TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 35)

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về VQGUMT

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1: Cổng chào vào khu du lịch VQG

VQGUMT là một trong số các VQG của Việt nam, được thành lập theo quyết định số 49/2002/QĐ-UB ngày 8 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở quyết định số 11/2002/QĐ-TTG ngày 14 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng KBTTN U Minh thượng tỉnh Kiên Giang lên thành VQGUMT.

VQGUMT thuộc huyện U Minh thượng tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch giá 60km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 326km. VQGUMT có tổng diện tích 21.107ha, trong đó: vùng lõi là 8.038ha, vùng đệm là 13.069ha. Vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt và bao bọc bởi đê bao trong với chiều dài 38km, có 4 tuyến kênh: KT1, KT2, KT3 và kênh trung tâm để dẫn nước phòng chống cháy rừng vào mùa khô. Vùng đệm được bao bọc bởi đê bao ngoài với chiều dài 60km, được chia làm 21 tuyến kênh, với hơn 3 ngàn hộ dân sinh sống (người dân trong vùng này được điều động vào ở theo quyết định số 347/QĐ-UB năm 1992 của UBND tỉnh).

Tọa độ địa lý: Từ 9°31' đến 9°39' vĩ độ bắc và từ 105°03' đến 105°07' kinh độ đông. (1). Địa hình

VQGUMT nằm ở độ cao từ 0,5 đến 0,7m so với mực nước biển, địa hình thấp và khá bằng phẳng, độ cao trong vùng chỉ chênh lệch 0,5m đến 0,7m. khu vực cao

nhất là khu vực có hệ sinh thái rừng tự nhiên trên đất than bùn, ở khu vực này trên bề mặt có lớp mùn xốp dầy từ 15-25cm. Đó là lá cây phân hủy tạo thành, phía dưới là lớp than bùn dầy khu vực còn lại độ cao thấp hơn. Vào mùa mưa ở nơi đây hầu như ngập nước vì vậy tạo nên hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một hệ sinh thái chỉ có duy nhất ở ĐBSCL.

Đất nơi đây được chia làm 2 loại đất chính:

- Đất phèn: chiếm 60% diện tích của Vườn, thường có 3 tầng chính

+ Tầng 1: Đất có màu xám tro, xám đen ở tầng này có mùn nhiều, giàu đạm, độ PH<4, nghèo photpho (P), canxi (C) và Magie (Mg).

+ Tầng 2: đây là tầng sinh phèn hay là tầng oxi hóa ở tầng này do có sự thủy hóa. + Tầng 3: là tầng Phyrit thường có màu xám lợt, xám tầng này đất dính dẽo, có mùi hôi, trong tầng này thường diễn ra quá trình khử, có sự tham gia của sinh vật rất phức tạp để tạo ra sản phẩm cuối cùng là H2S, FeS đây là tầng dự trữ.

- Đất than bùn: trước khi cháy diện tích đất than bùn có khoảng 3000ha, trữ lượng ước tính có khoảng 4 triệu m3. trong đó diện tích tập trung khoảng 2.500ha theo hai bên kênh trung tâm, đây là đĩa than bùn có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước ta, đất không có tính acid, có vị mặn dễ cháy vào mùa khô.

Bảng 2.1: Các đơn vị thực vật trên đất than bùn trong vùng Lõi VQGUMT

Các đơn vị thực vật Diện tích (ha)

Rừng tràm trên than bùn dày 1195.65

Rừng tràm trên than bùn mỏng 1215.63 Rừng tràm trên đất sét 1791.54 Rừng tràm trồng 969.57 Trảng sậy 1708.02 Trảng năng 657.63 Trảng trống có bèo cái 476.82

Tổng diện tích trong vùng Lõi 8014.86

(Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Thượng)

(2). Khí hậu

U Minh Thượng có khí hậu mang đặc trưng của ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối ổn định ở khoảng 27,10C với biên độ dao động nhiệt năm thấp. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung

bình tháng đạt 28,70C và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (khoảng 25,40C). Như vậy, biên độ dao động nhiệt năm ở đây chỉ khoảng 3,30C, rất thuận lợi đối với sức khoẻ con người nói chung và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Khí hậu ở đây chia ra hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 với hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là gió Bắc đến Đông Bắc, lượng mưa quan trắc được ở đây hàng năm xấp xỉ 1.500 mm. So với các khu vực khác thuộc ĐBSCL thì lượng mưa ở đây thuộc loại thấp và lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa với khoảng 90% lượng mưa cả năm. Đây cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão hàng năm.

