1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay

95 4,4K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 377 KB

Nội dung

Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay, luận văn triết học cho các bạn tham khảo, cũng như làm tiểu luận.

Trang 1

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

ở Việt Nam những tư tưởng triết học Phật giáo, đặc biệt nhân sinhquan Phật giáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộccũng như nhân cách, đạo đức của mỗi người dân Từ khi du nhập vào ViệtNam, Phật giáo luôn tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng vàtoàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam

Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến đổi trảiqua những bước thăng trầm trong lịch sử Đặc biệt, từ khi công cuộc đổimới chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên đất nước ta, thì sự biến đổicủa ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của conngười Việt Nam càng diễn ra khá rõ nét và có những biểu hiện mới

Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, xu hướng biến đổi ảnhhưởng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam sẽ như thế nào? Cần đánhgiá những biến đổi đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Những nhân

tố nào cần phát huy trong điều kiện mới và bằng cách nào để có thể pháthuy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củanhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam

là vấn đề đang đặt ra và cần làm sáng tỏ

2 Tình hình nghiên liên quan đến cứu đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần củacon người Việt Nam là đề tài rộng lớn Đã có nhiều công trình nghiên cứu

và đạt được những kết quả đáng trân trọng Có thể kể ra một số công trìnhsau đây:

Trang 2

Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết

học, Hà Nội, 1986; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993 ; Thiền học

Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Văn hóa Thông tin, 1996; Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết,

Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

1996; Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ

Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, Nxb Văn hóa thông tin 1997; ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của

Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1997; Tư

tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung,

Nxb Chính trị quốc gia, 1998; ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo

trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án

tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Tư tưởng

Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1999 ; Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I của Nguyễn

Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v

Có thể nhận xét một cách khái quát, những công trình nghiên cứutrên đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trongđời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần Những triết lý đầytính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên

sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam Những côngtrình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khíacạnh khác nhau, đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của

nó đối với đời sống xã hội Việt Nam Do đó, việc đánh giá những ảnhhưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan

Trang 3

Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh

hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết họcnày trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là việc làm hết sức có ý nghĩa.Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo nói chung

và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của conngười Việt Nam dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới ở nước tahiện nay thì hãy còn chưa nhiều Vì vậy, luận văn có nhiệm vụ là: trên cơ

sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình đitrước để khảo sát đánh giá sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phậtgiáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

a) Mục đích

Luận văn làm rõ sự biến đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phậtgiáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay Nêu ra một số giải phápnhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cựccủa nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay

b) Nhiệm vụ

Một là, khái quát nội dung nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng

của nó đối với đời sống tinh thần truyền thống của con người Việt Nam

Hai là, tìm hiểu sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật

giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Phân tíchnhững nhân tố tác động đến sự biến đổi đó; nêu lên một số xu hướng biếnđổi của nhân sinh quan Phật giáo

Ba là, đề ra một số phương hướng, giải pháp phát huy ảnh hưởng

tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trongquá trình đổi mới

Trang 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng

- ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần củangười dân Việt Nam

b) Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh

quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

a) Cơ sở lý luận

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôngiáo nói chung và Phật giáo nói riêng

b) Cơ sở thực tiễn

Sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trìnhđổi mới ở Việt Nam hiện nay

c) Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp;

sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử; điều tra phỏng vấn và kết hợp cácphương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa v.v

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

- Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu sự biến đổi của ảnh hưởngnhân sinh quan sinh Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiệnnay

Trang 5

- Luận văn bước đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy nhữngảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phậtgiáo trong quá trình đổi mới.

7 ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, giảng dạy tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết

Trang 6

Chương 1

nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam

1.1 Nhân sinh quan Phật giáo

1.1.1 Vị trí nhân sinh quan Phật giáo trong tư tưởng triết học Phật giáo

Ph.Ăngghen đã nói: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phảnánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoàichi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lựclượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế" [17, tr.73]

Điều đó có nghĩa là, tôn giáo do con người sáng tạo ra, tôn giáo khôngsáng tạo ra con người song lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con ngườitrên nhiều lĩnh vực khác nhau

Phật giáo - một trong mười tôn giáo lớn trên thế giới - ra đời đã hơn

2500 năm nay, đã được truyền bá và ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giớinhư: Xrilanca, Xiry, Ai Cập, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc vàmột phần Anh, Đức, Pháp … và nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tínhthế giới Trong quá trình du nhập trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo lạiphụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia mà đã biến đổi ítnhiều Sự ảnh hưởng của phật giáo đến ngoại bang diễn ra rất sớm và rấtnhanh chóng Ngày nay trên phạm vi quốc tế, Phật giáo đang chiếm vị trísâu rộng trong đời sống tinh thần của con người, trong đó có Việt Nam

Người sáng lập ra Phật giáo là Hoàng tử Tất Đạt Đa - con vua TịnhPhạn Ông sinh năm 563 mất năm 483 trước công nguyên ở ấn Độ Sau khi

Trang 7

tu hành đắc đạo có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni Tương truyền, Hoàng tửTất Đạt Đa từ khi mới sinh ra đã được vua cha hết đỗi chiều chuộng, "nângnhư nâng trứng, hứng như hứng hoa" Hoàng tử, vốn là con độc nhất, đượcsống trong nhung lụa, được chăm sóc, giáo dục rất đầy đủ, toàn diện.Chẳng bao lâu Hoàng tử đã trở thành người văn võ song toàn Hoàng tửđược vua cha cưới vợ năm 17 tuổi, về sau có một người con trai tên là LaHầu La Vua không muốn cho Hoàng tử phải chứng kiến quy luật của cuộcsống là sinh - lão - bệnh - tử Mặc dù vậy, sau những lần dạo chơi ở cổngthành Hoàng tử đã chứng kiến nỗi khổ của con người về sinh - lão - bệnh -tử; thấy được cuộc sống cơ cực của người dân trong xã hội ấn Độ cổ đại lúcbấy giờ, vốn có sự phân chia đẳng cấp nghiệt ngã Hoàng tử lại là người cótấm lòng từ bi, bác ái vô hạn, sống gần gũi với con người, đầy tình người

và trí tuệ

Cái tâm đức Phật thật là từ biCòn trong Thái tử thời kỳXem người cày ruộng mới đi ra ngoàiThấy cò cứ mổ sâu hoài

Động lòng thương xót mọi loài chúng sinh

(Từ bi)

Chứng kiến đời sống khổ cực và sự bất lực của con người trong xãhội đương thời, đã khiến Hoàng tử Tất Đạt Đa có ý định từ bỏ cuộc sốnggiàu sang để đi tìm đạo lý cứu đời Năm 29 tuổi, nhân lúc vua cha, vợ conđang ngủ say, Tất Đạt Đa rời bỏ Hoàng cung ra đi trở thành người tu tậpthiền định và bắt đầu cuộc sống khổ hạnh Qua một thời gian học đạo,Người nhận thấy, cuộc sống giàu sang về vật chất, thỏa mãn dục vọng và

cả cuộc sống tu hành khổ hạnh ép xác đều là con đường sai lầm Người chorằng, cuộc sống dù giàu sang đến đâu cũng chỉ là tầm thường, còn cuộc đời

Trang 8

tu hành khổ hạnh thì tăm tối, mà chỉ có con đường trung đạo mới là conđường đúng đắn Người nói: "Ta tu khổ hạnh mà như thế này, mà khôngthấy rõ đạo thì cái tu của ta vẫn chưa phải Ta nên theo con đường giữa, cứ

ăn uống như thường, không say mê việc đời nào vẫn không khắc khổ hạithân rồi mới thành đạo được" [14, tr 42]

Sau khi tự mình đào sâu suy nghĩ tìm con đường giác ngộ chân lýmới, Tất Đạt Đa quyết định từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh để đi vào tưduy trí tuệ Qua nhiều lần tu tập, sau 49 ngày ngồi thiền định dưới gốc cây

Bồ đề, với những suy tư sâu thẳm, Người đã giác ngộ được chân lý TấtĐạt Đa đã lý giải được nguồn gốc nỗi khổ của con người, cũng như phươngpháp giải thoát diệt khổ Là một tôn giáo, Phật giáo ra đời nhằm xoa dịu nỗikhổ của con người trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của

Giáo lý Phật giáo bao gồm hệ thống quan niệm về nhận thức luận,thế giới quan và nhân sinh quan có kết cấu chặt chẽ Mỗi yếu tố chứa đựngnhững nội dung với chức năng riêng là tiền đề và hệ quả của nhau Nhânsinh quan Phật giáo được bắt nguồn từ thế giới quan Tuy nhiên, mục đíchchủ yếu của Phật giáo là thoát khổ, là giải phóng con người, mang giá trị

Trang 9

nhân sinh sâu sắc Thích Ca Mâu Ni đã nhìn thấy rõ sự đau khổ ở đời sốngcon người mà sáng lập ra Phật giáo để giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau.

