Quá trình ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 25 - 31)

người Việt Nam

1.2.1. Quá trình ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đờisống tinh thần của con người Việt Nam sống tinh thần của con người Việt Nam

Phật giáo ra đời ở xã hội ấn độ cổ đại cách đây hơn 2500 năm và được truyền bá ra nhiều nước trên thế giới. ở mỗi nước, khi được du nhập vào, Phật giáo lại có sự cải biến cho phù hợp với tập tục của từng địa phương, từng dân tộc và mang những sắc thái khác nhau. Với tính cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phật giáo phụ thuộc vào tồn tại xã hội. ở ấn độ hiện nay Phật giáo tuy không còn chiếm số đông, nhưng những người có kiến thức đều tự hào về giáo lý nhà phật chính là ở tính triết lý sâu sắc. Trên thế giới cũng vậy, khi đã nói đến lý thuyết sâu sắc của xã hội ấn độ thì người ta không thể không nói đến Phật giáo.

ở Việt Nam hơn 2000 năm nay, Phật giáo tuy có lúc thịnh suy, nhưng trên thực tế đã luôn gắn bó với truyền thống dân tộc. Phật giáo phát triển qua các thời kỳ Đinh, Lê, hưng thịnh và đạt đến đỉnh cao dưới thời Lý, Trần, đã góp phần ổn định, bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền và đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa Việt Nam. Nhân sinh quan Phật giáo, nhất là đức từ - bi - hỷ - xả ngày càng thấm sâu vào đời sống tâm linh, hướng con người vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức. Hiện nay, tuy không còn là quốc giáo, song Phật giáo vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến sống tinh thần của người Việt Nam.

"Phật giáo đến Việt Nam, gặp bối cảnh khác, nên suy tư và vận dụng giáo lý của thiền sư cũng khác. Nếu không biết đổi khác, chỉ sống y khuôn với giáo lý nguyên thủy, chắc chắn chúng ta sẽ không có những trang sử đẹp được mệnh danh là thời kỳ vàng son của Phật giáo Lý Trần " [28, tr. 138]. Trong các tôn giáo được du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo được truyền bá vào rất sớm sau Nho giáo. Ngay từ năm đầu công nguyên - thế kỷ I người Giao Châu đã tiếp xúc với Phật giáo từ Tây Vực truyền sang - thời kỳ này nước ta đang nằm dưới ách thống trị của nhà Hán. Các nhà nghiên cứu đều có chung ý kiến thống nhất cho rằng, Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường. Thứ nhất, từ ấn Độ sang theo đường biển;

thứ hai, từ Trung Quốc vào bằng đường bộ. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, thế kỷ thứ II cuối triều Hán Linh Đế (168 - 188) xuất hiện hai vị tăng ấn Độ sang Việt Nam truyền đạo là Ma Ha Kỳ Vực và Khưu Đà La, hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta - Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Cũng trong thế kỷ này, Mâu Tử là người Trung Quốc đến Việt Nam viết sách về Phật giáo Việt Nam "Lý hoặc luận". ở Giao Châu có nhiều người tu Phật và hình thành tầng lớp tăng sĩ trong xã hội. Một số tăng sĩ Việt Nam dịch kinh Phật từ tiếng ấn Độ sang tiếng Hán. Phật giáo Việt Nam phát triển chủ yếu dưới

sự ảnh hưởng của Phật giáo ấn Độ. Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu từ phía Bắc mang tư tưởng Đại thừa sau đó lan ra cả nước hay còn gọi Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Bắc tông. Phật giáo được truyền từ phương Nam mang tư tưởng Tiểu thừa còn gọi là Phật giáo Tiểu thừa hay phật giáo Nam tông.

Việt Nam giáp với biển Đông có đường biển dài nằm trên con đường thủy thông thương giữa Đông và Tây, giữa Bắc và Nam, giữa hai cái nôi của nền văn minh lớn ở phương Đông là Trung Hoa và ấn Độ, là nơi xuất phát về phía Nam của nhiều nhà buôn sứ giả Trung Hoa. Vị trí thuận lợi ấy khiến Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm. Nhà nghiên cứu Phật học -Minh Chi cho rằng, Việt Nam ngay từ thời rất xưa đã được các cao tăng ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền Nam Trung Hoa khá nhiều. Trung tâm Phật giáo quan trọng đó là Luy Lâu. Đó là nơi có nhiều đường thủy, đường bộ quan trọng của Việt Nam lúc bấy giờ. Với vị trí giao thông thuận lợi như vậy, đã khiến Luy Lâu trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa sầm uất. Luy Lâu trở thành nơi hội tụ các luồng văn hóa và rất thuận lợi cho việc truyền bá đạo Phật vào Việt Nam. Tuy nhiên, Phật giáo Luy Lâu không giống hoàn toàn với Phật giáo ấn Độ. Phật giáo Luy Lâu đã có nhiều biến đổi nhằm thích nghi với phong tục tập quán, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam vào lúc bấy giờ. Trước hết, đó là sự kết hợp hai dòng tín ngưỡng: Tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng Phật giáo ấn Độ.

