Phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) ảnh hưởng đến hoạt động du lịch VQGU

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 68)

3.1.1.1. Những Cơ hội

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam là điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản l ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.

3.1.1.2. Những thách thức

Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Campuchia đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh

quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là 1 trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.

Qua đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 có thể thấy thực trạng ngành du lịch với những thành tựu rất đáng khích lệ nhưng tồn tại không ít những hạn chế, bất cập. Thực tế đó rõ ràng chưa làm hài lòng các cấp quản lý cũng như mỗi người dân Việt Nam hay với tư cách là khách du lịch. Thập kỷ tới với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng chuyển sang tập trung phát triển theo chiều sâu, có tính lựa chọn và ưu tiên trọng điểm, có chất lượng và thể hiện thương hiệu nổi bật, nhằm giá trị gia tăng cao, đảm bảo hiệu quả bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh. Những nhận định mang tính tổng quát trên sẽ là tiền đề cơ sở cho các bên liên quan xem xét và hóa giải bằng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, bước đi và hành động cụ thể phù hợp với tình hình.

Từ những phân tích trên cho thấy DLST VQG U Minh thượng đã, đang và sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa để tranh thủ nắm bắt những cơ hội đang đến cũng như phải đối diện và có biện pháp khắc phục với những nguy cơ từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến việc phát triển DLST tại đây. Những cơ hội và nguy cơ có thể được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE-External Factor Estimation)

Các yếu tố bên ngoài (1) Mức độ quan trọng (2) Phân loại (3) Số điểm quan trọng (4) I. Cơ hội

1. Việt nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

2. Du lịch trở về với thiên nhiên ngày càng thu hút du khách.

3. Sự phát triển của khoa học công nghệ.

4. Dự án nâng cấp QL 63 và Xây dựng cầu Tắc Cậu.

5. Khu di tích lịch sử văn hóa U Minh thượng được quy hoạch tổng thể.

6. Các dự án đầu tư về du lịch của tổ chức và cá nhân ngày càng nhiều.

7. Nhận thức và đời sống của cộng đồng dân cư địa phương ngày càng được nâng cao.

0,12 0,17 0,08 0,17 0,08 0,06 0,04 3 3 3 4 3 2 3 0,36 0,51 0,24 0,68 0,24 0,12 0,12

II. Đe dọa

1. Ảnh hưởng đến môi trường. 2. Nguồn tài nguyên bị suy giảm. 3. Khả năng cháy rừng dễ xảy ra.

4. Văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa có thể bị mất đi.

5. Sự cạnh tranh về loại hình DLST ở các tỉnh lân cận. 0,08 0,06 0,09 0,04 0,02 3 2 3 1 2 0,24 0,12 0,27 0,04 0,04 Tổng cộng 1,00 2,98

Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp từ bảng phỏng vấn 07 chuyên gia với tổng số điểm quan trọng là 2,98 cao hơn mức trung bình (2,5) cho thấy VQG U Minh thượng tận dụng tốt các cơ hội hiện có cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ bên ngoài ở mức trên trung bình.

3.1.2. Phân tích các yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng đến hoạt động du lịch VQG U Minh thượng

Từ thực trạng hoạt động du lịch đã được phân tích ở chương 3 về cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật; đội ngũ cán bộ nhân viên; tổ chức quản lý; quảng bá tiếp thị; doanh thu…có thể thấy du lịch tại VQG U Minh thượng có những điểm mạnh cũng như những điểm yếu kém đang tồn tại như sau:

3.1.2.1. Những điểm mạnh

VQG U Minh thượng có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, đây là nơi duy nhất của Việt nam có hệ sinh thái này với nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ nên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tham quan nghiên cứu và du lịch sinh thái.

VQG U Minh thượng nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh Kiên giang, là một trong 04 vùng phát triển du lịch trọng điểm nên luôn được quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển để tận dụng, khai thác những thế mạnh tiềm năng du lịch một cách tương xứng với nguồn tài nguyên sẳn có.

Sự kiện VQG U Minh thượng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển và gần đây nhất là Vườn Di sản Asean sẽ là một thế mạnh để thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Nói đến vùng đất U minh là ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe nhắc đến khu căn cứ cách mạng nổi tiếng qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là nơi hoạt động và chiến đấu của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như các đồng chí: Lê Duẫn, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng,…

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VQG đơn giản và gọn nhẹ. Năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo có chuyên môn và có tầm nhìn.

3.1.2.2. Những điểm yếu

Mặc dù VQG U Minh thượng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng

đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. VQG U Minh thượng còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh du lịch, còn lẩn quẩn giữa bảo tồn và làm kinh tế nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng những thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp.

Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển chậm chưa đủ tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Bộ máy quản lý về du lịch còn nhỏ bé, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp. Đội ngũ làm công tác DLST chưa được tấp huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có nhiều kiến thức về phát triển DLST ở VQG. Chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. VQG U Minh thượng thực sự thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch chưa được đẩy mạnh, còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái VQG. Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch.

Việc liên kết với các đơn vị hoạt động du lịch chưa được quan tâm thực hiện. Nguồn kinh phí đầu tư cho du lịch là rất ít, không đáng kể làm hạn chế khả năng thực hiện những dự án nhằm góp phần làm phát triển DLST tại đây.

Từ những điểm mạnh và những điểm yếu được rút kết ra qua việc phân tích thực trạng hoạt động phát triển DLST tại VQG có thể đánh giá tổng hợp qua việc xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) như sau:

Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE-Internal Factor Estimation)

Các yếu tố bên trong (1) Mức độ quan trọng (2) Phân loại (3) Số điểm quan trọng (4) I. Những điểm mạnh

1. Tiềm năng phát triển DLST là rất lớn. (TN Thiên nhiên, TN Nhân văn).

2. VQGUMT được công nhận là 1 trong 3 vùng trọng yếu thuộc khu dự trữ sinh quyển KG; Vườn Di sản Asean (năm 2013).

3. VQGUMT nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

4. Nổi tiếng với khu căn cứ cách mạng.

0,15 0,10 0,09 0,12 4 4 3 4 0,60 0,40 0,27 0,48

II. Những điểm yếu

1. Kinh nghiệm làm du lịch chưa có.

2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch yếu kém.

3. Các loại sản phẩn du lịch không phong phú, đa dạng.

4. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

5. Vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.

6. Công tác truyền thông chưa được quan tâm. 7. Việc ứng dụng CNTT chưa tốt. 0,06 0,12 0,09 0,09 0,06 0,07 0,05 1 2 2 2 1 2 2 0,06 0,24 0,18 0,18 0,06 0,14 0,10 Tổng cộng 1,00 2,71

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ đánh giá của các chuyên gia, 2013

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp ý kiến từ 07 chuyên gia ở trên với tổng số điểm quan trọng là 2,71 cho thấy VQG U Minh thượng đang ở vị trí trên trung bình (2,5) với chiến lược nội bộ tổng quát. Trong tình hình này cần thiết phải phát huy hơn nữa những điểm mạnh đã có và phải có biện pháp khắc phục những điểm yếu là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển du lịch của VQG U Minh thượng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)