Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch qua ý kiến du khách

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 59)

Để tìm hiểu rõ hơn về sự cảm nhận cũng như phản ứng của du khách đối với tình hình hoạt động du lịch tại VQGUMT, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch ngẫu nhiên đến tham quan VQG bằng bảng câu hỏi và thu được những kết quả sau:

Hình 2.11: Hoạt động đưa khách đi tham quan tại VQG 2.2.3.1. Thông tin về đáp viên

Bảng 2.5: Thông tin về đáp viên

STT Tổng số mẫu = 100 Tỷ lệ %

1 Thành phần tham gia trả lời Nam: 63 Nữ: 37 63 % 37 % 2 Tuổi <20: 6 20-39: 69 40-59: 23 >=60: 2 69 % 23 % 3 Địa chỉ Kiên giang: 52 Cà mau: 8 An giang: 4 52 %

Cần thơ: 10 Tp.Hồ Chí Minh: 14 Khác: 12 14 % 4 Nghề nghiệp HS-SV: 8 CBCNV: 41 Kinh doanh: 23 Khác: 28 41 % 23 % 28 % 5 Thu nhập Dưới 2 triệu: 17 2 triệu – 4 triệu: 31 4 triệu – 6 triệu: 23 Trên 6 triệu: 29 17 % 31 % 23 % 29 %

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 100 mẫu khách du lịch

Từ bảng trên cho thấy việc lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện giúp cho công tác lấy mẫu được nhanh, ít tốn thời gian nhưng lại không có sự cân bằng giữa khách nam (63%) và khách nữ (37%). Khách du lịch được phỏng vấn đa số ở độ tuổi từ 20 – 59 chiếm 92%; họ đến từ nhiều tỉnh như An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Hà Nội…nhưng đông nhất vẫn là khách địa phương, khách trong tỉnh chiếm 52%, kế đến là TP. Hồ Chí Minh chiếm 14%; khách du lịch là cán bộ công nhân viên chiếm 41%, kinh doanh mua bán là 23% còn lại là nội trợ, nghề tự do hay đang phụ giúp gia đình, học sinh sinh viên cũng chiếm rất ít.

2.2.3.2. Thông tin nhận được từ du khách

(1). Kênh thông tin

Khi được hỏi du khách biết đến VQGUMT qua kênh thông tin nào thì có 4 trong số 6 loại phương tiện thông tin được du khách nhắc đến như: ti vi, báo-tạp chí, internet và qua người thân-bạn bè. Radio và công ty du lịch là 2 loại phương tiện ít được nhắc đến. Ti vi là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất hiện nay nên lượng khách du lịch biết đến VQG qua kênh thông tin này chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là qua người thân và bạn bè giới thiệu, còn lại là báo tạp chí và mạng internet cũng hỗ trợ không nhỏ cho việc quảng bá du lịch của Vườn.

Bảng 2.6: Khách biết đến VQG qua kênh thông tin

Phương tiện thông tin Tần số Tỷ lệ %

Ti vi Báo, tạp chí Internet Người thân, bạn bè Radio Công ty du lịch 82 22 34 57 0 5 41 11 17 28,5 0 2,5 Tổng cộng 200(*) 100 (*) Một du khách có nhiều lựa chọn

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

(2). Mục đích tham quan

Trong tổng số 100 mẫu phỏng vấn về mục đích đến thăm VQG thì có 59 khách chọn VQG là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng, đồng thời du khách tìm đến đây để chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức những món ăn đặc sản đồng quê như: cá lóc rừng, cá trê, cá thác lát…chiếm 59% trong tổng số, 21% là du lịch thuần túy, 12% là đi chơi kết hợp với công tác, còn lại là học tập nghiên cứu khoa học 5% và đến liên hệ công tác là 3%.

Bảng 2.7: Mục đích tham quan VQG

Tần số Tỷ lệ %

Du lịch thuần túy Nghỉ ngơi, thư giãn Công tác

Học tập, nghiên cứu khoa học Kết hợp công tác và giải trí 21 59 3 5 12 21 59 3 5 12 Tổng cộng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

(3). Yếu tố hấp dẫn du khách

Yếu tố thu hút du khách đến với VQGUMT đều bởi cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên vốn có của nó, nơi đây được đánh giá là ít có sự tác động của con người và chính vì vẻ hoang sơ đó mà hầu như những yếu tố được đánh giá dưới đây

đều nghiêng về tự nhiên như: tham quan rừng Tràm (26%); câu cá giải trí (23,2%); động thực vật (14,4%)... Và khi được hỏi điều gì ở đây làm quý vị thích nhất thì tác giả nhận thấy có đến 38,85% là thích cảnh quan thiên nhiên và khí hậu; hoạt động câu cá giải trí 31,42%; 22,3% là những món ăn đặc sản đặc trưng của vùng U minh.

