Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận định lượng QSPM

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 79)

3.2.2.1. Chọn chiến lược phát triển DLST từ nhóm WO

Bảng 3.4: Ma trận QSPM – Nhóm WO

Chiến lược có thể thay thế Đầu tư PT trang thiết bị kỹ thuật và CSHT Giới thiệu quảng bá hình ảnh DLST Phân loại AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Tiềm năng phát triển DLST là rất lớn (TN thiên

nhiên, tài nguyên nhân văn) 4 4 16 3 12

2. VQGUMT được công nhận là một trong ba vùng trọng yếu thuộc Khu DTSQ KG; Vườn Di sản Asean (năm 2013)

4 4 16 3 12

3. VQGUMT nằm trong quy hoạch phát triển du

lịch của tỉnh. 3 3 9 2 6

4. Nổi tiếng với khu căn cứ cách mạng 4 4 16 3 12

5. Kinh nghiệm làm du lịch chưa có 1 3 3 2 2

6. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch yếu

kém 2 3 6 2 4

7. Các loại sản phẩm du lịch không phong phú, đa

8. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên

môn 2 2 4 2 4

9. Vốn đầu tư còn nhiều hạn chế 1 2 2 2 2

10. Công tác truyền thông chưa được quan tâm 2 2 4 3 6

11. Việc ứng dụng CNTT chưa tốt 2 1 2 2 4

Các yếu tố bên ngoài

1. Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn 3 2 6 3 9 2. Du lịch trở về với thiên nhiên ngày càng thu hút

du khách 3 4 12 3 9

3. Sự phát triển của KHCN 3 2 6 3 9

4. Dự án nâng cấp QL 63 và xây dựng Cầu Tắc cậu 4 4 16 3 12 5. Khu DTLSVH UMT được quy hoạch tổng thể 3 3 9 2 6 6. Các dự án đầu tư về du lịch của các tổ chức, cá

nhân ngày càng nhiều 2 4 8 3 6

7. Nhận thức và đời sống của cộng đồng dân cư địa

phương ngày càng được nâng cao 3 2 6 1 3

8. Ảnh hưởng đến môi trường 3 3 9 2 6

9. Nguồn tài nguyên bị suy giảm 2 3 6 2 4

10 Khả năng cháy rừng dễ xảy ra 3 2 6 2 6

11. Văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa có thể

mất đi 1 2 2 3 3

12. Sự cạch tranh về loại hình DLST ở các tỉnh lân

cận. 2 2 4 3 6

Tổng số điểm hấp dẫn 174 149

Nhận xét:

Đối với nhóm chiến lược WO thì chiến lược được lựa chọn là chiến lược tập trung Đầu tư phát triển trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, với tổng số điểm hấp dẫn (TAS) là 174 điểm.

3.2.2.2. Chọn chiến lược phát triển DLST từ nhóm WT

Bảng 3.5: Ma trận QSPM – Nhóm WT

Chiến lược có thể thay thế Phát triển nguồn Nhân lực Liên kết vùng; LK Cty DL lữ hành Phân loại AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1. Tiềm năng phát triển DLST là rất lớn (tài

nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn) 4 4 16 3 12 2. VQGUMT được công nhận là một trong ba

vùng trọng yếu thuộc Khu DTSQ KG; Vườn Di sản Asean (năm 2013)

4 3 12 4 16

3. VQGUMT nằm trong quy hoạch phát triển du

lịch của tỉnh. 3 3 9 3 9

4. Nổi tiếng với khu căn cứ cách mạng 4 4 16 4 16

5. Kinh nghiệm làm du lịch chưa có 1 4 4 2 2

6. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch yếu

kém 2 2 4 2 4

7. Các loại sản phẩm du lịch không phong phú, đa

dạng 2 2 4 2 4

8. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên

môn 2 4 8 2 4

9. Vốn đầu tư còn nhiều hạn chế 1 3 3 1 1

10. Công tác truyền thông chưa được quan tâm 2 3 6 3 6

11. Việc ứng dụng CNTT chưa tốt 2 3 6 2 4

Các yếu tố bên ngoài

1. Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn 3 2 6 2 6 2. Du lịch trở về với thiên nhiên ngày càng thu hút

du khách 3 3 9 4 12

4. Dự án nâng cấp QL 63 và xây dựng Cầu Tắc cậu 4 3 12 4 16 5. Khu DTLSVH UMT được quy hoạch tổng thể 3 3 9 2 6 6. Các dự án đầu tư về du lịch của các tổ chức, cá

nhân ngày càng nhiều 2 4 8 3 6

7. Nhận thức và đời sống của cộng đồng dân cư địa

phương ngày càng được nâng cao 3 3 9 1 3

8. Ảnh hưởng đến môi trường 3 3 9 3 9

9. Nguồn tài nguyên bị suy giảm 2 3 6 2 4

10 Khả năng cháy rừng dễ xảy ra 3 2 6 2 6

11. Văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa có thể

mất đi 1 2 2 3 3

12. Sự cạch tranh về loại hình DLST ở các tỉnh lân

cận. 2 3 6 3 6

Tổng số điểm hấp dẫn 179 164

Nhận xét:

Đối với nhóm chiến lược WT thì chiến lược được lựa chọn là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, với tổng số điểm hấp dẫn (TAS) là 179 điểm.

