tạo việclàm cho lao động nông thôn để đề xuất các giải pháp tăng cường tạo việc làmcho người lao động nông thôn của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa
b, Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc
làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn
Trang 17- Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong
bối cảnh ĐTH, chỉ ra những tồn tại và thách thức về tạo việc làm trong bối cảnh
đô thị hóa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH Nhằm xem xét vai trò của các yếu tố tới tạoviệc làm cho lao động nông thôn Hà Nội
- Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
thành phố Hà Nội trong bối cảnh ĐTH
3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn TP Hà
Nội trong bối cảnh ĐTH diễn ra như thế nào?
- Những chính sách, quy định hiện nay đã được thực hiện như thế nào để
có thể hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả của các chính sách?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội, mức độ ảnh hưởng ra sao?
- Bối cảnh về tạo việc làm cho lao động nông thôn và những giải pháp để
tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thịhóa là gì?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Quá trình đô thị hóa sẽ làm chuyển đổi mô hình sản xuất từ nông nghiệpsang phi nông nghiệp, sẽ dẫn đến chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệpsang các ngành phi nông nghiệp
- Quá trình đô thị hóa là thách thức cho lao động nông thôn, do phần lớnlao động nông thôn không có trình độ và thiếu kỹ năng đáp ứng yêu cầu CNH
- Giả định đầu tư, tăng trưởng, một số chương trình tạo việc làm sẽ đemlại hiệu quả đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Trang 18Đối tượng của luận án được xác định là lý luận và thực tiễn tạo việc làm
cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa.
b, Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội Địa bàn
được chọn để khảo sát là các huyện, thị xã phía Tây TP Hà Nội nơi có tốc độĐTH diễn ra mạnh mẽ
Phạm vi nội dung:
- Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo việc làm
cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH
- Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng
và các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội
- Giới hạn: Các vấn đề nghiên cứu của luận án này chỉ xét trong bối cảnh
ĐTH mà không coi ĐTH như một nhân tố chính để phân tích về tạo việc làm
Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu và phân tích dữ liệu về
dân số, lao động - việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013, kết hợpcác số liệu điều tra thực địa do tác giả thực hiện: Các đề xuất cho giai đoạn 2015
- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
5 Những đóng góp mới của luận án
a, Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tạo việc làm nói chung, tạo
việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành nơi có tốc độ ĐTH diễn ra rấtnhanh và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm từ đó đưa ra giải pháp tạo việclàm cho LĐNT trong bối cảnh ĐTH
- Đóng góp trong việc nhận thức và vận dụng cơ sở lý luận về tạo việc
làm cho lao động nông thôn đối với những địa phương có sự tăng đột biến khuvực nông thôn trong quá trình phát triển
- Về mặt phương pháp phân tích, luận án áp dụng các mô hình phân tích
khả năng có việc làm và phân tích cầu lao động vào trường hợp nghiên cứu cụthể của luận án, ngoài việc sử dụng các biến truyền thống thường có sẵn như laođộng, vốn, giá trị gia tăng hay tiền lương,…luận án cũng sử dụng một số biến đại
Trang 19diện cho quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, chính sách tạo việc làm,…nhờ đóphản ánh được phần nào vai trò của các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho khuvực nông thôn.
b, Đóng góp về thực tiễn
- Cung cấp thông tin về thực trạng việc làm và các chính sách tạo việc làm
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013
- Làm rõ những vấn đề tồn tại trong tạo việc làm cho người lao động nông
thôn của thành phố Hà Nội
- Đánh giá phân tích định lượng và định tính các yếu tố tác động đến tạo
việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội Nêu rõ vai trò của giáo dục,đào tạo đối với khả năng có được việc làm của người lao động Khả năng tạoviệc làm từ chính sách, từ đầu tư, tăng trưởng hay những cơ hội và thách thức đốivới người lao động để tìm việc làm trong bối cảnh đô thị hóa
- Cung cấp các thông tin về dự báo cung và cầu lao động; bối cảnh kinh tế
xã hội đến 2015 và 2020; Đề xuất các giải pháp tạo việc làm, tăng cường tạo việclàm cho người lao động nông thôn của thành phố Hà Nội
Trang 20Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠO
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG
BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA
Theo từ điển tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm vàđược trả công” (Viện Ngôn ngữ học, 2010) tuy nhiên, khái niệm này còn quárộng và chưa cụ thể Trong thực tế người lao động có thể tự tạo ra việc làm chomình, đồng thời có thu nhập mà không cần được giao
Trong thực tế, khái niệm về việc làm thường nhấn mạnh ở hai điểm cơbản, đó là thu nhập và tính hợp pháp của các hoạt động lao động Ở Việt Nam,Luật Việc làm có nêu: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không