Các số liệu thống kê về các đặc trưng khí hậu khu vực U Minh Thượng qua nhiều năm như sau:

 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm cao và khá ổn định ở khoảng 27,50C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,60C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,50C. Biên độ dao động nhiệt ngày đêm (8,20C) cao hơn biên độ dao động nhiệt năm (2,90C).

Bảng 2.2: Nhiệt độ các tháng ở VQGUMT Tháng BQ Chỉ nhiệt độ (0C) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm T0bq 26.0 26.3 27.9 28.9 28.8 28.2 28.0 27.7 27.7 27.7 26.7 25.8 27.5 Tmax 30.8 32.2 33.1 33.7 32.2 30.5 29.9 28.6 29.8 30.4 30.4 29.1 31.1 Tmin 21.7 22.1 23.6 25.0 25.7 25.7 25.5 25.3 25.5 25.1 24.4 23.1 24.4

(Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Thượng)

Với T0bq: Nhiệt độ bình quân Tmax: Nhiệt độ cao nhất Tmin: Nhiệt độ thấp nhất

 Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.798 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình tháng khoảng 240 giờ/tháng. Trong đó: Số giờ nắng cực tiểu tháng khoảng 170 giờ/tháng, số giờ nắng cực đại tháng khoảng 290 giờ/tháng.

 Chế độ mưa: Lượng mưa hàng năm ở đây khá cao và tương đối ổn định với tổng lượng mưa khoảng 1450 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm hơn 90% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa có 2 cực đại vào tháng 5 và tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ 10% cả năm và có cực tiểu rơi vào tháng 2 và tháng 3.

 Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao và ổn định, ít biến đối qua các năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 79% với biên độ dao động nhỏ (9%). Mùa ẩm trung bình với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với độ ẩm trung bình tháng đạt từ 81-84%. Trong đó các tháng 6, 7, 8 và 9 là thời kỳ ẩm nhất trong năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm đạt khoảng 75-76%. Thời kỳ khô nhất trong năm rơi vào các tháng 1 và 3.

 Chế độ gió: Trong năm, khu vực nghiên cứu thịnh hành 2 hướng gió chính: Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9 thổi từ vịnh Thái Lan vào mang theo nhiều hơi nước, gây mưa. Gió Đông Nam: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 1 thổi từ lục địa nên khô và hanh.

 Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình tháng: 103,4 mm trong đó lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất: 140,0 mm và lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất: 70,7 mm.

Bảng 2.3: Kết quả theo dõi tổng lượng nước mất đi bình quân/ngày các tháng mùa khô

Đối tượng Trảng cỏ Trên kênh Rừng tràm Than bùn (có tràm tái sinh)

Ký hiệu W Wo W Wo W Wo W Wo

Bình quân

(cm) 0.4875 0.0675 0.505 0.1475 0.475 0.0325 1.1775 0.0875

(Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Thượng)

Với W: Tổng lượng nước mất đi Wo: Lượng nước bốc hơi

Theo nghiên cứu của PGS.TS. Thái Thành Lượm (Nguyên Giám đốc VQGUMT) thì tổng lượng nước mất đi trên các đối tượng trảng cỏ, kênh rạch và rừng tràm tương đối xấp xỉ nhau biến động bình quân trong ngày (W) gọi là lượng nước mất đi tổng thể từ 0.4-0.6 cm hạ xuống mạnh vì sau đợt cháy rừng độ che phủ không còn

nên điều kiện môi trường khắc nghiệt, một phần than bùn phơi ra ánh sáng tính chất của than bùn là hấp thu nhiệt mạnh, đẩy quá trình bốc hơi và thẩm thấu làm tổng lượng nước mất đi trong ngày cao. Nhìn vào bảng ta thấy tổng lượng nước mất đi trên đất than bùn là rất lớn (1.1775 cm/ngày), vì vậy nguy cơ xảy ra cháy rừng tràm là rất lớn. Cho nên cần giữ nước vào mùa khô để phòng cháy rừng một cách tối ưu.

