Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế thị trường, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 77 - 80)

triển kinh tế thị trường, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích phát triển sản xuất xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân lao động. Đây cũng là điều kiện tốt để phát triển con người một cách toàn diện trên các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ. Với sức mạnh vật chất, hoạt động vật chất, cải tạo hiện thực, chúng ta mới hy vọng khắc phục dần được những biểu hiện tiêu cực của Phật giáo đang chi phối tâm lý, cách suy nghĩ, lối sống của một phận không nhỏ của quần chúng nhân dân. Đức Phật cũng xác định rằng: Tình trạng nghèo khổ là một trong những nguyên nhân của sự bạo hành trong xã hội. Vì vậy, để phát huy những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở đất nước ta hiện nay, thì giải pháp quan trọng đó là sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đảng ta xác định: "Kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế không chỉ tồn tại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn tồn tại trong cả chủ nghĩa xã hội" [7, tr. 97].

Đó là nền kinh tế trong đó việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc phát triển văn hóa xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân. Nhà nước phải thực sự của dân, do dân và vì dân.

Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế thị trường là chúng ta đã thực hiện mục tiêu cao cả thiêng liêng bất di bất dịch của nhân dân ta. Như Đảng ta nhiều lần chỉ rõ: "Xây dựng một nước

Việt Nam độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc".

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Cũng có thể diễn đạt mục tiêu ấy trong giai đoạn hiện nay là: "Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung bao cấp, nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích phát triển sản xuất xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Qua đó phát huy ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo vì muốn thay đổi đời sống tinh thần thì phải thay đổi điều kiện kinh tế. Chỉ khi nào cuộc sống của con người không còn đói nghèo và trong xã hội không còn áp bức bất công khi đó thì cõi niết bàn cũng giảm bớt sự hấp dẫn. Xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân là loại trừ nguồn gốc nảy sinh nhu cầu tôn giáo, đẩy lùi ước mơ ở thiên đường bên kia, tạo lập thiên đường của con người ở chính thế giới thực tại này. Sự

phát triển không ngừng về kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa sẽ quyết định sự mất dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng. Vì vậy, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của đồng bào, chăm lo cuộc sống cho họ là trách nhiệm của công tác tôn giáo, để bên cạnh niềm tin tôn giáo là niềm tin có cơ sở thực tế vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Phát triển kinh tế đất nước, hạn chế phân hóa giàu nghèo trong xã hội sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho văn hóa, xã hội tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân. Điều đó sẽ dần dần hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung của Phật giáo mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo nói riêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Sự phát triển không ngừng về kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện mọi quan hệ xã hội, phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa… sẽ góp phần giải quyết nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của Phật giáo ở nước ta. Đây là điều kiện tiên quyết để phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc, xóa bỏ những hoạt động mê tín dị đoan, góp phần ổn định chính trị xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam sẽ có tác động tích cực trở lại, góp phần thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bởi theo lý luận chủ nghĩa Mác là ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Vì vậy cần có cơ chế, chính sách phát huy nội lực của nhân dân, tạo ra phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp và thường xuyên tham gia phát

triển văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ nền văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp cá tính con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 77 - 80)