Từ ma trận SWOT có thể đề xuất 06 chiến lược quan trọng và qua phân tích bằng ma trận QSPM (bảng 3.4; 3.5) cho thấy có 04 chiến lược được ưu tiên lựa chọn để phát triển DLST VQGUMT gồm có như sau:

Chiến lược 1: Chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ; Chiến lược phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Chiến lược 2: Chiến lược xây dựng quy hoạch tổng thể DLST.

Chiến lược 3: Chiến lược phát triển trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Chiến lược 4:Chiến lược quy họach đào tạo phát triển phát triển nguồn nhân lực. 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Cần tổ chức hàng loạt các biện pháp, chính sách và các dịch vụ khuyến khích đầu tư như: hỗ trợ thông tin, kiến thức cho các doanh nghiệp…nhằm tạo sự thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực DLST ở VQGUMT.

Thiết lập chính sách huy động vốn từ nhiều phía để đầu tư cho việc xây dựng và tôn tạo các công trình, địa điểm du lịch, hạ tầng du lịch đặc biệt là hạ tầng trong các khu DLST.

Thu phí sử dụng tài nguyên và phí bảo vệ môi trường để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, không thể xem chúng là những thứ miễn phí. Nó vừa mang tính giáo dục nhưng cũng vừa gây quỹ, chẳng hạn sử dụng nguồn phí này để cải tạo cảnh quan môi trường và xử lý chất thải các điểm tham quan du lịch.

Có kế hoạch tổng thể và chi tiết, xác định rõ các khu vực ưu tiên cho phát triển, loại sản phẩm ưu tiên phù hợp với sự phát triển từng vùng, kèm theo khả năng cho từng phân khu.

Có chính sách đầu tư, khuyến khích những dự án phát triển mang tính bền vững. Quy định rõ việc sử dụng đất và quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, kiến trúc, các hạng mục công trình…

Ban hành quy chế kinh doanh DLST ở VQGUMT. Đề ra các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch đặc biệt là DLST để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chung của môi trường.

Chính sách đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng địa phương ở mọi giai đoạn: Kế hoạch, xây dựng, hoạt động…

Chính sách thuế và giá cho thuê môi trường: Tài nguyên tự nhiên ở các vùng còn nhiều khó khăn về kinh tế thì mức thuế sử dụng tài nguyên hoặc tiền thuê môi trường thấp hoặc miễn thuế lâu dài cho các dự án phát triển DLST ở VQGUMT.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý

Hiện tại bộ máy tổ chức DLST ở VQGUMT chỉ có phòng Phát triển DLST và Giáo dục môi trường là chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến du lịch (điều hành chỉ đạo trực tiếp là ban giám đốc VQG) cho thấy bộ máy tổ chức là rất nhỏ bé so với nhiệm vụ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thì cần thiết nên thay đổi bộ máy tổ chức từ phòng phát triển DLST và GDMT lên thành trung tâm DLST với chức năng và nhiệm vụ của trung tâm DLST như sau:

+ Chức năng

Giúp Ban giám đốc VQGUMT quản lý về nghiệp vụ tất cả các nội dung hoạt động liên quan đến DLST. Những công việc cụ thể trong chương trình DLST, phòng

du lịch kết hợp với các phòng ban khác cùng tổ chức và thực hiện các nội dung DLST ở VQG.

+ Nhiệm vụ

- Xây dựng các nội quy và qui chế hoạt động DLST.

- Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động du lịch.

- Trực tiếp giao dịch với khách để tổ chức các hoạt động du lịch cho khách. - Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng cáo về DLST.

- Liên hệ với các đơn vị trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh để phát triển hoạt động DLST của VQG.

- Lập kế hoạch về giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Giúp Ban giám đốc VQG theo dõi, đánh giá và tổng kết hoạt động DLST, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Soạn thảo các nội dung, chính sách khuyến khích đầu tư, khai thác phát triển DLST VQGUMT.

- Giám sát việc tổ chức, quản lý, đầu tư và kinh doanh phát triển DLST ở VQGUMTtheo luật pháp, theo quy hoạch, theo chủ trương phát triển của huyện, tỉnh và ngành du lịch tỉnh Kiên giang, kiến nghị xử lý những hành vi, những hoạt động không đảm bảo đúng quy định.

Các hoạt động du lịch ở VQGUMT phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý rừng và quản lý du lịch. Cụ thể như sau:

+ Tại luật bảo vệ và phát triển rừng (điều 25, 53,59) có các quy định rất cụ thể về cho thuê rừng; hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST – môi trường trong rừng đặc dụng; và quyền chung của chủ rừng.

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế quản lý rừng

Tại điều 22 : Hoạt động DLST trong khu rừng đặc dụng

Mục 1. Hoạt động du lịch trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Mục 2. Chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh DLST, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng

sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh DLST tại khu rừng đặc dụng.

