Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 83)

Hiện tại bộ máy tổ chức DLST ở VQGUMT chỉ có phòng Phát triển DLST và Giáo dục môi trường là chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến du lịch (điều hành chỉ đạo trực tiếp là ban giám đốc VQG) cho thấy bộ máy tổ chức là rất nhỏ bé so với nhiệm vụ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thì cần thiết nên thay đổi bộ máy tổ chức từ phòng phát triển DLST và GDMT lên thành trung tâm DLST với chức năng và nhiệm vụ của trung tâm DLST như sau:

+ Chức năng

Giúp Ban giám đốc VQGUMT quản lý về nghiệp vụ tất cả các nội dung hoạt động liên quan đến DLST. Những công việc cụ thể trong chương trình DLST, phòng

du lịch kết hợp với các phòng ban khác cùng tổ chức và thực hiện các nội dung DLST ở VQG.

+ Nhiệm vụ

- Xây dựng các nội quy và qui chế hoạt động DLST.

- Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động du lịch.

- Trực tiếp giao dịch với khách để tổ chức các hoạt động du lịch cho khách. - Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng cáo về DLST.

- Liên hệ với các đơn vị trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh để phát triển hoạt động DLST của VQG.

- Lập kế hoạch về giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Giúp Ban giám đốc VQG theo dõi, đánh giá và tổng kết hoạt động DLST, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Soạn thảo các nội dung, chính sách khuyến khích đầu tư, khai thác phát triển DLST VQGUMT.

- Giám sát việc tổ chức, quản lý, đầu tư và kinh doanh phát triển DLST ở VQGUMTtheo luật pháp, theo quy hoạch, theo chủ trương phát triển của huyện, tỉnh và ngành du lịch tỉnh Kiên giang, kiến nghị xử lý những hành vi, những hoạt động không đảm bảo đúng quy định.

Các hoạt động du lịch ở VQGUMT phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý rừng và quản lý du lịch. Cụ thể như sau:

+ Tại luật bảo vệ và phát triển rừng (điều 25, 53,59) có các quy định rất cụ thể về cho thuê rừng; hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST – môi trường trong rừng đặc dụng; và quyền chung của chủ rừng.

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế quản lý rừng

Tại điều 22 : Hoạt động DLST trong khu rừng đặc dụng

Mục 1. Hoạt động du lịch trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Mục 2. Chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh DLST, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng

sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh DLST tại khu rừng đặc dụng.

Việc tổ chức DLST tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành Dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án phát triển DLST tại các khu rừng đặc dụng phải đáp ứng các yêu cầu : a. Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.

b. Việc xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch phải theo quy hoạch khu rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng đặc dụng tham gia các dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)