bị pháp luật cấm” (Quốc hội, 2013) Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm ban hànhngày 16 tháng 11 năm 2013, như vậy, nội dung điều này cho thấy hai tiêu thứcbắt buộc để xác định hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm ở Việt Nambao gồm tiêu thức về thu nhập và tính pháp lý của việc làm
Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình Điều này chỉ rõ tính chất hữu ích và nhấnmạnh tiêu thức tạo ra thu nhập và việc làm Hoạt động đem lại thu nhập đượclượng hóa dưới các dạng như:
+ Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật
từ người sử dụng lao động
+ Tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế màbản thân người lao động làm chủ
Trang 21+ Đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện côngviệc đó là thành viên của hộ gia đình hoặc hộ gia đình quản lý.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm, điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề
và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trongquá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần Người lao động hợp pháp ngày nayđược đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết,
tự tìm kiếm việc làm, tự do thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật,không bị phân biệt đối xử dù làm trong hay ngoài khu vực Nhà nước Điều nàykhẳng định tính chất pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vựcngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức (Quốc hội, 2013)
Hai tiêu chí đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ đểmột hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm Nếu một hoạt động tạo rathu nhập nhưng vi phạm pháp luật như buôn lậu, trộm cắp, mại dâm… thì khôngđược thừa nhận là việc làm Tuy nhiên, ở một số nước như Thái Lan, Philipinesthì mại dâm lại được thừa nhận là việc làm vì hoạt động này đáp ứng nhu cầu củamột số nhóm người trong xã hội và đem lại thu nhập cho người bán dâm và hoạtđộng này được luật pháp bảo hộ, quản lý, được Bộ Y tế và các cơ quan quản lýsức khỏe của những nước này theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cấp giấyphép hành nghề Mặt khác, nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao độngthì có nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình cộng đồng nhưng khôngtạo ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập Cụ thể, hai người cùng làm côngviệc nội trợ, người thứ nhất làm công việc nội trợ cho gia đình thì sẽ có ích cho giađình người đó (vì gia đình không cần phải thuê người giúp việc và các thành viêntrong gia đình có thể yên tâm đi làm việc kiếm tiền từ công việc bên ngoài) nhưngkhông được trả công, không tạo ra thu nhập nên không được coi là việc làm.Người thứ hai cũng làm công việc nội trợ nhưng là làm giúp việc là gia đình khác
và được trả công thì lại được coi là việc làm Như vậy, theo các tiếp cận này kháiniệm việc làm chưa khái quát được hết bản chất của việc làm (Quốc hội, 2013)
Trang 22Trong các cuộc điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam,việc làm được xácđịnh: Việc làm là mọi hoạt động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bịpháp luật cấm (Tổng cục Thống kê, 2011) Trong đó, việc làm được phân thànhhai loại, bao gồm:
Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà
người nhận tiền lương, tiền công,… phải hoàn thành trong một thời gian nhấtđịnh với yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơitrả công quy định, không phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ quan,doanh nghiệp,… Hợp đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho phép
họ nhận được tiền lương, tiền công cơ bản mà khoản thu nhập này không phụthuộc trực tiếp và kết quả hoạt động của cơ quan/đơn vị nơi họ làm việc
Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi
nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ Việc tự làm gồm cáccông việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế ủa hộ giađình mình không hưởng tiền lương, tiền công
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO(2009), khái niệm việc làm chỉ đề cậpđến trong mối quan hệ với lực lượng lao động Khi đó, việc làm được phân thànhhai loại: Có trả công (những người làm thuê, học việc…) và không được trả côngnhưng vẫn có thu nhập (ví dụ: chủ cơ sở)
Từ những khái niệm trên, tác giả thống nhất khái niệm việc làm là: Việclàm là hoạt động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thunhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình (được trả côngbằng tiền, hiện vật, trao đổi công hay tự làm cho gia đình không hưởng tiền công/lương) mà không bị pháp luật cấm
Khái niệm và nội dung về việc làm bền vững đã được các quốc gia trên thếgiới (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…) quan tâm trong các chương trình việclàm Theo ILO (2009), việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có đượcviệc làm ổn định và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm đượctôn trọng Mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có đượcviệc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn và tôn
Trang 23trọng giá trị nhân phẩm Việc làm bền vững chính là những khát vọng của con ngườitrong cuộc sống lao động của họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sựthừa nhận; sự ổn định gia đình và phát triển cá nhân; sự công bằng và bình đẳng nhưnhau Phản ánh mối quan tâm của Chính phủ cùng người sử dụng lao động và ngườilao động sẽ cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại ba bên (nhà quản lý,người chủ sử dụng lao động và người lao động).
