1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO dục LÒNG yêu THƯƠNG CON NGƯỜI và TÌNH yêu QUÊ HƯƠNG đất nước CHO học SINH TRONG dạy học đọc HIỂU PHẦN văn học dân GIAN ở TRUNG học cơ sở

93 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 503 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMNGÔ VĂN QUÍ GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC CƠ S

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ VĂN QUÍ

GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU PHẦN VĂN

HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Quang Ninh

Thừa Thiên Huế, Năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả chophép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Ngô Văn Quí

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầyPGS.TS Nguyễn Quang Ninh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luậnvăn này

Trân trọng cảm ơn qúy Thầy, Cô Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm

và thầy cô khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã truyền thụ cho tôi những kiếnthức quý báu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập nghiêncứu chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - tiếng Việt

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường cùng qúy thầy cô trường THCSPhú Hòa, THCS Núi Sập, THCS Vọng Đông tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoànthành công tác thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính thiết thực, hiệu quả,khoa học của đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ và tạomọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 13

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 13

PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14

1.1 Cơ sở lí luận 14

1.1.1 Cơ sở tâm lí - giáo dục học 14

1.1.2 Cơ sở lí luận dạy học bộ môn 16

1.1.3 Cơ sở lý luận dạy học văn học dân gian 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Nội dung chương trình văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, lớp 7 18

1.2.2 Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ đối với học sinh ở chương trình môn Ngữ văn cấp THCS 19

1.2.3 Thực trạng giáo dục lòng lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho HS qua việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học dân gian ở THCS nói riêng 22

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH QUA VIỆC DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ 24

2.1 Nội dung lòng yêu thương trong những tác phẩm văn học dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS có thể giáo dục cho HS qua hoạt động đọc hiểu 24

2.1.1 Tình yêu quê hương, đất nước, con người 24

Trang 5

2.1.1.1 Yêu thương, tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc 24

2.1.1.2 Yêu quý đất nước, quê hương 26

2.1.1.3 Yêu quý phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam 27

2.1.1.4 Tình cảm đối với đồng bào 28

2.1.2 Tình yêu gia đình (tình yêu ông bà, cha mẹ, anh, chị, em,…) 28

2.1.3 Thương yêu, xót xa đối với những con người bất hạnh 29

2.1.4 Lòng yêu thương, trân trọng những di sản văn học đặc sắc thể hiện qua vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật cả văn học dân gian 31

2.2 Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho HS qua việc dạy học phần văn học dân gian ở THCS 34

2.2.1 Một số nguyên tắc giáo dục lòng thương yêu thông qua dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường THCS 34

2.2.2 Một số lưu ý khi dạy đọc hiểu phần văn học dân gian trong nhà trường THCS 35

2.2.3 Những biện pháp cụ thể giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh qua việc dạy học phần văn học dân gian ở trường THCS 41

2.2.3.1 Xác định nội dung lòng yêu thương sẽ giáo dục cho HS trong mỗi bài học41 2.2.3.2 Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh qua việc dạy học phần văn học dân gian ở THCS 41

2.2.3.3 Hướng dẫn, tổ chức cho HS sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian thể hiện lòng yêu thương ở địa phương HS đang sống 52

2.2.3.4 Khởi động và kết thúc giờ dạy đọc hiểu tác phẩm 54

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 56

3.1 Những vấn đề chung 56

3.1.1 Mục đích của TN sư phạm (TNSP) 56

3.1.2 Nội dung, kế hoạch TN 56

3.1.3 Đối tượng TN, địa bàn TN 57

3.2 Tiến trình thực nghiệm 57

3.2.1 Tổ chức dạy thực nghiệm 57

3.2.1.1 GA ĐC và GA TN 57

3.2.1.2 Tiến hành dạy TN 81

3.2.2 Đánh giá kết quả TN 81

Trang 6

3.2.2.1 Đánh giá quá trình dạy TN và ĐC 81

3.2.2.2 Đánh giá kết quả của HS 81

3.3 Phân tích và nhận xét kết quả TN 82

3.4 Kết luận chung về tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài 83

PHẦN KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lòng thương yêu là một trong những phẩm chất quan trọng của conngười, góp phần hình thành nhân tính, đạo đức của mỗi người Từ khi xã hội loàingười hình thành đến nay, những chuẩn mực về con người với phẩm chất lòngthương yêu - một thuộc tính tất yếu của con người luôn được đề cao Theo quy luậtphát triển, con người được sinh ra nhưng lòng thương yêu chỉ được hình thành vàphát triển trong quá trình hoạt động xã hội Có thể khẳng định, lòng yêu thươngkhông phải là thứ có sẵn, một con người sinh ra không thể có ngay lòng thương yêu.Lòng thương yêu chỉ được hình thành và phát triển theo những quy luật của sự lĩnhhội, của sự hấp thụ tâm lý, đạo đức, sự tác động trong những hoạt động xã hội Chínhcon người sống và hoạt động trong những mối quan hệ với thế giới xã hội và tự nhiên

