1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng con người cô đơn và sự vận động của nó trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

84 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 585,81 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II NGUYỄN THỊ HOA HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ SỰ VÂN ĐỘNG CỦA NÓ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành : LÍ LUẬN VĂN HỌC Hà Nội 2009 1 I- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính vấn đề. 1.1.1 Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, tác giả của truyện Nôm nổi tiếng Đoạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều. Nghiên cứu về Nguyễn Du và tác phẩm của ông, lý giải về con người và số phận của ông là một công việc mà giới nghiên cứu đã làm nhiều và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống, vẫn còn những mạch ngầm chưa được đi sâu, khơi kỹ. 1.1.2. Để hiểu về con người Nguyễn Du, người ta thường dựa vào Truyện Kiều. Song tác phẩm này lại được nhà thơ chuyển thể từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc và hầu như tác giả truyện Nôm đã giữ những yếu tố cơ bản về nhân vật, cốt truyện, nên việc làm đó sẽ còn nhiều khuyết thiếu. Cần khai thác hiệu quả gia phả dòng họ Tiên điền và đặc biệt qua các bài thơ chữ Hán, đó thực sự là bằng chứng trung thực nhất nhà thơ để lại. 1.1.3. Có thể xem phần thơ chữ Hán với ba tập thơ: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục là cuốn nhật ký về cuộc đời Nguyễn Du từ năm ông 21 tuổi đến 49 tuổi( trước khi chết 5 năm). Trong đó, mỗi bài thơ là một lời tâm sự. Bức chân dung tinh thần được dựng lên và dần hoàn thiện khi kết thúc cả ba tập thơ. Ở đây, chúng ta thấy, gần như độc chiếm thi giới chữ Hán Nguyễn Du là con người cô độc, sầu não, con người triền miên trong suy tưởng u ám về cõi người, cõi đời. 1.1.4. Hình tượng con người cô đơn, con người lạc thời chính là mạch ngầm, là năng lượng của toàn bộ sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du. Và nó xuất hiện cùng với sự vận động nội tại hướng tới sự trưởng thành trong nhận thức và tư tưởng. Vấn đề này đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu về Nguyễn Du và thơ chữ Hán của ông, nhưng chưa được đi sâu xứng đáng. Khai thác triệt để khía cạnh này sẽ tạo ra những thuận lợi đáng kể cho việc nghiên cứu toàn diện con người và tác phẩm của Nguyễn Du. 2 1.2. Tình hình nghiên cứu 1.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954 Trong giai đoạn này, thơ chữ Hán Nguyễn Du chưa được sưu tầm và giới thiệu rộng rãi. Những người mở đường nghiên cứu là Lê Thước, Đào Duy Anh, đã khơi lên nhiều tâm sự sâu kín mà Nguyễn Du gửi gắm trong thơ chữ Hán. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975 Thời kỳ này đất nước đang bị chia cắt, tình hình nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở mỗi miền có sự khác nhau. Miền Bắc đạt được nhiều thành tựu hơn. Từ Trương Chính, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Kỷ, giá trị nhân đạo và khuynh hướng hiện thực trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được khẳng định. Tiếp sau có thể kể đến Xuân Diệu với sự quan tâm nhiều hơn đến chiều sâu của nỗi đau đời, Lê Trí Viễn với sự đề cao khuynh hướng phê phán xã hội và tinh thần nhân đạo, Nguyễn Huệ Chi với phát hiện tác giả chính là một hình tượng nghệ thuật trong thơ của mình, Vũ Đình Liên và nhận thức Nguyễn Du là một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến, bắt nguồn từ niềm khát khao về cái đẹp đẽ trong tâm hồn chứ không chỉ là nỗi đau đời trong thơ ông. Tiếp theo