Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 75)

Qua phân tích thực trạng, đánh giá tác động của môi trường bên ngoài và bên trong đã tác động đến du lịch VQGUMT như thế nào nhằm xác định những cơ hội, những đe dọa, những điểm mạnh và điểm yếu để xây dựng các chiến lược phát triển thông qua bảng ma trận SWOT như sau:

Bảng 3.3. Ma trận SWOT

S W

O T

Cơ hội (O)

1. Việt nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

2. Du lịch trở về với thiên nhiên ngày càng thu hút du khách.

3. Sự phát triển của khoa học công nghệ.

4. Dự án nâng cấp QL 63 và Xây dựng cầu Tắc Cậu.

5. Khu di tích lịch sử văn hóa U Minh thượng được quy hoạch tổng thể.

6. Các dự án đầu tư về du lịch của tổ chức và cá nhân ngày càng nhiều.

7. Nhận thức và đời sống của cộng đồng dân cư địa phương ngày càng được nâng cao.

Nguy cơ (T)

1. Ảnh hưởng đến môi trường.

2. Nguồn tài nguyên bị suy giảm.

3. Khả năng cháy rừng dễ xảy ra.

4. Văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa có thể bị mất đi. 5. Sự cạnh tranh về loại hình DLST ở các tỉnh lân cận. Điểm mạnh (S)

1. Tiềm năng phát triển DLST là rất lớn. (tài nguyên thiên nhiên, tài

Kết hợp SO

S1,2,3+O1,2,3,6,7: Chiến

Kết hợp ST

nguyên nhân văn).

2. VQGUMT được công nhận là 1 trong 3 vùng trọng yếu thuộc khu dự trữ sinh quyễn KG; Vườn Di sản Asean (năm 2013).

3. VQGUMT nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. 4. Nổi tiếng với khu căn cứ cách mạng..

lược phát triển du lịch và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ; Chiến lược phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

lược xây dựng quy hoạch tổng thể DLST.

Điểm yếu (W)

1. Kinh nghiệm làm du lịch chưa có.

2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch yếu kém.

3. Các loại sản phẩn du lịch không phong phú, đa dạng.

4. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. 6. Công tác truyền thông chưa được quan tâm.

7. Việc ứng dụng CNTT chưa tốt.

Kết hợp WO

W1,2,5+O3,4,6: Chiến lược phát triển trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

W3,6,7+O2,3,5,6: Chiến lược giới thiệu quảng bá hình ảnh DLST của VQG.

Kết hợp WT

W1,4,7+T1,2,3:Chiến lược quy họach đào tạo phát triển phát triển nguồn nhân lực.

W1,3,4,6+T4,5:Chiến lược liên kết thiết kế tour du lịch đến VQG với các Công ty du lịch lữ hành trong vùng lân cận.

Từ bảng ma trận SWOT (Bảng 3.3), bằng cách kết hợp các nhóm yếu tố S-W- O-T trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và qua phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của VQGUMT, có thể đề xuất một số chiến lược sau:

Chiến lược 1: Chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ; Chiến lược phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm:

Bằng cách kết hợp những điểm mạnh và những cơ hội về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị lịch sữ dân tộc, sự mong muốn trở về với thiên nhiên cùng với giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VQG tiếp đón ngày càng nhiều du khách đến thăm vườn. Vì vậy, với chiến lược này sẽ giúp vườn định hướng

được cần thiết phải hoàn thiện bằng cách nâng cao chất lượng những sản phẩm, dịch vụ hiện tại để làm hài lòng nhóm du khách mới bên cạnh đó cũng cần phát triển thêm sản phẩm du lịch mới nhằm giữ chân nhóm du khách cũ và lôi kéo họ luôn quay trở lại VQG.

Chiến lược 2: Chiến lược phát triển trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

Việc mở rộng khai thác các tuyến, điểm tham quan mới trong phạm vị VQG nhằm mục đích phân táng sự tập trung du khách tại một số tuyến, điểm đã được khai thác. Điều này không những làm đa dạng thêm sản phẩm, dịch vụ cho VQG mà còn hạn chế những tác động tiêu cực vào môi trường. Vì vậy, yêu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều không thể thiếu. Với chiến lược này được xây dựng nhằm cải thiện các yếu tố bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài làm động lực để tập trung tài lực vật lực cả bên trong và bên ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tốt hơn tạo cho du khách cảm giác thoải mái hơn, thuận tiện hơn trong quá trình lưu lại VQG.

