1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình tượng con người cô đơn trong gào thét trong mưa bụi của dư hoa

112 985 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Gào thét trong mưa bụi cũng là cách để hiểu thêm về phong cách nghệ thuậtcủa Dư Hoa cũng như chủ nghĩa nhân văn mà ông đề cập trong tác phẩm.Với những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề t

Trang 1

BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ HẢI

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN

TRONG GÀO THÉT TRONG MƯA BỤI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luậnvăn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng

và chưa được công bố trong bất kì một công trình nàokhác

Huế, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Ngô Thị Hải

Trang 3

Để hoàn thành Luận văn này, ngoài cố gắng nổ lựccủa bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình củacác thầy cô giáo, người thân và bạn bè.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhấtđến TS Nguyễn Thị Tịnh Thy, người đã trực tiếp giúp đỡ,hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo KhoaNgữ văn,, Khoa Đào tạo sau đại học, trường Đại học SưPhạm Huế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhữngngười thân, bạn bè, đặc biệt là Bố Mẹ, Chồng và Con trai

đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 9 năm 2013Tác giả luận văn

Ngô Thị Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp mới của đề tài 9

6 Cấu trúc của luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương 1 CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG GÀO THÉT TRONG MƯA BỤI 11

1.1 Vài nét về con người cô đơn và kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa 11

1.1.1 Khái niệm cô đơn 11

1.1.2 Những biểu hiện của con người cô đơn 11

1.1.3 Kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa 12

1.2 Những dạng thức chủ yếu của con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi 17

1.2.1 Cô đơn vì bị chối bỏ 17

1.2.2 Cô đơn trong kiếp người 22

1.3 Con người cô đơn với những bi kịch trong cuộc sống 25

1.3.1 Bi kịch mất người thân 25

1.3.2 Bi kịch thiếu tình yêu 29

1.3.3 Bi kịch vì những ẩn ức cá nhân 33

Trang 5

Chương 2 SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN QUA KHÔNG GIAN,

THỜI GIAN VÀ KẾT CẤU 41

2.1 Sự thể hiện con người cô đơn qua không gian 41

2.1.1 Không gian tâm thức với những kí ức buồn 41

2.1.2 Không gian khép kín gắn với sự ngột ngạt, bế tắc 44

2.1.3 Không gian trôi nổi gợi nỗi đau ám ảnh 46

2.2 Sự thể hiện con người cô đơn qua thời gian 49

2.2.1 Thời gian của kí ức – sự đánh thức nỗi cô đơn 50

2.2.2 Thời gian luẩn quẩn, tù đọng – sự bế tắc của con người trước thực tại 52

2.3 Sự thể hiện con người cô đơn qua kết cấu 54

2.3.1 Kết cấu đồng hiện- nỗi cô đơn không có giới hạn 54

2.3.2 Kết cấu phân mảnh, lắp ghép – Sự cô đơn của những mảnh đời bất hạnh 56

2.3.3 Kết cấu vòng tròn - cô đơn lại trở về với cô đơn 59

Chương 3 SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN QUA NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 62

3.1 Vai trò của người kể chuyện trong việc thể hiện con người cô đơn 62

3.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất – phương thức chuyển tải nỗi cô đơn hữu hiệu 62

3.1.2 Người kể chuyện trải nghiệm – bản thể cô đơn kết nối những bản thể cô đơn 64

3.1.3 Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong – sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi cô đơn 67

3.2 Vai trò của ngôn ngữ và giọng điệu trong việc thể hiện con người cô đơn 71

3.2.1 Ngôn ngữ và sự thể hiện con người cô đơn 71

3.2.1 Giọng điệu và sự thể hiện con người cô đơn 76

C KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Những năm 80 trở lại đây, văn học Trung Quốc khởi sắc trở lại sau

nhiều năm bị “đại cách mạng văn hóa” nhấn chìm Trong số những nhà văntrẻ thuộc trào lưu sáng tác mới thực sự tài năng, có nhiều tác phẩm xứng vớitầm vóc của một đất nước có bề dày văn hóa nhất, nhì thế giới, Dư Hoa làmột trường hợp khá điển hình Mặc dù ở Việt Nam, Dư Hoa chưa thật sựđược quan tâm đúng mức bởi người đọc vẫn còn lạ lẫm với ngòi bút quáthẳng thắn và bản lĩnh này Tuy nhiên, với những gì đã thể hiện và cống hiếncho văn chương, Dư Hoa xứng đáng có một vị trí quan trọng trong thưởngthức và nghiên cứu văn học Trung Hoa đương đại

1.2 Trong cuộc bình chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để đánh dấu

hơn nửa thế kỷ văn học phát triển Dư Hoa vinh dự được bầu chọn là một

trong 73 tác giả có tác phẩm xuất sắc trong danh sách “một trăm tác phẩm nổi

tiếng văn học Trung Quốc đương đại” Tác phẩm của Dư Hoa đã được dịch ra

nhiều thứ tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan,Nhật Bản Hàn Quốc… Các tác phẩm của ông thuộc thể loại hài hước thực tế.Không có sự tồn tại của luật pháp trong đó, chỉ có những nơi cuồng tín, đồitrụy, cờ bạc, mại dâm, và cả những cuộc thương lượng mua bán mờ ám…Đọc những trang sách của Dư Hoa, có sự thống nhất chung trong phong cách,giọng điệu và nhân tính con người bị thử thách đến tận cùng trong Cách mạngvăn hóa Đó là điểm nhấn làm nên cái tên Dư Hoa với bạn đọc, không chỉ tại

Trung Hoa với series tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu,

Huynh đệ, Gào thét trong mưa bụi;…

Gào thét trong mưa bụi là tác phẩm đầu tay của Dư Hoa Có thể nói tác

phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc Đọc Gào thét trong mưa bụi, người đọc

thấy quặn lòng trước những bi kịch xót xa của những số phận con người trongtác phẩm Với những phát hiện mới mẻ trong văn chương, cũng như đóng góp

Trang 7

cho nền văn học nước nhà, tháng 3/2004, Gào thét trong mưa bụi được tặng

Huân chương kỵ sĩ Văn học nghệ thuật của Pháp.

Gào thét trong mưa bụi là một tác phẩm hay, song vẫn chưa được tìm

hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống Với lòng say mê yêu thích và sựngưỡng mộ đối với các tác phẩm của Dư Hoa chúng tôi đã chọn tác phẩm

Gào thét trong mưa bụi làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình.

1.3 Một trong những vấn đề được văn xuôi đương đại quan tâm, đó là

tình trạng cô đơn của con người Nằm trong mạch cảm hứng khám phá sốphận con người, mỗi nhà văn có những nét riêng biệt, đào sâu theo một hướngkhác nhau khi cùng khai thác chủ đề cô đơn

Cái trạng thái của con người cô đơn trong tác phẩm của Dư Hoa làtrạng thái hụt hẫng, chơi vơi, cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần Sự côđơn của con người - vấn đề muôn thuở mà văn học quan tâm, được Dư Hoathể hiện một cách sâu sắc Những trang văn của ông đã phơi bày thế giới nộitâm phức tạp của những cái tôi đa dạng, qua đó nhà văn thể hiện rõ quan niệmmới mẻ và cái nhìn đa chiều về số phận con người

Câu hỏi về số phận con người là vấn đề chung của văn học nhân loại

Nó làm nên giá trị nhân văn sâu sắc ở nhiều tác phẩm, đã vượt qua mọi biên

giới và thời gian Tìm hiểu hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong

mưa bụi là để khẳng định sự đóng góp của Dư Hoa trong mối quan tâm đến số

phận con người là việc làm cần thiết

Hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi trở thànhhình tượng độc đáo về thế giới hiện tại Qua hình tượng này tư tưởng nghệthuật của nhà văn bộc lộ khá tập trung và sắc nét Chủ đề cô đơn qua đó trởthành một giá trị nhân văn mới mẻ, làm giàu thêm hệ thẩm mĩ quen thuộc củavăn học Trung Quốc đương đại Với hình tượng con người cô đơn tiểu thuyết

đã gây cho người đọc một “chấn thương tinh thần” bởi nó quá khắc nghiệt, quátrần trụi và cũng quá bi thương Tìm hiểu Hình tượng con người cô đơn trong

Trang 8

Gào thét trong mưa bụi cũng là cách để hiểu thêm về phong cách nghệ thuậtcủa Dư Hoa cũng như chủ nghĩa nhân văn mà ông đề cập trong tác phẩm.

Với những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng con người

cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa như một bước khởi đầu

cho nỗ lực chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nghiên cứu ở Trung Quốc

Dư Hoa là một “hiện tượng” của văn học Trung Quốc đương đại Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1983 Những tác phẩm chủ yếu của nhà văn là: Sao

trời, Một loại hiện thực, Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa,Gào thét trong mưa

bụi, Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ;… Truyện của Dư

Hoa kỳ lạ, khác thường, phương thức kể chuyện độc đáo có một không hai

Gào thét trong mưa bụi được ông viết xong ngày 17 tháng 9 năm 1991

ở tuổi 31 “Đây là tác phẩm kinh điển của những năm chín mươi thế kỷ hai

mươi” (Lời người dịch) Tháng 3 năm 2004, Gào thét trong mưa bụi được

tặng Huân chương kỵ sĩ văn học nghệ thuật của Pháp Tác phẩm đã thu hút

được bạn đọc bởi nội dung và nghệ thuật mang nhiều hơi hướng lạ Ngoài

Gào thét trong mưa bụi, Dư Hoa còn khiến biết bao con tim độc giả phải thổn

thức, khôn nguôi với những tác phẩm như: Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán

máu, Huynh đệ;… Đó là những đóng góp to lớn của ông cho văn học nước

nhà Với những cống hiến to lớn này, Dư Hoa còn nhận được nhiều giải

thưởng có giá trị khác như: Giải thưởng văn học Grinzane Cavour của Italia (1988), giải Jame Joy Foundation Award của Austraylia và Ireland (2002),

giải cống hiến đặc biệt sách Trung Hoa lần thứ nhất (2005) Tìm hiểu về Dư

Hoa cũng như tác phẩm của ông, chúng tôi tìm thấy những bài báo, những ýkiến phát biểu, những nhận xét, đánh giá sau:

Trong phần “Vài lời về tác giả” của cuốn tiểu thuyết Huynh đệ của nhà

văn Dư Hoa, nhà xuất bản công an nhân dân ấn hành 2012 Nhà phê bình văn

học Lý Cật đã nhận xét về Dư Hoa bằng những lời ghê gớm như sau: “Trong

Trang 9

sáng tác tiểu thuyết thuộc trào lưu mới, thậm chí trong toàn bộ nền văn học Trung Quốc, thì Dư Hoa là một người kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất” [20, tr.5].

