Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 50 - 56)

Là một trong những bộ phận hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội, với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo chịu sự quy định của tồn tại xã hội (trước hết là các quan hệ kinh tế). Điều này đúng như C.Mác đã nói: Mỗi lần xã hội có biến đổi to lớn thì quan điểm và quan niệm của con người lại biến đổi theo, có nghĩa là quan niệm của tôn giáo cũng biến đổi. Còn Ph.Ăngghen cũng đã viết trong tác phẩm "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" như sau: "Chỉ có thể nói đến những bước ngoặt lịch sử lớn có kèm theo những sự thay đổi về tôn giáo" [30, tr. 260]. Từ đó dẫn đến sự ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần con người Việt Nam cũng biến đổi.

ở Việt Nam trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã phát huy tác dụng, nhưng khi đất nước đi vào xây dựng kinh tế - xã hội trong thời kỳ hòa bình thì cơ chế ấy tỏ ra lạc hậu không còn phù hợp nữa. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không phát huy được khả năng sáng tạo của con người trong lao động sản xuất, mọi người làm ăn cầm chừng, dẫn đến tình trạng nền kinh tế nước ta nhiều năm dậm chân tại chỗ, không phát triển được.

Thêm vào đó là sự sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội của nước ta cộng với sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội, đế quốc Mỹ bao

vây cấm vận, cũng như khó khăn do thiên tai v.v... đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình hình, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của nhân dân ta đã từng bước thu được những thành tựu rất quan trọng và vững chắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trước hết là lĩnh vực kinh tế. Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng đã chỉ rõ, các thành phần kinh tế phải tuân theo pháp luật và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, không cô lập cùng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên càng phải quan tâm đến tính chất của sự tăng trưởng, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là quy luật để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh; thực hiện nhất quán việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã khai thác, phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm phát triển kinh tế đất nước, như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa VI (tháng 3/1989) khẳng định: "Phát triển kinh tế nhiều thành phần có kế hoạch, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn, xã hội chủ nghĩa" [8, tr. 57] - đó là sự thể hiện bước phát triển mới trong tư duy kinh tế của Đảng.

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh

tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã được thể hiện nhất quán trong đường lối phát triển kinh tế tại các kỳ Đại hội của Đảng khóa VII, VIII và IX.

Trên đất nước ta hiện nay, sự đổi mới về kinh tế đã làm biến đổi bộ mặt xã hội, sự nghiệp đổi mới đã làm thay đổi sâu sắc và toàn diện đời sống xã hội, trong đó nét nổi bật là sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, sự phát triển Phật giáo cũng có nhiều nét mới so với trước thời kỳ đổi mới, số lượng chùa chiền và tín đồ Phật giáo tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết. Lý do hướng tới đạo Phật của nhiều người không giống nhau. Chẳng hạn, do hiểu biết không đầy đủ giáo lý của nhà Phật cho nên nhiều người đi chùa và sa đà vào việc lễ bái, mê tín dị đoan; thậm chí đã có rất nhiều người đã trở thành nô lệ của việc tướng số, cúng bái, tiêu phí nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất và đời sống của cá nhân và xã hội.

Bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực do đổi mới đem lại thì cũng xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, thói quen tiêu dùng, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường v.v... phát triển. Do tác động của cơ chế thị trường, những người dân buôn bán ở thành thị thích nghi nhanh chóng hơn cả, họ chấp nhận sự cạnh tranh, cuộc sống có nhiều rủi ro. Trong cơ chế mới, rất nhiều người nhanh chóng thích nghi, vươn lên tự khẳng định mình; tuy nhiên, cũng có bộ phận nhân dân chưa bắt nhịp và thích ứng với điều kiện mới. Nhiều người trong số họ cảm thấy hoang mang, không tự tin vào chính bản thân, do vậy họ hướng tới Phật giáo, mong tìm thấy chỗ dựa về mặt tinh thần. Vì sao hiện nay khi kinh tế - xã hội của đất nước đang trên đà phát triển thì số người tham gia các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng lại có xu hướng

