1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong quá trình đô thị hóa

27 656 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 881 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên, Đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” được tác giả thực hiện nhằm phân tích, đánh giá khái quá

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu

Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanhnhất so với các địa phương trong cả nước Từ 01/8/2008, do mở rộng địa giới hànhchính thủ đô Hà Nội dân số Hà Nội tăng từ 3,5 triệu người lên 6,4 triệu người, dân sốtrong tuổi lao động tăng từ 2,2 lên 4,3 triệu người, quy mô cung lao động tăngkhoảng 170 nghìn người/năm Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, bình quân hàng năm HàNội có khoảng 180 - 220 nghìn lao động mất việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mụcđích sử dụng đất Vấn đề lao động - việc làm được đặt ra đối với một bộ phận lớnngười dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất Diệntích đất nông nghiệp của nông thôn Hà Nội ngày càng bị thu hẹp, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấulao động, việc làm của người dân, tác động đến thu nhập và đời sống của họ Mỗingười “Hà Nội mới” đều có một điểm chung: đầy lo lắng về tương lai khi không cònđất sản xuất, hành trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm rất khó khănbởi trình độ tay nghề không có, lạ lẫm với kỹ năng làm việc trong môi trường công

nghiệp Xuất phát từ những lý do trên, Đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” được tác giả thực hiện

nhằm phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người laođộng nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa và đánh giá và đo tác động của cácyếu tố tác động đến tạo việc làm khu vực nông thôn Từ đó đề xuất những giải pháptăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm vàtạo việc làm cho lao động nông thôn

Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bốicảnh ĐTH, chỉ ra những tồn tại và thách thức về tạo việc làm trong bối cảnh đô thịhóa.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn của HàNội trong bối cảnh ĐTH Nhằm xem xét vai trò của các yếu tố tới tạo việc làm cholao động nông thôn Hà Nội

Trang 2

Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thànhphố Hà Nội trong bối cảnh ĐTH.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài thực sự có ý nghĩa khoa học trong hoạch định chính sách, nghiên cứu vấn đềtạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội Đặc biệt khi nghiên cứu chỉ rayếu tố trình độ chuyên môn kỹ thuật và yếu tố đầu tư tác động đáng kể đến vấn đề tạoviệc làm cho lao động nông thôn, điều này có ý nghĩa định hướng chính sách trọng tâmcho các nhà quản lý

Làm rõ và đề xuất các giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn để tăng cườngtạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội

4 Những đóng góp chính của luận án

Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tạo việc làm nói chung, tạo việclàm cho lao động nông thôn Hà Nội nói riêng và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việclàm trong bối cảnh ĐTH

Đóng góp trong việc nhận thức và vận dụng cơ sở lý luận về tạo việc làm cholao động khu vực nông thôn đối với những địa phương có sự tăng đột biến khu vựcnông thôn trong quá trình phát triển và có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ

Cung cấp thông tin theo hệ thống về thực trạng việc làm và các chính sách tạoviệc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013, làm rõ những vấn đề tồn tạitrong tạo việc làm cho người lao động nông thôn của thành phố Hà Nội

Lần đầu tiên, đánh giá phân tích định lượng áp dụng các biến giải thích phântích các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội.Nêu rõ vai trò của giáo dục, đào tạo đối với khả năng có được việc làm của ngườilao động Khả năng tạo việc làm từ chính sách, từ đầu tư, tăng trưởng hay những cơhội và thách thức đối với người lao động để tìm việc làm trong bối cảnh đô thị hóa.Cung cấp các thông tin về dự báo cung và cầu lao động; bối cảnh kinh tế xãhội đến 2015 và 2020; Đề xuất các giải pháp tạo việc làm, tăng cường tạo việc làmcho người lao động nông thôn của thành phố Hà Nội

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨUTẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN TRONGBỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Tại Việt Nam, Luật Việc làm quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo

ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm ban hànhngày 16/11/2013) cho thấy hai tiêu thức bắt buộc để xác định hoạt động lao độngđược thừa nhận là việc làm ở Việt Nam bao gồm tiêu thức về thu nhập và tính pháp

lý của việc làm Hai tiêu chí đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và

đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đếntrong mối quan hệ với lực lượng lao động Khi đó, việc làm được phân thành hailoại: Có trả công (những người làm thuê, học việc,…) và không được trả công nhưngvẫn có thu nhập (ví dụ: chủ cơ sở)

Tác giả sử dụng khái niệm việc làm: Việc làm là hoạt động lao động của các

cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập (được trả công bằng tiền, hiệnvật, trao đổi công hay tự làm cho gia đình không hưởng tiền công/lương)

Việc làm bền vững

Khái niệm việc làm bền vững được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xácđịnh: “Việc làm bền vững là cơ hội việc làm có năng suất, có mức thu nhập côngbằng, bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình”

Tạo việc làm

Tạo việc làm là quá trình cá nhân hay tổ chức tự tạo hoặc có điều kiện, tạo ra

số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, kết hợp các điều kiện kinh tế xã hội khác, đemlại việc làm, thu nhập cho chính bản thân hoặc người lao động

 Số lao động được tạo việc làm

Trên cơ sở Quyết định số 43/2010QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày6/2010 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó, Bộ Lao động

Trang 4

- Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn thu thập, tổng hợp chỉ tiêu số 0309

“Số lao động được tạo việc làm” (trước đây là Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg), Bộ

Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 1năm 2011 Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia; danh mục nộidung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã Theo quy định tại thông tư02/2011/TT: “Số lao động được tạo việc làm” phản ánh số lượng người lao động làmviệc trong nền kinh tế quốc dân tăng thêm hằng năm, là chênh lệch giữa số lao động

có việc làm ở kỳ báo cáo và số lao động có việc làm của kỳ trước”

Cơ chế tạo việc làm ba bên

Cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi hỏi sự tham gia tích cực của babên: Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động sao cho cơ hội việc làm

và mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường được kếtnối với nhau, Sơ đồ cơ chế tạo việc làm (cơ chế 3 bên):

Sơ đồ 1.1 Cơ chế tạo việc làm - Cơ chế 3 bên

Các khái niệm liên quan khác

Bao gồm: Lao động; Sức lao động; Vốn nhân lực; Nguồn nhân; Nguồn laođộng; Lực lượng lao động; Thiếu việc làm; Thất nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của khu vực nông thôn liên quan đến tạo việc làm

Bao gồm: Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủyếu là nông dân, ông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng kém hơn thành thị, có trình độtiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá kém hơn; Nông thôn là vùng có thu nhập và

Thị trường lao động

Thị trường lao động Chủ sử dụng lao động

Môi trường kết hợp các yếu tố

Tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động

Tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động

Trang 5

đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học và công nghệ thấp hơn thành thị;Nông thôn mang tính đa dạng về tự nhiên, kinh tế và xã hội, đa dạng về quy mô vàtrình độ phát triển giữa các vùng khác nhau thì tính đa dạng cũng khác nhau; nôngthôn có tính cộng đồng làng - xã - thôn - bản rất chặt chẽ

1.1.3 Các tác động của đô thị hóa tới tạo việc làm cho lao động

khu vực nông thôn

Hệ quả của đô thị hóa là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người laođộng nông thôn không còn đất để canh tác hoặc chỉ còn lại phần nhỏ Lao động nôngthôn phần lớn rơi vào tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm trầm trọng Cơ cấukinh tế thay đổi dẫn đến chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vựccông nghiệp và dịch vụ Số người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, các khu, cụmcông nghiệp để làm thuê bằng đủ thứ nghề với tiền công rẻ mạt

1.1.4 Đặc điểm của lao động nông thôn

Bao gồm: Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng; Laođộng nông thôn có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị; Việc làmcủa lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuầnnông; Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khảnăng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế

1.1.5 Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn

Bao gồm: Lý thuyết J.M Keynes; Thất nghiệp, việc làm ở các nước đang phát

triển theo quan điểm của E Wayne Nafziger; Mô hình phát triển của Lewis; Mô hình

Harry T Oshima; Lý thuyết kinh tế học hiện đại với Mankiw (1997) Lý thuyết

“Vòng đời của ngành” (Jovanovic, 1994 and Klepper, 1996),…

1.1.6 Nội dung các hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn và các biện pháp tạo việc làm

- Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Các chương trình phát triểncông nghiệp và dịch vụ; Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

- Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 6

- Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài: Tạo việc làm trong khu vựcđầu tư trực tiếp nước ngoài; Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chínhthức.