Dư Hoa cũng được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá: “là

một nhà văn đầy cá tính và được xem là tài hoa bậc nhất văn đàn Trung Quốc đương đại”, [20, tr.5]

Trong phần “Tạp cảm về Dư Hoa” Mạc Ngôn cũng có những lời nhận xét chân thực về Dư Hoa như: “1987 có một nhà tiểu thuyết vừa cổ quái, vừa

tàn khốc, với mấy bộ tiểu thuyết đầy máu, đã làm chấn động văn đàn Trong khoảng thời gian dài ánh mắt của hầu hết các nhà phê bình nghiên cứu tập trung vào anh ta Người ấy họ Dư tên Hoa…Đây là một con người có năng lực tư duy lí tính rất mạnh mẽ Tư duy lí tính đã giúp anh ta chuyển hoán từ ngữ một cách có logic, có thứ tự, khúc chiết Thứ đến anh ta có tài tung hỏa

mù trong tiểu thuyết của mình, trong đám hỏa mù ấy xây dựng những ảo ảnh nửa quỷ, nửa người rất siêu đẳng” [26, tr.332].

Có lẽ cuộc sống sinh nhai với tư cách một nha sĩ đã bồi dưỡng và hunđúc nên cái thiên tính này ở nhà văn Dư Hoa Vì vậy mà không phải ngẫu

nhiên mà Dư Hoa được đánh giá là một “thiên tài tàn khốc” [26, tr.334].

Trong “Lời nói đầu” của Gào thét trong mưa bụi bản tiếng Italia tác giả viết: “Đây là cuốn sách về ký ức, kết cấu dựa trên những cảm thức hay thời

gian trong tiềm thức Khi đứng trước quá khứ, con người có niềm tin hơn, bởi tương lai đầy rẫy mạo hiểm, chuyện thần bí mà có thể con người không thể chiến thắng… Đó là lý do tại sao con người sống nặng về hồi ức đến vậy Sáng tác của tôi giống như việc nhấc máy điện thoại, bấm vào từng ngày không thứ tự để nghe tiếng nói của quá khứ ở đầu dây bên kia!” [16, tr.10]

Trong “Lời nói đầu” của bản tiếng Hàn Quốc tác giả cũng nhận định:

Gào thét trong mưa bụi bị kí ức quán xuyến từ đầu đến cuối…Từ nơi sâu thẳm của kí ức, tôi đã đánh thức rất nhiều cảm giác hạnh phúc và cay đắng”

[16, tr.12]

Trang 10

Và khi trao tặng Huân chương kỵ sĩ của Văn học nghệ thuật Pháp cho

Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng văn hoá

Pháp, Jeans Jacques Aillagon nói: “Ở Gào thét trong mưa bụi, sự li kì và bình

thường hoà quyện nhau trong lối kể chuyện hấp dẫn mạnh mẽ, thủ pháp kể chuyện có tính kịch, dàn trải, tình tiết giống như tác phẩm âm nhạc, nhà văn dẫn dắt người đọc đến cùng cực của nhân tính, rồi lại trở về những lo lắng và niềm vui thời thơ ấu” [16, tr.6].

Những lời nhận xét, đánh giá trên chỉ là những gợi ý nhỏ về nội dung,nghệ thuật của tác phẩm và phong cách sáng tác của Dư Hoa nhằm chứngminh cho hướng tiếp cận của mình mà thôi, chưa có công trình nghiên cứu

nào thực sự đi sâu vào hình tượng con người cô đơn trong tác phẩm mà chúng

tôi hướng tới

2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra rất nhiều tiếng trên thế giới Tuynhiên ở Việt Nam, bạn đọc biết đến ông chưa nhiều Cũng có lẽ bởi cái bóngquá lớn của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao hay Vương Mông, Cao Hành Kiện

Trong giáo trình Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới do Lê Huy Tiêu (chủ biên), nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, có đoạn: “tiểu thuyết

của các nhà văn trẻ như Lưu Sách La, Mã Nguyên, Hồng Phong, Dư Hoa… mới thực sự là tiểu thuyết tiên phong, nó dường như tiếp thu hoàn toàn các thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại phương Tây” [40, tr.82]

Có thể thấy tiểu thuyết của Dư Hoa cũng được đánh giá một cách cô

đọng, khách quan nhất ở hai cụm từ “tiếp thu hoàn toàn các thủ pháp của chủ

nghĩa hiện đại phương Tây” và được xếp vào “tiểu thuyết tiên phong”

Ngoài ra, trong tiểu luận Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại

của PGS, TS Hồ Sĩ Hiệp cũng có đôi dòng viết về Dư Hoa và tiểu thuyết

Sống của ông Ông cũng được độc giả trong và ngoài nước chú ý đến bởi tác

phẩm Sống, được bình chọn trong danh sách “một trăm tác phẩm nổi tiếng

Trang 11

văn học đương đại”, và Dư Hoa được bình chọn là một trong 73 tác giả có tác

phẩm xuất sắc [16, tr.63]

Trên các trang web chúng tôi cũng tìm thấy một số bài viết về tác giả

Dư Hoa và tác phẩm Gào thét trong mưa bụi cụ thể như:

di-tim-cai-toi-da-mat-20110606123127302.chn, có bài “Gào thét trong mưa

http://afamily.vn/phu-nu-gia-dinh/gao-thet-trong-mua-bui-hanh-trinh-bụi- Hành trình đi tìm cái tôi đã mất”, được đăng bởi aFamily

http://www.baomoi.com/Nuoc-mat-Gao-thet-trong-mua-bui/152/2187225.epi,

có bài “Nước mắt gào thét trong mưa bụi”, được đăng bởi báo Đất Việt.

Các trang văn học điện tử trên đều có chung nhận định:

“Tác phẩm là sự cảm thụ về quá khứ của nhân vật tôi, Tôn Quang Lâm, qua từng giai đoạn sống của mình, không theo một thời gian nhất định, con người đó đã nếm trải đủ mùi vị cay đắng, ngọt bùi Tôn Quang Lâm đứng

ở những chiều kích khác nhau của cuộc sống, để từ đó cảm nhận, suy nghĩ về cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em ruột thịt, bạn bè, thầy cô Tất cả sự sống của

họ, tình cảm và tính cách của họ đều nằm trong ký ức của Tôn Quang Lâm, được tái hiện lên trong những khoảng thời gian khác nhau, không theo một trình tự nào cả”.

Trên trang: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=5676,

có bài: Tiểu thuyết của nhà văn Dư Hoa, mới lạ hay lố bịch?, không rõ tên tác

giả, do Mỹ Duyên lược dịch, từ nguồn VNT, Phongdiep.net Ở bài viết này

tác giả đã trích dẫn những ý kiến khen, chê về cuốn tiểu thuyết Huynh đệ của

nhà văn Dư Hoa, và những lí giải của Dư Hoa khi viết cuốn tiểu thuyết này.Phần đông đều đánh giá cao tác phẩm

Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu về tác giả Dư Hoa và Gào thét

trong mưa bụi, có thể khẳng định chưa có một công trình nghiên cứu nào đề

cập một cách toàn diện và hệ thống vấn đề hình tượng con người cô đơn trong

Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa Đây là một đề tài mới, bên cạnh khó

khăn về ngôn ngữ, tài liệu, thì những nhận định, những ý kiến đánh giá trên

Trang 12

cũng đem lại cho người viết những gợi mở hấp dẫn, thú vị Từ đây chúng tôi

tập trung vào hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi để

chỉ ra quan niệm về con người và cá tính sáng tạo của nhà văn Dư Hoa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng con người cô đơn trong

Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa

Phạm vi nghiên cứu được xác định trên yêu cầu: Những biểu hiện củacon người cô đơn và các phương thức thể hiện của nó trong tác phẩm

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra,người viết sử dụng các phương pháp:

Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại: Sửdụng phương pháp này người viết có điều kiện đi sâu vào từng chi tiết nghệthuật trong tác phẩm mà nhà văn hướng đến, để thấy được dụng ý nghệ thuậtcủa nhà văn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả

Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Nhằm mục đích xâu chuỗi các vấn

đề, đồng thời chỉ ra được những kiểu con người cô đơn và những bi kịch của

họ trong cuộc sống

Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác

biệt của “Hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi với các

tác phẩm khác của Dư Hoa và các tác phẩm cùng loại của các tác giả khác

Phương pháp tổng hợp giúp người viết rút ra những nhận xét khái quátthông qua những chi tiết cụ thể trong tác phẩm

5 Đóng góp mới của đề tài

1 Đề tài đưa lại một cái nhìn có hệ thống và sâu sắc về hình tượng con

người cô đơn trong tác phẩm

2 Đề tài chỉ ra những đóng mới của nhà văn trên phương diện nội dung

và nghệ thuật cho văn học Trung Quốc đương đại Góp phần làm phong phúthêm những thành quả và tư liệu tham khảo về văn học Trung Quốc

Trang 13

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Con người cô đơn và những biểu hiện của nó trong “Gào

thét trong mưa bụi”

Chương 2: Sự thể hiện con người cô đơn qua không – thời gian và kết cấu Chương 3: Sự thể hiện con người cô đơn qua nghệ thuật trần thuật

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1 CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ

TRONG GÀO THÉT TRONG MƯA BỤI

1.1 Vài nét về con người cô đơn và kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa

1.1.1 Khái niệm cô đơn

Theo từ điển Tiếng Việt: “cô đơn” được hiểu là “chỉ có một mình,không nương tựa được vào đâu” [21, tr.164]

Theo chiết tự chữ Hán, chữ “cô” nghĩa gốc là “mồ côi cha sớm”, sauchuyển là “trơ trọi một mình, không ai giúp đỡ” và cũng có nghĩa là sự vượtkhỏi vị trí vốn có của vật này so với vật khác Cao hơn hay thấp hơn đềukhiến nó trở nên trơ trọi Chữ “đơn” có nghĩa là “lẻ, riêng, và chỉ có một”

“Cô đơn” hợp nghĩa chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc, cô độc của con người

Từ góc độ triết học "”cô đơn” thuộc về vô thức Tức “cô đơn” tồn tạinhư bản năng của con người

Từ góc độ khoa học nhân văn, “cô đơn” là một trạng thái tâm líđáng thương của con người, đồng thời cũng là ý thức đặc biệt về giá trịcủa mỗi cá nhân

Theo C.Mác "Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội".