ngày càng gia tăng? Phải chăng là do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, như đã đề cập ở trên, là một trong những nguyên nhân của tình trạng đó? Cuộc sống sôi động của kinh tế thị trường có mặt trái của nó, một trong số đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng phát triển. Chính ảnh hưởng của sự phân hóa ấy đã hình thành và phát triển niềm tin tôn giáo ở một bộ phận không nhỏ của các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, cơ chế thị trường khiến người giàu trong phút chốc có thể trắng tay, nhưng cũng làm cho không ít người trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Tình trạng này đã thúc đẩy không ít người tìm đến sự đền bù hư ảo của tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo. Những người giàu có thì luôn mong muốn giàu hơn nữa, kéo dài sự giàu sang đó mãi mãi. Khi cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất những con người này tìm đến tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để mong muốn duy trì cuộc sống, kéo dài cuộc sống "mến yêu" ấy. Họ đến chùa xin Phật, Thần, Thánh cứu giúp phù hộ cho cuộc sống được đầy đủ an nhàn ở thế giới hiện thực. Còn khi phải ra đi sang thế giới bên kia họ cầu mong được vào nơi mát mẻ an lạc... Những người giàu có đã vậy, còn những người nghèo thì sao? Họ luôn tâm niệm mong sao có cuộc sống được đầy đủ bằng người; họ cầu mong Đức Phật ra tay cứu giúp, vì vậy họ luôn tin theo tôn giáo, Phật giáo, tin vào các đấng cứu thế. Điều này có thể giải thích được hiện tượng trong xã hội ta hiện nay ngày càng có nhiều người đến với Phật giáo, họ tham gia hoạt động Phật giáo không còn thuần túy chỉ là giác ngộ thành Phật. Nhiều người đến chùa lễ Phật để cầu may, giải hạn, tìm đến những nơi thờ tự để xin thẻ, xem tử vi, thậm chí còn tham gia, tổ chức hoạt động đồng bóng hay khấn bái cầu mong Phật che chở cho hành vi sai trái, phi pháp của mình được trót lọt, trúng quả. Họ ngộ nhận Phật là ông Thần, chỉ năng cầu xin và lễ bái là được Phật ủng hộ che chở (tiền xuất Phật biết), hoặc quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Xét về mặt kinh tế, ta thấy những người này đóng góp nguồn kinh phí không nhỏ để thực hiện việc tu bổ sửa chữa chùa trong những năm gần đây.

Từ những quan niệm, cách hiểu và cách làm của một số người như trên đã nêu làm cho kinh tế thị trường đã ùa vào chân của Phật tổ. Có nhà sư đã kiếm chọn những chùa to ở những trung tâm buôn bán lớn, trọng phong bì hơn là hương, hoa; chùa chiền cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc sống trần tục.

Chính ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - xã hội và mặt trái của kinh tế thị trường, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho không ít người đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để tìm chỗ dựa về mặt tinh thần, tâm linh.

Sau hơn 17 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giành được những thành tựu rất cơ bản và quan trọng. Lực lượng sản xuất không ngừng được phát triển, quan hệ sản xuất càng được củng cố, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, bộ mặt của đất nước ngày càng biến đổi theo hướng hiện đại văn minh v.v... Tuy nhiên, hiện nay đất nước ta đang đứng trước cả cơ hội và thách thức lớn. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn thường trực, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những nước nghèo trên thế giới với hơn 70% lực lượng lao động nông nghiệp, nền kinh tế tiểu nông vẫn tồn tại cơ bản trong kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế nông nghiệp chủ yếu vẫn còn phù hợp với mô hình gia đình truyền thống.

Môi trường xã hội có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành niềm tin tôn giáo của con người. Gia đình truyền thống Việt Nam gắn liền ảnh hưởng giáo lý Phật giáo với quan niệm, phong tục tập quán, lễ hội đền chùa kết hợp với tôn giáo của các thế hệ trước trong gia đình hình thành các thế hệ con cháu sau này của người Việt Nam đến với Phật giáo một cách tự nhiên; ngày mồng một, ngày rằm chùa nào cũng đông chật người; hầu như trong gia đình nào cũng có bàn thờ đầy ắp hương hoa; thậm chí ngay ở nơi làm việc của nhiều công sở hay trên các phương tiện giao thông như tàu, thuyền, ô tô v.v.. cũng có bát hương.