- Tạo việc làm thông qua phát triển các Hội nghề nghiệp

- Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động: Tạo việc làm thông qua xuấtkhẩu lao động là một trong những kênh tạo việc làm đem lại hiệu quả và giá trị cao

1.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn

- Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

- Nhân tố thuộc về sức lao động

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở một số nước

Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Trung Quốc

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển; Thực hiệncác chính sách đô thị hóa thích hợp; Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục; Giải quyếtsức lao động dư thừa ở nông thôn

Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Malaysia

Phát triển hài hòa nông nghiệp – công nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật;

Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất mới; Đẩy mạnh thu hút đầu tư cả trong

và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; Thực hiện liên kết các bên, từ nghiên cứu khoahọc, cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp

1.2.2 Các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của

Việt Nam

- Quan điểm của Đảng

- Chính sách việc làm

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm - Luật việc làm 2013

1.2.3 Tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam

- Kinh nghiệm của Hà Nam

- Kinh nghiệm của Hải Dương

Trang 7

1.3 Các nghiên cứu có liên quan

Nguyễn Hữu Dũng (1997), Trong nghiên cứu "Về chính sách giải quyếtviệc làm ở Việt Nam” đã nêu khá chi tiết về phương pháp luận, cách tiếp cận vềchính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phương pháp tínhcác chỉ tiêu tạo việc làm Hoàng Kim Cúc (2001), để tạo việc làm cho lao động khuvực nông thôn cần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, Phát triển kinh tếnhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh trong nôngnghiệp nông thôn Nguyễn Tiệp (2008), để giải quyết việc làm cần thực hiện đồng

bộ các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển thông qua hệthống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để kết nối cung - cầu lao động;…

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng Đồngbằng châu thổ sông Hồng, thành phố Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và HưngYên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Sau đợt mở rộng địa giới hànhchính vào tháng 8/2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km²

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh tế Hà Nội, năm 2013 duy trì tăng trưởng 8,25%, trong đó: Giá trị tăng

thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành côngnghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% Vốnđầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước là 279.200 tỷ đồng, tăng 12%.Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 0,2%, trong đó xuất khẩu tăng 0,1%,nhập khẩu giảm 3,7%

Mục tiêu về sử dụng đất: Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 152.248 ha Diệntích đất lúa trung bình khoảng 92.000 ha Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là

178.830 ha và đất chưa sử dụng đến năm 2020 là 1.811 ha

Trang 8

2.1.3 Khái quát nguồn nhân lực khu vực nông thôn Hà Nội

Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của cảnước Tốc độ đô thị hóa của Hà Nội diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến tình trạng việclàm của người lao động khu vực nông thôn, nhất là nhóm lao động bị thu hồi đất.Năm 2013 dân số trung bình có 6,96 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 3,95triệu người Giai đoạn 2010-2013, dân số nông thôn tăng chậm, tốc độ 0,87%/năm,bằng ¼ so với tốc độ tăng của khu vực thành thị

Bảng 2.1 Dân số trung bình và nông thôn của Hà Nội

Bảng 2.2 Cơ cấu trình độ CMKT của dân số trên 15 tuổi khu vực nông thôn

Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013 (%)

Trang 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

(i) Nghiên cứu có sự tham gia của các bên liên quan được sử dụng như làmột phương pháp tiếp cận hữu hiệu trong nghiên cứu chuyên đề

