Quan tâm công tác đánh giá tác động môi trường và công tác giáo dục mô

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 89)

trường

3.3.7.1. Đánh giá tác động môi trường

Du lịch ngày càng phát triển thì lượng du khách đến VQG sẽ ngày càng tăng lên, gây nên sức ép lên môi trường là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động DLST ở VQGUMTnhững tác động bất lợi có thể xảy ra đối với khu rừng sẽ là:

- Du khách dùng lửa để đun nấu, nướng các loại thuỷ sản bắt được trong khi đi tham quan, hút thuốc lá trong rừng…đây là những nguy cơ đe doạ nạn cháy rừng trong mùa khô.

- Xả rác bừa bãi trong rừng; trên các kênh rạch làm ô nhiễm môi trường nước. - Xây dựng các công trình kiến trúc không phù hợp về kích thước, quy mô, kiểu dáng, vị trí so với cảnh quan thiên nhiên, không phù hợp với tính chất của DLST ở VQG.

- Những người tổ chức tour du lịch hay du khách không chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng và nội quy hoạt động DLST trong VQG, có những hành vi xâm hại đến tài nguyên thực vật, động vật rừng, như: Bẻ cây; hái lá; làm thương tích vỏ thân cây; làm ồn ào ảnh hưởng đến thú rừng…

Để giảm thiểu và phòng tránh những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình phát triển du lịch của vườn, VQGUMT cần thường xuyên kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cũng như những hành vi bất cẩn của du khách để kịp thời xử lý giải quyết

tránh tình trạng chậm trể gây tổn thất đến tài nguyên rừng. bên cạnh đó cần quan tâm nghiên cứu một số giải pháp sau: .

- Cấp có thẩm quyền khi phê duyệt dự án đầu tư phát triển DLST kiên quyết không cho phép xây dựng các công trình kiến trúc không phù hợp về kích thước, quy mô, kiểu dáng, vị trí so với cảnh quan thiên nhiên, không phù hợp với tính chất của DLST.

- Ban quản lý VQGUMTphải tiến hành phổ biến, tuyên truyền về nội quy hoạt động DLST đến tận từng du khách, từng tổ chức, cơ quan tham gia du lịch và phải có các hình thức trình bày bản nội quy ở những vị trí thuận tiện nhằm thường xuyên nhắc nhở mọi người phải nghiêm túc chấp hành.

- Ban quản lý VQGUMTphải có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân hay tổ chức có hành vi không chấp hành nội quy hoạt động DLST hoặc vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Phải có biện pháp cụ thể và có hiệu quả để phòng cháy và chữa cháy rừng, trong đó quan trọng nhất là phòng cháy. Phải trang bị những thiết bị, dụng cụ cần thiết để xử lý khi có cháy xảy ra, việc mua sắm các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy phải được coi như các hạng mục đầu tư cho du lịch theo đúng quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác của địa phương.

3.3.7.2. Công tác giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường là một nội dung quan trọng trong hoạt động DLST ở VQGUMT. Công tác giáo dục môi trường cần được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi và trên mọi phương tiện thông tin có thể. Vì vậy, để công tác giáo dục môi trường vừa đạt hiệu quả lại vừa tiết kiệm tối đa chi phí thì VQG cần có sự chuẩn bị về chương trình giáo dục cũng như hình thức giáo dục môi trường cụ thể như sau:

- Phải tiến hành soạn thảo và cung cấp thông tin về giáo dục môi trường cho du khách và dân địa phương với các nội dung:

+ Phổ biến về tài nguyên rừng của VQGUMT: Đặc trưng về tự nhiên, giá trị về kinh tế, vai trò và lợi ích trong cuộc sống. Những lợi ích của các tài nguyên rừng U minh trong việc bảo vệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn, bảo vệ cảnh quan, nguồn nước, bảo vệ sinh sống của con người và động vật, tính đa dạng sinh học.

+ Các đe dọa về nạn cháy rừng trong mùa khô...Các vấn đề về rác thải trong sinh hoạt, du lịch và các hoạt động xây dựng thiếu tra, giám sát.

- Việc giáo dục môi trường, phải nhằm mục tiêu: Giáo dục cho người dân, du khách hiểu được sự sắp xếp, các quy luật phân bố tự nhiên, các quá trình diễn thế rừng để mọi người và du khách có ý thức bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên cảnh quan môi trường hiện có.

- Và các hình thức thực hiện là: mở các đợt, lớp để hướng dẫn giảng dạy cho những người dân địa phương theo chương trình kế hoạch hàng năm. Tổ chức các đợt triển lãm, triễn lãm lưu động ở một số địa phương trong các dịp lễ tết. Chuẩn bị các phim video và hình ảnh và những dụng cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy khác để thực hiện giáo dục môi trường.