Khái niệm việc làm bền vững được Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2009)xác định: “Việc làm bền vững là cơ hội việc làm có năng suất, có mức thu nhậpcông bằng, bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình”
Vấn đề tạo việc làm được nhắc đến trong Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ X: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo
sự gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong
học nghề, tự tạo và tìm việc làm” (Ban chấp hành Trung Ương, 2006) Các
chương trình hỗ trợ tín dụng, chuyển giao công nghệ và dạy nghề giúp người
lao động nói chung và thanh niên nói riêng đầu tư sản xuất kinh doanh, tự tạo
việc làm là một trong những nội dung hoạt động của các Chương trình Mục
tiêu quốc gia về việc làm, giảm nghèo và dạy nghề đến năm 2010 và 2015
Khái niệm về tạo việc làm: Theo Trần Ngọc Diễn (2002) tạo việc làm là
quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sứclao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sứclao động, đem lại thu nhập cho người lao động Tạo việc làm theo nghĩa rộng,bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quảnguồn nhân lực Quá trình đó diễn ra từ việc giáo dục, đào tạo và phổ cập nghềnghiệp, chuẩn bị cho người lao động tham gia vào thị trường lao động đến tự dolựa chọn việc làm và nhận lại những gì xứng đáng với giá trị lao động mà mình
đã tạo ra Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp,chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm chỗ làm cho người laođộng, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
Như vậy để tạo ra việc làm thì cần có sự tham gia của cả người sử dụnglao động, người lao động và nhà nước Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
Trang 24tạo việc làm Vai trò của nhà nước thể hiện trong việc tạo môi trường thuận lợicho việc hình thành và phát triển, tạo ra môi trường thuận lợi cho người lao động
và người sử dụng lao động phát huy khả năng của họ, đưa ra các chính sách cóliên quan đến người lao động, người sử dụng lao động như: chính sách khuyếnkhích đầu tư trong nước, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài…
Tạo việc làm có thể được chia làm hai loại:
+ Tạo việc làm ổn định: Công việc được tạo ra cho người lao động mà tại chỗ
làm việc đó và thông qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tốithiểu hiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên Việc làm ổn định luôn tạocho người lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để lao động hiệu quả hơn
+ Tạo việc làm không ổn định: Được hiểu theo hai nghĩa, bao gồm: Công
việc làm ổn định nhưng người thực hiện phải liên tục năng động theo không gian,thường xuyên thay đổi vị trí làm việc nhưng vẫn thực hiện cùng một công việc;Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi công việc củamình liên tục trong thời gian ngắn
Trên cơ sở Quyết định số 43/2010QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày6/2010 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn thu thập, tổng hợp chỉtiêu số 0309 “Số lao động được tạo việc làm” (trước đây là Quyết định số305/2005/QĐ-TTg), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 1 năm 2011 Quy định nội dung hệ thống chỉtiêu thống kê Quốc gia; danh mục nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,huyện, xã Theo quy định tại thông tư 02/2011/TT: “Số lao động được tạo việclàm” phản ánh số lượng người lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăngthêm hằng năm, là chênh lệch giữa số lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và sốlao động có việc làm của kỳ trước” Đây là một trong những chỉ tiêu chính phục
vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của Bộ, ngành, các địa phương đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhânlực, tạo việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động
Trang 25Cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi hỏi sự tham gia tích cực của
ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động sao cho cơ hội việclàm và mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trườngđược kết nối với nhau (Hoàng Phê, 1998)
Về phía người lao động, muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhậpcao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức laođộng của mình, phải học tập, đào tạo để nắm vững một nghề, biết nhiều nghề vàkhông ngừng hoàn thiện nâng cao tay nghề (World Trade Organization, 2006)
Về phía Nhà nước, tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chínhsách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môitrường pháp lý kết hợp sức lao động với Tư liệu sản xuất là một bộ phận cấuthành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động (WTO, 2006)
Về phía người sử dụng lao động, gồm các doanh nghiệp trong nước thuộccác thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chứckinh tế xã hội cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo
ra chỗ làm việc mà còn phải duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người laođộng Đó cũng chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó,người sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng, công nghệ,máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm,dịch vụ; cần có kinh nghiệm quản lý - yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnhtranh (WTO, 2006) Sơ đồ cơ chế tạo việc làm (cơ chế 3 bên):
Sơ đồ 1.1 Cơ chế tạo việc làm- Cơ chế 3 bên
Thị trường lao động
Thị trường lao động Chủ sử dụng lao động
Môi trường kết hợp các yếu tố
Môi trường kết hợp các yếu tố
Tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động
Tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động
Trang 26 Các khái niệm liên quan khác
*Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay
đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người Đặc điểmcủa hoạt động lao động: Hoạt động lao động phải có mục đích của con người;Hoạt động đó phải tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó củacon người; hoạt động của con người phải là sự tác động vào tự nhiên làm biếnđổi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ lợi íchcủa con người (Nguyễn Tiệp, 2007)
* Sức lao động: Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao
động “Sức lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động, là toàn bộ những nănglực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống
và được con người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụngnào đó” (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008)
* Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả
năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề,lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội (NguyễnTiệp, 2008)
* Nguồn lao động: là toàn bộ những người có khả năng tham gia lao
động, bao gồm những người trong độ tuổi quy định có khả năng lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động, nhưng thực tế còn khả năng và đang thamgia lao động (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007)
Các thuật ngữ tương tự, liên quan đến nguồn lao động bao gồm: Lựclượng lao động, dân số làm việc và dân số hoạt động kinh tế Toàn bộ dân số cóthể chia thành hai nhóm: Nhóm một gồm những người tham gia hoạt động kinhtế; nhóm hai là những người không tham gia hoạt động kinh tế Nguồn lao độngtiếp cận theo tuổi lao động và trạng thái hoạt động kinh tế, ngoài lực lượng laođộng còn bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham giavào lực lượng lao động vì những lý do khác nhau như: nội trợ, học sinh, sinhviên, Ngoài ra, nguồn lao động còn bao gồm cả những người trên độ tuổi laođộng nhưng đang làm việc (Nguyễn Tiệp, 2008)
Trang 27Nguồn lao động = (Dân số trong độ tuổi lao động - Những người không
có khả năng lao động) + dân số trên độ tuổi lao động có việc làm (NguyễnTiệp, 2008)
Nguồn lao động = Lực lượng lao động + Dân số trong độ tuổi lao độngkhông tham gia làm việc mà đang nội trợ + đi học + không có nhu cầu làm việc +
lý do khác (Nguyễn Tiệp, 2008)
* Lực lượng lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động,
đang có việc làm và những người chưa có việc làm đang tìm việc và sẵn sànglàm việc (thất nghiệp) (Nguyễn Tiệp, 2008)
Lực lượng lao động = Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm + Số ngườithất nghiệp
- Làm những công việc có thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống nên
muốn làm việc thêm để có thu nhập
Thiếu việc làm là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn.Thiếu việc làm có thể chia làm 2 loại: thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm
vô hình Thiếu việc làm hữu hình là khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường Thiếu việc làm vô hình là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh
không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người lao động muốntìm việc làm bổ sung
Theo ILO (2009), người thiếu việc làm là người trong tuần lễ phỏng vấn
có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhucầu làm thêm Một số chuyên gia về kinh tế lao động lại quan niệm: “Thiếu việclàm còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người laođộng có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn
Trang 28Theo định nghĩa trong điều tra lao động việc làm người thiếu việc làmđược xác định: “người thiếu việc làm là những người làm việc dưới 35 giờ mộttuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm việc” (Tổng cục Thống kê, 2011).