Khi sự tổng hoà bị phá vỡ, một quan hệ nào đó bị đứt gãy, là có thể xuất hiệntrạng thái cô đơn Về mặt tâm lí, cô đơn là trạng thái con người cảm thấy lẻloi, hụt hẫng khi bị cắt đứt khỏi sợi dây liên hệ với cộng đồng

1.1.2 Những biểu hiện của con người cô đơn

Cô đơn như một trạng thái tâm lí bao gồm các cấp độ:

Thứ nhất, nó tồn tại dưới dạng những xúc cảm cô đơn, những rungđộng rời rạc, riêng lẻ, thoáng qua

Trang 15

Thứ hai, nó tồn tại dưới dạng cảm giác cô đơn Đây là một quá tŕnh tâm

lí xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh tác độngtrực tiếp vào con người

Thứ ba, nó tồn tại dưới dạng tâm trạng, được hiểu là những biểu hiệntâm lí tồn tại trong khoảng một thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chiphối người mang tâm trạng đó về nhiều mặt

Có thể qui về hai cơ chế điển hình của nỗi cô đơn đó là: Tự cô đơn và

bị cô đơn Tự cô đơn tức là con người lớn lên đã thấy cô đơn mà không hề lígiải được vì sao Nó là sự sai khiến của dòng chảy thần thánh trong từnghuyết quản của con người Nó thuộc về cội nguồn bản thể

Bị cô đơn là tình trạng được xem xét trong mối tương quan với hoàncảnh, với cộng đồng xã hội xung quanh Nó không phụ thuộc vào ý thức và ýmuốn của con người Ở đây “cô đơn” là bị loại ra khỏi cộng đồng do sự chênhlệch Cá nhân tự ý thức về mình và tự loại mình ra khỏi cái chuẩn chung,đứng lệch đi, thấp hơn hoặc cao hơn

Có thể hiểu con người cô đơn là: chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể, vừa

là trạng thái tâm lí của con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc khi rơi vào hoàncảnh bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cuộc đời

1.1.3 Kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa

Qua khảo sát một số tác phẩm của Dư Hoa như: Sống, Huynh đệ, Chuyện

Hứa Tam Quan bán máu, Gào thét trong mưa bụi, Mười tám tuổi rời nhà ra đi;

… Người viết nhận thấy kiểu nhân vật con người cô đơn trong các tác phẩm này

gồm: nhân vật chấn thương, nhân vật nổi loạn, nhân vật kiếm tìm,…

Chủ nghĩa hậu hiện đại trình bày một đời sống ngổn ngang, bất trắc,nơi lý tưởng và các giá trị truyền thống bị đổ vỡ, nơi con người chỉ là những

mảnh số phận, những cá thể riêng lẻ Xuất phát từ cảm thức đó, Nhân vật

chấn thương trở thành kiểu nhân vật của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Nhân vật chấn thương là kiểu nhân vật mang trong mình những vết

thương, dù đó là vết thương thể xác hay vết thương tinh thần thì nó cũng để

Trang 16

lại những di chứng trong suốt cuộc đời của con người Được mệnh danh làngười tiếp thu hoàn toàn các thủ pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại, Nhân vậtchấn thương trở thành kiểu nhân vật điển hình trong sáng tác của Dư Hoa.

Cuộc đời của các nhân vật trong sáng tác của Dư Hoa là những mảnhđời không trọn vẹn, ngay ngắn Dường như các nhân vật đều được Dư Hoaxây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã Chính vì vậy mà hình ảnh

“cái chết” được nhắc tới rất nhiều trong các tác phẩm của ông.

Ở Gào thét trong mưa bụi, mở đầu tác phẩm là hình ảnh cái chết của

một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong giấc mơ của Tôn Quang Lâm, rồiđến cái chết của thằng em Tôn Quang Minh, của mẹ, của ông nội Tôn HữuNguyên, của người bố Tôn Hữu Tài, của bố nuôi Vương Lập Cường, của bànội Tôn Quang Lâm, của cụ ông, của cụ bà

Ở Huynh đệ cũng vậy, cái chết luôn là một sự ám ảnh không nguôi Mở

đầu tác phẩm cũng là cái chết Cái chết của bố Lý Trọc – chết vì bị rơi xuống

hố phân trong lúc nhìn trộm mông đàn bà trong nhà xí, rồi đến cái chết củaTống Phàm Bình và Tôn Vỹ – chết thảm dưới gót dày của Hồng Vệ Binh, cáichết của Lý Lan rồi đến cái chết của Tống Cương, tất cả hiện lên thật đau xót

Ở đây “cái chết” là sự xác định cụ thể để kiểm tra thái độ và năng lực chịu

đựng của con người, đồng thời nó cũng thể hiện quan điểm và cái nhìn thờiđại về thân phận con người của Dư Hoa

Bên cạnh những “cái chết” thực cũng còn có những “cái chết” ảo (chết

về mặt tinh thần), do cô đơn, do tuyệt vọng Đó là cái chết tinh thần của LýTrọc, dù anh có tất cả tiền tài, danh vọng, nhưng bên cạnh không còn mộtngười thân nào để chia sẻ, chỉ còn lại nỗi cô đơn, trống rỗng đang nhấn chìmchính mình Lâm Hồng, người đàn bà nhan sắc của thị trấn Lưu, có ngườichồng là Tống Cương hết lòng vì vợ, cuối cùng chỉ một phút yếu lòng mà cô

đã để cho cái bản năng xâm chiếm, để rồi tâm hồn cô thực sự đã chết khi nhận

ra tình yêu lớn của đời mình đã chết;…

Trang 17

Và ở Sống cũng vậy, hình ảnh về cái chết ám ảnh con người đến ghê

rợn Tất cả người thân của Phú Qúy đều lần lượt chết trước mắt lão, để cuốicùng còn sót lại một mình lão bên con trâu già nua của mình

Dù còn sống hay khi đã chết thì hầu hết các nhân vật của Dư Hoa đều

mang trong mình những “chấn thương” tâm lý Nỗi đau cùng cực về thể xác,

sự mất dần cảm giác trong tâm hồn là điều dễ nhận thấy nhất trong các nhânvật của Dư Hoa

Theo M.Heidegge: “tồn tại giúp ta xác định chân tướng một con người.

con người có thể hiện hữu nhưng chưa hẳn đã tồn tại” Các nhân vật của Dư

Hoa luôn cảm thấy xa lạ, lạc lõng trước cuộc sống, thậm chí xa lạ với chínhmình Chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy bất an và mang trong mình tâmtrạng cô đơn Dường như thiếu thốn một cái gì đó mà họ không lý giải được

Vì thế họ khao khát kiếm tìm sự hiện hữu của bản thân, kiếm tìm lẽ sống cho

riêng mình, và cũng là để trả lời cho câu hỏi “ta là ai?”.

Kiểu nhân vật kiếm tìm, đó là cuộc hành trình đi kiếm tìm chân lí, kiếm

tìm hạnh phúc, kiếm tìm bản ngã

Phú Qúy trong Sống dù lắm đắng cay còn sót lại trong cuộc đời, bên

con trâu già trong chuỗi ngày xế bóng, nhưng nhân cách làm người thật sáng

trong Qua Sống, ta cảm nhận được nhiều thông điệp về lẽ sống của cuộc đời.

Nhiều tầng ý nghĩa chứa trong một quyển sách mỏng: Hành trình thiên nan,vạn nan của sự hình thành cái cao đẹp Trả lời cho nỗi băn khoăn đi tìm cănnguyên, cội nguồn của sự sống Không có một tia hy vọng nào hé lên để nhânvật bám lấy mà sống Nhưng dường như không có ai cảm thấy điều đó là cầnthiết Đời sống tự nó là thế, và người ta vui vẻ đón nhận tất cả những biến cố,

dù đau đớn nhất Không có lấy một lời than, cả nhân vật và tác giả, cuộc sống

cứ trôi đi bình thản và đậm đặc trong sức chịu đựng ghê gớm của con người

Đó chính là chân lý lớn nhất của cuộc sống

Trong Huynh đệ, hai anh em Lý Trọc và Tống Cương cùng lớn lên bên

nhau trong sự nhiễu nhương của xã hội, cùng nhau vượt qua tất cả những

Trang 18

hoạn nạn chông gai của cuộc đời Hạnh phúc tưởng chừng đã mỉm cười với

họ Nhưng trên con đường đi kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình, mỗi người

có những cách lựa chọn cho mình con đường khác nhau Những vấp ngã,những sai lầm đã đẩy họ rời xa nhau mãi mãi Tưởng chừng như không có gì

có thể chia cắt đựơc tình nghĩa giữa họ, vậy mà, cuộc đời và đầy rẫy nhữngbiến cố của nó đã đẩy họ rời xa nhau, đành rằng đó là nỗi đau nhưng nỗi đaunày lớn quá, cuộc đời quả có quá nhiều những sự trớ trêu, để đến khi Lý Trọcnhận ra mình thật cô đơn trong cõi đời này, khi Tống Cuơng đã tự vẫn và nắmtro của anh cũng bé nhỏ như chính anh, còn Lý Trọc khi đã có cả tiền tài danhvọng, khi đã rất giàu có cũng chợt bàng hoàng nhận ra mình chẳng có gì cả,chỉ còn lại nỗi cô đơn trên cõi đời này

Ở Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là hành trình của con người đi tìm

kế sinh nhai Vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống gia đình mà Hứa TamQuan bán cả xương máu của mình hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùngchính gia đình lại khiến cuộc đời anh thành chuỗi dài của những lần bán máuchuyên nghiệp để trả nợ, để mưu sinh Lần vì đền tiền cho cậu con cả dámđập vỡ đầu con hàng xóm, lần vì lo cuộc sống gia đình trong cơn đói cùngquẫn, lần lo cho các con xuống nông thôn theo lệnh Mao Chủ tịch, lần đãi ôngđội trưởng của cậu con thứ bữa cơm tươm tất, mong ông ta đoái thương đểcon chóng được điều về lại thành phố Lần nữa, lại lần nữa và những lần bánmáu cứ dài ra Cuộc đời của Hứa Tam Quan là những cuộc hành trình đi bánmáu Bán máu để mong kiếm tìm được sự ấm no, hạnh phúc cho mình và chogia đình, nhưng cho đến lúc già, cái mà ông nhận được đó là con số khôngtròn trịa

Ở Gào thét trong mưa bụi cũng vậy, cuộc đời trôi dạt của cậu bé Tôn

Quang Lâm phải sống cuộc sống nay đây mai đó, phải tự mình đối mặt vớicuộc sống khó khăn, và trên con đường tìm lại chính mình, cậu bắt gặp nhữngcon người cùng cảnh ngộ, đó là những con người cô đơn, mang trong mình

những “chấn thương” tinh thần không bao giờ lành.

Trang 19

Mười tám tuổi rời nhà đi xa cũng là cuộc trải nghiệm của nhân vật tôi.

Ra đi để nhận biết thế giới bên ngoài, để khẳng định rằng mình đã trưởng

thành Và cuộc ra đi này “tôi” đã học được rất nhiều điều từ cuộc sống hiện thực đó là: “cái mà ta cố công đi kiếm tìm, thì ra nó lại ở ngay chính bên

cạnh ta mà ta không hề biết” Và qua truyện ngắn này Dư Hoa muốn gửi đến

bạn đọc thông điệp của cuộc sống: “hãy biết nâng niu, trân trọng những gì

Vòng luẩn quẩn của số phận, những cạm bẫy của cuộc sống như tấmlưới đang giăng mắc nhiều mảnh đời không tìm được lối ra Chính những bi

kịch về ý thức tồn tại hay sự vô nghĩa của cuộc sống tạo nên kiểu con người

nổi loạn trong sáng tác của Dư Hoa Xuất phát từ những bi kịch cá nhân, trên

hành trình tìm kiếm và lý giải, con người luôn bị ám ảnh về nỗi cô đơn, hoàinghi trước cuộc sống Con người trong sáng tác của Dư Hoa luôn cảm thấylạc loài, họ sống khép kín, khác thường, thậm chí có những hành động bấtthường mà không lý giải nổi

Phải kể đến đó là hành động vác xác bố đến hiệu cầm đồ của ông nộiTôn Hữu Nguyên Dùng xác bố như vật để phòng thân, như vũ khí để đánh trảkhi bất lực, và hành động nổi loạn này của Tôn Hữu Nguyên cũng thể hiện sự

cô đơn, cô lập khi không còn lối thoát cho riêng mình Và trong tác phẩm nàycũng còn có nhiều nhân vật có những hành động “phi phàm” khác nữa như

Trang 20

hành động cầm dao uy hiếp bố mẹ Tuệ Lan của Quốc Khánh, hành động némlựu đạn của ông Vương Lập Cường để trả thù người đồng nghiệp đã tố cáo ôngngoại tình Các nhân vật của Dư Hoa đều nhận lấy những kết cục bi thương,những hành động này chứng tỏ con người một khi đã bị dồn đến đường cùngthì có thể làm tất cả.

