1.1.2.1. Khái niệm về Chiến lược và Quản trị chiến lược Chiến lược
Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các yếu tố để đạt được các yếu tố đó, nó cho doanh nghiệp đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và doanh nghiệp sẽ hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì.
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Mô hình của Quản trị chiến lược
Quá trình quản trị chiến lược gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn hình thành chiến lược; Giai đoạn thực thi chiến lược và giai đoạn cuối cùng là Giai đoạn đánh giá chiến lược. Quá trình quản trị chiến lược có thể được nghiên cứu và ứng dụng vào việc sử dụng một mô hình đó là mô hình quản trị chiến lược toàn diện, mô hình này được áp dụng rộng rãi vì thể hiện một phương pháp rõ ràng và thực tiễn trong việc hình thành, thực thi và đánh giá kiểm tra các chiến lược.
Quá trình quản trị chiến lược là năng động và liên tục. Một sự thay đổi ở bất kỳ thành phần chính nào trong mô hình có thể đòi hỏi một sự thay đổi trong một hoặc tất cả các thành phần khác.
Trong thực tế quá trình quản trị chiến lược không được phân chia rõ ràng và thực hiện chặt chẽ như đã chỉ ra trong mô hình. Các nhà quản trị không thực hiện quá trình theo từng bước một. Nói chung có một sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các cấp bậc trong tổ chức. Các mũi tên có nhiều hướng như trong sơ đồ 1 minh họa tầm quan trọng của sự thông tin liên lạc và thông tin phản hồi trong suốt quá trình quản trị chiến lược.
1.1.2.3. Tiến trình xây dựng và lựa chọn chiến lược
(1) Xây dựng chiến lược
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình quản trị chiến lược. Trên cơ sở sứ mạng kinh doanh đã được thiết lập, thực hiện việc điều tra, nghiên cứu, phân tích để xác định các cơ hội – nguy cơ bên ngoài và các mặt mạnh - yếu bên trong của tổ chức nhằm xây dựng những chiến lược có thể lựa chọn đã được mục tiêu đề ra. Có nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện giai đoạn này mà đề tài sẽ sử dụng là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE); ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE); ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (SWOT); và ma trận chiến lược định lượng (QSPM).
a. Nghiên cứu môi trường
Môi trường của tổ chức có thể chia thành hai mức độ: Môi trường vĩ mô (hay còn gọi là môi trường tổng quát); Môi trường vi mô (hay là môi trường đặc thù).
Môi trường vĩ mô
Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường chọn các yếu tố chủ yếu sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu:
- Các yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị. - Những yếu tố xã hội.
- Những yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố công nghệ và kỹ thuật.
Thông tin phản hồi
Hình thành Thực thi Đánh giá chiến lược chiến lược chiến lược
(Nguồn: Chiến lược và chính sách kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp-Th.S Phạm Văn Nam)
Sơ đồ 2: Mô hình Quản trị chiến lược toàn diện Thông tin phản hồi
Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Có 05 yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh; Người mua; Người cung cấp; Các đối thủ mới tiềm ẩn; và Sản phẩm thay thế. Để đề ra được một chiến lược thành công thì phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.
Thiết lập mục tiêu dài hạn Đo lường và đánh giá kết quả Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện Thực hiện việc
nghiên cứu môi trường để xác định các cơ hội và đe dọa chủ yếu Xác định sứ mạng Phân phối các nguồn lực Thiết lập những mục tiêu ngắn hạn Phân tích nội bộ để nhận diện những điểm mạnh yếu Xem xét sứ mạng mục tiêu và chiến lược hiện tại Đềra các chính sách
b. Phân tích nội bộ
Nội bộ của công ty bao gồm các yếu tố chủ yếu: Sản xuất, Tài chính, Nhân sự, Marketing, Nghiên cứu và phát triển, Hệ thống thông tin.
Ma trận IFE hay ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ là công cụ được sử dụng để đánh giá một các tổng hợp những mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp trước khi đề ra chiến lược kinh doanh.
c. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – đe dọa (SWOT)
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể gíup các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:
- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm mạnh – đe doạ (ST): Các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mói đe dọa bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): Các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mói đe dọa bên ngoài.
* Các bước để xây dựng ma trận SWOT: có 8 bước
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty; Bước 2: Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty;
Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty;
Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty;
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết qủa của chiến lược SO vào ô thích hợp;
Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết qủa của chiến lược WO;
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết qủa của chiến lược ST;
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngòai và ghi kết qủa chiến lược WT.
Bảng 1.1: Ma trận SWOT
SWOT
O: NHỮNG CƠ HỘI
Liệt kê những cơ hội chủ yếu
T: NHỮNG NGUY CƠ
Liệt kê những mối đe dọa chủ yếu
S: NHỮNG ĐIỂM MẠNH
Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu CÁC CHIẾN LƯỢC SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội CÁC CHIẾN LƯỢC ST Vượt qua các bất trắc bằng cách tận dụng các điểm mạnh W: NHỮNG ĐIỂM YẾU
Liệt kê những điểm yếu chủ yếu
CÁC CHIẾN LƯỢC WO
Hạn chế các điểm yếu để lợi dụng các cơ hội
CÁC CHIẾN LƯỢC WT
Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh khỏi các mối
đe doạ
(Nguồn: Chiến lược và chính sách kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp-Th.S Phạm Văn Nam)
Ma trận SWOT chỉ là một trong những công cụ giúp chúng ta đề ra những biện pháp khả thi có thể chọn lựa chứ không giúp chọn lựa hoặc quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều sẽ được chọn lựa trong thực tế hoạt động của tổ chức mà chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.
(2). Lựa chọn chiến lược
Khi lựa chọn chiến lược, tổ chức phải xem xét đến nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan, nhưng cuối cùng chiến lược được lựa chọn dự trên ma trận định lượng QSPM và phải đạt yêu cầu là thực hiện được mục tiêu của tổ chức.