Bảng 2.8: Những yếu tố hấp dẫn du khách đến VQGUMT

Tần số Tỷ lệ %

Tham quan (TQ) rừng Tràm TQ di tích lịch sữ

Tìm hiểu động thực vật rừng Tìm hiểu văn hóa bản địa Yên tĩnh (Tránh nơi ồn ào) Những món ăn đặc sản Câu cá giải trí 65 21 36 7 28 35 58 26 8,4 14,4 2,8 11,2 14 23,2 Tổng cộng 250(*) 100 (*) Một du khách có nhiều lựa chọn

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Bảng 2.9: Điều làm du khách thích nhất ở VQGUMT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tần số Tỷ lệ %

Cảnh quan thiên nhiên, khí hậu Hoạt động câu cá giải trí

Động thực vật Những món ăn đặc sản 68 55 13 39 38,85 31,42 7,43 22,3 Tổng cộng 175(*) 100 (*) Một du khách có nhiều lựa chọn

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

(4). Đánh giá về các yếu tố dịch vụ

Từ kết quả phân tích trên cho thấy: các yếu tố về thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên được đa số du khách đánh giá cao là rất hấp dẫn và đó chính là nguồn tiềm năng mà VQGUMT cần nghiên cứu để khai thác một cách tương xứng và hợp lý. Tuy nhiên cũng không nên quá xem nhẹ những yếu tố khác như cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, hoạt động vui chơi giải trí, con người…

Trong câu hỏi về việc đánh giá các yếu tố dưới đây theo các mức 5 là rất tốt; 4 là tốt; 3 là trung bình; 2 là kém và 1 là rất kém thì kết quả thu được như sau: ngoài các yếu tố như: môi trường tự nhiên, phong cảnh, an ninh an toàn có điểm trung bình xếp loại (mean) ở các mức là từ tốt đến rất tốt; thì các yếu tố nhà nghỉ, sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hàng lưu niệm được đánh giá chỉ ở mức từ kém đến trung bình; còn lại là yếu tố lao động và các món ăn thức uống cũng chỉ trên mức trung bình.

Hình 2.12: Rừng nguyên sinh VQG

Bảng 2.10: Bảng đánh giá các yếu tố dịch vụ

N Minimum Maximum Sum Mean

Môi trường tự nhiên 100 2 5 410 4.10

Phong cảnh 100 2 5 366 3.66 Nhà nghỉ 100 1 5 274 2.74 Sản phẩm du lịch 100 1 5 305 3.05 Hướng dẫn viên, NVPV 100 3 5 350 3.50 Thức ăn, thức uống 100 2 5 341 3.41 CS hạ tầng-vật chất kỹ thuật 100 1 5 264 2.64 Hàng lưu niệm 100 1 4 295 2.95 An ninh-an toàn 100 3 5 433 4.33 Valid N (listwise) 100

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Tương tự, trong câu hỏi ý kiến du khách về việc cần cải thiện điều gì nơi đây hoặc quý khách có đề nghị gì để phát triển DLST tại VQGUMT thì hầu hết các ý kiến đóng góp đều cho là ngoài cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên khí hậu rất hấp

dẫn thì cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhất là cơ sở lưu trú phục vụ khách qua đêm. Mặc dù đây chỉ là một nhu cầu cơ bản nhưng muốn chuyến du lịch hấp dẫn và đạt chất lượng thì khách cũng cần những nơi ở tiện nghi và thật sự mang lại cảm giác thoải mái thư giãn. Ngoài ra cũng nên mở rộng thêm các tuyến, điểm tham quan để tránh nhàm chán cho những du khách đến tham quan nghỉ ngơi thường xuyên, và điều hết sức quan trọng đó là nên có các biện pháp khắc phục tình trạng rác thải, vệ sinh môi trường nhằm giữ cho môi trường luôn sạch đẹp, thoáng mát.