Xây dựng nhân vật nổi loạn Dư Hoa muốn phản ánh cảm quan về tínhphi lí, bất ổn của đời sống thực tại, một thực tại giả dối đến khó tin, sự nổiloạn của các nhân vật là thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ trước đời sống thựctại đó Xây dựng các kiểu nhân vật trên, Dư Hoa muốn gióng hồi chuông cảnhbáo về lối sống nhạt nhẽo, vô nghĩa, tầm thường Sự đói khổ, căn bệnh duy ýchí, những dục vọng thấp kém đã giết chết tình người, giết chết cái đẹp

1.2 Những dạng thức chủ yếu của con người cô đơn trong Gào thét trong

an toàn cho ta trú ngụ trong suốt cuộc đời Thế nhưng, những gia đình mà ta

bắt gặp trong Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa lại có phần khác Đó là

những gia đình không có sự liên kết giữa các thành viên Mỗi thành viên làmột tiểu vũ trụ khép kín

Tôn Quang Lâm, Quốc Khánh, Lỗ Lỗ;…được sinh ra trong những giađình như vậy Chúng thiếu đi tình yêu thương tối thiểu của những con ngườitrong gia đình, hay đúng hơn chúng đã bị chính gia đình mình chối bỏ

Lên sáu tuổi, Tôn Quang Lâm bị bố mẹ đem cho người khác Ở với bố

mẹ nuôi năm năm, Sau khi bố nuôi Vương Lập Cường chết, một lần nữa cậulại bị mẹ nuôi chối bỏ Bơ vơ không nơi nương tựa, cậu lại tìm về Cửa Nam –tìm về với gia đình cũ, nhưng hình như cậu lại bắt đầu cuộc sống được người

ta nhận nuôi, trong chính gia đình của mình cậu bị đối xử như người xa lạ

Trang 21

Trong gia đình, Tôn Quang Lâm bị coi thường và xác nhận là một kẻ dư thừa

chuyên gây phiền toái Có mấy lần cậu nghe thấy bố nói với anh trai: “Nếu

không có thằng nhãi thì tốt”.

Anh trai cũng ghét cậu là do ảnh hưởng từ bố Mỗi lần cậu xuất hiệnbên anh thì lập tức bị đuổi đi ngay Vì thế mà cậu cách biệt anh em mình ngàycàng xa Tôn Quang Lâm trở thành người thừa trong chính gia đình của mình

Sự có mặt của cậu trong gia đình chỉ làm tăng thêm sự bức bối mà thôi, vì vậy

mà có chuyện gì xảy ra đối với gia đình cậu luôn đứng ngoài cuộc Trong mộtlần bị sốt cao, nằm trên giường miệng khô, cổ rát, đầu óc mê mệt, đúng lúc ấycon cừu cái nhà cậu cũng sắp đẻ, người nhà đều có mặt trong chuồng để chămsóc nó, còn cậu thì một mình nằm trong nhà, mơ mơ màng màng Trong suynghĩ của mọi người thì con cừu còn có thể đem lại lợi ích cho gia đình, còncậu chỉ là kẻ ăn hại, vì vậy mà số phận cậu không bằng con cừu Sự bơ vơ, côđộc đã biến Tôn Quang Lâm trở thành một cậu bé trơ lì về mặt cảm xúc.Không những ở gia đình mình mà trong gia đình của bố mẹ nuôi, Tôn Quang

Lâm cũng bị đối xử như một kẻ giúp việc “Thực ra, bà Lý Tú Anh không coi

trọng sự tồn tại của cậu, bà tốn quá nhiều thời gian để tỏ ra thương hại bản thân, mà rất ít quan tâm đến cậu” [16, tr.276].

Quốc Khánh - người bạn học của Tôn Quang Lâm, mẹ mất sớm, lên

chín tuổi bị bố đẻ “ruồng bỏ” để chạy theo người đàn bà khác Sau khi bị bố

ruồng bỏ, cậu phải tự lo cho bản thân mình và dần dần quen với nếp sống tựlập Trái với bố, cậu không ruồng bỏ bố mà vẫn luôn khao khát và hy vọng

“một ngày nào đó khi thức dậy, sẽ trông thấy bố đứng trước giường chăm chú

nhìn mình” Nhưng những hy vọng của cậu thật mong manh và xa vời.

Trong một lần Quốc Khánh đang cùng với Tôn Quang Lâm và Lưu Tiểu Thanh nhặt đá nhỏ ném đèn đường, bố cậu đột nhiên xuất hiện, Quốc Khánh lập tức mất hết dũng khí sợ sệt bước tới gọi một tiếng

- Bố

Sau đó cậu giãi bày với bố là không ném đá đèn đường…

Trang 22

Nhưng bố Quốc Khánh bực tức nói:

Lỗ Lỗ bảy tuổi, bị bỏ rơi vì mẹ làm nghề mãi dâm và bị bắt giam, phảisống cuộc sống màn trời chiếu đất Từ khi mẹ bị bắt giam Lỗ Lỗ chính thức

bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, sống lang thang ngoài trại giam để chờ ngày

mẹ trở về

Hầu hết những đứa trẻ trong tác phẩm đều mang trong mình những mặccảm, những tủi hổ về số phận bị bỏ rơi Chúng lớn lên trong sự ghẻ lạnh củanhững người thân trong gia đình, đối mặt với những khó khăn của cuộc sống,chúng phải oằn mình chống chọi, tự mình dấn thân và đối mặt với nhữnghiểm nguy đang rình rập trong cuộc đời Chính vì vậy mà cô đơn đã trở thànhnỗi ám ảnh với những tâm hồn trong trắng trên bước đi ban đầu của tuổi thơ

Trang 23

Ở Gào thét trong mưa bụi, không những trẻ con bị gia đình chối bỏ mà

cả những người lớn cũng bị chính gia đình mình chối bỏ

Bà nội của Tôn Quang Lâm bị gia đình nhà chồng chối bỏ, đúng hơn là

bị mẹ chồng đuổi Vào một buổi sáng đẹp trời, trên cành cây trước sân, haicon chim sẻ nhảy nhót ríu rít bên nhau Bà nội Tôn Quang Lâm đã bị cảm hóasâu sắc bởi tình cảm quấn quýt và mê say của chúng Bà chìm đắm trong giaiđiệu mê hồn của buổi sớm trong sáng Thế nhưng người mẹ chồng nghiêmkhắc của bà đã không thể chấp nhận hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ của bà,

và thế là bà nội Tôn Quang Lâm được mẹ chồng dẫn ra một con đường cái

“Người đàn bà bảo vệ sự trong trắng của gia tộc đi về hướng mặt trời mọc,

còn bà nội tôi đành phải quay lưng về hướng mặt trời Và cũng không phải suy nghĩ gì thêm, chồng bà đã chon hướng đông theo mẹ” [16, tr.200], bỏ mặc

bà bơ vơ giữa dòng người chạy loạn Cuộc đời bà như chiếc lá trôi theo dòngnước, từ cuộc sống của người giàu sang, bà bắt đầu cuộc sống “gối đất nằmsương”, bà đã gặp và làm vợ ông nội Tôn Quang Lâm, từ đây cuộc đời bà lànhững chuỗi ngày chìm đắm trong sự cô đơn, hồi tưởng về quá khứ tươi đẹpcủa mình

Cuộc đời của ông nội Tôn Hữu Nguyên cũng vậy, về già khi không còn

đủ sức để nuôi thân, ông đã bị đứa con trai Tôn Hữu Tài ruồng bỏ và mongcho chết sớm…

Như vậy, cô đơn không đơn thuần là do số phận của con người tạo nên,

mà cô đơn ở đây còn do chính những người thân trong gia đình tạo nên Giađình ở đây đã không còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người nữa, mà nó lànơi mà con người ta cảm thấy ngột ngạt và bế tắc, là nơi tạo nên sự cô đơnđến mòn mỏi của những số phận con người

1.2.1.2 Xã hội chối bỏ

Gào thét trong mưa bụi là nỗi ám ảnh về thế giới của những con người

lẻ loi, lạc lõng Tất cả họ đều chọn cho mình lối sống cô đơn hoặc bị đẩy vào

cô đơn Trong hiện thực xã hội, trước tình thế đáng buồn của cuộc sống, với

Trang 24

những mảng màu hiện thực hỗn độn, nhiều đổ vỡ, nhiều hoài nghi giữa cánhân với cộng đồng, đã đẩy con người vào trạng thái hoang mang Ở đâynhững con người cô đơn vẫn tìm cách tạo các mối quan hệ với người khácmong tìm thấy ý nghĩa cuộc đời dù là ngắn ngủi nhất, nhưng cô đơn vẫn hoàn

cô đơn, bởi vì họ luôn bị cộng đồng đẩy vào tình trạng cô đơn, bị cộng đồng,

bị xã hội chối bỏ

Đó là hình ảnh cậu bé Tôn Quang Lâm luôn bị bọn trẻ trong thôn tẩychay, bọn chúng không chơi với cậu Ở trường học giờ ra chơi, cậu luôn phảiđứng một mình ở góc sân Cậu không có được sự thanh thản, vô tư như nhữngbạn cùng trang lứa Dù ở nhà hay ở trường, lúc nào Tôn Quang Lâm cũng cócảm giác tự ti, mặc cảm với bản thân, cái cảm giác đấy đã khiến cho conngười cậu ngày càng trở nên lầm lì, chai sạn và ít nói, và phương thức hữu

hiệu nhất của cậu là tự cô lập chính mình “Tôi trở về tôi trong nỗi cô đơn,

bắt đầu đời sống độc lập của mình Có lúc tôi cũng khó chịu nổi sự dày vò của sự trống trải, cô quạnh Nhưng tôi thà bảo vệ sự tự tôn của mình bằng phương thức như vậy, chứ không muốn trả giá chịu nhục để đổi lấy thứ tình bạn hời hợt bên ngoài” [16, tr.118] Thực ra, không phải Tôn Quang Lâm

không có nhu cầu kết thân với các bạn học, cậu đã từng thừa nhận rằng:

“Thời bấy giờ, tôi sợ sự cô đơn vô cùng Tôi không muốn đứng một mình ở một góc lúc ra chơi Trong khi Tô Hàng có nhiều bạn xúm xít xung quanh, đứng giữa bãi tập cười ha ha, thì tôi – một cậu bé đến từ nông thôn nhút nhát đi từng bước ra bãi tập Lúc ấy tôi vô cùng hy vọng Tô Hàng sẽ nói

to với mình

- Chúng ta đã quen nhau từ lâu [16, tr.106].