là khẳng định của Nguyễn Lộc trong “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII”, mục “Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ”; Nguyễn Du không phải là nhà thơ chỉ biết đến số phận riêng của cá nhân mình…, chỉ quan tâm đến triều đại này, triều đại khác mà Nguyễn Du là nhà thơ biết đặt lòng mình nơi những con người đau khổ. Và nổi bật trong giai đoạn này là những nhận định của Lê Đình Kỵ về con người hiện thực Nguyễn Du. Và ta thấy vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những suy nghĩ, day dứt của ông, đồng thời cội nguồn sức sống của tác phẩm chính là tư tưởng nhân đạo. 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã được giới nghiên cứu quan tâm xứng đáng. Nhiều công trình đã khám phá, khẳng định được các vấn đề trên cả diện rộng và bề sâu. 3 Đặng Thanh Lê, trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX rất quan tâm đến sự phong phú của nguồn đề tài và cảm hứng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tác giả đã nêu lên những vấn đề lớn; thân thế long đong, đau khổ của nhà thơ, cảm quan lịch sử và cảm quan thế sự, một số bài còn mang đậm cảm quan tôn giáo; song bao trùm lên tất cả là tâm hồn nghệ sĩ luôn trân trọng và xót xa cho những giá trị tốt đẹp của cuộc sống bị chà đạp. Đây là sự nhận thức sâu sắc hơn về nỗi đau của một tâm hồn nghệ sĩ. Năm 1996, cuốn Nguyễn Du toàn tập do Mai Quốc Liên chủ biên đã khẳng định:” Những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ ca của ông cha ta đã đành, mà cũng mới lạ và độc đáo so với thơ chữ Hán Trung Quốc nữa”. Các tác giả cũng thấy rằng, nhìn vào các thi tập có thể thấy những biến đổi lớn trong tư tưởng nhân văn, từ chỗ buồn chán trước cuộc đời vô nghĩa, ông đã nhìn đời một cách khác…mạnh khoẻ hơn và chứa đầy những ý tưởng lớn. Bên cạnh đó là những khám phá, đánh giá của Lê Đình Kỵ, Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn, và một số luận văn, luận án như Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán của Nguyễn Thị Nương, Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du của Lê Thu Yến… Đó là những lý do khiến người viết lựa chọn đề tài Hình tượng con người cô đơn và sự vận động của nó trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Làm rõ sự thể hiện của hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du qua từng thi tập. 2.2. Làm rõ sự vận động của hình tượng con người cô đơn trong tương quan với sự trưởng thành về tư tưởng nhân văn của nhà thơ. 2.3. Làm rõ hình tượng con người cô đơn như một sự phát triển nổi bật của mạch riêng giữa dòng chung- chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam; đó là hành trình khám phá và khát khao thể hiện cái Tôi nội cảm của thi sĩ mọi thời. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đi sâu khai thác một khía cạnh thể hiện của hình tượng thơ, của nhân vật trữ tình trong thơ, đó là hình tượng con người cô đơn trong tổng thể bức chân dung tinh thần của nhà thơ qua ba thi tập chữ Hán. 3.2. So sánh, đánh giá sự thể hiện của hình tượng con người cô đơn trong ba tập thơ để thấy được quá trình vận động trưởng thành về tư tưởng của Nguyễn Du. 3.3. So sánh, đối chiếu với một số tác giả và tác phẩm cùng đề tài, cùng thời đại để định hình nhận thức vấn đề trong cái nhìn tổng thể có tính lịch sử của mạch chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam, mở rộng so sánh để thấy hình tượng con người cô đơn còn mang đặc điểm của thơ ca phương Đông và là một “ tiền nhận thức” của cái TÔI trữ tình sẽ phát triển trong văn học Việt Nam ở giai đoạn sau. 3.4. Đi sâu khai thác hình tượng con