* Thất nghiệp
Người thất nghiệp gồm những người trong khoảng thời gian xác định củacuộc điều tra không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm và có nhu cầuđược làm việc (David and Stanley, 1995)
Người thất nghiệp là người không có việc làm được trả công và đang cónhững cố gắng cụ thể để đi tìm một công việc trong 04 tuần qua hoặc bị buộcthôi việc nhưng đang chờ đợi đi làm trong tháng tới Người thất nghiệp là nhữngngười không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ được trởlại làm việc(Samuelson and Nordhaus, 1989)
Theo khái niệm ILO (2009), thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là tìnhtrạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưngkhông thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định Trong điều tra Lao độngviệc làm, thất nghiệp được xác định căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau: (i) hiện khônglàm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc
Từ những khái niệm và khái niệm liên quan đến tạo việc làm, tác giảthống nhất khái niệm tạo việc làm như sau:
Tạo việc làm là quá trình cá nhân hay tổ chức tự tạo hoặc có điều kiện, tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, kết hợp các điều kiện kinh tế xã hội khác, đem lại việc làm, thu nhập cho chính bản thân hoặc người lao động
Khái niệm trên phản ánh toàn diện và chỉ ra được vấn đề tạo việc làm phảiđược xuất phát từ nhiều phía bao gồm: cá nhân (người lao động), tổ chức (người
sử dụng lao động, nhà nước) và các điều kiện kinh tế xã hội khác Người laođộng có thể tạo việc làm bằng cách tự tạo việc làm cho chính họ, doanh nghiệpphát triển sản xuất tạo ra nhiều việc làm và đối với nhà nước ban hành các chính
Trang 29sách, thực hiện các chương trình hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp tạo việclàm Những tương tác trên được đặt trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Trịnh Khắc Thẩm và cs (2007) đã định nghĩa đô thị hóa là sự mở rộngcủa đô thị, là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanhchóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống
Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa Quá trình đôthị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp,
cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc từ dạngnông thôn sang thành thị Có hai chỉ số biểu hiện sự đô thị hóa là: mức độ đô thịhóa và tốc độ đô thị hóa Tốc độ đô thị hóa là tỷ lệ tăng dấn số đô thị theo thờigian Mức độ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thịtrên tổng dân số hay diện tích của một vùng hay khu vực hoặc toàn vùng (TrịnhKhắc Thẩm và cs., 2007)
1.1.2 Đặc điểm của khu vực nông thôn liên quan đến tạo việc làm
Khái niệm về nông thôn
Nhiều quan điểm cho rằng nông thôn là địa bàn mà ở đó dân cư sống chủyếu bằng nông nghiệp, tuy nhiên như vậy là chưa đầy đủ vì có nhiều vùng dân cưsống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trởthành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư Một
số quan điểm đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
"Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủyếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kémphát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn".(Triệu Đức Hạnh, 2012) Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữanông thôn và thành thị vì vậy nó mang tính toàn diện hơn và được nhiều ngườichấp nhận hơn
Trang 30Đặc trưng chủ yếu của khu vực nông thôn, so sánh với khu vực thành thị
Với khái niệm về nông thôn như trên, tác giả Tống Văn Chung (2000) đãchỉ ra những đặc trưng chủ yếu của khu vực nông thôn và so sánh với khu vựcthành thị theo như sau:
Thứ nhất, nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt
động kinh tế chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dânnông thôn
Thứ hai, khu vực nông thôn có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn thành thị,
trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn
Thứ ba, khu vực nông thôn bao gồm đa số người lao động có thu nhập
trình độ văn hoá, khoa học và công nghệ thấp hơn thành thị
Thứ tư, khu vực nông thôn có tính cộng đồng làng, xã, thôn/bản rất
chặt chẽ
Vai trò của khu vực nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội
Nông thôn có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, khu vực nông thôn cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho cuộc
sống của con người, do vậy nó đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp phát triển
Thứ hai, lao động nông thôn chiếm đa số trong tổng lao động xã hội Vì
vậy, nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho phát triển côngnghiệp và các ngành khác
Thứ ba, khu vực nông thôn không những là thị trường rộng lớn cho phát
triển công nghiệp mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong củng cố an ninh vàquốc phòng, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội
Thứ tư, nông thôn chiếm giữ tuyệt đại bộ phận tài nguyên của đất nước,
từ rừng núi sông biển với các loại thuỷ hải sản, động thực vật tới các loạikhoáng sản…Vì vậy, nông thôn có vai trò to lớn trong việc quản lý, khai thác
Trang 31và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội (ChuTiến Dũng, 2001).