Triết học phương Đông nghiêng về việc nghiên cứu, tìm hiểu nhữngvấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, đặc biệt là vấn đề con người hơn

là việc tìm hiểu giới tự nhiên Triết học phương Đông nghiên cứu thế giới

để làm sáng tỏ con người, vạch ra nguyên tắc ứng xử, giải quyết các mốiquan hệ giữa người với người, chú ý đến đời sống tâm linh mà ít quan tâmđến mặt sinh vật của con người Mục đích nhận thức thế giới của triết họcđều nhằm phục vụ cho đời sống của con người và xã hội Còn triết họcphương Tây chú trọng nghiên cứu thế giới, tìm hiểu giới tự nhiên, xây dựngnên các học thuyết, các phạm trù v.v Cũng như nhiều trào lưu tư tưởngtriết học phương Đông, Phật giáo đề cao và nhấn mạnh vấn đề nhân sinh.Đây cũng là một trong những đặc điểm cơ bản khác biệt của triết họcphương Đông so với phương Tây Điều này góp phần vào việc lý giải vìsao mặt vũ trụ quan của thế giới quan của Phật giáo, nhất là Phật giáonguyên thủy, hơi mờ nhạt, trong khi nội dung nhân sinh quan lại khá rõràng và mang tính nổi trội Mục đích cuối cùng của Phật giáo là giải thoátcon người khỏi nỗi khổ trần thế thông qua con đường tu tập về mặt tâmlinh Do đó, Phật giáo hầu như không đề cập và không có chủ trương giảiquyết những vấn đề có tính chất siêu hình, như chính lời của Đức Phậtthuyết giảng:

Giống hệt như người bị thương vì một mũi tên thuốc độc,bạn bè thân thích đưa một ông thầy giải phẫu nhưng anh ta nói:

Ta sẽ không để cho rút mũi tên này ra trước khi biết ai làm ta bịthương, hắn ở đẳng cấp nào, tên họ hắn là gì, hắn ta to bé haytrung bình, hắn ta từ đâu tới Ta sẽ không cho rút mũi tên nàytrước khi biết nó là loại cung nào, dây cung và mũi tên được làm

Trang 10

bằng gì, đầu nhọn mũi tên được làm như thế nào? Con người này

sẽ chết đi mà không biết điều đó chúng là vô ích không dẫn tađến giải thoát Việc cấp bách là cứu khổ giống như việc lấy mũitên thuốc độc ra khỏi thân thể con người [12, tr 266]

Khi các đệ tử hỏi Đức Phật về vấn đề siêu hình trừu tượng như vũtrụ có vĩnh hằng không? Nó vô hạn hay hữu hạn, linh hồn và thể xác là mộthay khác nhau, Như Lai sau khi chết có tồn tại hay không? thì người imlặng vì mục đích chủ yếu là cứu khổ cho con người

Như vậy, qua việc nghiên cứu những nội dung trên cho thấy, đốitượng nghiên cứu chủ yếu của Phật giáo là con người, là giá trị nhân sinh.Qua việc phải chứng kiến nỗi khổ của con người ở đời sống trần thế màThích Ca Mâu Ni đã xây dựng học thuyết mang đậm giá trị nhân sinh đểgiải thoát, cứu khổ cho con người khỏi khổ nạn Trong xã hội chiếm hữu nô

lệ ở ấn Độ, với sự thống trị của tư tưởng duy tâm tôn giáo Bà la môn và chế

độ phân biệt đẳng cấp khắt khe, Phật giáo ra đời là tiếng nói trong làn sóngphủ nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bà la môn, tố cáo chế độ xã hội bấtcông, đòi tự do tư tưởng và sự bình đẳng xã hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đờisống của người dân ấn Độ Đây là sự thể hiện tinh thần phản kháng củaquần chúng nhân dân đối với chế độ xã hội đương thời: Đức Phật tuyên bố:Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọtnước mắt cùng mặn, con người sinh ra không phải đã mang sẵn trong bàothai dây chuyền ở cổ hay dấu tin ca (dấu hiệu quý phái của dòng Bà lamôn) trên trán Qua đó thể hiện mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo

trong lĩnh vực sinh hoạt xã hội Nguyện vọng cứu khổ của Đức Phật mang

tính nhân văn sâu sắc, còn có cứu được khổ hay không lại là chuyện khác.

Do vậy, Phật giáo rất gần gũi với con người ở Việt Nam, từ thuở xa xưa,

Trang 11

Phật chính là "Bụt" Bụt ở đây là cách dịch âm khác của "Buddha" có nghĩa

là Phật, là giác ngộ Hình ảnh ông Bụt hiện lên trong nhiều câu chuyện cổtích như truyện Tấm Cám… luôn là người đem lại niềm vui, hạnh phúc chonhững người tốt bụng mà gặp điều không may, đồng thời Bụt cũng là ngườitrừng phạt cái xấu, kẻ ác

1.1.2 Nội dung nhân sinh quan Phật giáo

Triết lý nhân sinh Phật giáo bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giớiquan Phật giáo chi phối Mặt khác, với tư cách là một hình thái ý thức xãhội, nhân sinh quan Phật giáo chịu sự qui định của tồn tại xã hội và tácđộng của các hình thái ý thức xã hội khác Điều này giải thích tại sao tronglịch sử tồn tại và phát triển, nhân sinh quan Phật giáo có sự biến đổi, khôngcòn giữ nguyên như ở Phật giáo nguyên thủy Nghiên cứu chi tiết, cho thấycác phái Phật giáo có những quan niệm khác nhau về nhân sinh Phật giáoTiểu thừa coi trọng "xuất gia khổ hạnh", chủ trương "ngã không pháp hữu",

đề cao sự giải thoát chính mình với mục đích cuối cùng là chứng đắc LaHán Tư tưởng chủ yếu của Phật giáo Tiểu thừa là "tịnh độ" và "xuất thếgian", nhấn mạnh cuộc đời là bể khổ mà nguyên nhân là do "Thập nhị nhânduyên" Mục đích thoát khổ là phải xuất thế gian, xa rời cuộc sống phàm tục,diệt dục mới có thể rũ bỏ bụi trần để đạt tới cảnh giới Niết bàn Còn Phật giáoĐại thừa không quá đề cao xuất gia khổ hạnh, chủ trương"ngã pháp đềukhông", tự giác ngộ và giác ngộ người khác, mục đích tu tập trở thành Phật.Giới luật của Đại thừa cũng có nhiều biến đổi khác với giới luật của Tiểuthừa ở sự tôn nghiêm cũng như nội dung Nếu giới luật của Tiểu thừa tậptrung vào việc đạt quả phúc cho mình, thì giới luật của Đại thừa lại thườnghướng đến lợi ích cho người khác Phật giáo Đại thừa về sau phát triển và lạichia thành nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ ấn Độ và truyền bá ra cácnước xung quanh, triết lý Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo

Trang 12

nói riêng đã biến đổi, phát triển ngày càng đa dạng phong phú để thích nghivới truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc trong những thời kỳ lịch sử nhấtđịnh

Vì khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ là có hạn, nên tác giả luận

văn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống

tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay trong thuyết tứ đế của Phật giáo.

Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm vềcon người, đời sống của con người

Thuyết Lục đại: Con người được cấu tạo từ sáu yếu tố:

Địa : Nghĩa là đất, xương thịt

Thủy : Nước, máu, chất lỏng

Hỏa : Lửa, nhiệt khí

Phong : Gió, hô hấp

Không : Các lỗ trống trong cơ thể

Thức : ý thức tinh thần

Trong 6 yếu tố này thì 5 yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu tốcuối cùng thuộc về tinh thần So với thuyết Danh sắc thì thuyết lục đại xét

Trang 13

cấu tạo con người nghiêng nặng về vật chất còn thuyết kia gần như có sựcân bằng, hài hòa về hai lĩnh vực vật chất, tinh thần.

Thuyết Ngũ ẩn : Xem con người được cấu tạo từ năm yếu tố

Trong các thuyết về cấu tạo con người của Phật giáo, thì thuyết Ngũuẩn là phổ biến hơn cả Như vậy, Phật giáo cho rằng, con người không cóthực thể là "không", gọi là "nhân vô ngã" (nhân không) Con người đượctạo thành từ Ngũ uẩn cho nên không có chủ thể hằng thường tự tại Conngười là sản vật, tự nhiên không có hình thái cố định của tính vật chấtnhưng vì đã ăn vật chất trên thế giới nên dần hình thành khối vật chất thôkệch có sự phân biệt tính cách, màu da Có bốn loại thực:

Đoạn thực : Thức ăn là động, thực vật, thức ăn vật chất, là cơm ănnước uống hàng ngày

Xúc thực : Thức ăn là những cảm xúc, cảm giác

Tư thực : Thức ăn là sự suy tư, nghĩ ngợi

Thức thực : Thức ăn là tinh thần, là thức ăn ở cõi vô sắc, sống bằngtinh thần thanh cao

Phật giáo quan niệm sự vật đều luôn vận động biến đổi, không cócái gì là thường hằng, bất biến Xuất phát từ duyên khởi luận, Phật giáo chorằng thế gian hết thảy đều biến hóa, vô ngã, vô thường Theo Phật giáo, cóhai loại vô thường Đó là sát na vô thường và tương tục vô thường Trong

đó, sát na vô thường chỉ sự biến hóa trong khoảng thời gian cực ngắn Còn

Trang 14

tương tục vô thường chỉ trong một chu kỳ nối tiếp nhau đều có sinh trụ

-dị - diệt (đối với sinh vật), hay thành - trụ - hoại - không (đối với sự vật),đối với con người là sinh - lão - bệnh- tử