Chọn lối đứng một mình là sự bất đắc dĩ để bảo vệ danh dự của cái

“tôi” tự tôn của mình Không những thế, ở trường Tôn Quang Lâm còn bị bạn

bè và thầy cô vu cáo, đổ tội và bắt giam một cách cay nghiệt trong một giannhà nhỏ Đối với một cậu bé sáu tuổi mà nói thì đây là một chấn thương tinhthần lớn để lại sự hoảng sợ trong dấu ấn của tuổi thơ đến trường

Trang 25

Lỗ Lỗ - con trai Phùng Ngọc Thanh, luôn bị bọn trẻ con đánh và bắtnạt, cậu chỉ có một mình Khi cô lập không ai giúp đỡ, cậu đã tìm đến sự chiviện của anh trai trong tưởng tượng Khi Phùng Ngọc Thanh bị bắt giam, Lỗ

Lỗ càng trở nên cô độc và bơ vơ Cậu được đưa vào trại phúc lợi “sống chung

với một thằng mù hai mươi tuổi, một lão bét rượu sáu mươi tuổi và một người đàn bà khoảng năm mươi tuổi Bốn kẻ cô đơn ở trong một ngôi nhà dột nát phía tây thành phố” [16, tr.182] Không người thân, không bạn bè, bảy tuổi

cậu đã phải nếm trải sự lang thang cơ cực của một đứa trẻ bụi đời Tuổi thơcủa cậu chìm trong nỗi sợ hãi khủng khiếp

Bệnh viêm gan vàng da đã cướp đi anh trai của Lưu Tiểu Thanh, sự đaukhổ khi mất anh trai cũng không được bạn bè chia sẻ, an ủi, mà ngược lại cậu

bé Lưu Tiểu Thanh ngày càng bị bạn bè xa lánh và mắng chửi thậm tệ, chúng

sợ rằng, cậu sẽ đem đến bệnh viêm gan như anh trai của cậu “Cậu đi đến

đám bạn đang đánh bóng rổ, đám người ấy lập tức chạy ùa như ong vỡ tổ, chúng đồng thanh mắng chửi cậu bé Cậu chỉ còn biết đứng lẻ loi dưới giá bóng rổ, hai tay buông thõng, lúng túng không biết làm gì hơn” [16, tr.371].

Ông nội Tôn Hữu Nguyên bị xóm làng rượt đuổi khi bán thuốc chữabệnh làm chết người, phải cõng mẹ chạy thoát thân cũng là một kiểu bị chối

bỏ Bà già sống ở gác dưới nhà Quốc Khánh, cùng lúc bị cả người sống vàngười chết chối bỏ, sống cô độc một mình trong căn nhà luôn đóng kín mít

Như vậy, để tồn tại trong xã hội đầy phi lí, con người phải chấp nhận

sự cô đơn Bị xã hội chối bỏ, con người mang trong mình những mặc cảm vềthân phận, họ chọn cho mình lối sống cô độc cũng là điều dễ hiểu

1.2.2 Cô đơn trong kiếp người

Dường như càng sống con người càng cô đơn, càng sống con ngườicàng đau khổ, càng sống càng hụt hẫng và vơi cạn đi tất cả xúc cảm, đặc biệt

là tình yêu thương Tận cùng của cô đơn chính là khi ta chẳng thể nhận rarằng ta đang cô đơn, là khi ta chẳng còn bất kì mối liên hệ nào với cuộc sống

Trang 26

Đó chính là nỗi cô đơn trong kiếp người Cô đơn trong kiếp người bao gồm

hai dạng: cô đơn tiền định và cô đơn bản thể.

1.2.2.1 Cô đơn tiền định

Có lẽ ấn tượng nhất khi đọc Gào thét trong mưa bụi là nỗi ám ảnh về cái

cô đơn của con người Con người, ngay từ khi sinh ra đã mang sẵn trong mìnhnỗi cô đơn Tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh chứng tỏ điều đó Đó là nỗi cô đơntiền định

Ở Gào thét trong mưa bụi, có những đứa trẻ được sinh ra mà cũng có những đứa trẻ “bị sinh ra” Những đứa trẻ đấy đã mang sẵn trong mình sự cô

đơn, bởi vì chúng sinh ra không được chính cha mẹ chúng nồng nhiệt đónnhận Mặt khác chính sự đổ vỡ, sự bất hòa trong cuộc sống hôn nhân củanhững ông bố, bà mẹ là nguyên nhân tạo nên sự cô đơn của những đứa consau này, bởi vì chúng cô đơn từ trong bào thai

Tôn Quang Lâm là con người cô đơn từ trong bụng mẹ Cậu được sinh

ra không phải là sản phẩm từ tình yêu của bố mẹ mà do những “bí bách,

những rạo rực không kìm nén được” của ông bố Tôn Quảng Tài “Trong lúc ngọn lửa tình dục đang bốc cao ngùn ngụt”, Tôn Quảng Tài đã không thể kìm

nén nổi “Xúc động” mà chạy thẳng ra bờ ruộng gọi vợ về, trên đường đi ông

cũng không thể giữ được lòng kiên trì của mình cho tới lúc về nhà, ông đã lôi

vợ vào nhà ông già La, và “chính cuộc làm tình trên ghế băng lần ấy, là sự

mở đầu sớm nhất cuộc đời dằng dặc sau này của Tôn Quang Lâm” [16,

tr.100]

Lỗ Lỗ, đứa trẻ không cha, do Phùng Ngọc Thanh sinh ra Khi chưa kịpchào đời cậu đã mang trong mình nỗi cô đơn rồi Phùng Ngọc Thanh sau khi

bị Vương Việt Tiến phụ bạc, đã rời khỏi Cửa Nam Cậu bé không biết cha

mình là ai Lỗ Lỗ cũng là đứa bé “bị sinh ra” trong cõi đời này, sinh ra từ sự

cô đơn

Tô Hàng, Tô Vũ, Quốc Khánh, Lưu Tiểu Thanh cũng là những đứa trẻ bịđẩy vào tình trạng cô đơn sớm do những mâu thuẫn từ chính những cuộc hôn

Trang 27

nhân do cha mẹ chúng tạo nên Những đứa trẻ này, lẽ ra phải được sống trongtình yêu thương của cha mẹ Thế nhưng, từ tuổi ấu thơ chúng đã phải tự nắmlấy vận mệnh của mình, phải tự bước đi trên con đường riêng của mình Nếunhư cuộc sống cứ thế tiếp diễn thì có lẽ sẽ còn rất nhiều những con người côđơn khác “bị sinh ra”, vì cô đơn là “căn bệnh” tiềm ẩn thường trực trong mỗicon người.

Như vậy, có thể nói con người là một thực thể phức tạp đầy bí ẩn, bịđóng khung trong những giới hạn khác nhau vì vậy mang những nỗi cô đơnkhác nhau Nhân vật của Dư Hoa khi còn trong bụng mẹ đã tiềm ẩn cái côđơn Chính sự bất ổn trong xã hội và nhân cách con người, sự mài mòn của

những giá trị truyền thống là nguyên nhân hình thành cái cô đơn trong Gào

thét trong mưa bụi của Dư Hoa.

1.2.2.2 Cô đơn bản thể

Cô đơn bản thể là kiểu cô đơn thuộc về vô thức Tức cô đơn tồn tại nhưbản năng của con người, tập trung những ý hướng, những động cơ, nhữngham muốn vĩnh viễn và bất biến, mà ý nghĩa của chúng được quyết định bởibản năng ý thức không thể biết được Con người cô đơn không hiểu vì sao côđơn, hay không cắt nghĩa được sự cô đơn của mình

Cô đơn là bản thể của con người Hàng triệu con người trên thế giannày ít nhất ai cũng một lần cảm thấy mình cô đơn Cô đơn là cảm thức thườngtrực của con người trước thực tại Nó là căn bệnh chung của nhiều người

Nhân vật trong Gào thét trong mưa bụi dù muốn hay không họ đều là những

con người cô đơn, sự cô đơn tồn tại thường trực trong mỗi con người, nó phát

lộ ít hay nhiều là do hoàn cảnh và số phận đem đến Và cũng có rất nhiều kiểu

con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi, không ai giống ai Con người

cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi là những con người mang trong mình

những bi kịch, những mất mát, những tổn thương tinh thần Ở đây cái cô đơntồn tại hiện hữu trong mỗi con người Có những người nhận biết được sự côđơn của mình nhưng cũng có những người cô đơn nhưng không biết được

Trang 28

mình đang cô đơn Trẻ con cô đơn là bởi không hiểu vì sao chúng được sinh

ra Người lớn cô đơn là bởi họ đã chọn cho mình một đích sinh tồn mà họ biếtrằng con đường đến đó thật nhiều chông gai, họ phải tự bước đi một mình

Trong Gào thét trong mưa bụi, các nhân vật mỗi người một hoàn cảnh

sống khác nhau nhưng đều có chung sự cô đơn do những bi kịch từ cuộc sốngđem lại Tôn Quang Lâm, cậu bé cô đơn từ khi lọt lòng mẹ, nhưng cậu ý thứcđược sự cô đơn của mình Và Lỗ Lỗ cũng vậy, cậu bé hồn nhiên không biếtmình đang tiềm ẩn cái cô đơn, cho tới khi bị bố “ruồng bỏ” cậu mới ý thứcđược sự cô đơn, cô độc của mình Những nhân vật khác như Tô Hàng, Tô Vũ,hai anh em Lưu Tiểu Thanh cũng đều mang trong mình sự cô đơn Và trongthế giới của người lớn cũng vậy, từ đời cụ, ông bà nội, đến cha mẹ ruột, cha

mẹ nuôi của Tôn Quang Lâm hầu hết họ đều là những con người cô đơn.Những lời nói, những hành động của họ đã chứng tỏ rằng họ đang tồn tạitrong cô đơn rồi

Có thể nói, cô đơn bản thể là kiểu cô đơn thường trực của con người Côđơn nó len lỏi trong huyết quản của từng người, nó phát sinh, phát triển hay bịtiêu diệt là tùy vào môi trường xã hội, hoàn cảnh sống của từng con người

1.3 Con người cô đơn với những bi kịch trong cuộc sống

Con người cô đơn vì mang trong mình những bi kịch Ở Gào thét trong

mưa bụi cũng vậy, con người là một chuỗi dài những bi kịch trong cuộc sống Đó

là: bi kịch mất người thân, bi kịch thiếu tình yêu, bi kịch vì những ẩn ức cá nhân.

1.3.1 Bi kịch mất người thân

Trong cuộc đời mỗi con người, được sống bên cạnh những người thân,

dù thế nào thì đó cũng là một điều hạnh phúc Nhưng phải chứng kiến nhữngngười thân của mình ra đi thì đó là một nỗi đau không gì bằng

Có thể nói không ở đâu hình ảnh “cái chết” lại xuất hiện dày đặc như ở

Gào thét trong mưa bụi “cái chết” như một sự ám ảnh, day dứt khôn nguôi.

Đó là những “cái chết” của những người thân trong gia đình Tôn Quang Lâm,

Trang 29

bạn bè và những người thân quanh cậu Những cái chết tức tưởi, oan nghiệtnhư chính cuộc đời của họ.