(3). Thủy văn

VQGUMT và vùng Đệm có hệ thống kênh đê khá hoàn thiện: Hệ thống đê bao trong đê bao xung quanh và là đường ranh giới của VQG với vùng Đệm. Đê bao trong có chiều dài 38 km, mặt đê rộng 4 m, cao trình mặt đê +1,60 đến + 2,00 m, Kênh cặp đê sâu - 2,0, rộng 10 - 15 m.

Trong phạm vi Vườn có 2 kênh trung tâm chia diện tích VQG thành 4 phần: Kênh trung tâm trục Bắc - Nam nối từ kênh 3 đến kênh 14 (Vùng đệm); Kênh trung tâm trục Đông - Tây nối từ kênh 7 với kênh 19 (Vùng đệm).

Cặp theo kênh là hệ thống đê, hệ thống kênh đê của VQGUMT vừa phục vụ cho công tác quản lý VQG, vừa là hệ thống giao thông đi lại bằng đường thuỷ - bộ, vừa là công trình thuỷ lợi điều tiết chế độ thuỷ văn - phòng chống cháy rừng, nơi sinh sống và di chuyển của các loài thuỷ sản trong VQG.

Về mặt thủy văn VQGUMT là vùng khép kín, nguồn nước cung cấp chính là mưa. Chế độ thuỷ văn được điều tiết vào các thời điểm trong năm thông qua hệ thống cống, đập trên đê và hệ thống máy bơm nước vào mùa mưa: Từ tháng 4 mực nước m- ưa trong rừng tăng dần và dừng ở mức độ khá cao cho tới tháng 12, sang tháng 1 mực nước giảm dần và thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3.

Hàng năm mực nước trong VQG thay đổi theo chế độ mưa phân mùa: Vào mùa mưa mực nước trong Vườn lên cao dần từ tháng 7 và đạt lớn nhất vào giữa và cuối tháng 10. Vào mùa khô mực nước trong Vườn hạ thấp dần do lượng bốc hơi và thẩm thấu qua các đê bao. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, chế độ thủy văn trong Vườn phụ thuộc vào mực nước khi đắp đập tạm, lượng bốc hơi, lượng mưa nếu còn. Trong suốt thời gian này mực nước bên trong luôn cao hơn bên ngoài và không bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Mực nước sâu nhất là 1,91 m và 1,92 m. Độ sâu nước ngầm sâu nhất vào tháng 2, 3 tới độ sâu 0,8 - 1,0 m dưới mặt đất tự nhiên. Vùng đệm của VQGUMT có diện tích trên 13.000 ha, bao bọc xung quanh Vườn, được giới hạn bởi đê bao trong là ranh giới của VQG và đê bao ngoài. Vùng Đệm được chia bởi 21 con kênh đào có

số thứ tự từ 1 - 21, dọc theo 21 con kênh này là trên 3.000 hộ gia đình sinh sống và sản xuất theo mô hình canh tác hộ: Nông - Lâm - Ngư, diện tích đất canh tác của mỗi hộ bình quân từ 4 - 5 ha/hộ, đây là mô hình canh tác rất hiệu quả của vùng U Minh Thượng về mặt xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư và ổn định kinh tế - xã hội vùng căn cứ kháng chiến.

Tóm lại hệ thống kênh, đê ở VQGUMT không chỉ giữ vai trò điều tiết nước, giao thông đi lại, nơi sinh sống của các loài thuỷ sản mà nó còn là nơi sinh sống của cư dân địa phương với các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng của vùng đệm và VQG, rất có giá trị đối với việc phát triển DLST, du lịch miệt vườn gắn với phát triển du lịch vùng sông nước ở vùng chiến khu U Minh.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

- Bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, tài nguyên động, thực vật rừng qúi hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng tràm ngập nước U Minh, nghiên cứu khoa học kết hợp mở rộng các hoạt động du lịch, học tập và tham quan lịch như một đặc trưng của hệ sinh thái rừng trong vùng hạ lưu sông Mê Kông.