Quan niệm của nhà Phật cho rằng, con người là sự kết hợp động củanhững yếu tố động, cho nên là giả tạm, suy cho cùng là vô ngã Với cáchnhìn như thế, Phật giáo cho rằng, mọi sự vật hiện tượng là giả danh không

có thực, con người chỉ là giả hợp của Ngũ uẩn tùy duyên giả hợp mà thành,cho nên là hư vọng huyễn hóa Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hếtnhân duyên tan ra gọi là chết Sống, chết là giả hợp tan của Ngũ uẩn Do

mê lầm, mà vô thường con người tưởng là thường, vô ngã mà tưởng cóngã Thân xác con người là nguồn gốc của mọi khổ đau Mọi đau khổ nhưđói khát, sinh, lão, bệnh, tử, nóng, giận, dâm dục v.v đều có gốc từ conngười mà ra Điều này cho thấy, Phật giáo nhìn nhận cuộc đời con người làkhổ

Nếu quan niệm chết là hết là chưa hiểu đúng Phật giáo, mà theoPhật giáo, chết là điều kiện để có cái sinh mới sắp tới Phật giáo giải thích

sự chết của con người bằng thuyết luân hồi nghiệp báo… Khi con ngườihình thành thì mọi suy nghĩ, hành động được ghi lại ở một nơi là Alaya, cứthế tích tụ thành Karma - Luật vô hình đặc trưng của người Khi con ngườichết luật vô hình quay lại gặp điều kiện thuận lợi tạo thành sinh linh mớichịu quả ở kiếp trước và nhân ở kiếp sau cứ thế luân hồi Cuộc đời conngười là một mắt xích trong chuỗi dài vô tận, chỉ là một gợn sóng trên mặtbiển bao la Cuộc sống của con người trên trần thế không thay đổi được, nó

do nghiệp cũ quy định theo luật nhân quả; mọi việc làm của con người đều

là nhân của sự kết hợp Ngũ uẩn tiếp theo

Học thuyết nhân quả của Phật giáo cho rằng, con người gieo nhânnào hưởng quả ấy, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão

Trang 15

Đời này ra sức học tập thì đời sau thông minh sáng suốt; đời nàylười biếng thì đời sau ngu đần dốt nát; đời này sát sinh thì đời sau chết yểu;đời này phóng sinh thì đời sau sống lâu; đời này làm khổ chúng sinh thì đờisau đau khổ; đời này có tâm vỗ về an ủi người khác thì đời sau hạnh phúc;đời này giận dữ cáu kỉnh thì đời sau tướng mạo xấu xí Đức Phật có nói:

"Những kẻ tạo nghiệp ác dù có lên trời, xuống biển hay vào hang núi cũngkhông nơi nào có thể trốn thoát" [12, tr 275]

Có thể nói, Phật giáo quan niệm mối quan hệ nhân quả là mối quan

hệ phổ biến và chi phối tất cả Phật giáo nguyên thủy cho thế giới nàykhông có nguyên nhân đầu tiên cũng như cuối cùng, thế giới không do mộtđấng tối cao nào sáng tạo ra; từ đó đi đến bác bỏ mọi quan niệm cho rằngThượng đế hay linh hồn là lực lượng đầu tiên sáng tạo ra muôn vật Tuynhiên, quan niệm về mối liên hệ nhân quả mà Phật giáo đề cập và nhấnmạnh thuộc lĩnh vực đạo đức, tinh thần, tâm lý cá nhân

Theo quan niệm của Phật giáo, xét đến cùng muôn vật trong vũ trụ

là hệ thống nhân duyên của nhau, cứ thế sinh sinh diệt diệt mãi nối tiếpnhau vô cùng tận; thế giới là vô thủy vô chung, không có cái gì là trườngtồn bất biến Mọi cái đều biến đổi vận động không ngừng, không có cáivĩnh hằng; mọi vật đều tuân theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt Con ngườicũng thuộc về thế giới hiện tượng Thân xác con người được đề cập trongcác thuyết Danh sắc, thuyết Lục đại, thuyết Ngũ uẩn của Phật giáo Theoluật nhân quả của Phật giáo, những việc làm của con người là nguyên nhântạo ra sự ngũ uẩn tiếp theo Bản thân nghiệp này do kiếp trước quy định; cứthế con người ở trong vòng luân hồi sinh tử không ngừng từ đời này sangđời khác Điều đó ít nhiều mang tính biện chứng Tuy nhiên, do tuyệt đốihóa sự vận động và gắn sự vận động với tính giả tạm vô thường của sự vật,cho nên Phật giáo không có được quan niệm đúng đắn về sự thống nhất

Trang 16

biện chứng giữa vận động và đứng im tương đối, không thấy được sự vậnđộng bao giờ cũng gắn với sự phát triển.

Về cuộc đời con người

Triết học Phật giáo bác bỏ Brahma và Atman, nhưng lại tiếp thu tưtưởng luân hồi Samsara và nghiệp Karma của Upanisad cho rằng, mọi vậtmất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, trong quá trình biểu hiện sinh tửtheo nghiệp nhân quả luân hồi

Để giải thoát chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi sinh - tử;

tử - sinh, Đức Phật nêu ra Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên Tứ diệu đế

là bốn chân lý giải thoát tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người đều phảinhận thức được đó là: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế

Khổ đế

Triết lý nhân sinh Phật giáo cho rằng, bản chất cuộc đời con người

là khổ: "Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phươngđều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu

và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển" [16, tr 12]

Khổ đế nói lên bản chất của nhân sinh Quan niệm nhân sinh trongtriết học Phật giáo mang tính tiêu cực yếm thế, coi đời chỉ là ảo hóa tạm bợ

Do vô minh, con người không nhận thức được điều đó, do đó cứ lặn lội mãitrong biển sinh tử, luân hồi Cuộc đời con người đầy rẫy những nỗi khổ,nhưng không ai nhìn thấy tường tận và rõ ràng Đức Phật chỉ rõ: "Ba giớikhông chút nào yên như là lò lửa, nỗi khổ đầy rẫy trong đó, thật là đáng sợ"(Kinh Pháp Hoa); "ta thấy các chúng sinh đắm chìm trong bể khổ" (KinhPháp Hoa, Thọ Lượng Phẩm)

Nỗi khổ của thế gian là khôn cùng, song có thể chia làm ba loại khổhay tám thứ khổ

Ba loại khổ (Tam khổ) là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ

Trang 17

Khổ khổ: Muốn nói tới cái khổ chồng chất nối tiếp cái khổ Mỗichúng sinh là nạn nhân của bao cái khổ Cái khổ có ở ngay thể xác nhưbệnh tật hiểm nghèo… lại có cái khổ khác bên ngoài thể xác như thiên tai,chiến tranh Tất cả những cái khổ đó liên tiếp dồn dập đến với con người.

Hoại khổ: Do sự thay đổi tạo nên tuân theo luật vô thường - không

có cái vĩnh hằng Ca dao có câu "nước chảy đá mòn", để nói một sự vậtvững chắc, cứng rắn như đá nhưng cùng với thời gian chịu tác động củangoại cảnh cũng phải thay đổi rồi bị hủy diệt tan biến Con người cũng vậy,không thể nằm ngoài quy luật chung đó

Hành khổ: Những nỗi khổ về tinh thần con người, do không làmchủ được mình bị lôi kéo vào những dục vọng làm cho tâm bị dằn vặt sinh

ra buồn vui, giận hờn, yêu ghét…

Tám thứ khổ (Bát khổ): Đức phật tóm tắt thành tám thứ khổ trongcuộc đời của một con người gồm: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tănghội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn khổ

Tám thứ khổ này là sự cụ thể hóa, tỉ mỉ hơn về các nỗi khổ củachúng sinh ở trần thế, song nội dung thì được bao hàm bởi ba khổ trên.Sinh khổ: con người khi sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời; trước đó còn ởtrong bụng mẹ thì chật chội tăm tối; người mẹ mang thai con thì vất vả mệtnhọc, kém ăn, mất ngủ, chịu bao cái khác thường so với người khác

Trong cuộc sống hàng ngày, con người muốn tồn tại được thì trướchết phải ăn, uống, mặc ở, sinh hoạt, đi lại… Muốn vậy, con người phải laođộng hết sức vất vả, cực khổ, tất bật trong công việc Đó là về mặt vật chất,còn những nỗi khổ về tinh thần dày vò con người cũng không kém nỗi khổ

về vật chất, nó làm con người suy kiệt, ốm yếu, (lão khổ) Con người đếnlúc già, tuổi cao, thân thể hao mòn già yếu các giác quan, hoạt động kém;mắt mờ, chân chậm, tai điếc dễ sinh bệnh gây đau ốm cho người bệnh vàngười thân xung quanh

Trang 18

Tử: đến một thời điểm nhất định con người phải chết, xa lìa trần thế

để lại nỗi xót thương vô hạn cho người thân, bè bạn Ai cũng vậy, sợ phải

xa lìa người thân, bè bạn, bởi cuộc sống biết bao điều thú vị

ái biệt ly: nỗi khổ khi phải xa cách chia ly người mình mến thươngnhư vợ chồng, cha mẹ, anh em… Nỗi khổ này bao gồm cả nỗi khổ sinh tửbiệt ly: Sống phải xa nhau đã khổ, nhưng người ở lại người đi vào thế giớikhác thì đó là nỗi khổ tình thương, tuyệt vọng biết nhường nào

