2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động du lịch trong những năm qua
2.2.1.1 Khách du lịch
VQGUMT trực thuộc và chịu sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang và vì chưa được phép của UBND tỉnh nên từ khi thành lập cho đến nay VQG không được mở cửa cho du khách nước ngoài đến tham quan du lịch có lẽ vì một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan; chỉ có các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học của các tổ chức- các dự án nghiên cứu khoa học đã được tỉnh đồng ý cho phép đến VQGUMT để nghiên cứu và làm việc. Vì vậy, thời gian qua khách du lịch đến VQGUMT để tham quan du lịch hầu hết đều là khách du lịch trong nước. Trong tương lai khi có đủ điều kiện đón tiếp du khách nước ngoài đến Vườn thì chắc chắn VQGUMT sẽ là một trong những địa điểm hấp dẫn mà khách nước ngoài muốn tham quan, khám phá.
DLST tại VQG UMT qua các năm hoạt động từ 2007 cho đến nay thì số lượng du khách không ngừng được tăng lên. Cụ thể:
Bảng 2.4: Lượng khách đến VQG trong các năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khách du lịch (lượt) 21.182 26.634 31.172 43.490 65.267 70.681 Số lượng tăng hàng năm 5.452 4.538 12.318 21.777 5.414
Tỷ lệ tăng (%) 25,73 17,03 39,51 50,07 8,29
Từ số liệu trên cho thấy: lượng khách đến tham quan Vườn có tăng lên theo từng năm nhưng không ổn định, lúc tăng nhiều lúc tăng ít điển hình năm 2012 tăng 5.414 lượt khách/năm chiếm 8,29% so với năm 2011, trong khi năm 2011 tăng 21.777 lượt khách/năm chiếm 50,07% so với năm 2010. Điều này được lý giải rằng: nguyên nhân giảm lượng khách là do việc cung cấp thông tin của Vườn còn hạn chế, chưa được thường xuyên và liên tục, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, chưa đầu tư nhiều cả tài lực vật lực để du lịch được phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, trong năm 2012 thời tiết rất khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để đảm bảo cho công tác phòng chống cháy rừng, Vườn đã tạm ngưng phục vụ du lịch trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 6 để tập trung cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2012, nên số lượng du khách không tăng nhiều. Điều này làm hạn chế sự phát triển DLST tại đây, chưa phát huy được lợi thế tiềm năng sẳn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất U minh lịch sử này.
2.2.1.2. Doanh thu từ du lịch
Trong những năm qua, doanh thu từ du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Thượng có sự tăng trưởng đáng kể mặc dù tổng doanh thu còn khá khiêm tốn. Doanh thu từ du lịch phản ánh một phần sự thành bại trong chiến lược phát triển du lịch tại đây. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, du lịch ở VQGUMT phát triển một cách tự phát như là một sự tất yếu; việc thiếu đầu tư hay chưa thật sự đầu tư nghiêm túc vào cho du lịch đã ảnh hưởng đến nguồn thu đầy triển vọng này.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch
Nguồn: Theo số liệu của VQG U Minh Thượng
71 1. 9 37 98 6. 07 5 1. 08 9. 78 2 92 1. 16 7 1. 24 1. 39 1 1. 67 8. 25 5 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 Doanh Thu (1.000 đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 3.1 cho thấy, nhìn chung, doanh thu từ du lịch hàng năm đều có tăng nhưng tốc độ tăng không cao. Số tiền thu chủ yếu từ tiền bán vé và dịch vụ ăn uống, các dịch vụ còn lại đều không đáng kể.
Tổng thu hàng năm được hạch toán như sau: nộp lại cho ngân sách là 40%, 60% còn lại VQG dùng để tái đầu tư vào để phát triển du lịch cụ thể như trả lương cho nhân viên, trang bị trang thiết bị phục vụ du lịch hoặc xây dựng sửa chữa cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật….Điều này cho thấy số tiền dùng để đầu tư cho du lịch là rất ít và rất hạn chế, phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu mà doanh thu thì lại phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động du lịch. Du lịch hoạt động có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào mức độ hài lòng và thỏa mãn của du khách khi đến đây để họ có sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn hay không? Họ có mong muốn trở lại nữa hay không? Câu trả lời chắc chắn không phải chỉ dựa vào tiềm năng tài nguyên tự nhiên là đủ mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác nữa.