1.1.3 Các tác động của đô thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực
nông thôn
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của một xã hội phát triển Phát triển toàndiện, bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hóa và việc làm là mộttrong những thách thức lớn trong công cuộc đô thị hóa Hệ quả của đô thị hóa làdiện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người lao động nông thôn không còn đất đểcanh tác hoặc chỉ còn lại phần nhỏ Lao động nông thôn phần lớn rơi vào tìnhtrạng thất nghiệp hay thiếu việc làm trầm trọng Đô thị hóa tất yếu dẫn đến sựthay đổi về cơ cấu kinh tế, kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch
vụ Song, việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực côngnghiệp và dịch vụ không phải là chuyện dễ và gặp khá nhiều rào cản Kỹ năng vàtrình độ người lao động nông thôn đa phần được đánh giá là thấp, đa số lao động
là lao động giản đơn, không có kỹ năng nghề đang là một trong những bước cảnlớn nhất (Trịnh Khắc Thẩm và cs., 2007)
Số người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, các khu, cụm công nghiệp
để làm thuê bằng đủ thứ nghề với đồng lương thấp, điều kiện làm việc khôngđảm bảo Luồng di cư dân tự phát từ nông thôn ra thành phố gây ra áp lực quá tải
về đáp ứng nhu cầu bố trí lao động - việc làm cũng như cung cấp các dịch vụ đôthị cho người dân
Như vậy, nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trong bối cảnh
đô thị hóa luôn được đặt ra một cách cấp thiết Thực tế, đòi hỏi các cấp chínhquyền cần có chính sách hỗ trợ người nông dân Tích cực hỗ trợ đào tạo nghềmới, tìm kiếm việc làm ổn định và lâu dài cho người nông dân, đặc biệt là ởnhững vùng có quá trình thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tếdiễn ra nhanh Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khuvực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, có kế hoạch
Trang 32giúp đỡ những người đã được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển nghềnghiệp, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống Tăng cường sự phối hợp giữa các
tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp với các cơ sở đào tạo nghề, đồngthời mở rộng thị trường xuất khẩu lao động để giảm tải áp lực thất nghiệp, thiếuviệc làm ở khu vực nông thôn (Trịnh Khắc Thẩm và cs., 2007)
1.1.4 Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và thamgia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ trong nông thôn (Mai Thanh Cúc và cs., 2005) Các tác giả đã chỉ ramột số đặc điểm của lao động nông thôn:
+ Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng, gây khókhăn trong việc bồi dưỡng đào tạo nghề, thông tin thị trường lao động cho laođộng nông thôn
+ Lao động nông thôn có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn Tỷ
lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp Lao động nông thônchủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền chonhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính, tạo ra sự khó khăncho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạnchế sự phát triển kinh tế nông thôn
+ Việc làm của lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt làcác vùng nông thôn thuần nông Do đó, việc sử dụng lao động trong nông thônkém hiệu quả, vấn đề thiếu việc làm xảy ra phổ biến
+ Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếukhả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế
1.1.5 Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn
Tạo việc làm được nhắc đến trong tác phẩm "Lý luận chung về việc làm,lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936 của Keynes Theo đó, tạo việc làm được
Trang 33xem xét trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiếtkiệm – việc làm Theo đó, trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhậptăng, đầu tư tăng thì việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại Khi tổng thunhập tăng người dân có xu hướng tăng tiêu dùng, song tốc độ tăng của tiêu dùnglại chậm hơn so với tăng thu nhập và người dân có khuynh hướng tiết kiệm mộtphần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫnđến một số hàng hóa và dịch vụ không có khả năng bán được dẫn đến thừa hànghóa Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới sản xuất
ở chu kỳ tiếp theo dẫn đến số lượng việc làm giảm và làm tăng thất nghiệp - tạoviệc làm trong các doanh nghiệp bị hạn chế Mặt khác, khi quy mô đầu tư tư bảntăng thì hiệu quả cận biên của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giớihạn chật hẹp về thu nhập của người sản xuất trong đầu tư tương lai Các nhà sảnxuất chỉ tích cực mở rộng đầu tư khi hiệu quả cận biên của tư bản cao hơn lãisuất Ngược lại, khi hiệu quả cận biên của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất sẽkhông thu hút sự đầu tư dẫn đến quy mô sản xuất bị thu hẹp, khiến việc làmgiảm, thất nghiệp tăng Keynes (1936) cho rằng, để số lượng việc làm được tạo ranhiều hơn và giảm thất nghiệp phải tăng tổng cầu của nền kinh tế Thông quatăng trực tiếp các khoản chi tiêu chính phủ hoặc các chính sách khuyển khích đầu
tư tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội để kích thích tiêu dùng nhằm tăng tổngcầu qua đó tạo việc làm Các biện pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giáđầu tư, in thêm tiền giấy đến cả sản xuất vũ khí,… được Keynes chỉ ra nhằm mựcđích tăng ngân sách nhà nước, tăng đầu tư, bù đắp các khoản chi tiêu của Chínhphủ và tăng tổng cầu
Ưu điểm của lý thuyết về việc làm của Keynes (1936) được xây dựng dựatrên các giả định đúng với các nước phát triển, tuy nhiên nhược điểm là các giảthuyết đó không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển Nhược điểmtrên là do hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sảnlượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao còn đối với các nướcđang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát Dovậy, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng
Trang 34với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vựcthành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra lànsóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng Điềunày có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước.