Oán tăng hội khổ: nỗi khổ vì phải sống cùng với người mà mìnhkhông hề yêu thích; ở chung với những người như vậy giống như gai đâmvào mắt mà không làm gì được

Sở cầu bắt đắc khổ: là những nỗi khổ do con người mong muốn,ước ao mà không được, con người phải lao tâm khổ tứ biết bao, mong cóđược ngày thành đạt; nếu điều đó không thành thì nỗi khổ ấy thật khủngkhiếp dày vò con người, khiến con người tuyệt vọng…

Ngũ thụ uẩn khổ gây ra bởi sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm cho thântâm phải chịu hết thảy những nỗi khổ Thích Ca nói với chúng sinh: già làkhổ, bệnh khổ, chết khổ, cái gì của ta mà phải xa rời là khổ, cái gì không ưathích mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ Tóm lại làtriền miên trong ngũ trọc giả hợp

Học thuyết khổ đế đã chỉ ra những nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đờicon người Với lòng từ bi thương người của mình, Đức Phật muốn chúngsinh biết hết mọi nỗi khổ có ở đời để khi gặp phải không làm cho tinh thầnhoảng loạn, mà phải biết bình tĩnh suy xét tìm cách giải khổ, làm chủ đượcbản thân, vượt lên trên số phận Điều này cho thấy, Phật giáo không hề trốntránh cuộc sống trần gian, cũng như không tô hồng nó, mà đã dũng cảmnhìn vào hiện thực cuộc đời con người

Tập đế

Trang 19

Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cáikhổ Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó (Thập nhịnhân duyên) Phật Thích Ca thuyết pháp cho môn đệ phép màu nhiệm vềnguyên nhân sự khổ Đó là lòng tham sống mà luân hồi sinh tử: càng tham,càng muốn, càng được lại càng tham Con người tham sống, tham sướng,tham mạnh v.v Nguyên nhân của lòng tham là vô minh, nghĩa là không sángsuốt, không nhận thức được thế giới, không thấy mọi sự vật đều là ảo giả,

mà cứ cho là thực; không nhận thức được ngay chính bản thân mình, cả thếgiới khách quan lẫn bản thể chủ quan đều chỉ là vô thường vô ngã trongvòng luân hồi trôi chảy bất tận, chính cái này dẫn đến lòng tham sống ởtrong con người Phật giáo nói đến đau khổ chủ yếu là chỉ tinh thần bứcbách

Trong 12 nguyên nhân đưa ra thì Đức Phật cho rằng, vô minh và áidục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người Sự kếthợp giữa ái dục và vô minh xuất phát từ nguồn gốc của ba thứ mà phật gọi

là tam độc: tham, sân, si

Tham: Biểu hiện sự tham lam của con người làm xúi dục con ngườihành động để thỏa mãn lòng tham của mình Lòng tham của con ngườikhông có giới hạn, đây là nguyên nhân gây bao nỗi thống khổ cho conngười như chém giết, xâm hại lẫn nhau

Sân: Sự cáu gắt, bực tức, nóng giận khi con người không hài lòng

về điều gì đó, làm cho con người không kiểm soát hết hành động của mình(giận quá mất khôn); như thế cũng đem lại những điều khổ đau, không haycho con người Sách Phật ghi rằng, một đốm lửa giận có thể đốt hết muônmẫu rừng công đức và một niệm sân hận nổi lên, thì trăm ngàn, cửa nghiệpchướng mở

Trang 20

Si: Sự si mê, lú lẫn, làm cho con người không phân biệt điều haydở; điều đó gây bao tội lỗi, đau khổ cho mọi người Nếu tham sân nổi lên

mà có trí sáng suốt sẽ ngăn chặn được tham, sân

Tiếp đến Đức Phật trình bày những nguyên nhân của 12 nỗi khổ(Thập nhị nhân duyên)

Duyên hành: là hành động có ý thức; ở đây đã có sự dao động củatâm, có mầm mống của nghiệp

Duyên thức: Tâm thức từ chỗ cân bằng trong sáng đến dần dần mấtcân bằng, tùy theo nghiệp mà tâm thức tìm đến các nhân duyên để hìnhthành cuộc đời khác

Duyên danh sắc: là sự tụ hợp của các yếu tố vật chất tinh thần ;vớicác loài hữu tình thì sự hội nhập của danh sắc sinh ra các cơ quan cảm giác,trầm sức, thanh, hương, vị, xúc, pháp

Duyên lục nhập: Quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan, lục căntiếp xúc với lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

Duyên xúc: Là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn, lục trần và thứcxúc, là quả của lục nhập, là nguyên nhân của thụ

Duyên thụ: Là cảm giác do tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà sinh

ra yêu,ghét,buồn, vui

Duyên ái: Là yêu nảy sinh dục vọng, mong muốn

Duyên thủ: Có ái thì có thủ, đã yêu thì muốn chiếm lấy, giữ lấy chomình

Duyên hữu: Tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta); từ đâychứng tỏ có nguyên nhân chứa đựng nguyên nhân

Trang 21

Duyên sinh: Đã có tạo nghiệp là nhân tất yếu sẽ sinh ra quả; là hiệnhữu là tu sinh ra ở thế giới để làm người, hay súc sinh.

Duyên lão tử: Đã có sinh tất yếu có già và có chết Sinh lão bệnh

-tử là kết thúc một chu kỳ, đồng thời là nguyên nhân của một chu kỳ tiếptheo, bắt đầu một vòng luân hồi mới Cứ như thế tiếp diễn ở trong vòng đaukhổ sinh tử

Vì vậy, mỗi chúng sinh phải tu dưỡng thân tâm, đoạn trừ "vôminh", để cho Phật tính bừng sáng, nó sẽ là ngọn đèn pha dẫn bước chúngsinh đến cõi Niết bàn Muốn diệt trừ "vô minh" phải có trí tuệ vì: "Có trítuệ thì hết đam mê, luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi cóthể có được, trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc chắn nhất vượt bể sinh,lão, bệnh, tử Là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh là búa sắtchặt cây phiền não" [27 tr 36-37]

Diệt đế nói lên thế giới của sự giải thoát, thế giới không còn khổ đau

Đạo đế

Sau khi chỉ ra các nỗi khổ ở cuộc đời con người cũng như nguyênnhân gây nên các nỗi khổ ấy Đức Phật khẳng định, có thể tiêu diệt đượckhổ, tiêu diệt nỗi khổ nhân sinh bằng trải qua tu luyện để thoát khổ đạt đếncõi Niết bàn tuyệt đối tịch tịnh sung sướng, an lạc và tốt đẹp nhất Cuốicùng ngài đưa ra con đường để thoát khổ thực chất là diệt trừ vô minh, con

Trang 22

đường đó là bát chính đạo Đây là con đường tương đối phổ biến, là mônpháp chính được đề cập đến nhiều nhất đến nỗi có người lầm tưởng đạo đế

và bát chính đạo là một, đồng nhất

Chính kiến: Là sự hiểu biết đúng đắn, nhận thức rõ về tứ diệu đế,hiểu đúng sự vật khách quan Người có chính kiến sẽ biết phân biệt đúngsai, chi phối mọi hành động, tâm trí sáng suốt

Chính tư duy: Sự suy nghĩ phán xét đúng với lẽ phải Người tu hànhtheo chính tư duy biết suy xét vô minh là nguyên nhân của khổ đau, tìm raphương pháp tu luyện để thoát khổ cho mình và mọi người; đó là diệt trừ

vô minh, tam độc

Chính ngữ: Lời nói ngay thẳng, là đưa chính tư duy vào thực hànhtrong lời nói cụ thể: không nói dối, không tạo ra sự bất hòa giữa mọi người,không nói lời ác dữ, không thừa lời vô ích Người tu hành trước khi nóinăng phải suy nghĩ người nghe, nói lời đoàn kết dịu hiền

Chính nghiệp: Đức Phật dạy chúng sinh rằng:

Nếu là tà nghiệp như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, thì phải cải tạo, cải

tà quy chính, làm điều thiện tránh điều ác Còn nếu là chính nghiệp việclàm hợp với lẽ phải, có ích cho mọi người thì phải giữ gìn Trong chínhnghiệp lại có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp

Thân nghiệp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm

Khẩu nghiệp: Không nói dối, không nói ác, không nói hai lưỡi,không nói thêu dệt

ý nghiệp: Không tham dục, không nóng giận, không tà kiến

Chính mệnh: Lối sống trong sạch, lương thiện, ngay thẳng của conngười; không tham lam gian ác, ăn bám kẻ khác, không gian dối bất chính;

Trang 23

sống chân chính bằng nghề nghiệp chính đáng Có thể nói đây là phongcách sinh hoạt lành mạnh giúp cho con người luôn thoải mái nhẹ nhàng;như thế giúp cho sức khỏe - vốn là cái quí giá nhất ở con người để họ làmviệc có hiệu quả.