mà lòng thương yêu được hình thành và phát triển Trong các hoạt động xã hội, giáodục là một hoạt động chủ yếu để hình thành lòng thương yêu của con người

1.2 Thực trạng hiện nay, ngoài xã hội cũng như trong học đường, hiện tượng

HS suy thoái về đạo đức, vô cảm với nỗi đau của người khác trở thành nỗi trăn trở

âu lo của những người tâm huyết với ngành giáo dục, với truyền thống dân tộc Bạolực học đường diễn ra khá nghiêm trọng Tình yêu đất nước, quê hương, gia đìnhphai nhạt trong một bộ phận không nhỏ học sinh (HS) Thị hiếu thẩm mỹ lệch lạc,lối sống cá nhân, ích kỷ, hưởng thụ tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ Để xảy ra những hiệntượng này, trách nhiệm của nhà trường là không nhỏ, vì nhà có một vai trò quantrọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện Trong nhàtrường, nếu thực hiện mục tiêu giáo dục thiếu toàn diện, phương pháp giáo dụckhông khoa học thì hậu quả là xã hội sẽ phải tiếp nhận những thế hệ công dân kémchất lượng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển vững bền của đất nước Vì vậy, nhàtrường đã chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ, lý tưởng,…thì khôngthể nào không quan tâm đến giáo dục lòng thương yêu cho người học

1.3 Trong các môn học ở nhà trường Trung học, môn Ngữ văn có một thếmạnh đặc biệt trong việc giáo dục lòng thương yêu cho HS Có thể nói, dạy Văn

học, mà trọng tâm là dạy tác phẩm văn học, là “dạy cái hay cái đẹp”, là dạy người.

Trang 9

“Văn học là thứ vũ khí vô song” trong việc giáo dục tình cảm, tâm hồn con người.

Trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (THCS), bộ phận văn học dângian chiếm một dung lượng khá lớn và được cơ cấu vào chương trình Ngữ văn lớp 6

và lớp 7 Chương trình Ngữ văn 6, phần đọc hiểu có 16 tác phẩm văn học dân gianbao gồm các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Chương trìnhNgữ văn 7 có 6 bài đọc hiểu bao gồm thể loại ca dao, dân ca và tục ngữ Đây lànhững tác phẩm văn học dân gian đặc sắc, có khả năng hun đúc tâm hồn, đời sốngtình cảm cao đẹp cho HS

1.4 Hiện nay chương trình sách giáo khoa được soạn theo hướng đổi mớinhằm hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS để các em trở thànhnhững con người tốt Những phẩm chất cần thiết là: yêu gia đình, quê hương đấtnước; nhân ái khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; tự lập, tự tin, tựchủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; nghĩa vụ côngdân Môn văn sẽ là một trong những môn có thế mạnh để thực hiện nhiệm vụ này

Trong nội dung chương trình môn văn ở Trung học cơ sở, phần văn học dângian chiếm một tỉ lệ không nhỏ, có nhiều bài có khả năng bồi dưỡng tâm hồn, nhâncách học sinh, trong đó có lòng yêu thương gia đình, con người, quê hương đấtnước nhưng từ trước đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệthống việc giáo dục lòng yêu thương cho HS qua việc đọc hiểu phần văn học dângian ở cấp học này Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Giáo dục lòng yêu thương conngười và tình yêu quê hương đất nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn họcdân gian ở THCS” để nghiên cứu Chúng tôi mong muốn qua việc dạy học phần vănhọc này sẽ góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện về tri thức, tư tưởng tìnhcảm, được góp tiếng nói của mình trong việc thay đổi quan niệm, phương pháp vềdạy học Ngữ văn nói chung và phần văn học dân gian nói riêng: một bộ môn vừamang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật

Trang 10

Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) cùng các môn đồ đã đề xuất một cốt cách làm ngườimẫu mực, lấy chữ nhân làm nền tảng, lấy chữ hiếu làm gốc rễ, lấy các phẩm hạnhnhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chuẩn mực để hành xử các mối quan hệ trong xã hội [12,tr.107] Bên cạnh việc giáo dục trí tuệ, giáo dục nhân cách cũng đóng một vai tròrất quan trọng trong lý thuyết và hoạt động giáo dục của Khổng Tử Một HS của

ông nói rằng: "Có bốn vấn đề trong nội dung dạy học của Khổng Tử: văn hoá, hành

vi đạo đức, sự thật thà, và sư trung thành, như vậy là có ba vấn đề liên quan tới đạo đức " [12, tr.18].