của Nafziger
Vấn đề tạo việc làm là mối quan tâm lớn ở các nước đang phát triển Pháttriển sản xuất, giải quyết thù lao xứng đáng cho người lao động là biện pháp quantrọng và cơ bản để giảm nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước kém phát triển Ởcác nước kém phát triển có tình trạng thất nghiệp cao do trình độ sử dụng laođộng thấp Những người thất nghiệp chủ yếu là thanh niên ở thành thị, có trình
độ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội Đặc biệt,cùng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá xuất hiện sự di chuyển lao động nôngnghiệp, nông thôn vào đô thị, công nghiệp do những khu vực này tạo ra nhiềuviệc làm Nhưng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh, không có lộtrình hợp lý sẽ có tác động ngược lại (Wayne,1998) Một số vấn đề chínhNafziger đề cập như sau:
* Các hình thức thất nghiệp: Thất nghiệp "thực sự" (là những người không
có việc làm, đang tích vực tìm việc, thường là ở thành thị, tuổi trẻ, có cả nhữngngười có trình độ văn hoá tốt) Những người không được sử dụng hết khả năngcủa mình được thống kê vào dạng thiếu việc làm, ở nhóm này có nhiều loạikhông sử dụng hết thời gian ("thất nghiệp giả"); những người làm nội trợ, ngườigiúp việc gia đình, đang đi học được gọi là "thất nghiệp ẩn", nghỉ hưu non, yếusức, làm việc không năng suất cũng được xếp vào nhóm này
* Vấn đề di cư nông thôn - thành thị (hoặc đô thị hóa biến nhiều vùngnông thôn trở thành đô thị) đã làm tăng “sức ép việc làm" ở các đô thị TheoLewis nguyên nhân của di cư là do sức hút thu nhập cao Mặt khác, Harris andTodaro (1970) lại cho là do kỳ vọng còn khoảng chênh về đời sống quyết định
Do đó, tạo việc làm cho lao động nông thôn càng trở nên quan trọng trong việc
Trang 35làm giảm “sức ép việc làm” Theo lí thuyết của Keynes (1936) thất nghiệp dothiếu hụt tổng cầu nhưng ở những nước kém phát triển sản lượng phản ứng chậmđối tăng cầu và chính sách tài chính có thể kém hữu hiệu khi vấn đề tạo việc làm
ở khu vực nông thôn không được giải quyết tốt sẽ có các hiện tượng di cư từnông thôn ra thành thị hoặc biến nhiều vùng nông thôn thành thành thị Trong thịtrường lao động, có sự tách rời giữa việc làm và sản lượng từ công nghệ khôngthích hợp Khác với các nước phát triển dư thừa vốn, nhưng thiếu lao động, cácnước kém phát triển lại thừa lao động, thiếu vốn Giá vốn cao hơn, trong khi giálao động lại thấp Nếu trong đầu tư công nghệ lựa chọn chưa thích hợp sẽ tạođược ít việc làm và làm gia tăng thất nghiệp
* Wayne and Nafziger (1998) giành nhiều tâm huyết để chỉ ra nguyênnhân và các chính sách khắc phục thất nghiệp ở các nước kém phát triển:
- Về nguyên nhân thất nghiệp Ông quan tâm đến các nguyên nhân đặcbiệt như: Sự không phù hợp về công nghệ; giá các yếu tố sản xuất bị méo mó,tình trạng thất nghiệp trong những người được đào tạo,
- Về các chính sách giảm thất nghiệp ông quan tâm đến chính sách về dân
số, chính sách hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị (chính sách phát triển kinh
tế nông thôn); chính sách lựa chọn công nghệ thích hợp (công nghệ phù hợp vừatiết kiệm vốn và thu hút được nhiều lao động - tạo nhiều việc làm) Chính sáchlàm giảm thiểu sự méo mó của giá cả yếu tố sản xuất (khuyến khích phát triểncông nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; chính sách tăng giáhối đoái,…); chính sách giáo dục; chính sách theo hướng tăng trưởng;…
Vấn đề tạo việc làm cũng được thể hiện qua lý thuyết này của Arthur(1954) - nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, đượcgiải thưởng Nobel 1979 Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động
dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tưbản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu - tạo thêm nhiều việc làm cho laođộng khu vực nông nghiệp, nông thôn Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh
Trang 36tế phát triển do trong khu vực nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dưthừa Ngoài số lao động cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừalàm các ngành nghề trung gian nhỏ lẻ, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và laođộng phụ nữ Số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm, hay nói cáchkhác, họ không có tiền lương và thu nhập Vì vậy, tạo nhiều việc làm trong lĩnhvực công nghiệp và dịch vụ sẽ di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực công nghiệp Theo mô hình này, kết quả đem lại có thể là: thứ nhất là,chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ đểtạo ra sản lượng cố định Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạoviệc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp Thứ hai, việc di chuyển này sẽlàm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăngtrưởng và phát triển kinh tế nói chung (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2008)