Từ thế kỷ thứ VI, ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc đối với Việt Nam dần dần chiếm ưu thế, trong khi đó ảnh hưởng của Phật giáo ấn Độ có xu hướng giảm dần. Trong đó, đáng chú ý là có một số dòng thiền Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Dòng thiền thứ nhất do Tỳ Ni Đa Lưu Chi - tổ thứ ba của phái Thiền tông Trung Quốc đã sang Việt Nam cuối thế kỷ VI (580), tu tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), trở thành vị sư tổ của phái thiền mang tên ông ở Việt Nam. Dòng thiền này truyền được cả thảy 19 thế hệ.

Pháp Hiền là người nối pháp của Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Người cuối cùng của dòng Thiền này là Thiền sư Y Sơn. Lưu Chi đã góp phần đào tạo nên các thế hệ nhà sư Việt Nam có quan niệm mới về đạo Phật cùng phương pháp tu tập cũng có khác trước. Đặc trưng nổi bật của dòng thiền này là quan niệm mới về tâm Phật là cái không có trong thực tế, khó hình dung trong tư duy, khó nắm bắt trong nhận thức, một cái gì đó gần với cảnh giới Niết bàn. Phật giáo đã vắng bóng thần linh. Phương pháp tu tập cũng có những nét mới như chủ trương nghiêng về tu tập thiền định làm cho trí tuệ bừng sáng để đạt đến cảnh giới giác ngộ.

Năm 820, một phái Thiền khác do thiền sư Vô Ngôn Thông (Bất Ngữ Thông) truyền bá vào nước ta. Dòng Thiền này tồn tại và phát triển cho đến thời Trần. Tư tưởng chủ yếu của phái này là không dựa vào văn tự, thuyết giáo, gạt bỏ sự tu khổ hạnh lâu ngày v.v... theo truyền thống "Bất lập văn tự; Giáo ngoại biệt truyền; Trực chỉ nhân tâm; Kiến tính thành Phật" của Thiền tông Trung Quốc.

Dưới thời kỳ Bắc thuộc, hai phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông cùng tồn tại và phát triển song song và về cơ bản vẫn là hai phái thiền riêng biệt, chưa chịu ảnh hưởng lẫn nhau như các thời kỳ sau này.

Phái thiền thứ ba được truyền vào nước ta là Thảo Đường. Lý Thánh Tông là sư tổ thứ hai của phái thiền này. Đây là dòng thiền riêng của đời Lý và có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XIII.

Đến thời Lý (1010 - 1225) - Trần (1225 - 1400), Phật giáo Thiền Tông phát triển hưng thịnh, đạt đến đỉnh cao rực rỡ và trở thành quốc giáo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Lý, Trần trong khoảng hai đời.

Sang đời Lê, vai trò tư tưởng Phật giáo dần suy giảm để nhường chỗ cho tư tưởng chiếm vị trí chủ đạo của Nho giáo.

ở Việt Nam Phật giáo được truyền vào là Phật giáo Đại thừa với các tông phái như Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông.

Thiền tông quan niệm Phật tính là bình đẳng, có ở khắp mọi nơi và ai cũng có thể tu tập kiến tính thành Phật (Phật không chia Nam Bắc). Quan niệm này đã đem lại hy vọng giải thoát cho các tín đồ vốn là những con người đau khổ trong ách thống trị kìm kẹp nặng nề, hà khắc của chế độ phong kiến với hệ tư tưởng của Nho giáo.

ở Việt Nam, cùng với Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông cũng được truyền vào. Tông phái này sử dụng những phép tu huyền bí như thuật bùa phép, yểm huyệt, trấn tà, chữa bệnh cho con người… đã thỏa mãn phần nào nhu cầu tín ngưỡng, tâm lý con người, trong đó một bộ phận là quần chúng lao động nghèo khổ.