Chiến lược 3: Chiến lược giới thiệu quảng bá hình ảnh DLST của VQG: Để tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá, tiếp thị du lịch sinh thái bằng cách làm các tờ rơi, tờ gấp cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh để phát cho khách du lịch khi họ đến VQGUMT. Làm các băng đĩa phim video giới thiệu về VQG có thể trình chiếu ngay trên các chuyến tàu xe để du khách có được những hiểu biết ban đầu về điểm du lịch đồng thời học có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn tôn tạo cảnh quan nơi đến.

Mặt khác cần nhanh chóng làm các đồ lưu niệm có biểu tượng của VQG vừa có ý nghĩa tuyên truyền vừa như một kỷ vật để du khách không bao giờ quên mình đã tới đây. Ngoài ra cần tích cực tuyên truyền giới thiệu qua các thông tin đại chúng như ti vi, đài, báo, tạp chí để mọi người biết được thực trạng cũng như ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ vườn. Cần nhanh chóng xây dựng một trang Web riêng về VQGUMT để du khách trong và ngoài nước có thể cập nhật những thông tin cần thiết, giúp chuyến đi của họ trở lên thú vị và bổ ích hơn.

Chiến lược này được đưa ra nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong của đơn vị là chưa quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá tiếp thị hình ảnh DLST của VQGUMT bằng cách kết hợp giữa những điểm yếu và cơ hội để đẩy mạnh công tác giới thiệu về VQGUMT, về cảnh quan thiên nhiên, về động thực vật, về khu căn cứ cách mạng lịch sử nổi tiếng ở tại đây.

Chiến lược 4: Chiến lược xây dựng quy hoạch tổng thể DLST:

Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST một cách có hiệu quả. Đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức như IUCN, Hội Vườn quốc gia Nhật Bản, Sở Du Lịch v. v. ra các văn bản xác định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái tại VQG. Bằng cách tận dụng những điểm mạnh bên trong đơn vị để giảm thiểu những đe dọa bên ngoài như suy giảm nguồn tài nguyên, nguy cơ cháy rừng cao, và ô nhiễm môi trường do những tác động của con người. Vì vậy, để hoạt động du lịch đạt hiệu quả thì cần thiết phải có quy hoạch tổng thể và cả chi tiết nhằm phân khu rõ đâu là khu vực dành cho du lịch, đâu là khu vực cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Chiến lược 5: Chiến lược quy họach đào tạo phát triển phát triển nguồn

nhân lực:

Nguồn nhân lực là một trong những điểm yếu rất lớn của VQG do những cán bộ đảm trách về du lịch đều không có chuyên môn về du lịch, trình độ lại không đồng đều, công tác đào tạo cũng còn nhiều bất cập vì vậy việc xây dựng chiến lược này là cần thiết nhằm góp phần làm giảm thiểu những rủi ro có thể tránh được.

Bên cạnh đó cần chú ý đến việc đào tạo những người dân địa phương có năng lực để họ có thể trở thành hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái trên đất của họ. Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm thực tiễn của người địa phương dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là hướng dẫn viên từ nơi khác đến. Nếu được đào tạo tốt, họ còn trở thành những tuyên truyền viên giáo dục môi trường tích cực trong cộng đồng, một cách lôi kéo có hiệu quả người dân địa phương cùng tham gia bảo tồn.

Ban quản lý VQG nên phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường tổ chức các đào tạo và tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên, cấp chứng chỉ hoặc “thẻ xanh” đối với những người đạt yêu cầu, chỉ những cá nhân có loại thẻ này hoặc chứng chỉ này mới được dẫn khách đi tham quan Vườn.

Đồng thời nên giáo dục nâng cao trình độ dân trí, cách ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch, có thể tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện với nhân dân vùng đệm hoặc mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học cho chính quyền địa phương và các cán bộ nhân viên Vườn quốc gia.

Chiến lược 6: Chiến lược liên kết thiết kế tour du lịch đến VQG với các Công ty du lịch lữ hành trong vùng lân cận:

Việc liên kết giữa các khu du lịch trong khu vực, trong vùng cụ thể là ĐBSCL, Bán đảo Cà Mau, U Minh thượng ...sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan hơn, và việc tham quan nhiều nơi trong khu vực lân cận sẽ giúp du khách cảm nhận được sự khác biệt giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Liên kết hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành trong tỉnh và ngoài tỉnh thiết kế các tour đưa khách đến tham quan nhằm tạo sự thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển, sinh hoạt đối với những du khách lần đầu đặt chân đến vùng U Minh lịch sữ này.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 75)