người cô đơn trong thơ Nguyễn Du để chúng ta thấy sự vượt trước thời gian của một tư duy thơ siêu việt, và sự bộc lộ chân nhân cách đáng trọng của một tấc lòng đời quý hoá; những điều làm nên một đại thi hào dân tộc, đồng thời là nguồn gốc, căn nguyên của một kiếp cô đơn, lạc thời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giống như việc nhìn vào tâm hồn thông qua đôi mắt, chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh nhỏ nhưng là nơi tập trung năng lượng tinh thần thi phẩm, là vấn đề có tính chất “ chìa khoá vàng”; Hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, để bước đầu khảo cứu, phân tích và đánh giá. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chính mà người viết lựa chọn là ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Ngoài ra, chúng tôi có liên hệ với Truyện Kiều, một số tác giả, tác phẩm cùng đề tài hoặc cùng thời và một số tác phẩm thơ Đường 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm 5.2. Phương pháp hệ thống, tổng hợp 5.3. Phương pháp so sánh 6. Giả thuyết khoa học - Khái quát về hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du qua ba thi tập; Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Qua đó, thấy được sự vận động, phát triển, trưởng thành từ nỗi cô đơn của kẻ tha hương, thất thế đến nỗi cô đơn của một nhân cách lạc thời, bất đắc chí và cuối cùng là nỗi cô đơn vĩ đại của một tấc lòng đời quý hoá. - Góp phần cụ thể hơn về một nét chân dung tinh thần của vị đại thi hào dân tộc. 6 II. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Hình tượng trữ tình và sự vận động của hình tượng thơ 1.1.1. Hình tượng nghệ thuật Nghệ thuật là một trong những dạng của ý thức xã hội và văn hóa tinh thần của loài người. Như các dạng khác, trong đó có khoa học, nghệ thuật là phương tiện nhận thức đời sống. Và nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh và lý giải đời sống nằm ngoài giới hạn của nó theo cách riêng. Vậy, đâu là đặc điểm của nghệ thuật, cho phép phân biệt nó với khoa học và các dạng của ý thức xã hội, hay nói một cách khác, đâu là thuộc tính đặc trưng của nó? Trước hết, sự khác biệt là nằm trong các phương tiện mà khoa học và nghệ thuật dùng để biểu hiện nội dung của chúng. Điều đập ngay vào mắt trước hết là khoa học sử dụng các khái niệm còn nghệ thuật thì sử dụng các hình tượng. V.G. Bêlinxki viết về sự khác nhau giữa triết học và khoa học với nghệ thuật: “Nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng các hình tượng và bức tranh…Nhà kinh tế- chính trị được vũ trang bằng các số liệu thống kê, dùng chứng minh để tác động vào trí tuệ của người đọc và người nghe…Nhà thơ được vũ trang bằng sự miêu tả sống động và rõ nét, tác động tới trí tưởng tượng của người đọc bằng cách trình bày hiện thực trong một bức tranh chân thực…Một người chứng minh, một người trình bày, cả hai đều thuyết phục, chỉ có khác là một dằng thì bằng các kết luận logic, một đằng bằng các bức tranh”. Còn G.V.Plekhanop nói; Nghệ thuật không chỉ biểu hiện tình cảm mà còn biểu hiện tư tưởng của nghệ sĩ nữa, và biểu hiện chúng qua “ những hình tượng sinh động”. Vậy, với tư cách là phương tiện biểu hiện nội dung của nghệ thuật nói chung, và văn học nói riêng, đồng thời là phương tiện giao tiếp giữa nghệ sĩ và bạn đọc, hình tượng nghệ thuật có vai trò rất quan trọng- quyết định giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 7 Theo viện Từ điển học và bách khoa thư, hình tượng nghệ thuật là phạm trù cơ bản của mĩ học, dùng để chỉ một hình thức phản ánh hiện thực đặc thù bằng các phương tiện nghệ thuật( Từ điển thuật ngữ văn học). Hình