1.3.1.1 Bi kịch mất người thân trong gia đình

Trong suốt chiều dài tuổi thơ, Tôn Quang Lâm đã phải chứng kiến biết bao

sự mất mát to lớn, đó là sự mất đi những người thân trong gia đình của mình

Tôn Quang Minh là đứa em trai mới lên sáu “Trong một ngày hè, em

trai tôi đi ra khỏi nhà và bỏ mạng…Em trai tôi không cẩn thận đã đi ra khỏi thời gian Một khi thoát ly khỏi thời gian, cậu đứng lại còn chúng ta tiếp tục

đi lên phía trước trong sự xê dịch của thời gian” [16, tr.55] Tôn Quang Minh

chết khi tuổi đời còn quá ngây thơ, chết khi chưa kịp nếm trải những đắng caycủa cuộc đời Cái chết của em trai Tôn Quang Minh cũng để lại cho “tôi”những khoảng lặng và những ám ảnh trong suốt cuộc đời

Cái chết của người mẹ Tôn Quang Lâm, suốt một đời chịu bao ấm ức,chịu bao tủi nhục không nói nên lời đầy tức tưởi Số phận của mẹ cũng nhưlàn gió nhẹ trong không trung trước mặt đang tiêu tan một cách vô hình Đến

lúc sức tàn, lực kiệt mẹ ra đi trong đau khổ âm thầm “Hôm ấy, ngoài trời có

mưa tuyết, mẹ tôi thoi thóp sống qua một ngày cuối cùng trong giá lạnh” [16,

tr.91] Cái chết của mẹ là sự mất mát to lớn, để lại sự trống vắng trong tâmhồn Tôn Quang Lâm, vì trong gia đình, mẹ là người duy nhất dành tình yêuthương cho cậu

Ông nội Tôn Hữu Nguyên, chết trong sự mong mỏi của đứa con traiTôn Hữu Tài Cái chết của ông nội cũng để lại cho Tôn Quang Lâm nhiều daydứt về cuộc đời và số phận con người Ông sống trong sợ hãi và chết trong sựnhục nhã cũng bởi đứa con trai Tôn Hữu Tài

Người cha Tôn Hữu Tài, chết vì say rượu, rơi xuống hố phân Đây cũng

là cái chết để lại cho Tôn Quang Lâm sự ám ảnh về một người cha “khuyếttật” về tinh thần Một người cha không toàn vẹn cả khi sống lẫn khi chết

Bố nuôi Vương Lập Cường, tự sát vì bị dồn đến đường cùng “Đối với

tôi, thời ấu thơ, cái chết đột nhiên của bố nuôi Vương Lập Cường đã trở

Trang 30

thành một nỗi ám ảnh, nó cứ lởn vởn quanh đi quẩn lại một cách đáng sợ trước mắt tôi” [16, tr.379] Đối với Tôn Quang Lâm thì ngày hôm ấy thật

khủng khiếp, đây là một ngày gian nan biết chừng nào Ngồi trong nhà cậuchịu đựng các cảm giác lẫn lộn, ngạc nhiên, sợ hãi, và buồn đau Bố nuôiVương Lập Cường chết cũng đồng nghĩa với việc một lần nữa cậu bị bỏ rơi

Cụ nội của Tôn Quang Lâm chết trong hoàn cảnh đói kém, giữa lúc cụ

bà cũng đang thoi thóp, không còn cách gì, ông nội Tôn Hữu Nguyên đànhphải vác xác bố đến hiệu cầm đồ, mong có tiền để về thuốc thang cho mẹ Vàcái chết của cụ bà cũng thật đau xót Trong dòng người chạy loạn, Tôn HữuNguyên cõng mẹ trên lưng, khi kiệt sức đặt mẹ dưới gốc cây để đi tìm nước,lúc quay trở về thì mẹ đã bị chó hoang ăn thịt

Những người thân trong gia đình Tôn Quang Lâm lần lượt ra đi trướcmắt và trong tiềm thức của cậu Cậu liên tiếp chứng kiến những sự mất mát.Tâm hồn của một cậu bé từ khi lên sáu đến lúc trưởng thành đã phải mangtrong mình những chấn thương tinh thần quá lớn và nó đã trở thành bi kịchtrong suốt cuộc đời của Tôn Quang Lâm

1.3.1.2 Bi kịch mất bạn bè

Bi kịch này cũng thể hiện khá rõ trong Gào thét trong mưa bụi Cuộc

đời của cậu bé Tôn Quang Lâm từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành luôn phảisống trong sự cô đơn, ghẻ lạnh của những người xung quanh, cậu luôn khátkhao có được sự cảm thông chia sẻ từ những người bạn Và trên những cuộckiếm tìm, cậu đã tìm cho mình được những người bạn mà ở đó cậu cậu cảmthấy như được an ủi, được sẻ chia và tìm lại được chính mình Nhưng cuộcđời vốn éo le, tình bạn của Tôn Quang Lâm với những người bạn mà cậu kếtgiao vừa mới chớm nở thì đã vội tàn Tôn Quang Lâm phải đón nhận sự mấtmát to lớn đó là những cái chết của những người bạn Mất đi những người bạntâm giao, Tôn Quang Lâm lại quay trở về với cái trạng thái cô đơn của mình

và mang trong mình bi kịch mất bạn bè.

Trang 31

Đầu tiên phải kể đến đó là cái chết của Tô Vũ Tô Vũ, người bạn thânhơn Tôn Quang Lâm hai tuổi Khi mới gặp Tô Vũ, Tôn Quang Lâm đã cócảm giác thân thiết như người bạn quen thân lâu ngày Tô Vũ là người đầutiên đem đến cho Tôn Quang Lâm khái niệm về “tình bạn” Mỗi khi buồn haychịu sự dày vò gì đó, Tôn Quang Lâm thường ra ao cá sau nhà ngồi một mình.Chỉ nhìn vào mắt Tôn Quang Lâm, Tô Vũ cũng hiểu được đang xảy ra chuyện

gì “Tô Vũ mấy lần đến bên ao cá, hết sức săn đón hỏi tôi, xét đến cùng đã

xảy ra chuyện gì Giọng đầy vẻ quan tâm khiến tôi suýt nữa khóc” [16,

tr.128] Vào tuổi dậy thì, Tôn Quang Lâm tỏ ra hết sức sợ hãi, không biết chia

sẻ với ai, Tô Vũ cũng chính là người giải thích cho cậu biết đó là những thayđổi về sinh lý của tuổi mới lớn Cũng giống như Tôn Quang Lâm, Tô Vũ cũngmang trong mình sự cô đơn khó hiểu Tô Vũ đang còn thiếu niên nhưng đãbộc lộ ngổn ngang trăm mối tơ lòng Từ tuổi ấu thơ, Tô Vũ mẫn cảm đã bịvướng mắc bởi hai sự thực: hạnh phúc và tuyệt vọng Tô Vũ chỉ thật sự hạnhphúc khi còn nhỏ, khi mà bố cậu chưa ngoại tình Khi cuộc sống gia đình Tô

Vũ có nguy cơ tan vỡ thì nét vui tươi trên khuôn mặt Tô Vũ đã không còn xuấthiện Có lẽ chính vì vậy mà trong một buổi sáng mùa hè, cậu bị vỡ mạch máunão và đã bị hôn mê Không ai trong gia đình cậu biết rằng cậu đang từ từ đi rakhỏi cuộc sống này Cái chết của Tô Vũ đã để lại cho Tôn Quang Lâm sự trống

rỗng đến lạ thường “Mỗi khi nghe ai đó nhắc đến Tô Vũ tôi cảm thấy buồn

buồn” [16, tr.128] Và sau cái chết của Tô Vũ, Tôn Quang Lâm lại bắt đầu trở

lại cuộc sống của một kẻ cô đơn không người chia sẻ

Nhiều năm sau, vào mùa thu năm Tôn Quang Lâm mười hai tuổi, cậu

đã gặp và quen thân với anh trai Lưu Tiểu Thanh, chàng thiếu niên thổi sáo

mà cậu hết sức tôn thờ Khi tiếng sáo vi vu của anh cất lên thì dù ở đâu cậucũng chạy đến xem Lúc ấy anh trai Lưu Tiểu Thanh đâu biết rằng mình đangmắc phải bệnh viêm gan cấp tính Và căn bệnh quái ác đã cướp đi tính mạngcủa anh Anh trai Lưu Tiểu Thanh chết cũng đồng nhất với việc Tôn QuangLâm mất đi một “thần tượng” trong lòng

Trang 32

Bà già sống ở gác dưới khu nhà Quốc Khánh, chết trên đường đi muadầu Cái chết của bà cũng để lại cho Tôn Quang Lâm nhiều hoài nghi về sốphận của con người Bà sống trong sự cô đơn “thủ tiết thờ chồng”, và chếttrong giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt Con người bà cùng lúc bị cả ngườisống và người chết ruồng bỏ, sống bên bờ vực của sự u sầu và tăm tối.

Có thể nói rằng những cái chết của những người bạn mà Tôn QuangLâm gặp trên đường đời đã để lại cho cậu sự hụt hẫng, sự mất mát lớn, vànhững sự mất mát này cũng trở thành một bi kịch trong cuộc đời niên thiếucủa cậu

1.3.2 Bi kịch thiếu tình yêu

1.3.2.1 Thiếu tình yêu lứa đôi

Các nhân vật trong Gào thét trong mưa bụi lấy nhau không phải vì tình

yêu, chính vì thế mà dẫn đến những bi kịch trong hôn nhân Chính bi kịch nàycũng là nguyên nhân trực tiếp sản sinh ra cái cô đơn của những phận người

Con người ta khi thiếu thốn một cái gì đó thì tức khắc sẽ đi kiếm tìm để

bù vào cái phần thiếu thốn đó Sự công khai ngoại tình với bà góa hàng xómcủa ông Tôn Hữu Tài đã khiến bà vợ tức mà chết Vợ chết, mặc dù đã được bàgóa dang rộng vòng tay tiếp nhận, nhưng Tôn Hữu Tài vẫn còn có chút nhântâm rơi rớt nên cảm thấy day dứt, tội lỗi trước cái chết của vợ Trong nhữngnăm cuối cùng của cuộc đời, Tôn Hữu Tài tỏ ra nghiện rượu, và cái thứ rượu

ông yêu chuộng vô hạn đã đưa ông xuống mồ “Ông đã sống những giờ phút

đê mê say lòng, khi say ngất ngưởng về nhà, dưới ánh trăng, ông bước vào hố phân đầu làng” [16, tr.94] Tôn Hữu Tài chết, ông đã chôn thân vào cái nơi

bẩn thỉu nhất

Vợ chồng ông bác sĩ bố mẹ của Tô Vũ và Tô Hàng, đã từng có nhữngnăm tháng hạnh phúc Nhưng rồi chỉ một phút yếu lòng, ông bác sĩ bị “cảmhóa” bởi cái thân thể lõa lồ của bà góa Và rồi cái gia đình êm ấm bỗng chốctrở nên rối ren, gia đình ông bác sĩ phải dọn đi nơi khác để sống Những mâuthuẫn liên tiếp xảy ra khiến những đứa con phải hứng chịu hậu quả

Trang 33

Lừa dối bà vợ ốm yếu Lý Tú Anh, ông Vương Lập Cường đã lén lútqua lại với tình nhân Rồi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, ông đã bịđồng nghiệp bắt gặp Bị dồn đến đường cùng, ông đã tự sát Sau khi VươngLập Cường chết, cuộc đời bà Lý Tú Anh cũng bước sang một trang mới “Bỏquên” đứa con nuôi Tôn Quang Lâm ở bến tàu, bà rời khỏi Tôn Đãng khôngbiết đi đâu, về đâu.