Tịnh độ tông với chủ trương Adiđà, tôn thờ phật Quan Thế âm cùng với các nghi thức tương đối đơn giản như dâng hương, rước tượng Phật, niệm Phật ghi nhớ những điều Đức Phật dạy và những lời răn dạy sống từ, bi, hỷ, xả, nhân từ, độ lượng... để được lên cảnh giới Phật. Điều này tỏ ra thích hợp với nhu cầu tâm linh của đông đảo các tín đồ, vốn những người bình dân. Tịnh độ tông kết hợp với các tông phái Phật giáo khác, có sức lôi cuốn hấp dẫn đối với nhiều người dân Việt Nam. Do vậy mà nó tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Cuối thế kỷ XIV đầu XV Phật giáo bị hạn chế, suy yếu dần và đi vào dân gian. Nhiều người Việt Nam trong giới thượng lưu từ bỏ Phật giáo. Mặc dù vậy ở nông thôn, làng xã Phật giáo vẫn được duy trì tồn tại. Vì muốn đưa Nho giáo lên vị trí thống trị, triều đình Nhà Lê đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách kiềm chế Phật giáo. Chẳng hạn, sư sãi trong chùa

phải thi đỗ mới được làm tăng đạo, việc xây dựng chùa chiền bị hạn chế. Cuối 1461 vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm xây dựng thêm chùa quán, hay như việc tạc tượng đúc chuông mới phải xin phép chính quyền. Năm 1463, ông lại ra lệnh cấm những người Đạo thích trong nước ra vào trò chuyện trong hoàng cung v.v... Phật giáo cung đình không còn tồn tại, mà dần dần truyền bá vào dân gian.

Dưới thời Nhà Mạc - thế kỷ XVI, Phật giáo lại hưng khởi, các chùa mới được mọc lên nhiều. Nhiều chùa cũ được xây dựng từ thời Lý - Trần được trùng tu to đẹp hơn. Thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm đến việc chấn hưng đạo Phật. Thời kỳ này Phật giáo được coi trọng, được triều đình quan tâm chú ý, thần dân tôn thờ. Vua xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, chọn lựa các tăng nhân có đạo đức, có học thức để trông coi chùa, song việc làm này ít thu được kết quả vì vua mất sớm. ở vùng đồng bằng sông Hồng làng nào cũng có chùa, làng lớn thì có đến hai ba chùa, các thương nhân Việt Nam tin vào Phật giáo hơn Nho giáo. ở đàng trong, Phật giáo cũng được phổ biến rộng rãi.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào chấn hưng Phật giáo được dấy lên bắt đầu từ các đô thị miền Nam. Sở dĩ có tình trạng này là do sự giao lưu với văn hóa bên ngoài thúc đẩy. Các giáo hội Phật giáo miền Nam, Trung, Bắc ra đời và Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần con người Việt Nam. Số tín đồ Phật giáo đông đảo hơn cả so với các tôn giáo khác. Phật giáo đã gắn bó, gần gũi với người dân Việt Nam trong suốt hơn 20 thế kỷ qua; những triết lý nhân sinh sâu sắc của nó được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hình thành nền văn hóa, đời sống của dân tộc. Phải khẳng định rằng, Phật giáo rất gần gũi thân thiết với nhiều người dân Việt Nam.

Có thể thấy rằng, sự khác biệt của Nho giáo và Phật giáo trong quá trình ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam là ở chỗ: Nho giáo (là ý thức hệ tư tưởng của giai cấp thống trị-giai cấp phong kiến Trung Quốc), là một học thuyết chính trị - xã hội - triết học, với hệ thống "tam cương", "ngũ thường". Nho giáo phải thông qua học vấn, qua giáo dục nhà trường, thông qua các thiết chế xã hội để đi vào đời sống của con người, chủ trương tổ chức và xây dựng một xã hội cụ thể. Còn Phật giáo thông qua sinh hoạt tôn giáo trong giới tăng ni, phật tử và trong cả những sinh hoạt gia đình của con người Việt Nam. Đó là: "Nhờ biết ứng dụng phương tiện một cách linh động toàn hảo, trải qua bao thăng trầm đổi thay của lịch sử, Phật giáo Việt Nam vẫn tồn tại sáng ngời với thời gian" [28, tr. 139].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w