(5) Các hoạt động du lịch được du khách lựa chọn tham gia

Theo kết quả điều tra từ bảng phỏng vấn du khách khi đến tham quan Vườn họ thường chọn các hoạt động nào để tham gia thì tác giả nhận thấy tham quan cảnh quan; tham quan máng Dơi và câu cá giải trí là các hoạt động được du khách lựa chọn tham gia nhiều nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,45%, 29,1% và 22,5%. Các hoạt động còn lại có thể là ít thu hút hơn hoặc không thú vị bằng. Điều này cho thấy DLST tại đây có quá ít các tuyến điểm được đưa vào khai thác và cũng không thật sự hấp dẫn lắm, nên mở rộng thêm nhiều tuyến, điểm tham quan hay những nơi vui chơi giải trí, đa dạng hơn nữa các hoạt động du lịch để du khách có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến tham quan VQG. 59 17 22 35 80 62 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hoạt Động TQ cảnh quan TQ Rừng nguyên sinh TQ Rừng tái sinh TQ Sân chim TQ Máng dơi Câu cá giải trí

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Biểu đồ 2.3 Các hoạt động du lịch được du khách lựa chọn. (6). Mức độ hài lòng

Tuy còn có nhiều khuyết điểm trong công tác tổ chức phục vụ du lịch cũng như thiếu thốn những điều kiện vật chất cơ bản nhưng nhìn chung qua tổng hợp 100 ý kiến của du khách về mức độ hài lòng về chuyến tham quan thì kết quả cho thấy có đến

65% du khách tương đối hài lòng, 27% du khách cho là bình thường, 2% là hoàn toàn hài lòng, 4% tương đối bị thất vọng và 2% là hoàn toàn thất vọng.

2% 2%

27%

65% 4%

Hoàn toàn hài lòng Tương đối hài lòng Bình Thường Tương đối thất vọng Hoàn toàn thất vọng

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng của du khách qua chuyến tham quan Vườn.

Kết quả phân tích trên mang lại sự khích lệ cho DLST VQGUMT với 65/100 ý kiến du khách cho là tương đối hài lòng về chuyến đi này. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu là trong thực tế tâm lý chung của đa số người Việt nam rất ngại va chạm hay né tránh trả lời những câu hỏi mang tính khẳng định và thay vào đó là những từ như tương đối, bình thường, không có ý kiến, cũng được hay cũng tạm…Vì vậy, những nhà làm du lịch, hoạch định du lịch cần lưu ý hơn nữa yếu tố tâm lý của du khách hoặc cần có những công cụ đo lường mức độ hài lòng thật sự để có thể đề ra những chính sách, chiến lược thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động DLST tại VQGUMT trong tương lai hơn nữa.

(7) Nhu cầu trở lại thăm VQG của khách du lịch

Mặc dù mức độ hài lòng chưa cao, song có đến 79/100 số khách được phỏng vấn là có ý định thăm lại VQG chủ yếu là để nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở không khí trong lành và câu cá giải trí; 21 ý kiến còn lại trả lời là không chắc chắn vì họ không chắc về thời gian cũng như họ lưỡng lự sẽ trở lại nếu VQG được cải thiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.11 Ý định quay trở lại của du khách Tần số Tỷ lệ % Có 79 79.0 Không 0 0.0 Không chắc 21 21.0 Tổng cộng 100 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Kết quả trên cho thấy khả năng thu hút khách du lịch đến U Minh Thượng vẫn còn có thể gia tăng vì bản thân số khách đã đến thăm còn muốn trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng và thêm vào đó họ cũng chính là một trong những “phương tiện truyền thông” hiệu quả nhất cho những khách chưa có dịp đến với VQGUMT.

Tóm lược:

Qua đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tác giả sẽ phân tích những cơ hội, những thách thức cũng như tiềm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất các chiến lược phát triển du lịch sinh thái nhằm tương xứng với tiềm năng thế mạnh sẵn có của Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Vì vậy, VQGUMT cần nâng cao chất lượng du lịch hiện tại hơn nữa, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu những cái chưa làm được để ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nơi này.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG ĐẾN NĂM 2020 3.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

3.1.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) ảnh hưởng đến hoạt động du lịch VQG U Minh thượng VQG U Minh thượng

3.1.1.1. Những Cơ hội

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam là điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản l ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 59)