Khi bị Vương Việt Tiến phụ bạc, không còn cách nào để trốn chạy nỗiđau “tình phụ”, Phùng Ngọc Thanh đã chọn cách ra đi khỏi làng Sự bơ vơ, cô

độc của thân gái dặm trường đã đẩy cô vào con đường “bán trôn nuôi miệng”.

Và đó cũng là nguyên nhân sinh ra sự cô đơn sau này của đứa con trai khôngcha Lỗ Lỗ

Người bố của Quốc Khánh vì niềm hạnh phúc của bản thân mà vứt bỏ

cả đứa con ruột thịt của mình để chạy theo tiếng gọi ái tình Có lẽ trên thiênđường, người vợ cũng cảm thấy đau khổ khi nhìn thấy cảnh cha con lìa bỏnhau chỉ vì “tình riêng”

Thiếu tình yêu lứa đôi đã dẫn con người ta đến những bi kịch của cuộcđời Đây cũng là thực trạng của xã hội đương đại Một xã hội ẩn chứa sự phi

lí, một xã hội đổ nát trong sự đổ nát của con người Con người trong xã hộiđương đại luôn kiếm tìm cho mình những con đường hạnh phúc riêng khácnhau Bi kịch thiếu tình yêu lứa đôi đã dẫn đến sự ngoại tình của những conngười ở trên là điều hoàn toàn có thể

1.3.2.2 Thiếu tình yêu trong gia đình

Gia đình là cái nôi của tình yêu thương, là nơi mà khi nghĩ về con người

ta cảm thấy thật bình yên và ấm áp Chính vì vậy mà con người dù có đi đâu , vềđâu vẫn không quên hai tiếng gia đình Thế nhưng hầu hết các gia đình trong

Gào thét trong mưa bụi là những gia đình lỏng lẻo, các thành viên trong gia đình

chỉ là những mảnh ghép số phận lại với nhau, giữa họ ít có sự kết dính, mỗingười là một thực thể của những mảnh vỡ cô đơn, bởi vì giữa họ thiếu vắng hẳn

đi tình yêu thương của những con người có cùng huyết thống

Trang 34

Gia đình Tôn Quang Lâm là một gia đình đã bị mục nát từ lâu, từ đời ông– cha cho đến đời con – cháu Ông nội Tôn Hữu Nguyên trong lúc đói kém đãbiết dùng xác cha mình đem đến hiệu cầm đồ để đổi lấy chút gạo củi, để rồitrong tuổi già phải nhận lấy hậu quả, bị chính đứa con trai Tôn Hữu Tài ruồng

bỏ, hắt hủi và mong chết sớm Ông sống phần đời còn lại trong sự sỉ nhục và ghẻlạnh Rồi đến Tôn Hữu Tài – người cha mất nhân cách, vì những ham muốn thấphèn, đã sàm sỡ con dâu, bị con trai Tôn Quang Bình vác dao đuổi đánh và cắtmột bên tai

Trong gia đình, Tôn Quang Lâm cảm thấy mình lạc lõng, bị lãng quên.Thậm chí bị ghét bỏ, cậu không nhận được tình yêu thương của bất kì ngườinào Tuổi thơ của Tôn Quang Lâm khi sống trong chính gia đình mình lànhững chuỗi ngày không êm ả Trong gia đình cậu bị đối xử như một kẻ ăn

bám, đến nỗi bố cậu – Tôn Hữu Nguyên phải kêu lên rằng: “Tôi phải nuôi

hai con giun” (Tức Tôn Quang Lâm và ông nội Tôn Hữu Nguyên) Không

những bị đối xử lạnh nhạt trong chính gia đình mình mà khi sống ở nhà bố mẹnuôi, Tôn Quang Lâm cũng cảm thấy cô đơn lạc lõng, cậu giống như ngườigiúp việc, lầm lũi lau chùi cửa kính, nơi căn phòng của bà Lý Tú Anh

Ngay người bạn thân Tô Vũ, nếu được mọi người trong gia đình quantâm, chăm sóc thì đâu đến nỗi phải chết oan trong chính ngôi nhà của mình.Quốc Khánh, cậu bé mồ côi trong khi cha còn sống phải sống cuộc đời bơ vơ,phải tự làm việc nuôi thân

Nhìn chung, các gia đình trong Gào thét trong mưa bụi đều không có

sợi dây liên kết giữa những thành viên trong gia đình với nhau, mỗi ngườimột thế giới riêng, ở đó thiếu đi sự thương yêu tối thiểu của những người thântrong gia đình Mặc dù sống trong gia đình nhưng ai cũng cảm thấy sự cô đơnhiện hữu của mình Có thể nói rằng, mọi giá trị gia đình đều bị đảo lộn, những

sự việc này đều xuất phát từ sự thiếu tình yêu thương trong gia đình

Trang 35

1.3.2.3 Thiếu tình cảm trong môi trường xã hội

Đầu tiên phải kể đến đó là thiếu tình làng nghĩa xóm, những người

được xem là “tắt lửa tối đèn có nhau” Nhưng ở đây, cái tình làng nghĩa xóm

có cũng được mà không lại càng tốt

Gia đình họ Tô mặc dù chuyển đến sống gần nhà Tôn Quang Lâmnhưng cánh cổng luôn đóng kín, cắt đứt mọi giao lưu với xóm làng Hai cậu

bé Tô Hàng và Tô Vũ được bố mẹ “dạy bảo nghiêm khắc” nên chúng cũng ítkhi ra ngoài Chúng đi chơi xa nhất là đến cạnh hố phân đầu làng, nhưng lạitức tốc về ngay, và chỉ duy nhất một lần chúng đi chơi xa, và sau lần ấy có bangười thợ xây từ thành phố về xây luôn bức tường vây và từ đó không bao giờ

nhìn thấy hai anh em chơi bên ngoài “Tôi không bao giờ còn trông thấy hai

anh em nhà họ Tô chơi trò vui khiến tôi cảm động Nhưng tôi thường xuyên nghe thấy tiếng cười trong tường vây Tôi biết trò chơi vẫn đang tiến hành”

[16, tr.29] Và ông bác sĩ, bố của chúng cũng vậy Tuy sống gần nhà, mặc dù

đã có lần ông đến khám bệnh cho “tôi” nhưng khi gặp ở ngoài đường “ông

thường vội vã đi qua bên tôi, thi thoảng cũng liếc tôi một cái, nhưng bằng ánh mắt của một người xa lạ, nhìn một người xa lạ khác” [16, tr.31] Chỉ điều

này thôi cũng chứng tỏ rằng, tình làng nghĩa xóm đã không tồn tại nơi đây.Thiếu đi cái tình cảm thiêng liêng xóm làng cũng là nguyên nhân dẫn đếnnhững mâu thuẫn, tranh chấp của gia đình “tôi” với gia đình họ Vương saunày

Ruộng phần trăm của gia đình họ Vương trong thôn kề sát ruộng nhàTôn Quang Lâm Tranh cãi vì đất phần trăm là chuyện xảy ra như cơm bữa

Và trong một buổi chiều sự tranh chấp đã lên đến đỉnh điểm, không ai nhường

ai đã dẫn đến việc xô xát giữa gia đình Tôn Quang Lâm với sáu người tronggia đình họ Vương Việc này như đánh thêm một dấu vào mối quan hệ lánggiềng đã vốn không mấy mặn mà của hai gia đình

Thiếu tình cảm trong môi trường xã hội còn thể hiện ở việc thiếu sựcảm thông chia sẻ của những người xung quanh

Trang 36

Không nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của bố mẹ Tuệ Lan khiếnQuốc Khánh có những hành động phi pháp Việc Quốc Khánh thầm yêu TuệLan, Tuy đang còn ở tuổi thiếu thời nhưng đó cũng là thứ tình cảm thiêngliêng, cao quý của con người cần được người khác tôn trọng Thế nhưng khi

bố mẹ Tuệ Lan biết chuyện đã tỏ ra xem thường Quốc Khánh, xem đó là thứtình cảm điên rồ, họ đã không tiếc lời mắng chửi Quốc Khánh, chính vì lẽ đó

mà dẫn đến hành động phi pháp của cậu bé mười ba tuổi này

Ở trường Tôn Quang Lâm không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từphía thầy cô và bè bạn Bị thầy giáo phạt, đứng mấy ngày trong một gian nhàcủa trường, không ai cảm thông với nỗi khổ tâm của cậu khi bị bạn bè và thầy

cô vu oan, cậu chỉ biết đứng khóc cho vơi đi nỗi buồn tủi…

Có thể nói rằng, cuộc sống trong Gào thét trong mưa bụi, là những

chuỗi ngày nhạt nhẽo, vô vị Mỗi con người có một thế giới riêng của mình,đóng khung trong cái vỏ bọc cá nhân ích kỉ, thậm chí tầm thường Họ gắn kếtvới nhau không phải vì tình thương giữa những con người trong cộng đồng

mà vì những lợi ích bản thân Đọc Gào thét trong mưa bụi ta có cảm giác như

đang sống trong một thế giới “chia năm xẻ bảy” Mỗi gia đình là một “pháođài bất khả xâm phạm”, mà bên trong mỗi pháo đài đó lại là những “linh hồn”

lẻ loi, lạc lõng

1.3.3 Bi kịch vì những ẩn ức cá nhân

1.3.3.1 Ẩn ức tính dục

Ta nhận thấy rằng, có rất nhiều nhân vật trong Gào thét trong mưa bụi

phải sống trong tâm trạng cô đơn khủng khiếp Họ cô độc, sống khép mìnhtrước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lý, tự buộc mình cách li vớicộng đồng, luẩn quẩn trong những ẩn ức tình dục không dễ gì giải tỏa

Đầu tiên phải kể đến đó là những ẩn ức của tuổi mới lớn không người

chia sẻ Sự sợ hãi và run rẩy của nhân vật “tôi” khi bước vào tuổi dậy thì,

trong đêm tối yên tĩnh, qua cao trào hưng phấn, phát hiện quần đùi có một

mảng ướt sũng Những phát triển sinh lý ở tuổi dậy thì khiến “tôi” rơi vào

Trang 37

trạng thái tâm lý hoảng loạn và mặc cảm tội lỗi quá lớn Những thay đổi về

sinh lý cũng kéo theo sự thay đổi cái nhìn của “tôi” về đàn bà Lúc đầu “tôi

bị cuốn hút bởi vẻ đẹp và ánh mắt của họ” Về sau “tôi bắt đầu chú ý đến mông và ngực họ” Và khi những ham muốn không thể kìm chế được, trong

một lần ở rạp chiếu bóng “tôi” đã táo bạo “bóp vào mông một cô gái”.

Những tò mò muốn khám phá của tuổi mới lớn đã dẫn đến hành độngphạm tội hiếp dâm một bà già bảy mươi tuổi của Tô Hàng, nhìn trộm bạn gáitrong nhà vệ sinh của Lâm Văn, hành động ôm một thiếu phụ đẫy đà trongmột ngõ nhỏ của Tô Vũ (vì việc này Tô Vũ cũng đã phải trả giá nặng nề bằngmột năm trong trại cải tạo)

Sự ẩn ức về tính dục cũng thể hiện ở hình tượng bà góa trẻ Người đàn

bà bốn mươi tuổi không hề che dấu niềm hứng thú mạnh mẽ đối với nhữngngười đàn ông Và trước cơ thể hừng hực lửa của bà, họ không ngăn đượchành vi của mình

“Trước khi ham muốn tình dục sôi sục của mình sắp sửa hết thời, bà

đã mắc phải cái tật ưa của lạ, có mới nới cũ có thể tùy tiện tìm thấy ở đàn ông Trước đấy những người tụt xuống khỏi giường bà đều là bọn nông dân nhà quê chân lấm tay bùn, sự xuất hiện của bác sĩ Tô khiến bà có cảm giác mới mẻ” [16, tr.144].