Khi bàn về giáo dục nhân cách cho tuổi mẫu giáo trong cuốn "Sự ra đời của một công dân" nhà giáo dục mẫu mực V.A.Xukhômlinki cũng đã xác định: điều cơ bản

trong giáo dục nhân cách là làm sao để các em trở thành những người yêu Tổ quốc, yêutha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, vị tha, can đảm,khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự giả dối Ông nhấn mạnh :

"Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ Không thể trở thành người con chân chính của

Tổ quốc nếu trước hết không thực sự là đứa con của cha mẹ mình " [60, tr.20].

Ngoài ra có thể kể đến cuốn "Đạo đức học" của G.Bandzeladze, cuốn "Chủ nghĩa

xã hội và nhân cách" của tập thể tác giả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.

Ở trong nước, việc nghiên cứu về giáo dục nhân cách cũng rất được quantâm, đặc biệt là giáo dục nhân cách trong nhà trường phổ thông

G.S Phạm Minh Hạc trong cuốn "Góp phần đổi mới tư duy giáo dục" đã nhấn

mạnh vai trò của giáo dục (giáo dục đạo đức, luân lí, giá trị): Thời đại ngày nay làthời đại công nghệ, đồng thời là thời đại nhân văn; xã hội loài người cần tinh thần

nhân văn, cần sự thông thái không kém tri thức kĩ thuật, công nghệ "Hơn lúc nào hết, tất cả các nước phải quan tâm vấn đề giáo dục giá trị, giáo dục đạo đức ở tất

cả các cấp học, ngành học, tạo ra một tinh thần mới trong con người và loài người

để giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực, quốc gia, giai cấp, gia đình và bản thân

" [15, tr.143].

Khi bàn về giáo dục nhân cách cho HS THPT, trong chương trình khoa học

cấp nhà nước KX - 07 " Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ", có một số đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đạo đức

Trang 11

và nhân cách con người Việt Nam nói chung, HS nói riêng, một số kết quả nghiên

cứu: "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" [13]; "Giá trị - định hướng nhân cách giá trị" [13].

Dưới một góc độ khác, các tác giả như: Lương Quỳnh Khuê có bàn về "Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách" [31]; Nguyễn Văn Phúc: "Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật" [48].

Trong công trình nghiên cứu rất công phu "Giáo dục thẩm mỹ - món nợ lớn đối với thế hệ trẻ", tác giả Đỗ Xuân Hà đã khẳng định : "Nghệ thuật và những giá trị thẩm mỹ cần được tận dụng như là phương tiện giáo dục quan trọng để hình thành

ở con người một nhân cách giàu chất nhân văn, là những công cụ giúp nhân loại cải tạo cuộc sống của mình theo những quy luật của cái đẹp" [17, tr.4].

2.2 Vấn đề giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách trong dạy học Ngữ

văn phổ thông, Từ xa xưa, cha ông ta đã từng tâm niệm : "Văn dĩ tải đạo, thi dĩ

ngôn chí", với chức năng này, trong các phương pháp tạo ra ý niệm, nhân cách, Văn học có một vị thế đặc biệt Trong bài viết " Mấy suy nghĩ về giáo dục nhân cách HS qua việc giảng dạy môn Văn", PGS.TS Trần Đăng Xuyền khẳng định: "Văn học

phản ánh con người và cuộc đời bằng nghệ thuật ngôn từ, thông qua sự sáng tạo độcđáo của nhà văn Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh hướng gắnliền với một quan niệm về con người và cuộc đời, một chỗ đứng, một thái độ, tìnhcảm của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả Do vậy, văn học có tác dụnggiáo dục nhân cách sâu sắc với quan điểm, tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhâncách của con người Tuy nhiên, văn học giáo dục con người không phải như mộtnhà thuyết giáo khô khan mà thông qua những hình tượng nghệ thuật lay động sâu

xa tình cảm người đọc Văn học giáo dục con người với tư cách là người bạn đồnghành, đối thoại tâm tình với người đọc, để cho người đọc tự chiêm nghiệm, tự soimình, nên đã chuyển quá trình giáo dục từ bên ngoài thành quá trình tự giáo dục bêntrong một cách tự giác " [51, tr.42]