Chính tinh tiến: Đức Phật dạy con người cố gắng làm điều thiện,tránh điều ác; không quên lý tưởng tu đạo, luôn cảnh giác tỉnh táo trongtừng việc làm; phải chủ động tích cực trong việc tìm kiếm truyền bá chân

lý nhà Phật

Chính niệm: Trong đầu con người luôn có ý niệm trong sạch ngaythẳng, ghi nhớ những đạo lý chân chính, điều hay lẽ phải ở đời, chăm lothường xuyên niệm Phật

Chính định: Sự tập trung tư tưởng vào một việc chính đáng, đúngchân lý, tĩnh lặng suy tư về tứ diệu đế của vô ngã vô thường về nỗi khổ củacon người, là cơ sở cho chính kiến, chính tư duy ở trình độ cao

Với việc tu tập theo bát chính đạo mà Đức Phật đã chỉ ra, con người

sẽ thu được lợi ích thiết thực cho cả mình và xã hội; họ sẽ tự ý thức, sửamình từ bỏ mọi tội lỗi, tu thân tích đức như thế con người sẽ đạt tới sự hoànthiện Đây có thể coi là cơ sở, động lực để tạo ra sự yên bình, hạnh phúckhông những trong xã hội hiện tại mà cả xã hội tương lai, bởi nhân nào quả

ấy Một lần nữa cho thấy, những giá trị nhân sinh sâu sắc của Phật giáođược khẳng định Đức Phật đã rung động trước nỗi khổ của chúng sinh, nóinhư thế không phải Đức Phật tỏ ra bi quan trách đời mà phải thấy rằng ĐứcPhật đã dũng cảm chỉ ra thực tế, đoán định thế gian là chỉ có đau khổ Từ

đó mà đi tìm phương thuốc cứu giúp cho chúng sinh, tìm ra lối đi của sự tự

do tuyệt đích, của hạnh phúc yên bình chính là con đường diệt khổ

Trang 24

Đức Phật lấy việc giải thoát đau khổ làm trọng tâm tư tưởng tronggiáo lý của mình Đức Phật thuyết giảng: "Đạo của ta đây chỉ có một vị làgiải thoát như nước ngoài khơi chỉ có một vị mặn" Tinh thần triết lý nhânsinh mà Đức Phật dạy chúng sinh đòi hỏi trách nhiệm về đạo đức làmngười, không được làm ngơ trước những nỗi khổ của người khác, phải toàntâm toàn ý cứu khổ cho mọi người Đó cũng là yêu cầu đối với chínhmình, mình có thực hiện tốt thì mới hy vọng thoát khổ Đức Phật tự nhận:

"Thường trong bể khổ sinh tử, làm chiếc thuyền lớn cứu vớt chúng sinh".(Kinh Tâm Địa Quán)

Phật giáo không lấy giáo lý làm trọng, mà chỉ coi đó là phương tiện

để đạt đến chân lý cuối cùng Cái cốt tủy của nó là sự thực hành của mỗi cánhân đạt đến sự giác ngộ, tu thành đạo quả, chứ không phải nghe, giảng đểhiểu đạo

Phật giáo là một tôn giáo rất quan tâm đến con người và cuộc đờicon người Các tôn giáo khác cũng có cách nhìn nhận về con người Song

sự khác biệt căn bản của giáo lý Phật giáo với các tôn giáo khác như Thiênchúa giáo, Đạo giáo, Nho giáo là ở chỗ, Phật giáo đã chỉ ra cho chúngsinh con đường thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi bể khổ trầm luân để đạt đếncõi Niết bàn Đó là con đường tu học, trau dồi trí tuệ, phá vỡ vô minh ĐứcPhật dạy rằng: "Giáo lý của chúng ta như chiếc bè để qua sông, như ngóntay chỉ mặt trăng, đừng lấy ngón tay làm mặt trăng, các bậc Như Lai chỉlàm cái việc là chỉ đường thôi, mỗi người phải tự mình đi đến chứ không ai

đi thế cho ai cả" (Pháp cú - Phamnopada)

Còn trong kinh Trường Ahàm, Phật dạy: "Hãy xem ta là người chỉđường và hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp với ngọn đuốc của chính mìnhđừng thắp ngọn đuốc của người khác" [24, tr 31]

Trang 25

Triết học Mác - Lênin cũng nghiên cứu con người, lấy đó làm điểmxuất phát đồng thời cũng là mục đích cuối cùng để phục vụ đời sống conngười Nhưng con người trong triết học Mác là con người hiện thực sốngtrong một xã hội nhất định, với các quan hệ xã hội cụ thể Còn con ngườitrong Phật giáo là con người nô lệ của các sở cầu tham vọng của mình Tuyvậy nó vẫn thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc - đó cũng là giá trị lớn nhấttrong triết học Phật giáo Mục đích của triết học mácxít là xây dựng conngười phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ; còn Phật giáo với mục đíchgiải thoát cứu vớt con người khỏi bể khổ trở về với Phật tính của mình.Phật cho rằng, mọi chúng sinh đều có thể giác ngộ và giải thoát vì Phật vàchúng sinh đều có Phật tính Đức Phật tuyên bố: "Ta là Phật đã thành,chúng sinh là Phật sẽ thành" [25, tr 21].

1.2 ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam

1.2.1 Quá trình ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam

Phật giáo ra đời ở xã hội ấn độ cổ đại cách đây hơn 2500 năm vàđược truyền bá ra nhiều nước trên thế giới ở mỗi nước, khi được du nhậpvào, Phật giáo lại có sự cải biến cho phù hợp với tập tục của từng địaphương, từng dân tộc và mang những sắc thái khác nhau Với tính cách làmột trong những hình thái ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phậtgiáo phụ thuộc vào tồn tại xã hội ở ấn độ hiện nay Phật giáo tuy không cònchiếm số đông, nhưng những người có kiến thức đều tự hào về giáo lý nhàphật chính là ở tính triết lý sâu sắc Trên thế giới cũng vậy, khi đã nói đến

lý thuyết sâu sắc của xã hội ấn độ thì người ta không thể không nói đếnPhật giáo

Trang 26

ở Việt Nam hơn 2000 năm nay, Phật giáo tuy có lúc thịnh suy,nhưng trên thực tế đã luôn gắn bó với truyền thống dân tộc Phật giáo pháttriển qua các thời kỳ Đinh, Lê, hưng thịnh và đạt đến đỉnh cao dưới thời

Lý, Trần, đã góp phần ổn định, bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền và đã

để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa Việt Nam Nhân sinh quan Phậtgiáo, nhất là đức từ - bi - hỷ - xả ngày càng thấm sâu vào đời sống tâm linh,hướng con người vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức Hiện nay,tuy không còn là quốc giáo, song Phật giáo vẫn có ảnh hưởng rất lớn đếnsống tinh thần của người Việt Nam

"Phật giáo đến Việt Nam, gặp bối cảnh khác, nên suy tư và vận dụnggiáo lý của thiền sư cũng khác Nếu không biết đổi khác, chỉ sống y khuônvới giáo lý nguyên thủy, chắc chắn chúng ta sẽ không có những trang sửđẹp được mệnh danh là thời kỳ vàng son của Phật giáo Lý Trần " [28, tr 138]

Trong các tôn giáo được du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo đượctruyền bá vào rất sớm sau Nho giáo Ngay từ năm đầu công nguyên - thế kỷ Ingười Giao Châu đã tiếp xúc với Phật giáo từ Tây Vực truyền sang - thời

kỳ này nước ta đang nằm dưới ách thống trị của nhà Hán Các nhà nghiêncứu đều có chung ý kiến thống nhất cho rằng, Phật giáo được truyền vào

Việt Nam bằng hai con đường Thứ nhất, từ ấn Độ sang theo đường biển;

thứ hai, từ Trung Quốc vào bằng đường bộ Các tài liệu nghiên cứu cho

thấy, thế kỷ thứ II cuối triều Hán Linh Đế (168 - 188) xuất hiện hai vị tăng

ấn Độ sang Việt Nam truyền đạo là Ma Ha Kỳ Vực và Khưu Đà La, hìnhthành trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta - Trung tâm Phật giáo LuyLâu (ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Cũng trong thế

kỷ này, Mâu Tử là người Trung Quốc đến Việt Nam viết sách về Phật giáoViệt Nam "Lý hoặc luận" ở Giao Châu có nhiều người tu Phật và hìnhthành tầng lớp tăng sĩ trong xã hội Một số tăng sĩ Việt Nam dịch kinh Phật

từ tiếng ấn Độ sang tiếng Hán Phật giáo Việt Nam phát triển chủ yếu dưới

Trang 27

sự ảnh hưởng của Phật giáo ấn Độ Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu từ phíaBắc mang tư tưởng Đại thừa sau đó lan ra cả nước hay còn gọi Phật giáoĐại thừa, Phật giáo Bắc tông Phật giáo được truyền từ phương Nam mang

tư tưởng Tiểu thừa còn gọi là Phật giáo Tiểu thừa hay phật giáo Nam tông

Việt Nam giáp với biển Đông có đường biển dài nằm trên con đườngthủy thông thương giữa Đông và Tây, giữa Bắc và Nam, giữa hai cái nôicủa nền văn minh lớn ở phương Đông là Trung Hoa và ấn Độ, là nơi xuấtphát về phía Nam của nhiều nhà buôn sứ giả Trung Hoa Vị trí thuận lợi ấykhiến Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm Nhà nghiên cứu Phật học -Minh Chi cho rằng, Việt Nam ngay từ thời rất xưa đã được các cao tăng ấn