Nền kinh tế thị trường đã và đang được xác lập trên đất nước ta, sự tác động của nó đã dẫn nhiều người tìm đến Phật giáo bằng những con đường khác nhau. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã làm cho kinh tế nước ta phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân, kinh tế thị trường đã thức tỉnh tư duy kinh tế của từng người dân và toàn xã hội, làm thay đổi tồn tại xã hội. Điều này góp phần làm giảm bớt niềm tin hư ảo của con người vào Phật giáo, nhiều người đã nhận thấy cuộc sống của họ trên trần thế do chính bản thân họ quyết định, làm chủ, nhiều tín đồ tạm thời không sống đời sống tôn giáo để kiếm tiền, làm các công việc đời thường, hướng đến đời sống thế tục, nhiệt tình với lợi ích thế tục, làm cho lối sống của các tín đồ, phật tử cũng biến đổi nhiều. Cũng có thể lý giải rằng, khi cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu tâm linh ngày càng cao hơn, đây là đòi hỏi bản tính của con người cần có niềm tin, thỏa mãn đời sống văn hóa tinh thần. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nhưng sự may rủi trong kinh tế thị trường cũng có khi làm tăng niềm tin hư ảo, kinh tế thị trường lại có mặt trái của nó đó là quy luật cạnh tranh, đi liền sau đó là những toan tính, thủ đoạn, mưu mô. Trong cơ chế thị trường có nhiều người đã giàu lên một cách nhanh chóng do họ chớp được thời cơ, nhưng cũng đưa không ít người đến chỗ phá sản... sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt, dẫn đến sự khác biệt cơ bản về mức sống, tiện nghi sinh hoạt, mức hưởng thụ văn hóa cũng như nâng cao đời sống tinh thần. Từ sự phân hóa giàu nghèo tất yếu dẫn đến sự phân tầng trong xã hội.

Vấn đề giải quyết công ăn việc làm trong cơ chế thị trường hiện nay cũng là vấn đề cấp bách ở xã hội ta. Đến năm 2010 nước ta có khoảng 56,8 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Để có thể giải quyết vấn đề việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp tạo môi trường và điều kiện

thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh… khôi phục các làng nghề, mở rộng thị trường lao động trong nước, đẩy nhanh xuất khẩu lao động có tổ chức và hiệu quả. Hiện nay, tình trạng thiếu việc làm dẫn tới sự khó khăn bế tắc trong cuộc sống của con người, từ đó cũng làm cho họ đến với tôn giáo bằng thái độ bi quan, tiêu cực, đặt các vấn đề của hiện thực xã hội đằng sau các vấn đề ảo tưởng trần thế.

Nền kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh các hiện tượng hạn chế, tiêu cực của các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện đó qua sinh hoạt Phật giáo. Nhiều người lấy việc đi tu là một nghề kiếm sống, có nhiều biểu hiện vụ lợi. Trong xã hội, một số gia đình có nhiều người đi tu, cũng có trường hợp đi tu vài năm rồi đưa cả người thân đến sinh sống ở chùa, hoặc có ý định đi tu một thời gian để kiếm chút vốn liếng để sau này hoàn tục làm ăn sinh sống v.v… Đó cũng là một trong những lý do khiến số lượng người đi đến chùa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, chính những động cơ tu hành không đúng đắn của những người nói trên đã làm ảnh hưởng đến những người tín đồ chân chính, đến những vị chân tu, làm giảm uy tín của Phật giáo.

Như vậy, qua sự phân tích trên đây cho ta thấy rõ sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam hiện nay có những nguyên nhân, mà đầu tiên là do sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa

Cùng với nguyên nhân này còn có thể chỉ ra nguyên nhân khác đó là sự giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w