Trong bài viết Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ và giao tiếp xã hội cho

HS trong việc học văn ở trung học phổ thông, TCGD, số 1 (4/2001), PGS.TS

Nguyễn Thị Thanh Hương trình bày khá kĩ vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho HS qua

Trang 12

dạy học tác phẩm văn học PGS cho rằng, giáo dục và giáo dưỡng thẩm mĩ chỉ đạtđược hiệu quả, đạt được ý nghĩa đặc biệt của nó khi mối quan hệ giữa sự phát triểnnhân cách và việc giáo dục nghệ thuật được sử dụng một cách có ý thức Qua việchọc và đọc tác phẩm văn học, HS sẽ hiện thực thông qua các hình tượng nghệ thuật.Các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em khả năng nếm trải, ứng

xử nghệ thuật, phát triển nhu cầu, thị hiếu, hứng thú thẩm mĩ cũng như năng lựcđánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh Vàqua giờ văn, các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em những tưtưởng, tình cảm và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội đặt ra

Các tác giả Phương Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hoà, Lê Lưu Oanhkhi bàn về chức năng của văn học cũng khẳng định : Nghệ thuật ngôn từ khôngnhững tìm kiếm, phản ánh sáng tạo cái đẹp mà còn rèn luyện bồi dưỡng cảm xúc thịhiếu thẩm mỹ, lý tưởng, nhận thức và năng lực sáng tạo

GS Vũ Ngọc Khánh với vấn đề " Để dạy và học tốt môn Văn" sau khi tìm hiểu

: Thế nào là dạy Văn đúng? Thế nào là dạy Văn hay? cũng đi đến lời khẳng định :

"Dạy Văn, chính thật là dạy người Hình như khá nhiều môn học, yêu cầu và biệnpháp dạy người, ít có điều kiện thuận lợi như ở môn Văn Cung cấp kiến thức làđiều tất nhiên, nhưng luyện sao cho con người ấy có trình độ quan sát, tưởng tượng,

có phương pháp suy tư, có khả năng biện chiết, để trở thành một con người toàndiện, đúng là cho con người được "thành nhân" một cách trọn vẹn Và thành nhânkhông chỉ ở mặt trí tuệ, thành nhân còn ở ngay trong tâm hồn " [28, tr.82]

Tác giả Nguyễn Duy Bình trong chuyên luận Dạy văn, dạy cái hay, cái đẹp, xuất bản 1983, có đề cập đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học về nội

dung và hình thức và bàn về cách giảng, phương pháp giảng của thầy sao chođúng, cho hay Tác giả đề cao vai trò cảm thụ văn học của GV và truyền đạtnhững cảm thụ ấy cho HS

PGS Trương Dĩnh, TS Nguyễn Viết Chữ cũng là những người có nhữngquan niệm mới mẻ, sâu sắc về dạy học văn, trong đó có vấn đề giáo dục HS cảm

nhận cái hay cái đẹp trong tác phẩm Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông trung học, PGS Trương Dĩnh một lần nữa khẳng định “văn

Trang 13

chương trong nhà trường, sức mạnh đào tạo và giáo dục “vô song” Đặc biệt, PGS

đã đưa ra “tầm đón nhận” và “khoảng cách thẩm mĩ” của lứa tuổi HS khi tiếp nhậntác phẩm văn học và đề ra yêu cầu GV phải nắm bắt “tầm đón nhận” của HS trong

dạy học văn Với công trình Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), TS Nguyễn Viết Chữ nhấn mạnh : “Công việc dạy - học văn phải định hướng

được những rung động thẩm mĩ của HS”; xây dựng lí thuyết câu hỏi cảm thụ tácphẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo loại thể như một phương tiệnthiết yếu và đề ra các biện pháp khởi động và kết thúc trong giờ dạy tác phẩm vănchương kết hợp với hoạt động liên ngành,…[5] Cũng ở trong công trình này, vìmục đích nghiên cứu theo góc độ phương pháp dạy học, Nguyễn Viết Chữ xâydựng phương pháp dạy học tác phẩm tự sự dân gian, dạy học tác phẩm trữ tình dângian một cách chung nhất chứ không đi sâu vào những giá trị giáo dục cụ thể củatác phẩm văn học dân gian