tượng nghệ thuật khác với các phạm trù của tư duy khoa học( khái niệm, phán đoán, diễn dịch), do tính chất trực tiếp của nó. Đồng thời, nó cũng khác với các phạm trù khác như: cảm giác, tri giác, biểu tượng, vì ngoài sự phản ánh trực tiếp hiện thực, nó còn nhằm tổng hợp các hiện tượng của đời sống theo một kiểu riêng. Nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng đó và làm sáng tỏ ý nghĩa sâu xa của chúng. Hình tượng nghệ thuật làm xuất hiện trong một sự thống nhất khăng khít các yếu tố của nhận thức trực quan tích cực và tư duy trừu tượng, nhưng đồng thời nó cũng khác về bản chất với cả cái này và cái kia. Hình tượng nghệ thuật có ba đặc điểm chủ yếu: 1, Vừa phản ánh cái điển hình vừa có cá tính. 2, Vừa có tính khách quan của hiện thực, vừa có tính chủ quan, thể hiện tình cảm và những suy nghĩ của tác giả. 3, Vừa xúc cảm, vừa duy lý, thể hiện một thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thể hiện. Hình tượng nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật nhằm thể hiện cuộc sống. Phát sinh từ cuộc sống, các hình tượng nghệ thuật trở về với cuộc sống, tác động vào tình cảm, thức tỉnh tư duy, giúp cho con người ý thức được mình, ý thức được mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa cá nhân và xã hội, giữa hiện thực và lý tưởng. Hình tượng nghệ thuật là điều kiện đầu tiên để tạo nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Với văn chương, hình tượng là trọng tâm giá trị của một tác phẩm. Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ với tất cả những khả năng nghệ thuật kỳ diệu của nó, hình tượng văn học thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất mọi bình diện của quan niệm về hình tượng nghệ thuật nói chung ở trên. 1.1.2. Hình tượng trữ tình. 8 Đối tượng chính của nhận thức nghệ thuật trong trữ tình là tính cách của bản thân “người mang lời nói”, trước hết là thế giới nội tâm của anh ta, tâm trạng và thái độ, xúc cảm của anh ta đối với cuộc đời. Tất nhiên, nhà thơ trữ tình hoàn toàn có thể thay đổi ngôi cách, hoàn toàn có thể ghi nhận một cách nghệ thuật những tâm trạng vốn thuộc về một người nào đó mà nói theo cách của Fet: biết “làm cho mình phút chốc cảm thấy là người khác”- là một trong những đặc tính của năng khiếu thơ. Nhưng ở đa số trường hợp, trữ tình thường ghi nhận tâm trạng của bản thân nhà thơ. Những bài thơ mà chủ thể trữ tình đồng nhất hoặc gần gũi nhiều nhất với bản thân nhà thơ được gọi là thơ “tự thuật tâm trạng”. Và sáng tác trữ tình về căn bản là tự thuật tâm trạng. Đó là căn cứ để có thể xác lập được một quan niệm sáng rõ và đầy đủ về thế giới trí tuệ và cảm xúc của bản thân tác giả. Tính chất trực tiếp và thẳng thắn của “ tự biểu cảm” là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của trữ tình. Theo Heghen, nhà thơ trữ tình có thể tìm kiếm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm nội dung ở bên trong bản thân mình, tập trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục vọng nội tại nơi trái tim và tinh thần mình. Nhà thơ Đức, Johannes Becher khẳng định; nhà thơ trữ tình là “ người tự biểu hiện mình. Bản thân anh ta là nhân vật trong thiên trữ tình của mình.” Tuy nhiên cần lưu ý, những tâm trạng được thể hiện một cách trữ tình không phải là sự sao chép y nguyên những gì nhà thơ đã trải qua. Trữ tình tuyệt nhiên không phải là sự “tốc ký” những tình cảm mà tác giả đã được nếm trải trong cuộc đời thực. Những tâm trạng không đúng tâm trạng của tác giả hay tâm trạng của người khác cũng xuất hiện nhiều trong thơ. Nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai của sáng