2.2.2. Đánh giá chung thực trạng hoạt động du lịch tại VQGUMT
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
Từ Thành phố Rạch Giá khách du lịch có thể mất khoảng 2 giờ 15 phút đi đường bộ bằng ô tô, theo Quốc lộ 63 với chiều dài khoảng 62km (có một bến phà với chiều dài đoạn đường đưa qua sông khoảng 1,5km) là đến được với trung tâm dịch vụ hành chính Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ở trung tâm dịch vụ hành chính Vườn Quốc gia, du khách có thể đi ô tô theo tuyến đường trãi nhựa với chiều dài khoảng 4km trong trung tâm vùng lõi để đến nơi tập trung các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái của Vườn. Tại nơi đây có tháp quan sát với độ cao khoảng 12m so với mặt đất, du khách có thể leo lên cao để ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh xung quanh VQG. Để hỗ trợ hoạt động tham quan bằng đường thủy, hiện tại VQG đã có tất cả 03 bến thuyền làm bằng bê tông cốt thép đã đưa vào hoạt động, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan.
Theo kết quả điều tra hiện nay toàn huyện U Minh Thượng có 06 điểm bưu điện văn hóa xã và 01 điểm bưu điện văn hóa huyện, điều này giúp cho nhu cầu thông tin liên lạc của người dân địa phương nói chung và du khách tham quan nói riêng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Hơn nữa, VQGUMT có hệ thống thông tin liên lạc rất tốt, đảm bảo thông tin thông suốt từ trong nước lẫn quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng thông tin liên lạc phục vụ cho du lịch cũng như cho bảo tồn.
Các địa bàn vùng đệm VQG đã có mạng lưới điện quốc gia và được cung cấp nước sạch từ các giếng khoan. Nhìn chung, điện và nước sạch về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
Hiện nay, Trung Tâm y tế huyện U Minh Thượng đã hoạt động ổn định, các trạm-tổ y tế đều có khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. VQGUMT cách trung tâm y tế huyện không xa nên việc kết hợp chăm sóc sức khỏe cho du khách khi cần thiết là kịp thời và an toàn.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở VQG có thể chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của VQGUMT
+ Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã vùng đệm VQG. (1). Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của VQGUMT:
VQG hiện nay chỉ có tất cả 06 phòng nghỉ máy lạnh gần trụ sở làm việc của Vườn với sức chứa tối đa 12 người/đêm. Đối tượng chủ yếu là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các vị lãnh đạo trong và ngoài tỉnh…họ đến với mục đích nghiên cứu khoa học, hội thảo, công tác nên thường được VQG bố trí cho nghỉ tại 06 phòng nghỉ của Vườn và không thu phí. Khách du lịch đi theo tour đường dài ít khi lưu trú lại đây mà nguyên nhân là các dịch vụ ở VQG không đáp ứng được nhu cầu lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí của họ. Hơn nữa, gần VQG không có điểm, khu du lịch nào có khả năng lôi kéo khách tham quan ở những ngày tiếp theo. Trong khi đó, thời gian tham quan tại VQG dao động trong khoảng 03 đến 06 tiếng đồng hồ tùy theo tuyến. Sau khi tham quan ở VQG xong khách đi theo tour thường về Thành phố Rạch Giá hoặc Thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau để tiếp tục tham quan hoặc nghỉ ngơi.
Tại trung tâm hồ Hoa mai ở VQGUMT có một nhà để xe, một căn tin và một quầy hàng lưu niệm. Căn tin gồm một nhà ăn lớn, một nhà Võng và nhiều tum mái lá nhỏ nằm dọc hồ Hoa mai rất mát và rất yên tĩnh; là chỗ nghỉ ngơi thú vị sau khi du khách đi thăm các hoạt động du lịch sâu trong rừng.