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu

về khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách (trong đó có giáo dục về lòngthương yêu) của môn Văn (giảng văn, đọc văn) thì khá nhiều, tuy nhiên, về giáo dục

tư tưởng, tình cảm, lòng thương yêu trong dạy học phần văn học dân gian thì quá ít.Phần tiếp theo, chúng tôi điểm qua một số công trình tiêu biểu

2.3 Vấn đề giáo dục tư tưởng, tình cảm (trong đó có lòng thương yêu) của những tác phẩm thuộc phần văn học dân gian.

Bàn về việc dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông,trong đó nhấn mạnh đến việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ phải kể đến hai

công trình nghiên cứu là “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian” của Hoàng Tiến Tựu và “Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường” của Nguyễn Xuân Lạc Nếu như tác giả Hoàng Tiến Tựu đưa ra các vấn đề

giảng văn tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường như vấn đề vận dụng cácthuộc tính cơ bản của văn học dân gian vào việc giảng dạy; vấn đề phân kỳ, phânloại, phân vùng văn học dân gian và mối quan hệ của chúng đối với việc xây dựngphương pháp nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian; mấy vấn đề cụ thể về nghiêncứu và giảng dạy ca dao, tục ngữ, truyện dân gian,… thì tác giả Nguyễn Xuân Lạc

Trang 14

khi nói về giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường theo quan điểm thi pháp

học đã lưu ý “văn học dân gian với việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ”.

Trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường”, Nguyễn Xuân Lạc nói: “Văn học nói chung và đặc biệt là văn học dân gian sẽ góp phần tích cực vào việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, và sẽ biến thành những hành trang tinh thần theo họ đi suốt cuộc đời trên những nẻo đường xây dựng đất nước” Bồi đắp tâm hồn dân tộc trước hết là

bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nguồn gốc dân tộc đẹp đẽ, sức mạnh quật cường củadân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như chinh phục tự nhiên Tự hào vềdân tộc trong cốt lõi của nó là tự hào về truyền thống Nhân, Trí, Dũng của dân tộc,trong đó Nhân là lòng thương người, là đạo dức cơ bản của con người trong giađình và xã hội Chữ Nhân kết tụ trong những con người tràn đầy lòng yêu thương,

…Đặc biệt, Nguyễn Xuân Lạc đề cập tới giá trị thẩm mỹ phong phú của văn họcdân gian ở các phương diện tư duy nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, sự hài hòagiữa nội dung và hình thức,v.v…sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn con người

Trên Tạp chí nghiên cứu giáo dục (số tháng 10-1984), Bùi Công Thuấn có đềcập đến “Giáo dục truyền thống dân tộc qua văn học dân gian” Khi HS cảm nhậnđược vẻ đẹp truyền thống dân tộc, các em sẽ có lòng tự hào về dân tộc và thêm yêuđất nước, yêu dân tộc mình

2.4 Định hướng giáo dục trong giảng dạy văn học dân gian

Để giúp HS đọc hiểu tốt văn học dân gian trong nhà trường, cần có phươngpháp đọc hiểu loại tác phẩm này Nhìn chung, từ trước đến nay chưa có công trìnhnào đưa ra phương pháp, biện pháp đọc hiểu văn học dân gian nhằm mục đích giáodục lòng thương yêu cho HS Chỉ có những công trình bàn về phương pháp giảngdạy văn học dân gian trong nhà trường Và tất nhiên là khi đọc hiểu tốt văn học dângian trong nhà trường thì cũng đã hoàn thành mục đích giáo dục, giáo dưỡng tâmhồn HS, trong đó có lòng yêu thương Những công trình bàn về phương pháp dạyhọc văn học dân gian thì rất nhiều, trong đó có những công trình tiêu biểu củaHoàng Tiến Tựu và Nguyễn Xuân Lạc như vừa kể trên