Mặc dù mô hình Lewis có tác dụng nhất định trong hướng dẫn phân tích
và hoạch định chính sách giải quyết việc làm nhưng không thể áp dụng máy móc
mô hình này vào Việt Nam vì các giả định này chỉ phù hợp với kinh tế các nướcphương tây Với giả định thứ nhất, ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng của khu vựchiện đại ở thành thị và tăng việc làm có thể trái ngược nhau; với giả định thứ hai,
ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn, chứ không toàndụng được lao động
Mô hình Harry T Oshima dẫn theo Nguyễn Thị Đông (2008)
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm nhiều trong lýthuyết củaOshima Dựa trên điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp ở cácnước Châu Á và Châu Âu, Oshima đã đưa ra mô hình phát triển hai khu vực ởcác nước Châu Á Khác với Arthus và một số nhà kinh tế học phát triển khác,T.Oshima cho rằng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu Á thìkhông phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động nông thôn Ông đưa ra lý
do là nền nông nghiệp ở các nước châu Á có tính thời vụ rất cao và sản lượngnông nghiệp phụ thuộc vào vụ thu hoạch, sẽ không có sự dư thừa lao động và cóthể còn bị thiếu lao động Oshima cho rằng tình trạng dư thừa lao động chỉ diễn ravào lúc nông nhàn Do vậy, nếu áp dụng như mô hình chuyển dịch của Lewis-Fei-
Trang 37Renis sẽ không thích hợp ở các nước châu Á.
Mô hình của Oshima xuất phát từ việc cho rằng việc đầu tư nhiều vàonông nghiệp trong ngắn hạn là không thực hiện được do nền kinh tế ở các nướcđang phát triển thường ở trọng tình trạng thiếu các nguồn lực về vốn và khoahọc công nghệ Do vậy, để khắc phục tình trạng lao động theo mùa vụ ở khuvực nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, Oshima phải tiến hành theo ba bước.Trong đó vấn đề việc làm và tạo việc làm được nhấn mạnh Tạo việc làm đượcnhấn mạnh ở bước đầu tiên để bắt đầu cho quá trình tăng trưởng Tạo việc làmcho thời gian nhàn rỗi Oshima cho rằng do các nước đang phát triển ở Châu Á
cơ giới hóa chưa được áp dụng nhiều nên tăng công ăn việc làm bằng mở rộngquy mô canh tác là hết sức khó khăn Do vậy, biện pháp cơ bản là tăng vụ, đadạng hóa cây trồng, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp Khi được tạoviệc làm thu nhập người dân tăng lên tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sảnxuất nông nghiệp Nhà nước hỗ trợ từ tiêu thụ nông sản từ xây dựng hệ thốngkênh mương, mở rộng các dịch khuyến nông, tổ chức các dịch vụ nông thôn,…Cùng với việc gia tăng số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp là sự tăngsản lượng trong khu vực này Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu lương thựcgiảm xuống đồng nghĩa với việc tiết kiệm ngoại tệ và tạo ra khả năng xuất khẩulương thực, tăng nguồn thu ngoại tệ và kết quả là nguồn ngoại tệ của quốc gia
sẽ dồi dào hơn để nhập khẩu các máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp
sử dụng nhiều lao động từ đó tạo nhiều việc làm Đến giai đoạn 2, hướng tớiviệc làm đầy đủ, tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tạo việc làm nhiều hơntrong lĩnh vực phi nông nghiệp như đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm, đồgỗ,… Khi đó sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thịtrường cho khu vực công nghiệp, tạo cơ hội tăng quy mô sản xuất công nghiệpcũng như về các hoạt động dịch vụ Khi đó, việc làm phi nông nghiệp được tạo
ra nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp vàdịch vụ hỗ trợ Quá trình này diễn ra trong nhiều năm cho đến khi khả năng tạoviệc làm vượt quá tốc độ tăng lao động làm cho thị trường bắt đầu thu hẹp, tiền
Trang 38lương thực tế tăng lên, quá trình này còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăngdân số và khả năng giải quyết việc làm của từng nước Bước thứ ba, sau khi cóviệc làm đầy đủ, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh tiền lương thực tếtrong nông nghiệp có xu hướng tăng dần với tác động ngày càng nhanh Dầndần máy móc sẽ thay thế bớt cho lao động chân tay vì lúc này sử dụng máymóc sẽ rẻ hơn sử dụng nhân công Công nghệ, phương tiện hiện đại tạo điềukiện cho việc thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp trongkhi sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên Công nghiệp là ngành sử dụng nhiềulao động tạo nhiều việc làm, tuy nhiên việc mở rộng các ngành này đồng nghĩavới việc sự thiếu hụt cung lao động ở khu vực nông nghiệp cho khu vực côngnghiệp trong khi thị trường nông thôn cũng đạt đến trạng thái toàn dụng nhâncông, tiền công tăng lên đồng thời khu vực dịch vụ cũng mở rộng Do vậy, liêntục có sự tạo việc làm cho lao động nông thôn Tóm lại, trong mô hình pháttriển của Oshima, tạo việc làm là tiền đề cho sự tăng trưởng (dẫn theo NguyễnThị Đông, 2008).