Độ đến truyền giáo trực tiếp và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểmPhật giáo vào miền Nam Trung Hoa khá nhiều Trung tâm Phật giáo quantrọng đó là Luy Lâu Đó là nơi có nhiều đường thủy, đường bộ quan trọngcủa Việt Nam lúc bấy giờ Với vị trí giao thông thuận lợi như vậy, đã khiếnLuy Lâu trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa sầm uất Luy Lâutrở thành nơi hội tụ các luồng văn hóa và rất thuận lợi cho việc truyền báđạo Phật vào Việt Nam Tuy nhiên, Phật giáo Luy Lâu không giống hoàntoàn với Phật giáo ấn Độ Phật giáo Luy Lâu đã có nhiều biến đổi nhằmthích nghi với phong tục tập quán, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội củaViệt Nam vào lúc bấy giờ Trước hết, đó là sự kết hợp hai dòng tín ngưỡng:Tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng Phật giáo ấn Độ

Từ thế kỷ thứ VI, ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc đối với ViệtNam dần dần chiếm ưu thế, trong khi đó ảnh hưởng của Phật giáo ấn Độ có

xu hướng giảm dần Trong đó, đáng chú ý là có một số dòng thiền TrungQuốc du nhập vào Việt Nam Dòng thiền thứ nhất do Tỳ Ni Đa Lưu Chi -

tổ thứ ba của phái Thiền tông Trung Quốc đã sang Việt Nam cuối thế kỷ VI(580), tu tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), trở thành vị sư tổ của phái thiềnmang tên ông ở Việt Nam Dòng thiền này truyền được cả thảy 19 thế hệ

Trang 28

Pháp Hiền là người nối pháp của Tỳ Ni Đa Lưu Chi Người cuối cùng củadòng Thiền này là Thiền sư Y Sơn Lưu Chi đã góp phần đào tạo nên cácthế hệ nhà sư Việt Nam có quan niệm mới về đạo Phật cùng phương pháp

tu tập cũng có khác trước Đặc trưng nổi bật của dòng thiền này là quanniệm mới về tâm Phật là cái không có trong thực tế, khó hình dung trong tưduy, khó nắm bắt trong nhận thức, một cái gì đó gần với cảnh giới Niếtbàn Phật giáo đã vắng bóng thần linh Phương pháp tu tập cũng có nhữngnét mới như chủ trương nghiêng về tu tập thiền định làm cho trí tuệ bừngsáng để đạt đến cảnh giới giác ngộ

Năm 820, một phái Thiền khác do thiền sư Vô Ngôn Thông (BấtNgữ Thông) truyền bá vào nước ta Dòng Thiền này tồn tại và phát triểncho đến thời Trần Tư tưởng chủ yếu của phái này là không dựa vào văn tự,thuyết giáo, gạt bỏ sự tu khổ hạnh lâu ngày v.v theo truyền thống "Bất lậpvăn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhân tâm; Kiến tính thành Phật"của Thiền tông Trung Quốc

Dưới thời kỳ Bắc thuộc, hai phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và VôNgôn Thông cùng tồn tại và phát triển song song và về cơ bản vẫn là hai pháithiền riêng biệt, chưa chịu ảnh hưởng lẫn nhau như các thời kỳ sau này

Phái thiền thứ ba được truyền vào nước ta là Thảo Đường LýThánh Tông là sư tổ thứ hai của phái thiền này Đây là dòng thiền riêng củađời Lý và có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XIII

Đến thời Lý (1010 - 1225) - Trần (1225 - 1400), Phật giáo Thiền Tôngphát triển hưng thịnh, đạt đến đỉnh cao rực rỡ và trở thành quốc giáo, chiếm

ưu thế trong đời sống tinh thần của người Việt Nam

Lý, Trần trong khoảng hai đời

Nhà nhà niệm Phật, người người tụng kinh

Trang 29

Sang đời Lê, vai trò tư tưởng Phật giáo dần suy giảm để nhườngchỗ cho tư tưởng chiếm vị trí chủ đạo của Nho giáo.

ở Việt Nam Phật giáo được truyền vào là Phật giáo Đại thừa với cáctông phái như Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông

Thiền tông quan niệm Phật tính là bình đẳng, có ở khắp mọi nơi và

ai cũng có thể tu tập kiến tính thành Phật (Phật không chia Nam Bắc).Quan niệm này đã đem lại hy vọng giải thoát cho các tín đồ vốn là nhữngcon người đau khổ trong ách thống trị kìm kẹp nặng nề, hà khắc của chế độphong kiến với hệ tư tưởng của Nho giáo

ở Việt Nam, cùng với Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông cũngđược truyền vào Tông phái này sử dụng những phép tu huyền bí như thuậtbùa phép, yểm huyệt, trấn tà, chữa bệnh cho con người… đã thỏa mãn phầnnào nhu cầu tín ngưỡng, tâm lý con người, trong đó một bộ phận là quầnchúng lao động nghèo khổ

Tịnh độ tông với chủ trương Adiđà, tôn thờ phật Quan Thế âm cùngvới các nghi thức tương đối đơn giản như dâng hương, rước tượng Phật,niệm Phật ghi nhớ những điều Đức Phật dạy và những lời răn dạy sống từ,

bi, hỷ, xả, nhân từ, độ lượng để được lên cảnh giới Phật Điều này tỏ rathích hợp với nhu cầu tâm linh của đông đảo các tín đồ, vốn những ngườibình dân Tịnh độ tông kết hợp với các tông phái Phật giáo khác, có sức lôicuốn hấp dẫn đối với nhiều người dân Việt Nam Do vậy mà nó tồn tại vàphát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc

Cuối thế kỷ XIV đầu XV Phật giáo bị hạn chế, suy yếu dần và đivào dân gian Nhiều người Việt Nam trong giới thượng lưu từ bỏ Phật giáo.Mặc dù vậy ở nông thôn, làng xã Phật giáo vẫn được duy trì tồn tại Vìmuốn đưa Nho giáo lên vị trí thống trị, triều đình Nhà Lê đã đề ra và thựchiện nhiều chính sách kiềm chế Phật giáo Chẳng hạn, sư sãi trong chùa

Trang 30

phải thi đỗ mới được làm tăng đạo, việc xây dựng chùa chiền bị hạn chế.Cuối 1461 vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm xây dựng thêm chùa quán, haynhư việc tạc tượng đúc chuông mới phải xin phép chính quyền Năm 1463,ông lại ra lệnh cấm những người Đạo thích trong nước ra vào trò chuyệntrong hoàng cung v.v Phật giáo cung đình không còn tồn tại, mà dần dầntruyền bá vào dân gian.

Dưới thời Nhà Mạc - thế kỷ XVI, Phật giáo lại hưng khởi, các chùamới được mọc lên nhiều Nhiều chùa cũ được xây dựng từ thời Lý - Trầnđược trùng tu to đẹp hơn Thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm đếnviệc chấn hưng đạo Phật Thời kỳ này Phật giáo được coi trọng, được triềuđình quan tâm chú ý, thần dân tôn thờ Vua xuống chiếu chỉnh đốn việc cấtchùa, chọn lựa các tăng nhân có đạo đức, có học thức để trông coi chùa,song việc làm này ít thu được kết quả vì vua mất sớm ở vùng đồng bằngsông Hồng làng nào cũng có chùa, làng lớn thì có đến hai ba chùa, cácthương nhân Việt Nam tin vào Phật giáo hơn Nho giáo ở đàng trong, Phậtgiáo cũng được phổ biến rộng rãi

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào chấn hưng Phật giáođược dấy lên bắt đầu từ các đô thị miền Nam Sở dĩ có tình trạng này là do

sự giao lưu với văn hóa bên ngoài thúc đẩy Các giáo hội Phật giáo miềnNam, Trung, Bắc ra đời và Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sốngtinh thần con người Việt Nam Số tín đồ Phật giáo đông đảo hơn cả so vớicác tôn giáo khác Phật giáo đã gắn bó, gần gũi với người dân Việt Namtrong suốt hơn 20 thế kỷ qua; những triết lý nhân sinh sâu sắc của nó đượccoi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hình thành nền văn hóa, đời sống củadân tộc Phải khẳng định rằng, Phật giáo rất gần gũi thân thiết với nhiềungười dân Việt Nam

Trang 31

Có thể thấy rằng, sự khác biệt của Nho giáo và Phật giáo trong quátrình ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam là ở chỗ:Nho giáo (là ý thức hệ tư tưởng của giai cấp thống trị-giai cấp phong kiếnTrung Quốc), là một học thuyết chính trị - xã hội - triết học, với hệ thống

"tam cương", "ngũ thường" Nho giáo phải thông qua học vấn, qua giáodục nhà trường, thông qua các thiết chế xã hội để đi vào đời sống của conngười, chủ trương tổ chức và xây dựng một xã hội cụ thể Còn Phật giáothông qua sinh hoạt tôn giáo trong giới tăng ni, phật tử và trong cả nhữngsinh hoạt gia đình của con người Việt Nam Đó là: "Nhờ biết ứng dụngphương tiện một cách linh động toàn hảo, trải qua bao thăng trầm đổi thaycủa lịch sử, Phật giáo Việt Nam vẫn tồn tại sáng ngời với thời gian" [28, tr.139]