Việc tổ chức DLST tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành Dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án phát triển DLST tại các khu rừng đặc dụng phải đáp ứng các yêu cầu : a. Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.

b. Việc xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch phải theo quy hoạch khu rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng đặc dụng tham gia các dịch vụ du lịch.

3.3.3. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Bên cạnh các giá trị về tài nguyên du lịch thì cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng phải được quan tâm đầu tư hợp lý. Tuy nhiên việc tăng cường các cơ sở này cần được tính toán kỹ lưỡng, quy hoạch thận trọng, tôn trọng các nguyên tắc của DLST, nếu không dễ dàng mắc sai lầm, đi ngược với mục tiêu của bảo tồn.

Hiện tại đường vào VQGUMT và đường vào khu trung tâm hồ Hoa mai là khá tốt, nhưng cần quan tâm thiết kế nhiều con đường mòn thông với nhau đến các tuyến, điểm tham quan trong rừng mà du khách có thể di chuyển bằng cách đi bộ thay vì phải đi bằng võ máy, như thế sẽ làm tăng tính khám phá, thú vị cho du khách mặt khác tiết kiệm được nhiên liệu, hạn chế tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến các loài vật.

Xây dựng một số nhà thủy tạ, nhà nghỉ chân, chòi nghỉ mát, nhà võng... tại các tuyến điểm trọng tâm cho du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi ngắm những sinh vật dưới nước, hoặc câu cá giải trí.

Cần thiết kế xây dựng các loại cơ sở lưu trú cho phù hợp với loại hình DLST từ cao cấp đến bình dân đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của du khách.

Cùng với việc xây dựng cơ sở lưu trú thì cần trú trọng đầu tư phát triển cơ sở ăn uống, nhà hàng, các cửa hàng, khu vui chơi giải trí....nâng cao chất lượng dịch vụ từ hình thức đến nội dung.

Nâng cấp hoặc đầu tư mới các trang thiết bị phục vụ du lịch như võ máy; xuồng ba lá; cần câu cá; ống Nhòm...xây dựng thêm các chòi quan sát gần các khu vực sân Chim, máng Dơi, động vật hoang dã để cho du khách được tự do ngắm nghía khám

phá đời sống và cách sinh hoạt của muôn loài mà không sợ làm động, gây ảnh hưởng đến tập tính sinh hoạt của chúng.

3.3.4. Huy động và đào tạo nguồn nhân lực

Khuyến khích nguồn nhân lực địa phương tham gia vào hoạt động du lịch vì dẫu sao họ cũng là những người được sinh ra và lớn lên ở vùng đất U minh nên họ là người hiểu rõ về địa hình, lịch sữ, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, họ sẽ là những hướng dẫn viên phù hợp nhất có thể giúp cho du khách hiểu rõ hơn về VQGUMT cũng như về người dân U minh.

Rà soát lại những nhân viên, cán bộ VQG xem có bao nhiêu người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch từ cấp quản lý cho đến nhân viên phục vụ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của hoạt động DLST.

- Đối với cấp quản lý: cần thiết phải đào tạo để nắm vững các kỹ năng về quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch; hiểu rõ các chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương có liên quan đến hoạt động DLST ở VQGUMT; xác định mục tiêu, nội dung và chương trình DLST ở VQG; nâng cao kinh nghiệm và kiến thức về tổ chức hoạt động du lịch và quản lý khách.

- Đối với hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ: cần thiết phải đào tạo để nắm được: kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách du lịch; các nội dung hướng dẫn du khách; những nội dung về tuyên truyền, giáo dục môi trường và bảo tồn các cảnh quan tự nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử; cách sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho du lịch: các phương tiện vận chuyển; cách bảo đảm an ninh, an toàn cho khách, các biện pháp cấp cứu, sơ cứu người bị nạn.

Hàng năm nên có kế hoạch cho cán bộ, nhân viên du lịch đi tham quan trong và ngoài nước nhằm học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm du lịch của các VQG khác cũng như một số điểm du lịch có điều kiện tương tự như VQGUMT.

Nên có các chính sách đãi ngộ rõ ràng về lương, thưởng, làm thêm giờ hoặc cơ hội thăng tiến dành cho những người có năng lực và nhiệt tình trong công việc.

3.3.5. Xúc tiến quảng bá và tăng cường hợp tác đầu tư

3.3.5.1. Xúc tiến quảng bá

Sự kiện VQGUMT được công nhận là khu dự trữ sinh quyễn và đây còn là khu căn cứ cách mạng quan trọng của cả nước đã làm cho VQGUMT thật sự nổi tiếng và

được nhiều người biết đến. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ai cũng đã từng được đến đó nếu như VQG chưa khai thác du lịch.

Với trình độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay thì việc quảng bá hình ảnh DLST VQGUMT là vô cùng thuận lợi với nhiều hình thức truyền thông như báo chí, truyền hình, internet,....cụ thể:

- Như viết các bài báo, băng hình, các chương trình giới thiệu, Chụp các hình ảnh, làm phim video để giới thiệu cho khách các thông tin khá đầy đủ, hấp dẫn, có sức

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)