Những giá trị và ý nghĩa của tự nhiên, lịch sử văn hoá đối với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 49)

2.1.3. Những giá trị và ý nghĩa của tự nhiên, lịch sử - văn hoá đối với phát triển du lịch du lịch

VQGUMT là nơi có các hệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn độc đáo và đặc sắc của Việt Nam, nơi tài nguyên rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, đó là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng có thể thích ứng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch mang bản sắc của địa phương. Diễn thế rừng của VQGUMT và đất than bùn đang còn là điều bí ẩn hấp dẫn các nhà khoa học và những người yêu thiên nhiên đến để khám phá, ít nhất để biết được cây Tràm, đất than bùn đã có ở vùng này từ bao giờ, quá trình diễn thế của rừng Tràm sau trận cháy rừng như thế nào. Ngoài các giá trị và tiềm năng của bản thân rừng Tràm, các cảnh quan tự nhiên như các đầm lầy, hệ thống các kênh đào, hệ canh tác đất nông nghiệp trên vùng đệm đã góp phần tạo cho rừng thêm phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Đây là một bức tranh thiên nhiên tổng hòa của trời - đất - con người, do đó có thể tổ chức các loại hình và sản phẩm du lịch rất đa dạng, từ du lịch khoa học, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - giải trí và du lịch cộng đồng,...

Những điểm phân bố của rừng Tràm nguyên sinh, rừng Tràm tái sinh sau trận cháy rừng, đất than bùn, các máng Chim, máng Dơi, những đầm lầy là nơi phân bố của các loài chim nước, thuỷ sản…những điểm này đều có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch với những loại hình và sản phẩm du lịch thích ứng với từng loại. Cho đến thời điểm này các hoạt động du lịch trong VQG đang rất hạn chế vì lý do chính là trong những năm qua chính sách quản lý rừng tập trung chủ yếu vào bảo vệ rừng còn việc sử dụng các tiềm năng và giá trị của rừng cho mục đích kinh tế ít được quan tâm, ngoài ra

cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch dưới tán rừng chưa thuận lợi cho các nhà đầu tư đến với đối tượng du lịch này.

Hiện tại, chính sách của nhà nước về quản lý rừng đã thông thoáng hơn rất nhiều, đặc biệt là tại Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các chủ rừng, kể cả rừng đặc dụng được pháp luật cho phép đầu tư phát triển du lịch, được sử dụng quyền sử dụng đất, sử dụng rừng như hình thức góp vốn kinh doanh du ịch, được thành lập tổ chức trực thuộc chuyên về phát triển du lịch, được vay vốn, liên doanh liên kết để phát triển du lịch.

Tóm tại, với tiềm năng của rừng sự đa dạng và phong phú về các loài động thực vật; sự đa dạng về văn hóa - tri thức dân gian, tri thức bản địa là những tài nguyên vô cùng quý báu, góp phần to lớn vào việc phát triển DLST và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong VQG. Tin rằng U Minh Thượng sẽ là nơi lý tưởng để du khách khám phá, hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên độc đáo mà tự nhiên đã tạo nên.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)