1.2.2 ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam

1.2.2.1 ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức

Hơn 20 thế kỷ qua Phật giáo đã cùng chung sống với dân tộc ta.Triết lý nhân sinh của Phật giáo đã thẩm thấu vào tinh thần dân tộc và cóảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan con người Việt Nam, góp phần đắclực vào việc tạo nên nhân cách của nhiều người dân Việt Nam Phật giáo đềcập rất nhiều đến thuyết nhân duyên, đến quan hệ nhân quả, nhìn sự vật từkết quả để tìm nguyên nhân và từ kết quả này lại là nguyên nhân của quảkhác trong mối liên hệ khác Luân hồi nghiệp báo là giáo lý Phật giáo dựatrên luật nhân quả Luật nhân quả của Phật giáo đóng vai trò quan trọngtrong việc hình thành phát triển nhân sinh quan và đạo đức trong nhân dân ta

Nho giáo có tư tưởng thiên mệnh Theo Nho giáo, con người sinh raphục tùng tuân theo quy luật tự nhiên như một định mệnh, chịu sự chi phốicủa lực lượng siêu nhiên là mệnh trời Khổng Tử ví con người trong tự

Trang 32

nhiên giống con cá bơi lội trong dòng nước, dù có ngược xuôi như thế nàocũng phải tuân theo sự trôi chảy của dòng nước Tư tưởng Nho giáo cũngảnh hưởng mạnh đến nhân sinh quan con người Việt Nam Nếu hệ tư tưởngNho giáo làm cho con người tin tuyệt đối vào số mệnh, con người tuân thủmột cách nghiêm ngặt định mệnh của mình, như thế không thôi thúc conngười hành động vươn lên mà trông chờ, ỷ lại vào số phận… thì luật nhânquả cho con người thấy được bản thân ta phải tu tập Mệnh trời trong tưtưởng Nho giáo đã kết hợp hài hòa với triết lý nhân quả Trong TruyệnKiều, Nguyễn Du viết:

"Cho hay muôn sự tại trờiPhụ người chẳng bõ khi người phụ taNhững người bạc ác tinh maMình làm mình chịu kêu mà ai thương"

Những câu thơ của Nguyễn Du cho thấy, triết lý ác giả ác báo củaPhật giáo được đề cập vần xoay hại nhân nhân hại xưa nay lẽ thường ảnhhưởng thấm sâu vào nhân sinh quan con người Việt Nam Tác phẩm củaNguyễn Du gián tiếp thể hiện triết lý nhân sinh, mang đậm màu sắc Phậtgiáo; cách thử nghiệm lý giải cuộc đời đau khổ cũng như phương phápthoát khổ Phật giáo nêu cao thiện tâm, bình đẳng cho mọi người như lànhững tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội

Những quan niệm ở hiền gặp lành, gieo gió phải gặt bão, nhân nàoquả đấy, cha mẹ hiền lành để đức cho con, bản chất từ hy hỷ xả trong triết

lý nhân sinh Phật giáo thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc hướng mọitầng lớp nhân dân vào con đường thiện nghiệp tu dưỡng đạo đức vì dân vìnước Có tác giả đã nhận xét: Cái sống đời đời trong đạo đức Phật giáo là

từ bi và cứu khổ cứu nạn Nó vượt thời gian, không gian, bởi vì nó nhằm

Trang 33

bảo vệ, phát huy, duy trì nhân bản "làm điều lành", "hướng về điều lành"hoặc ít nhất "đừng làm ác", "đừng hướng về cái ác".

Luật nhân quả theo Phật giáo đề cập đến dòng biến động, sinh diệtnối tiếp nhau, đã chỉ cho các tín đồ điều kiện để đạt đến đỉnh cao của trítuệ, thì người tu hành phải có đức độ, lòng từ bi mà không ỷ lại hay tự tyvới chính mình Tư tưởng này là nguồn động lực thôi thúc con người hànhđộng, vững tin vào cuộc sống Luật nhân quả còn khẳng định khi chúng tagieo nhân tức là đã gây nghiệp, gây nghiệp lành được quả lành, gây nghiệp

dữ bị quả dữ Vì vậy đã hướng con người vào việc thiện, xa lánh điều ác.Nếu chúng ta gạt bỏ yếu tố thần bí về kiếp người trong luật nhân quả, sẽthấy được tinh thần nhân bản trong việc giáo dục con người sống lànhmạnh, làm việc tốt, từ đó góp phần vào việc xây dựng xã hội yên lành và cónhân tính hơn Ngoài ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục và xây dựng mộtgia đình tốt, một xã hội yên bình, Phật giáo nhấn mạnh sự nỗ lực là yếu tốquyết định của mỗi con người trong quá trình tu tập đi đến giác ngộ Giáo

lý nhân quả của Phật giáo không ra lệnh cũng không trừng phạt, mà đưacon người về vị trí thực sự của họ, không tách khỏi ý thức trách nhiệm vaitrò vị trí của mình trong gia đình và xã hội, không ngừng tự giáo dục theocác chuẩn mực đạo đức, đạt đến sự hoàn thiện của bản thân

Triết lý về luật nhân quả của Phật giáo còn góp phần trong việcphòng ngừa ý định, hành vi phạm pháp luật của con người khi còn chưabộc lộ Con người, trước nguy cơ trở thành tội phạm, thì lương tâm thườnghay cắn rứt, dày vò Trong suy nghĩ ban đầu của họ luôn có sự đắn đo, đấutranh tư tưởng Do đó, nếu như họ sợ bị quả báo trừng phạt, quả báo cóthể ứng ngay với bản thân mình thậm chí còn chịu hậu quả lâu dài về sau(đời cha ăn mặn đời con khát nước), thì họ sẽ ăn năn hối cải, từ đó có hànhđộng tích cực để chuộc lỗi lầm cải tạo nghiệp

Trang 34

Phật dạy chỉ có chính ta mới là chủ nhân thực sự cuộc sống của ta,nên ta phải gắng sức rèn luyện để trở thành người tốt, mà không trông chờ

ở một thế lực siêu tự nhiên nào ngoài bản thân mình Đức Phật dạy rằng:

"Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗnương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài bản thân mình" [25, tr 22]

Phật giáo với một hệ thống triết lý sâu sắc ít mang tính siêu hình,

mà trái lại có tính thực tiễn cao Đó là con đường giúp con người thoát khổ(giải thoát) Phật giáo có ảnh hưởng tác động sâu sắc đến nền tảng đạo đức,

sự hình thành nhân cách con người Việt Nam - bản sắc độc đáo ở mỗi conngười Hiện nay có những quan niệm khác nhau về nhân cách và trongcuộc sống đời thường có người quan niệm sai lầm đồng nhất nhân cách vớiđạo đức Triết học Mác - Lênin quan niệm, nhân cách là khái niệm chỉ bảnsắc độc đáo riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trongmỗi cá nhân Nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các các nhân.Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủcuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui, trách nhiệm hoạtđộng cụ thể trong xã hội Trong đó, đạo đức là thành phần quan trọng nhất,

là gốc của nhân cách Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức làtoàn bộ những quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của conngười trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềmtin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

Truyền thống đạo đức của dân tộc ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạođức Phật giáo Dân tộc Việt Nam từ khi được hình thành đến nay đã trải quabao thăng trầm lịch sử, những thuận lợi cũng như khó khăn thử thách đã hunđúc làm nên tinh thần dân tộc bền vững Trong đó tiêu biểu nhất là lòng yêunước nồng nàn, là cốt lõi của nhân phẩm Phật giáo vừa là một hệ thống triếthọc tôn giáo, vừa là một học thuyết có giá trị đạo đức rất cao, mà mục đíchduy nhất của nó là cứu khổ độ sinh Theo Đức Phật, một đời sống hạnh phúc

Trang 35

là một đời sống có đạo đức Ngay từ khi được du nhập vào nước ta, Phật giáo

đã tham gia vào nền đạo đức dân tộc một cách hòa bình, thẩm thấu vào truyềnthống yêu nước trong suốt chiều dài lịch sử truyền thống dân tộc Đạo đứcPhật giáo thâm nhập vào đạo đức dân tộc theo truyền thống vì nghĩa, vì nước.Điều này có thể coi là sự hóa thân của Phật giáo vào truyền thống đạo đức củadân tộc Việt Nam Trong lịch sử, đạo đức Phật giáo đã thích ứng với hoàncảnh Việt Nam, biến thái từ một nền đạo đức tiêu cực, từ bi sang tinh thầndũng cảm, anh dũng đấu tranh vì dân vì nước Trần Nhân Tông, vị Sư tổ khaisáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền lớn nhất của Việt Nam thờiTrần - ông là người đã có công trong việc đưa chính pháp vào đời sống đạođức xã hội Việt Nam thời kỳ này Nhân Tông là vị vua yêu nước, đã lãnh đạotoàn dân chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông

1285 - 1288, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc Ông còn là vị vua có lòngnhân từ, thân dân nhất Dưới thời Trần Nhân Tông, nước Đại Việt đã làm nênnhững kì tích trong lịch sử của mình Suốt triều đại Lý - Trần, lý tưởng vôngã, vị tha được xếp là chuẩn mực của nếp sống đạo đức Phật giáo, mà nhờ

đó đã có ảnh hưởng sâu đậm tới đời sống đạo đức của nhân dân ta

Không phải chỉ khi Phật giáo trở thành quốc giáo mà ngay cả khi

nó đã nhường chỗ cho Nho giáo (đầu thế kỷ XV), thì sự ảnh hưởng của nóđến đời sống đạo đức của nhân dân ta vẫn đậm nét Ví như tư tưởng nhânnghĩa của Nguyễn Trãi rất gần gũi và tương đồng với đạo đức Phật giáo.Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa đồng với các tôn giáo khác, cũng như tậpquán tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam Đạo lý từ - bi - hỉ -

xả, bình đẳng, của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinhthần người Việt, là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình hìnhthành giá trị văn hóa dân tộc Đạo đức xã hội coi trọng chữ tâm là gốc đểtạo nên sức mạnh và là động lực cho sự phát triển xã hội Tư tưởng, hành vi

Trang 36

đạo đức Phật giáo phù hợp với truyền thống nhân đạo, thương người nhưthể thương thân của đạo lý người Việt Nam.

Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Trong gia đình, việc thờ cúng tổ tiên là truyền thống của con ngườiViệt Nam Truyền thống đó được cộng hưởng bởi đạo đức Phật giáo Chođến tận ngày nay, trong mỗi gia đình người Việt Nam, thậm chí ở cả nướcngoài, khi mở đầu bài khấn lễ gia tiên, hay trước khi tiến hành các thủ tục

tế lế thì bao giờ cũng được mở đầu bằng câu "Nam mô a di đà phật"

ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đã trở thành một bộ phận hợpthành đạo đức của xã hội Việt Nam từ thuở xa xưa Thời kỳ Lý - Trần, Phậtgiáo chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, thì có thể nói,đạo đức Phật giáo gần như đồng nhất với đạo đức xã hội Ngay cả khi Phậtgiáo lui vào dân gian thì ảnh hưởng của nó vẫn không hề mất đi Nhiều giátrị đạo đức của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung có tính phổ quát.Chính vì vậy, khi đánh giá vai trò của tôn giáo, Kant - nhà triết học ngườiĐức (1724-1804) - cho rằng, chức năng cơ bản của tôn giáo là chức năngđạo đức

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo là niềm an ủi cho con ngườibằng một sự đền bù hư ảo, hay là đem lại sự thỏa mãn nhu cầu tâm linhmột cách ảo tưởng, coi sự giải thoát khỏi thế giới trần tục làm cứu cánh chocuộc đời đau khổ của mình C Mác đã từng nói: "Tôn giáo là tiếng thở dàicủa chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũnggiống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo làthuốc phiện của nhân dân" [17, tr 8] V.I Lênin coi: "Tôn giáo là thuốcphiện của nhân dân Tôn giáo là thứ rượu tinh thần" [17, tr 226] Như vậy,

C Mác và Ph Ăngghen xem tôn giáo như một thứ thuốc an thần ở đó quần

Trang 37

chúng nhân dân tìm thấy sự an ủi, con đường giải thoát cho mình Phật giáođem đến cho con người sự thanh thản, niềm hy vọng vào một cuộc sống tốtđẹp ở cõi Niết bàn Con người tin và theo đạo Phật và nhờ đó nhu cầu tâmlinh của họ được an ủi, đền đáp Nhưng Phật giáo là một tôn giáo bởi nó cónghi lễ, cúng lễ, cầu nguyện và khi gặp khó khăn được Phật tổ cứu giúp.Với người phật tử, Đức Phật hay Ông Bụt đều là hình tượng của sự sángsuốt, lòng nhân từ bao dung độ lượng luôn cứu vớt và ban phước lành chocon người.

Mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và đạo đứcPhật giáo bao gồm nhiều khía cạnh Trước hết, nó góp phần củng cố đạo đức

xã hội, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kếttương thân tương ái, lá lành đùm lá rách góp phần tạo nên nhân cách conngười Việt Nam Tuy nhiên, sẽ là không đầy đủ nếu như chỉ nhấn mạnhnhững ảnh hưởng tích cực của sinh quan Phật giáo, mà không thấy ảnh hưởngtiêu cực của nó đối với đời sống tinh thần nói chung và đạo đức xã hội

Thuyết nhân quả của Phật giáo tạo cho mọi người tính nhẫn nhục,cam chịu bằng lòng với số phận của mình ở cuộc sống trần gian Như vậy,

vô hình chung đã tạo điều kiện thuận lợi để giai cấp thống trị lợi dụng rungủ nhân dân, loại bỏ ý thức vươn lên đấu tranh của họ, dẫn đến sự cai trịcủa chúng dễ dàng hơn

Mặt khác, trong thực tế chùa chiền trở thành nơi ẩn náu của một sốngười tỏ ra bất mãn trước cuộc sống, gặp khó khăn hay thất bại trong cuộcsống và chưa làm chủ được cuộc sống của chính mình, do vậy họ vào chùanương nhờ cửa Phật, lẩn trốn thực tại Là một tôn giáo có những yếu tốthần bí, Phật giáo đã làm con người dễ tin tưởng một cách mù quáng, màkhông thấy cuộc sống của mình do mình làm chủ, không dựa vào tri thức,

Trang 38

không dựa vào khoa học để chiến thắng khổ nạn, cố gắng tự vươn lên làmchủ mình trong mọi hoàn cảnh giành lấy hạnh phúc cho mình.

Quan niệm đời là bể khổ, cuộc sống ở trần gian là tạm bợ, là sựchuẩn bị bắt đầu cho cuộc sống ở cõi Niết bàn Điều này đã làm con người

xa lánh cuộc đời, an phận thủ thường, thu mình trước mọi bất công, nảysinh tâm trạng bi quan, yếm thế trước cuộc sống Đó là điều không phù hợp

và thậm chí là sự cản trở đối với sự tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là trongđiều kiện hiện nay Con người sống ở thế giới thực tại, nhất là trong xã hộihiện đại, càng phải có niềm tin, lý tưởng, biết vươn lên vượt mọi khó khăn,thử thách làm chủ cuộc sống của mình cần thiết phải có thái độ lạc quanyêu đời, tin vào bản thân mình

Khi nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đứccủa con người Việt Nam hiện nay, chúng ta phải thấy được cả mặt tích cựccũng như tiêu cực Mặt tích cực, góp phần hình thành nhân cách con người,làm cho họ có cuộc sống lành mạnh, trong sạch, giản dị, có tấm lòng nhân

ái, khoan dung, yêu thương đồng loại, biết cảm thông, quan tâm đến nỗikhổ của người khác, cứu người trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn v.v mọihành động ấy đều được bắt đầu từ tâm, từ tính tự giác Những tư tưởng vềđạo đức Phật giáo đã góp phần nâng cao và làm phong phú hơn những giátrị đạo đức truyền thống của dân tộc Chúng hòa quyện vào nhau, tạo nênsức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam Trên cơ sở phát huy mặt tíchcực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức truyền thống nói chung và của nhânsinh quan Phật giáo nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã phát động phongtrào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiềutrong quần chúng nhân dân

1.2.2.2 ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống

Trang 39

Lối sống của con người được hình thành trong quá trình con ngườitham gia vào các hoạt động, mà trước tiên là lao động sản xuất, hoạt độngchính trị xã hội và các hoạt động khác v.v… Lối sống có nguồn gốc từphương thức sản xuất C.Mác đã viết: "Không nên nghiên cứu phương thứcsản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xáccủa các cá nhân mà hơn thế nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của

sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sống nhất định của họ" [20,

Như vậy, lối sống bao gồm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của conngười Trong một xã hội nhất định, lối sống được biểu hiện qua quan hệcủa con người với tự nhiên, quan hệ giữa người với người trong lao động sảnxuất, chính trị, tư tưởng văn hóa và trong ứng xử giao tiếp hàng ngày, "lốisống không phải là hoạt động mà là lối hoạt động; không phải là sự giải trí

mà là lối giải trí; không phải là giao tiếp mà là lối giao tiếp" [44, tr.56] Lối

Trang 40

sống là cách thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất địnhđược biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạtđộng chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàngngày.

Lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hìnhthành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khíhậu hệ động, thực vật, của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa

tư tưởng, truyền thống v.v… Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, trongcác yếu tố nói trên, thì điều kiện xã hội có ý nghĩa quyết định Trong đó,phương thức sản xuất lại đóng vai trò quyết định đối với chính trị xã hội vàvăn hóa tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc

Lối sống của con người Việt Nam có nhiều nét đặc thù Về cơ bản,đời sống tinh thần của con người Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của tưtưởng Tam giáo, trong đó có các vấn đề nhận thức luận, thế giới quan vàđặc biệt là nhân sinh quan của Phật giáo Việt Nam nằm ở vị trí giữa hai lụcđịa ấn Độ và Trung Quốc, nên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của cả hai nềnvăn hóa lâu đời vào bậc nhất thế giới đó, trong đó phải kể đến ảnh hưởngcủa Phật giáo Ngay từ buổi đầu, Phật giáo Việt Nam đã có mầm mốnghình thành các khuynh hướng khác nhau, trong đó khuynh hướng nổi trội làPhật giáo dân gian

Như đã trình bày ở trên, Phật giáo, đặc biệt nhân sinh quan của nó

đã ảnh hưởng rất nhiều tới lối sống con người Việt Nam Hệ thống chùatháp - một bộ phận cấu thành giá trị vật chất và tinh thần của di sản văn hóadân tộc Chùa tháp được thiết kế xây dựng mang dáng vẻ thanh thoát, trầmmặc, đậm sắc thái riêng của phương Đông Chùa là nơi thờ tự, là nơi cụ thểhóa hệ tư tưởng, tình cảm có từ lâu đời đã chi phối cách ăn ở, đối nhân xửthế của quần chúng nhân dân, cũng như chi phối phong tục tập quán truyền

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w