(ii) Tiếp cận hệ thống; tiếp cận thực trạng - giải pháp

Trang 10

Thực trạng tạo việc làm

Các nhân tố ảnh hưởng

Nhóm giải pháp Tạo việc làm

Tổng nhu cầu

việc làm

- Thông qua chương trình

phát triển kinh tế xã hội

- Các nhân tố thuộc về đầu tư

- Các nhân tố thuộc về tăng trưởng

Giải pháp về xác định nhu cầu việc làm theo hướng tăng trưởng

- Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua phát

triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa

- Các nhân tố thuộc về chính sách

- Các nhân tố thuộc về công nghệ

- Các nhân tố thuộc về vốn

- Giải pháp về vốn

- Giải pháp về phát triển sản xuất

- Giải pháp về đào tạo nghề

Các bên liên quan

Tạo việc làm thông qua phát

triển các hội nghề nghiệp

Tạo việc làm thông qua vốn

đầu tư nước ngoài

- Các nhân tố thuộc về chính sách

- Các nhân tố thuộc về vốn

Giải pháp về thu hút đầu tư

Sơ đồ 2.1 Khung nghiên cứu phân tích tổng thể của luận án

2.2.2 Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống

- Tiếp cận có sự tham gia

- Tiếp cận thể chế

Trang 11

2.2.3 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa bàn nghiên cứu: Luận án chọn một số địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội:

Hà Đông; Chương Mỹ; Ứng Hòa; Phúc Thọ; Quốc Oai; Đan Phượng; Hoài Đức; MỹĐức; Phú Xuyên; Sơn Tây; Thạch Thất; Thanh Oai và Thường Tín Đây là những địabàn đại diện cho khu vực nông thôn thành phố Hà Nội; bao gồm cả những nơi có tốc

độ đô thị hóa nhanh và tốc độ đô thị hóa chậm để có sự so sánh trong phân tích

Chọn địa điểm nghiên cứu: Được lựa chọn sau khi có tham khảo/nghiên cứu

tổng quan về các địa phương nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu mang được tính đạidiện cao Các hộ gia đình thuộc các xã hoặc bị thu hồi đất phục vụ đô thị hóa,hoặc có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc chậm, hoặc hộ thuộc xã có kinh tế pháttriển Trên thực tế khi triển khai, do hạn chế về kinh nghiệm triển khai địa bàn, một

số yếu tố chủ quan khác nên tổng số hộ có thông tin đầy đủ thu về là 325 hộ

Một số đặc điểm chính của các hộ gia đình được phỏng vấn:

Bảng 2.3 Tỷ lệ các hộ bị ảnh hưởng từ dự án

Hộ bị thu hồi đất để làm mặt bằng dự án 317 97,5

Hộ bị thu hồi đất để làm mặt bằng khu tái định cư 2 0,6

Kinh doanh, buôn bán và làm nông nghiệp 4 1,23

Trang 12

Từ kết quả khảo sát cho thấy rằng, đa số hộ được hỏi làm có thu nhập chính từchăn nuôi, trồng trọt và làm ruộng vì vậy thu nhập chính của hộ đa phần không cao.

Trang 13

Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức thu nhập

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung cần khảo sát và dữ liệu từ các cuộc

điều tra của Tổng Cục thống kê bao gồm tổng điều tra doanh nghiệp

- Phỏng vấn trực tiếp các nhóm hộ gia đình ở khu vực nông thôn Hà Nội,

các chuyên gia, cán bộ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Tổng hợp và xử lý số liệu từ các cuộc điều tra của TCTK và số liệu, tài

liệu của Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội

2.2.5 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê kinh tế gồm: Phương pháp thống kê mô tả; Phương

pháp phân tổ thống kê; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp tổng hợp;Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; Phương pháp phân tích mô hình

2.2.6 Các chỉ tiêu phân tích

Luận án sẽ sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản (định tính và định lượng) theo đặcđặc điểm của người lao động sau đây:

- Theo giới tính: Nam; Nữ

- Theo tuổi tác: Độ tuổi, độ tuổi bình quân, tỉ lệ các độ tuổi

- Theo thành phần kinh tế, theo vùng kinh tế

- Số lao động có việc làm của lao động nông thôn

- Theo ngành nghề, theo trình độ văn hoá, theo trình độ chuyên môn, tay nghề

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w