- Phục hồi, duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để bảo đảm độ che phủ của rừng trên diện tích tự nhiên của khu vực.

- Bố trí lại dân cư sống xung quanh Vườn một cách hợp lý, tạo sự ổn định về đất ở, đất canh tác và ổn định cuộc sống; vận động nhân dân tự nguyện tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn.

- Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được UBND tỉnh phê duyệt, để bảo vệ Vườn và phát triển sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội.

- Góp phần củng cố quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ phía Tây Nam của Tổ quốc.

- Quản lý, xây dựng và phát triển bền vững Vùng Đệm của Vườn, đảm bảo giảm thiểu tác động môi trường từ bên ngoài đến Vườn.

2.1.2. Tiềm năng phát triển DLST

U Minh Thượng là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất ở vùng ĐBSCL. Trong hệ sinh thái rừng tràm úng phèn ở Việt Nam chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của VQGUMT có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh, đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích trên 3.000

ha. Các đầm lầy và các sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen kẽ, rải rác trong các khu rừng tạo nên những khu cư trú thích hợp cho các loài động vật hoang dã. Bên cạnh các giá trị về ĐDSH VQGUMT còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng đã được Bộ văn hóa thông tin ban hành Quyết định số 1768/QĐ-VH ngày 28/6/1997 công nhận là di tích lịch sử.

2.1.2.1. Đa dạng sinh học

(1). Thực vật rừng

Hình 2.2: Cây Mật Cật là loài thực vật tại VQG U Minh Thượng

Thảm thực vật rừng của VQGUMT thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn với đặc điểm của sinh vật sống ở đó là: Chúng thích nghi với nhịp sống theo mùa nước cạn trong mùa khô luân phiên với tình trạng ngập úng 5 - 6 tháng liền trong mùa mưa lũ; môi trường không đồng nhất và ổn định, thay đổi độ mặn, độ phèn theo mùa nước; Lửa rừng luôn đe dọa trong mùa khô, nếu xảy ra không ngăn chặn kịp thời chúng sẽ tiêu hủy thảm thực vật rừng và cháy ngầm nền than bùn dưới rừng Tràm, làm mất đi nơi cư trú của động vật trên cạn và động vật thủy sinh.

Thành phần thực vật của VQGUMT bao gồm 243 loài thực vật có mạch bậc cao, thuộc bốn nhóm chính và trong mỗi nhóm bao gồm những hợp đoàn thực vật khác nhau đó là:

- Nhóm thực vật rừng Tràm gồm có rừng Tràm hỗn hợp trên đất than bùn, rừng Tràm thuần loại trên đất than bùn và rừng Tràm trên đất sét.

- Nhóm thực vật đồng cỏ: gồm có đồng cỏ Sậy, đồng cỏ Năng.

- Nhóm thực vật đầm lầy: có các dạng đầm lầy với Súng trắng, đầm lầy với Bèo cái, Bèo tai chuột, đầm lầy với Bồn bồn.

- Nhóm thực vật ở các dòng chảy: Hình thành các quần xã thực vật khác nhau ở các dòng chảy nhiên thảm thực vật trên các dòng chảy tự nhiên (là các lung) và nhóm thực vật trên các kênh đào.

Rừng Tràm trên than bùn, rừng Tràm trên đất sét, đồng cỏ Sậy, đồng cỏ Năng và các đầm lầy là những kiểu thảm thực vật chiếm diện tích lớn nhất. Rừng hỗn hợp trên than bùn chỉ hiện diện tại một khu vực nhỏ với diện tích xấp xỉ 4 ha. Đây được xem là kiểu thảm thực vật cực đỉnh của hệ sinh thái rừng ngập nước trên than bùn của vùng ĐBSCL.

Rừng hỗn hợp trên than bùn có thành phần các loài cây gỗ đa dạng nhất trong 3

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)