tác trữ tình như thế gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhà thơ trữ tình, theo E. Vinokurop, là một sự thống nhất trong hai con người. Thứ nhất, là một con người có số phận nhất định, một kinh nghiệm sống nhất định, những tâm trạng và quan điểm nhất định; thứ hai, là nhân vật của chính những bài thơ của mình. Việc biến những nét nhân cách của nhà thơ thành hình tượng 9 nhân vật trữ tình là thuộc tính quan trọng nhất của trữ tình. Cảm xúc được thể hiện bằng trữ tình là khái quát của “ khái quát hóa” nghệ thuật; Theo cách hiểu của J. Becher; Khi thể hiện bản thân mình, nhà thơ trữ tình biểu hiện vấn đề của thời đại mình, thêm nữa…, nhân cách nhà thơ cần phải lớn lên thành một tính cách đại diện cho thời đại. Đồng thời, tác phẩm trữ tình, giống như bất cứ tác phẩm nào khác, bao giờ cũng bao gồm việc nhà thơ lý giải cuôc sống- đó sẽ là công việc của thế giới nội tâm của cá nhân nhà thơ. Tiếp nhận tác phẩm trữ tình- nghĩa là để tâm trạng nhà thơ thấm vào mình, cảm thấy như mình đang sống với tâm trạng ấy; lời thơ trữ tình có sức mạnh khêu gợi và ám ảnh lớn. Do vậy, các hình tượng trữ tình dễ dàng vượt qua sự ngăn cách của các thời đại và được tiếp nhận như là những hình tượng trữ tình của con người nói chung. 1.1.3. Sự vận động của hình tượng thơ Tình cảm trong thơ là yếu tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ. Tình cảm trong thơ không ở trạng thái tĩnh mà luôn có xu hướng vận động để phát triển và hình thành trọn vẹn một tứ thơ, một ý tưởng trong thơ. Sự vận động của hệ thống cảm xúc rất đa dạng. Ngay trong những thể thơ có những quy thức ngặt nghèo nhất, vẫn phải tìm đến sự vận động cho tình cảm và tư tưởng trong thơ phát triển. Trong sự vận động của cảm xúc thơ, có một hình thái vận động rất phổ biến là vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận thức. Đôi khi, chất suy nghĩ được bộc lộ kín đáo trong chiều sâu của những cảm xúc đằm thắm và chất cảm xúc được biểu hiện bên trong của những suy nghĩ tưởng như khô khan, trừu tượng. Nếu như thơ Nadim Hichmet giàu cảm xúc và sự hiểu biết về cuộc đời, thì thơ Becston Brech lại đậm chất tư duy. Và Tố Hữu thật sâu sắc khi nhận ra “ Đốt cháy trái tim đến cùng, nó thành trí tuệ đó là Nadim Hichmet. Đốt cháy trí tuệ đến cùng nó thành trái tim là Becton Brech đây rồi.” [...]... tỉnh được sự đồng vọng, cảm thông của biết bao người đời xưa, đời nay và cả mai sau 1.3.2 Mạch riêng giữa dòng chung Với tất cả sự thể hiện của mình, hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã xác lập được “bộ mã ADN”- con đẻ của hình tượng con người cô đơn trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và thơ ca phương Đông nói chung Hình tượng con người cô đơn trong thơ Nguyễn Du cũng... tác giả trung đại trên đây đều đã xây dựng hình tượng con người cô đơn theo cách riêng của mình Và trong dòng trôi liền mạch đó, không thể không kể đến một cái tên lớn, đó là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du 14 1.3 Hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn DuMạch riêng giữa dòng chung 1.3.1 Hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du “ Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ... bộ tâm sự, tư tưởng và khát vọng của Nguyễn Du, phục diện sống động cả thể phách lẫn tinh anh một con người thi ca Chúng ta nhận ra, bao trùm các thi tập chữ Hán là nỗi đau buồn của một con người bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể Tâm hồn Nguyễn Du chìm trong những bàng hoàng, day dứt, sầu muộn mênh mông và cô đơn tận cùng Để làm nổi rõ hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta... những