Tạo việc làm thông qua thành lập doanh nghiệp ở các ngành, trong lý
thuyết kinh tế học hiện đại với Mankiw (1997), hành vi của các doanh nghiệp khi
gia nhập hoặc rời bỏ thị trường được dựa trên cơ sở so sánh giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí dự kiến, nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra trong dàihạn các doanh nghiệp sẽ gia nhập thị trường Tuy nhiên lý thuyết này mang tínhchất mô tả về mặt hành vi của doanh nghiệp, và chỉ gián tiếp phản ánh vấn đề tạoviệc cho người lao động thông qua quyết định gia nhập thị trường tạo điều kiện
mở rộng việc làm cho nền kinh tế
Tạo việc làm thông qua việc tự tạo việc làm được nhắc đến trong Lýthuyết về “Cách mạng công nghệ” Theo Nelson and Winter (1982) và Malerbaand Orsenigo (1996) những ngành có môi trường công nghệ phát triển nhanhchóng tạo ra khả năng thu hút sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mớinhiều hơn những ngành khác, chẳng hạn đối với ngành thuộc lĩnh vực công nghệthông tin Trong những ngành này xu hướng tự tạo việc làm xảy ra nhiều hơn
Trang 39những ngành khác.
Tạo việc làm gián tiếp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của các ngành.Theo lý thuyết (Jovanovic, 1994; Klepper, 1996)“Vòng đời của ngành” giai đoạnphát triển của ngành quyết định đến việc gia nhập của các doanh nghiệp Khimột ngành đang ở giai đoạn mới phát triển, thì rào cản gia nhập là thấp nhất sẽthu hút sự gia nhập ngành nhiều hơn của các doanh nghiệp mới tạo điều kiện giatăng việc làm - tạo nhiều việc làm và ngược lại khi ngành đã phát triển đầy đủ,ngành không còn hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới, có thể còn xảy ra hiệntượng rút khỏi ngành làm số việc làm bị giảm xuống- suy giảm việc làm Tuynhiên, mặt khác có hiện tượng những ngành có nhiều doanh nghiệp đang hoạtđộng lại càng thu hút thêm các doanh nghiệp mới gia nhập qua đó tạo thêmnhiều việc làm Mô hình của Horvath (2001) giải thích rằng bằng cách theo dõicác doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các doanh nghiệp này càng nhiềucàng cung cấp nhiều hơn thông tin cho các doanh nghiệp mới do dó giảm đượcnhiều rủi ro, từ học tập kinh nghiệm của doanh nghiệp đi trước Do vậy, nhữngdoanh nghiệp thành lập sau thường tạo ra việc làm có tính chất bền vững hơncho người lao động Tóm lại, các lý thuyết về ngành ở trên, giúp chúng ta hiểuđược tại sao một số ngành, việc làm được tạo nhiều hơn so với các ngành khácchứ chưa tìm hiểu đầy đủ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong tạo việc làm
1.1.6 Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việc làm cho lao động nông
thôn
Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội
Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Các chương trình này
tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng cácthành tựu khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động, tạonhiều việc làm Đồng thời, đầu tư phát triển nông - lâm - thủy sản: nuôi trồng,đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, mở rộng diện tích nuôi trồng,… Ngoài
ra, tăng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn để tạo điềukiện phát triển việc làm (Trần Thị Thu, 2003)
Trang 40Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Các chương trình này
có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và mở rộng việc làm trong côngnghiệp và dịch vụ Các chương trình này tập trung chủ yếu vào phát triển các khucông nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở,…thu hút hàng triệu lao độnglàm việc trong khu vực này Hơn nữa, chương trình phát triển công nghiệp vàdịch vụ nhằm đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa cácngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu: nhưchế biến nông- lâm- thủy sản, may mặc, điện tử, một số sản phẩm cơ khí,… qua đógiải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (NguyễnHữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997)
Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Các chương trình này hướng vào các hộ gia đình là một hướng tạo
việc làm, có tính xã hội rộng rãi Trong chương trình, hỗ trợ vốn còn đi kèm vớiđào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, cácchương trình khuyến nông, lâm ngư nghiệp Một số hệ thống tín dụng có vai tròquan trọng đối với tạo việc làm như: Tín dụng nông thôn, tín dụng từ chươngtrình xóa đói giảm nghèo, tín dụng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm,… Đặcbiệt, với đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai rộngkhắp - một bộ phận lớn lao động nông thôn được đào tạo theo những lớp họcnghề để chuyển đổi kỹ năng, công việc (Thủ tướng Chính phủ, 2009)
Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt dễ thích ứng với biến động của thị trường,phù hợp với khả năng huy động vốn Quy mô lao động của loại hình này nhỏ,nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp lại nhiều nên có khả năng tạo được nhiềuviệc làm Những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp một phầnkhông nhỏ vào giải quyết việc làm - tạo việc làm cho người lao động
Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài
Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khu vực vốn đầu
tư nước ngoài là một trong những khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với cáckhu vực kinh tế khác Các ngành sản xuất trong khu vực này chủ yếu là ngành