lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong những nhân tố tác động đến sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo ở nước ta hiện nay chúng ta không thể không nghiên cứu nhân tố trên.
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Bên cạnh hoạt động vũ trang gây bạo loạn, chúng ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", Việt Nam được coi là một trong những trọng điểm của âm mưu nói trên. Thực tế hiện nay cho thấy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang tiến hành nhiều thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, trong đó có Phật giáo, phục vụ cho âm mưu "diễn biến hòa bình" để chống phá cách mạng nước ta.
Phần lớn tăng ni, phật tử Việt Nam là những người yêu nước, họ đã có nhiều công lao đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đã có nhiều vị Thiền sư đã tham gia công việc triều chính trực tiếp hay với tư cách là những trí thức đương thời. Hiện nay, đa số các tín đồ Phật giáo bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc giới luật, thì đồng thời làm tốt nghĩa vụ của người công dân. Họ đoàn kết cùng nhau thực hiện phương châm "Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội", phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số tăng ni, với những lý do khác nhau, đã đi ngược với lợi ích dân tộc và những nội dung cơ bản trong giáo lý Phật giáo. Những người này đã câu kết với những thế lực phản động trong và ngoài nước, tiến hành nhiều hoạt động nhằm gây mất trật tự an ninh xã hội, vu cáo chế độ, chống lại chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Sau đây là một số vụ tiêu biểu của hoạt động chống phá đó:
Tháng 5/1993 tại Huế, Thích Trí Tựu, Thích Hải Chánh, Thích Hải Bình, Võ Văn ái, và một số kẻ phản động khác làm chủ mưu gây nên
vụ gây rối trật tự giao thông công cộng và đốt xe của Nhà nước ở cầu Tràng Tiền.
Vụ ẩu đả do một số người cầm đầu trong Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế tại lễ khai giảng Trường Phật học cơ bản của Tỉnh hội Phật giáo trong lúc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đang phát biểu ngày 27/11/1994.
Tháng 12/1995, ở Lâm Đồng nổi lên hoạt động của nhóm Huynh trưởng Gia đình Phật tử, nhân vật cầm đầu là Nguyễn Châu đã tổ chức hội họp, thành lập Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung ương ở Đà Lạt...
Qua một số vụ việc trên cho thấy, việc lợi dụng Phật giáo để chống phá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch nhằm phá hoại thành quả cách mạng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta rất lộ liễu và tương đối toàn diện. Những phần tử này đã móc ngoặc, cấu kết với các thế lực phản động ở nước ngoài, tiến hành các hoạt động gây rối trật tự công cộng, chống đối người thi hành công vụ… Những hành vi đó đã lộ rõ bộ mặt thật của những kẻ đội lốt Phật giáo hoạt động trái pháp luật nhằm phá đạo, đi ngược lại công cuộc đổi mới của đất nước. Những hành động này đã tổn hại đến tình cảm tâm tư của các tăng ni, phật tử trong cả nước, làm giảm bớt niềm tin của họ vào nhà chùa, gây mất trật tự an ninh xã hội, tiếp tay các thế lực phản động xuyên tạc phá hoại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, những âm mưu của chúng đã bị thất bại trước sự cảnh giác của giới phật tử và nhân dân cả nước. Những mưu đồ của những kẻ lợi dụng tôn giáo đã không biến thành hiện thực, các tín đồ phật tử vẫn có đủ chính kiến để nhận thức, phân biệt điều chân thực, không bị những đám mây đen lợi dụng Phật giáo che khuất. Người dân Việt Nam đủ tỉnh táo nhận ra được con đường chân chính đó là con đường Phật giáo hòa nhập, hóa thân cùng dân tộc vì sự nghiệp cách mạng. Nhưng cũng phải thấy rằng, những hành động này đã có tác động
đến sự biến đổi ảnh hưởng nhân sinh quan của các tín đồ Phật giáo chân chính ở nước ta hiện nay trong việc thực hiện các quy phạm đạo đức, giới luật của người phật tử, cũng như việc chấp hành đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ của người công dân. Điều này hiện nay có ý nghĩa rất lớn, bởi vì đội ngũ tăng ni, phật tử và số người đi chùa, tham gia các hoạt động có tính chất tín ngưỡng trong cả nước đang ngày một tăng lên đông đảo.