hình tượng con người cô đơn trong tác phẩm của các tác giả khác Nhưng chưa bao giờ, người ta thấy nó đầy đủ, đa chiều và sâu sắc như thế Hơn nữa, nó còn thể hiện cả quá trình vận động phát triển trong nội tại nhân tố nghệ thuật và phản ánh rõ nét sự trưởng thành trong nhận thức của thi nhân Với tư cách mạch riêng giữa dòng chung ấy, hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du không.. .Trong hướng vận động của cảm xúc và suy nghĩ trong thơ có những phong cách thơ hoặc những bài thơ nghiêng hẳn về phía triết lý suy tưởng hoặc bình luận, chính luận Trên đây, có thể hiểu là những hình dung về mặt cắt ngang của sự vận động của hình tượng thơ; Đó là những đặc điểm, quy luật tất yếu trong nội tại hình tượng thơ Và sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nghiên cứu sự vận động của hình tượng thơ. .. sinh học phân chia và lớn lên mà còn nuôi trái tim và khối óc trưởng thành Sự trưởng thành và độ trưởng thành được đo bằng chính những nhận thức về cuộc đời được thể hiện trong thơ của họ Hình tượng trữ tình thường là chính nhà thơ Và sự vận động của hình tượng thơ chính là quá trình trưởng thành về mặt tư tưởng của thi sĩ 1.2 Hình tượng con người cô đơn và sự thể hiện của nó trong thơ trung đại Văn... về con người Việt Nam trong xã hội Việt Nam ở một thời kỳ lịch sử 19 Chương 2 HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU 2.1 THANH HIÊN THI TẬP: NỖI CÔ ĐƠN CỦA KẺ THA HƯƠNG, THẤT THẾ 2.1.1 Mười năm gió bụi: kiếp long đong, nỗi nhớ quê nhà và niềm u uất Năm 1784, Nguyễn Khản anh cả của Nguyễn Du trốn lên Sơn Tây, gia đình lớn của Nguyễn Du bắt đầu tan tác, mỗi người mỗi ngả Nguyễn Du. .. lai nào đó, nhân loại sẽ hiểu mình Thơ chữ Hán của Nguyễn Du, đó là nơi hội tụ đầy đủ nhất, sáng rõ nhất con người tinh thần của Nguyễn Du Trong nỗ lực tìm lại di sản của đại thi hào dân tộc, các nhà nghiên cứu văn học lần lượt giải mã được bộ phận thơ chữ Hán Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng phức tạp như chính con người Nguyễn Du Và khi soi rọi chúng dưới ánh sáng của thi pháp học, các nhà học thuật sững... vãi đậu kê” Đây lại là cái cô đơn thanh thản của một con người đang mang tâm thế lánh đời, muốn lánh đục về trong Và như thế, bên dòng trôi phi ngã của văn học trung đại, ta vẫn thấy liên tục và liền mạch sự thể hiện của bản ngã- cái Tôi cá nhân, trong hành trình cô đơn, lạc lõng ngay trong thời đại của mình Vậy, hình tượng con người cô đơn đã có nguồn gốc biện chứng của nó Dù thể hiện với cách này... đặc của đêm đen, trong cái tê buốt, sắt se của giá lạnh, trong cái không cùng, sâu thẳm của thời gian, con người như bé nhỏ đi, yếu đuối hơn và cô đơn, lạc lõng đến tội tình Và đau khổ hơn, nhân vật trữ tình lại trong trạng thái “không ngủ” Dẫu không muốn, con người ấy vẫn cứ phải đối diện với tình cảnh khắc nghiệt kia, gặm nhấm nỗi cô đơn trong sự cô đơn, ý thức sự thất thế trong sự thất thế Và như . tài Hình tượng con người cô đơn và sự vận động của nó trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Làm rõ sự thể hiện của hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn. tượng con người cô đơn trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và thơ ca phương Đông nói chung. Hình tượng con người cô đơn trong thơ Nguyễn Du cũng đồng hành với những hình tượng con người. 15 1.3. Hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du- Mạch riêng giữa dòng chung. 1.3.1. Hình tượng con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. “ Bất tri tam bách dư

Ngày đăng: 23/07/2015, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w