Dịch vụ ăn uống bước đầu đáp ứng tương đối yêu cầu của khách. Với những khách đi với số lượng đông với gia đình, bạn bè thì họ thường đăng ký trước và họ có điều kiện để lựa chọn những món ăn ngon mang đậm chất vùng miệt thứ U minh như: Cá Lóc nướng trui, Cá Rô kho trái dát, Cá Thác lác chiên vàng, dưa bồn bồn…căn tin
cũng có thể phục vụ trực tiếp những du khách không đặt trước với số lượng nhỏ lẻ, còn với số lượng đông thì không được đảm bảo vì VQG nằm ở khu vực vùng sâu, chợ nhỏ nên việc đi chợ cũng phải được chuẩn bị từ sáng sớm và thực phẩm mua về chỉ có thể bảo quản được khoảng 2 ngày, việc dự trữ thực phẩm quá lâu sẽ làm cho thức ăn bị kém chất lượng dễ hư hỏng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của du khách. Điều này làm hạn chế phần nào sự thuận tiện cho khách tham quan khi có nhu cầu đột xuất cũng như hạn chế về sự phong phú của các món ăn.
Quầy hàng lưu niệm còn nghèo nàn về loại hàng, đơn điệu về chủng loại phần lớn chỉ có nón tai bèo, áo thun in hình và chữ đặc trưng của du lịch VQG, khô cá Sặc rằn, khô cá Lóc, mật Ong. Thiếu những tranh ảnh, sách giới thiệu về VQG, về vùng U minh lịch sử; thiếu các sản vật do chính cư dân địa phương làm ra, vật lưu niệm đánh dấu sự viếng thăm vùng miệt thứ U minh. Vì vậy, quầy hàng lưu niệm cũng chưa thật sự thu hút sự chú ý của du khách, kích thích sự chi tiêu của họ để góp phần làm tăng nguồn thu từ du lịch.
Khu đón khách ở cổng Vườn có nhiệm vụ tiếp đón, thu phí tham quan, hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội qui cần thiết cho khách. Khu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin căn bản về VQG cũng như tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng khách tham quan. Mặc dù là nơi đầu tiên tiếp xúc với khách du lịch nhưng khu này cũng không được đầu tư một cách chu đáo, chỉ có một phòng bán vé ở ngay cổng ra vào với một nhân viên bán vé và một nhân viên kiểm soát vé vào cổng Vườn. Những thông tin cần biết chỉ được nhân viên bán vé phát cho những tờ bướm và mọi thắc mắc của du khách sẽ được giải đáp khi khách vào đến khu trung tâm hồ Hoa mai cách khu đón khách 4 km nửa.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch tham quan ở VQG là tắc ráng (võ lãi). Với số lượng 07 chiếc, mỗi chiếc có thể chở từ 08 đến 12 người.
Ngoài ra, ở VQGUMT còn có 07 đài quan sát, với chiều cao mỗi tháp từ 12m đến 16m so với mặt đất để phục vụ khách tham quan quan sát các sinh cảnh rừng, các loài thực vật rừng, các loài chim, các loài thú rừng. Hơn nữa, các đài quan sát này còn để phục vụ cho công tác quan sát lửa rừng phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng tại VQG.
(2). Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã vùng đệm VQG.
Theo kết quả điều tra tại các xã vùng đệm VQG thì có khoảng 12 cơ sở lưu trú và nhà nghỉ, có khả năng đón tiếp 210 lượt khách/đêm. Các cơ sở lưu trú và nhà nghỉ
có sức chứa lớn, tiện nghi đầy đủ phần lớn tập trung trên tuyến đường vào VQG, còn các cơ sở lưu trú và nhà nghỉ ở các nơi khác quanh vùng đệm thì điều kiện kém hơn. Mức giá phòng nghỉ thường dao động từ 70.000đ đến 120.000đồng/01người/đêm.