Trên các điểm, tuyến du lịch sẽ đặt các bảng chỉ dẫn, các hướng dẫn chi tiết cho các hoạt động của du khách, những gì nên tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái: như tránh đốt lửa, xả rác bừa bãi, chọc phá các loại thú rừng…

Tóm lược

Các chiến lược trong phần này đều xuất phát từ thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tất cả các chiến lược này cần được thực hiên đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan, nhằm hướng tới phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng mang tính bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra một số kết luận sau:

- Vận dụng cơ sở lý luận về DLST, việc phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động du lịch ở VQGUMT cho thấy, du lịch ở đây mang tính chất của du lịch đại chúng, một loại du lịch không nên mở rộng trong một VQG có giá trị cần được bảo vệ như U Minh thượng. Cần phải hướng du lịch tại đây theo hướng DLST đúng nghĩa vì nó được coi là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, nhạy cảm với môi trường và được phát triển trên cơ sở bảo tồn với những nguyên tắc và yêu cầu của phát triển bền vững.

- Trong những năm qua lượng du khách đến VQGUMT ngày một tăng lên và sự gia tăng nhanh chóng lượng khách tham quan cùng với việc tăng cường các cơ sở dịch vụ du lịch đã nảy sinh những bất cập trong việc bảo tồn các giá trị của VQG; chức năng giáo dục môi trường còn hạn chế; chất lượng du lịch chưa cao; còn nhiều vấn đề cần được cải thiện; vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương của du lịch còn mờ nhạt; sự tham gia phát triển du lịch của cộng đồng địa phương còn hờ hững.

- Đánh giá của du khách về DLST VQGUMT chỉ đạt ở mức tạm hài lòng (65% trong tổng mẫu) và điều mà du khách mong muốn được cải thiện ở đây là các yếu tố về vệ sinh môi trường; cơ sở vật chất phục vụ du lịch; và các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Việc định hướng phát triển DLST tại VQGUMT được đưa ra trên các cơ sở như nguyên tắc và yêu cầu trong phát triển du lịch; điều kiện thực tế về tài nguyên, hiện trạng, nhu cầu du lịch của du khách; kế hoạch quản lý VQG và trong khuôn khổ dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

- Dựa vào những phân tích thực tế, nghiên cứu cũng đề xuất những chiến lược cần nghiên cứu thực hiện nhằm phát triển DLST VQGUMT một cách hiệu quả. Bên cạnh đó là những nhóm giải pháp thực hiện chiến lược như: cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với DLST ở các VQG; tăng cường giáo dục môi trường trong DLST; cùng các giải pháp về chính sách, quản lý, hợp tác đầu tư và tiếp thị du lịch.

Bên cạnh những kết quả và những đóng góp trên đây đề tài còn một số hạn chế nhất định như: chưa đánh giá được những tác động của du lịch đến môi trường bằng những chỉ tiêu định lượng cụ thể; việc khoanh vùng sử dụng cho du lịch của VQG và ước tính sức chứa cho một số tuyến điểm tham quan chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu bước đầu. Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do thời gian nghiên cứu có hạn và vấn đề này không thuộc nội dung nghiên cứu chính của đề tài.

Để khắc phục những tồn tại nói trên và để cho nghiên cứu được hoàn chỉnh thì cần có những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều chuyên ngành nhằm góp phần cung cấp các tài liệu có cơ sở khoa học cho việc hoàn chỉnh công tác điều tra và quy hoạch phát triển DLST không chỉ cho VQGUMT mà còn cho những VQG khác có địa bàn và điều kiện tương tự như khu vực VQGUMT, Kiên giang.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà nước

UBND Tỉnh Kiên giang cần quan tâm chỉ đạo trực tiếp các sở ban ngành có liên quan cùng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho du lịch VQGUMT phát triển. Có những biện pháp xúc tiến nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt cho VQG, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch tỉnh Kiên giang nói chung và VQGUMT nói riêng.

UBND Tỉnh cùng phối hợp với các đơn vị chuyên môn sớm quy hoạch tổng thể chi tiết dự án đầu tư phát triển DLST VQGUMT để VQGUMT phát triển du lịch một cách có định hướng và có tính chuyên nghiệp.

UBND Tỉnh cần chỉ đạo Sở Giao thông vận tải nhanh chóng nâng cấp cầu đường trên tuyến quốc lộ 63; cải thiện tình trạng kẹt phà, ùn tắc giao thông ở tại bến phà Tắc cậu nhằm giúp cho lộ trình từ Rạch giá đến các huyện bán đảo Cà mau được thông suốt và rút ngắn thời gian cho du khách đến tham quan VQG

Sở Tài nguyên và môi trường Kiên giang nên thường xuyên kiểm tra chất lượng môi trường du lịch, cập nhật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động du lịch cho VQG để kịp thời xử lý, khắc phục những tình trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên.