Ẩn ức tính dục còn len lỏi vào trong giấc ngủ đêm của ông Vương LậpCường và bà Lý Tú Anh Ông Vương Lập Cường khỏe mạnh và bà Lý TúAnh gầy yếu, những đêm tối của họ là những đêm tối không yên lành Thỉnhthoảng trong đêm tối lại nghe thấy tiếng bà Lý Tú Anh van xin và kêu rên

Tình dục xuất hiện trong Gào thét trong mưa bụi mang tính nhục cảm

rất rõ rệt Dư Hoa đã khám phá và phơi bày những ẩn ức tính dục sâu thẳmnơi con người, lý giải những vấn đề tâm sinh lí, ý thức và tiềm thức của conngười về tình dục Ẩn ức tính dục ở đây hiện lên như một bi kịch Nó thể hiệnnhững ẩn ức đã kìm chế bấy lâu của con người nay có dịp bùng phát, và thôngqua những ẩn ức tính dục này, Dư Hoa muốn dựng lên một thế giới hỗn độn

Trang 38

với những dục vọng thấp kém, sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâmhồn của những con người cô đơn Ở bên trong mỗi con người ấy vẫn phổ biếnmột tâm trạng vỡ mộng, chia cắt, hoang mang và sợ hãi Bi kịch ẩn ức tính

dục cũng là nguyên nhân dẫn đến “ẩn ức vì bị bội tình”.

1.3.3.2 Ẩn ức vì bị bội tình

Xuất phát từ cảm quan hậu hiện đại, nhân vật của Dư Hoa là những conngười không toàn bích, dường như nhân vật nào cũng mang trong mìnhnhững khiếm khuyết về tâm hồn, về tình cảm và về những giá trị đích thựccủa cuộc sống Dường như trong quan hệ của những con người chỉ là những

“mảnh vỡ, là chắp nối, là những phiến đoạn chia cắt của cuộc đời” Ở Gào

thét trong mưa bụi, sự bội bạc của những người chồng là nguyên nhân dẫn

đến bi kịch bị bội tình, bi kịch này thể hiện ở đây rất rõ

Tôn Quảng Tài bội bạc với vợ để qua lại với bà góa cạnh nhà Vì việcnày ông đã gián tiếp gây ra cái chết của vợ Suốt những năm tháng sống vớingười chồng phụ bạc, vợ ông đã phải gồng mình lên để chịu đựng ông Để

tiếp tục được “leo lên giường” của bà góa, Tôn Quảng Tài đã không ngần

ngại đem tất cả đồ đạc của gia đình cho người đàn bà này Ngay đến cả cái bô

và cái chậu rửa chân, vật dụng gắn liền với người vợ hàng ngày cũng bị ôngđem đi Sự tủi nhục, sự uất ức đã khiến cho vợ ông phát bệnh mà chết Có thểnói rằng bà là người có sức chịu đựng rất ghê gớm, khi sống, một mình cam

chịu sự ngang nhiên bội bạc của người chồng Khi chết cũng một mình “thoi

thóp sống qua một ngày cuối cùng trong giá lạnh” Người đàn bà suốt đời

trầm lặng ít nói, khi sắp chết thì giọng nói lại trở nên sang sảng, mọi lời nóiđều nhằm vào chồng

- Đừng đem bô đi, tôi còn phải dùng

- Trả lại tôi cái chậu rửa chân [16, tr.91].

Điều này chứng tỏ nỗi lo về người chồng bội bạc vẫn canh cánh tronglòng ở người đàn bà sắp tắt thở này

Trang 39

Phùng Ngọc Thanh, cô gái nhan sắc của thôn, là niềm mơ ước khônnguôi của biết bao người Hạnh phúc tưởng rằng sẽ mỉm cười với cô, nào ngờsau sự phụ bạc của người yêu, cuộc đời trôi nổi của cô gặp bao tủi nhục vàsóng gió.

Phùng Ngọc Thanh đã bị Vương Việt Tiến phụ bạc một cách tàn nhẫntrước bàn dân thiên hạ để kết hôn với một người đàn bà khác mà không phải

là cô Chứng kiến lễ cưới, cô đau khổ không nói nên lời Trong tất cả mọingười chỉ có cô được trải nghiệm mùi vị bị gạt ra rìa như thế nào Đau khổđến cùng quẫn, cô đến đám cưới định thắt cổ tự tử, nhưng trước thái độ bìnhtĩnh của Vương Việt Tiến, cô đã từ bỏ ý định và sau đó bắt đầu cuộc sống củamình bằng nghề mãi dâm

Trước bà vợ ốm yếu Lý Tú Anh, ông Vương Lập Cường đã ngoại tìnhvới đồng nghiệp Sự lén lút của ông cuối cùng cũng bị bắt quả tang, và kết cụcông bị Chính ủy kỷ luật và cho người bắt giam Không chấp nhận bị sỉ nhụcthanh danh, ông đã cầm lựu đạn đi trả thù người đồng nghiệp đã bêu xấu ông,

bị dồn đến đường cùng, ông đã tự sát Sau khi ông Vương Lập Cường chết,gánh nặng đã đổ lên đầu bà Lý Tú Anh Người đàn bà suy nhược, khi chịu sức

ép lại tỏ ra bình thản như không, Khi được báo tin, bà đã chống đỡ một cách

thành công “đòn tấn công sớm nhất này” Bà không hề hốt hoảng lúng túng

mà “đột nhiên cất giọng lanh lảnh”:

- Chồng tôi đã bị các người mưu sát

- Các người, tất cả các người đã giết chồng tôi, thật ra là để giết tôi

Trở về căn phòng của mình, bà một mình chịu đựng sự đau khổ, dày

vò, đôi lúc còn nghe tiếng thét trắng trợn không kiêng nể đến rợn tóc gáy của

Trang 40

bà Vương Lập Cường đã chết cũng đồng nghĩa với việc bà không còn nơi đểnương tựa vào Và sau một đêm vật lộn và giằng xé, bà đã quyết địn mộtmình về quê, và hình ảnh bà Lý Tú Anh quần áo kín mít đi ra bến tàu cũng làhình ảnh cuối cùng về bà ở đất Tôn Đãng này Rồi sau này không biết bà cònsống hay đã chết, cho đến giờ “tôi” vẫn chưa gặp lại bà.

Sự bội bạc cuối cùng cũng phải nhận lấy những kết cục đắng cay, cònnhững người bị bội bạc thì luôn mang trong mình những bi kịch đến suốt cuộcđời Tất cả họ đều nhận lấy sự cô đơn, trống trải do bi kịch đem lại Thôngqua bi kịch Dư Hoa như muốn nhấn mạnh thêm cái cuộc sống tẻ nhạt, vô vịngự trị nơi những con người

1.3.3.3 Ẩn ức vì mang ảo tưởng

Sau khi Tôn Quang Minh bị chết đuối vì cứu bạn, Tôn Quảng Tài vàTôn Quang Bình rất lấy làm kiêu hãnh vì hành động anh hùng của Tôn QuangMinh Hai bố con Tôn Quảng Tài đã sống một thời gian dài trong ảo tưởng,

để rồi đến khi vỡ mộng thì cũng là lúc phải gánh chịu cảnh “thân bại danh

liệt”, bố con thù ghét lẫn nhau.

Bố con nhà họ Tôn ảo tưởng gia đình họ sẽ được người nhà nước để ýđến, và sẽ được chuyển lên Bắc Kinh ở Và chính sự ảo tưởng này đã dẫn đến

sự vỡ mộng của bố con họ Tôn Khi chờ mãi mà không thấy người nào mặcquần áo Tôn Trung Sơn đến, họ đã đến nhà cậu bé được cứu để đòi tiền bồithường Không được, họ đập phá đồ đạc và bị cảnh sát bắt giữ

Ảo tưởng sẽ trở thành thầy thuốc của ông nội Tôn Hữu Nguyên thậtghê gớm, ảo tưởng này đã dẫn đến sự chết người Sau khi mai táng bố xong,Tôn Hữu Nguyên vẫn không mai táng được cảnh nghèo khó Trong mấy ngàysau đó, ông đành phải đào bới một số cây cỏ dại luộc cho mẹ ăn Đó là nhữngcây cỏ non màu xanh hồng nhạt mọc ở góc tường Tôn Hữu Nguyên khôngbiết đó là cây ích mẫu Sau bao ngày ăn rau dại người mẹ ốm liệt giường đã

có thể lần xuống giường đi lại được Việc này khiến Tôn Hữu Nguyên ngâythơ cho rằng mình đã tìm ra một chân lý Ông cảm thấy những thầy lang có

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2013), Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các số nguyên tố, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Khoa học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Nỗicô đơn của các số nguyên tố
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2013
2. Lại Nguyên Ân (1990), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcquốc gia
Năm: 1990
3. Lại Nguyên Ân, Đào Tuấn Ảnh, Nguyễn Thị Hoài Thanh (biên soạn), (2003), Văn học Hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đào Tuấn Ảnh, Nguyễn Thị Hoài Thanh (biên soạn)
Nhà XB: NXBHội Nhà văn
Năm: 2003
4. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel GarciaMarquez
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
5. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận , NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2012
6. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi (2011), Giáo trình văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vănhọc phương Tây
Tác giả: Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
7. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1998), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Hà Minh Đức (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
9. Nguyễn Hải Hà, (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2006
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Bích Hải (1996), Thi pháp thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Đường và tiểu thuyết Minh- Thanh
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1996
12. Phạm Thị Hải (2010), Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, Thành phố Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị XuânHà
Tác giả: Phạm Thị Hải
Năm: 2010
13. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học vấn đềvà suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
14. Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại (Tiểu luận), NXB Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: NXB Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2007
15. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2005), Từ điển Văn học, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2005
16. Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch) (2008), Gào thét trong mưa bụi, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gào thét trong mưa bụi
Tác giả: Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch)
Nhà XB: NXBCông an nhân dân
Năm: 2008
17. Dư Hoa (2010), “Mười tám tuổi rời nhà đi xa”, Tạp chí văn học nước ngoài (6), tr.51 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười tám tuổi rời nhà đi xa”, "Tạp chí văn học nướcngoài
Tác giả: Dư Hoa
Năm: 2010
18. Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch) (2006), Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện Hứa Tam Quan bánmáu
Tác giả: Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch)
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2006
19. Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch) (2010), Sống, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống
Tác giả: Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2010
20. Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch) (2012), Huynh đệ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huynh đệ
Tác giả: Dư Hoa (Vũ Công Hoan dịch)
Nhà XB: NXB Công an nhândân
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh người đàn ông già nua lững thững bên con trâu cũng già như ông khiến tôi vĩnh viễn không thể nào quên được - hình tượng con người cô đơn trong gào thét trong mưa bụi của dư hoa
nh ảnh người đàn ông già nua lững thững bên con trâu cũng già như ông khiến tôi vĩnh viễn không thể nào quên được (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w