2.2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch
(1). Cơ cấu tổ chức và trình độ đội ngũ cán bộ
VQGUMT với cơ cấu gồm Ban Giám đốc và 05 phòng chức năng trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của một VQG. Phòng phát triển DLST và GDMT là một trong số các phòng chức năng đó.
Phòng DLST và GDMT trực thuộc VQGUMT được thành lập theo quyết định số 37/2004/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh Kiên Giang. Phòng này có chức năng quản lý về du lịch và các hoạt động GDMT; triển khai các dự án phát triển DLST trước mắt và lâu dài; tổ chức các hoạt động đưa đón khách tham quan, tiếp thị du lịch, tuyên truyền và giáo dục nhân dân trong vùng, du khách bảo vệ nguồn tài nguyên trong VQG.
Tổng số cán bộ, nhân viên phòng phát triển DLST & GDMT hiện tại là 23 người trong đó biên chế là 9 người, còn lại là lao động hợp đồng gồm:
- 01 Trưởng phòng: phụ trách chung về du lịch, có nhiệm vụ xây dựng các chương trình hoạt động của phòng và quản lý tất cả những vấn đề về du lịch và giáo dục môi trường.
- 01 Phó phòng: giúp việc cho trưởng phòng, phụ trách công tác DLST, trực tiếp đưa đón và tổ chức các hoạt động du lịch cho khách, tuyên truyền hình ảnh về du lịch của VQG.
- 03 Hướng dẫn viên, 06 Nhân viên lái vỏ, 04 Nhân viên bán vé, còn lại là những nhân viên phục vụ ở căn tin, quầy hàng lưu niệm….
Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện tại phục vụ cho du lịch còn rất hạn chế cả số lượng và chất lượng. Trình độ của cán bộ nhân viên thì không đều và phân hóa đa dạng: ở trình động phổ thông chiếm 52,23%, ở trình độ trung cấp chiếm 30,43%, ở trình độ cao đẳng chiếm 4,3% và trình độ đại học chiếm 13,04%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ của đội ngủ cán bộ, nhân viên trong Phòng du lịch VQG năm 2012
Nguồn: Theo số liệu của VQG U Minh Thượng
Với lực lượng lao động như hiện tại thì chắc chắn là không đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của du khách và làm hạn chế chất lượng phục vụ, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút khách quay trở lại lần nữa.
(2). Các tuyến, điểm du lịch đang được khai thác
Hiện tại, VQG và các tổ chức ban ngành tỉnh đang tiến hành lập đề án quy hoạch phát triển DLST tại VQGUMT, trong đó sẽ phân khu chi tiết đâu là khu cần bảo vệ nghiêm ngặt, đâu là khu dành cho phát triển hoạt động du lịch. Qua đó giúp đánh giá đúng tiềm năng du lịch, đánh giá nguồn tài nguyên, tính được sức chứa tối đa cho những tuyến-điểm tham quan; tạo tiền đề cho việc định hướng phát triển DLST tại đây một cách chiến lược. Trong tương lai khi đề án được hoàn thành và thực hiện, chắc chắn DLST tại VQG sẽ mang một diện mạo mới thu hút du khách hơn, hoạt động du lịch chuyên nghiệp hơn.
VQGUMT là khu rừng duy nhất còn sót lại ở Việt nam có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, đồng thời còn là vùng đất ngập nước quan trọng trong vùng hạ lưu sông Mê kông và Đông Nam Á. Vì những giá trị tiềm ẩn này không phải ai cũng nhận thấy nên từ lâu nơi này chỉ thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đến tham quan học tập nghiên cứu. Ngày nay khi VQG bắt đầu khai thác du lịch đã thu hút một số du khách quan tâm đến thiên thiên, yêu thiên nhiên tìm đến để khám phá vẻ đẹp còn hoang sơ của khu rừng này nên bước đầu đã hình thành một số tuyến điểm tham quan theo nhu cầu của du khách như sau:
30,43% 4,30% 13,04% 52,23% Trình độ phổ thông