Huyện U Minh thượng có trách nhiệm quản lý giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện để du khách đến tham quan hoàn toàn tin cậy về sự an toàn của họ khi đến một huyện vùng sâu xa như U Minh thượng. Xử lý nghiêm những trường hợp vào rừng khai thác cá, săn bắt động vật rừng gây nguy cơ cháy rừng cao và nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Kết hợp với VQG giáo dục tuyên truyền người dân địa phương nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường để họ hiểu được rằng họ cũng được hưởng lợi (trực tiếp hoặc gián tiếp) khi du lịch địa phương cũng như du lịch VQG phát triển.

2.2. Đối với Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Phối hợp với các đơn vị chuyên môn để sớm quy hoạch tổng thể dự án phát triển DLST tại VQG: như tổ chức không gian DLST trong đó coi trọng công tác khoanh vùng những khu vực dùng sử dụng phục vụ du lịch; quản lý du lịch trên cơ sở sức chứa du lịch; khai thác hợp lý tài nguyên du lịch; giảm thiểu tác động môi trường và làm phong phú thêm các hoạt động du lịch.

Tiến hành phổ biến, tuyên truyền về nội quy hoạt động, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho khách du lịch và dân cư địa phương một cách thường xuyên và liên tục.

Khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cộng đồng địa phương cùng tham gia các hoạt động du lịch với VQG nhằm giúp họ được hưởng lợi từ du lịch để cải thiện cuộc sống, nâng cao dân trí qua đó ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của họ được nâng lên.

Không nên quá chạy theo lợi ích kinh tế từ khai thác du lịch mà quên đi chức năng bảo tồn của đơn vị. Cần thiết phải hài hòa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội với mục tiêu bảo tồn sao cho DLST tại VQG được phát triển một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược & chính sách kinh

doanh, NXB Lao động – Xã hội.

3. Nguyễn Thị Sơn (2008), “Bài giảng du lịch sinh thái”. Tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn năm 2007.

4. Bộ nông nghiệp và PTNT (2007), Quyết định ban hành quy chế quản lý các hoạt động lịch Du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

5. Bộ văn hóa thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ (2006), Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên giang, giai đoạn 2007 – 2015.

7. Quốc hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du Lịch.

8. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác Văn hóa thể thao và Du năm 2012 và định hướng năm 2013.

9. Sở Văn hóa thể thao và du lịch (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

10. Tổng Cục Du lịch (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2003), Dự án đầu tư phát khôi phục và phát triển Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên giang giai đoạn 2003 – 2010.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

13. Uỷ ban nhân dân huyện U Minh Thượng, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội – An ninh quốc phòng năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

14. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1998), Hội thảo về du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

15. Vườn Quốc gia U Minh Thượng, báo cáo tổng kết công tác qua các năm từ 2008 đến 2012. 16. www.google.com.vn 17. www.kiengiang.gov.vn 18. www.thuvienphapluat.vn 19. www.vietnamtourism.gov.vn Tiếng Anh

20. Honey M. (1999), Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns paradise?

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH Xin chào quý vị,

Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài: “Chiến lược phát triển DLST Vườn Quốc gia U Minh thượng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”. Xin quý vị vui lòng dành chút ít thời gian cung cấp một số thông tin trong bảng phỏng vấn này. Tôi rất hoan nghênh sự cộng tác của quý vị và những thông tin của quý vị tuyệt đối sẽ được giữ bí mật. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin phỏng vấn

Q1. Quý vị biết đến DLST tại VQG UMT thông qua kênh thông tin nào? (MC)

Q1.1. Tivi ( ) Q1.2. Radio ( ) Q1.3. Báo, tạp chí ( ) Q1.4. Mạng internet ( ) Q1.5. Công ty Du lịch ( ) Q1.6. Người thân, bạn bè ( ) Q1.7. Hình thức khác (vui lòng mô tả): ………( ) Q2. Quý vị đến đây lần thứ mấy (kể cả lần này)? (SC)

Q2.1. Lần đầu tiên ( )

Q2.2. Lần thứ 2 ( )

Q2.3. Lần thứ 3 trở lên ( )

Q3. Quý vị đến đây bằng phương tiện gì?

Q3.1. Mô tô ( )

Q3.2. Ô tô ( )

Q3.3. Tàu thủy ( )

Q3.4. Phương tiện khác (vui lòng mô tả): ………( ) Q4. Quý vị thường lưu lại đây trong bao lâu? (SC)

Q4.1. Trong ngày ( ) (bỏ qua câu 5)

Q4.2. 1 ngày, 1 đêm ( )

Q4.3. 2 ngày, 1 đêm ( )

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)