Trang 15

Nhìn chung, từ trước đến nay, nhân loại đã rất quan tâm đến việc giáo dục tưtưởng, tình cảm, tâm hồn con người, ý thức được vai trò quan trọng của môn văntrong việc giáo dục nhân cách con người, nhìn ra khả năng bồi đắp tâm hồn conngười của tác phẩm văn học dân gian, xây dựng được hệ thống phương pháp đọc hiểuvăn học dân gian trong nhà trường,v.v… Tuy nhiên, vấn đề giáo dục lòng yêu thươngcho HS bậc THCS thì gần như chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, thấuđáo Và việc xây dựng một hệ thống phương pháp biện pháp đọc hiểu văn học dângian nhằm giáo dục lòng yêu thương cho HS THCS cũng chưa có ai thực hiện.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài “Giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS” có đối tượng

nghiên cứu là nội dung liên quan đến lòng yêu thương trong những tác phẩm vănhọc dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS và những phương pháp, biện pháp

để giáo dục lòng yêu thương ấy cho HS Người thực hiện đề tài sẽ nghiên cứu cơ sở

lý luận, cơ sở thực tiễn của việc giáo dục lòng yêu thương cho HS, xác định nhữngnội dung về lòng yêu thương có thể giáo dục trong những tác phẩm văn học dângian đồng thời đề ra những biện pháp, phương pháp giáo dục lòng yêu thương quaviệc dạy đọc hiểu những tác phẩm ấy

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các tác phẩm thuộc phầnvăn học dân gian của chương trình Ngữ văn THCS mà cụ thể là ở lớp 6 và lớp 7.Hoạt động “đọc hiểu” văn học dân gian được chúng tôi đồng nhất là hoạt động dạyhọc văn học dân gian

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi sẽ tiến hành TN (thựcnghiệm) sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết khoa học Đối tượng chúng tôi TN là HScủa ba trường THCS trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu, nhưng những phương pháp sau đây là chủ yếu:

Trang 16

- Phương pháp phân tích: giúp tìm hiểu các vấn đề lí luận thu nhận đượcnhằm rút ra những kết luân cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: giúp tìm hiểu thực tiễn giáo dục lòng yêuthương cho HS THCS hiện nay Kết quả sẽ được xử lí, đánh giá nhằm đề xuất cácbiện pháp giáo dục

- Phương pháp thống kê: được sử dụng để kiểm định giả thuyết; nghiên cứu,

so sánh, đối chiếu các số liệu và kết quả TN, ĐC (đối chứng) trong kết quả học tậpcủa HS nhóm TN và ĐC nhằm khẳng định các biện pháp đề xuất là khả thi

- Phương pháp TN: TN sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá hiệu quả qua cácthiết kế thể nghiệm

5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định rõ mục đích nghiêncứu là hệ thống lại cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục lòng yêu thương cho HS, đềxuất những biện pháp, phương pháp cụ thể giáo dục lòng yêu thương trong quá trìnhdạy học phần văn học dân gian trong chương trình ngữ văn THCS, trên cơ sở đó,chúng tôi giáo dục lòng yêu thương cho HS khi dạy học tác phẩm văn học nói chung,góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển toàn diện nhân cách của HS

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn “Giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nướccho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS” gồm có ba phần: phần

mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quêhương đất nước cho HS trong dạy học đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS

Chương 3: TN sư phạm

Sau cùng là phần kết luận tài liệu tham khảo

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cơ sở tâm lí - giáo dục học

Từ cuối thế kỉ XIX, nhà giáo dục Nga Plêkhanốp đã chứng minh rằng, mọicảm xúc và cảm giác của con người đều có bản chất xã hội, trong đó có cảm xúcthẩm mĩ Con người được sinh ra còn tư tưởng, tình cảm chỉ được hình thành vàphát triển trong quá trình hoạt động xã hội Để để tư tưởng, tình cảm, nhân tính (gọichung là nhân cách) được phát triển, điều kiện tiên quyết là con người phải tham giavào quá trình giao tiếp, hoạt động xã hội Có thể khẳng định, nhân cách không phải

là những thứ có sẵn Một con người khi sinh ra không thể đã có ngay nhân cách.Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển theo những quy luật của sự lĩnh hội,của sự hấp thụ tâm lý, đạo đức, sự tác động trong những hoạt động xã hội Chính docon người sống và hoạt động trong những mối quan hệ với thế giới xã hội và tựnhiên mà nhân cách được hình thành và phát triển

Sự hình thành và phát triển nhân cách (trong đó có lòng yêu thương) gắn liềnvới sự phát triển của con người qua quá trình giáo dục (trong đó có tự giáo dục).Đây là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành đời sống tâm hồn con người

Người xưa từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, Hồ Chí Minh cũng có quan niệm:“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” Bên cạnh

môi trường sống, giáo dục là nhân tố quyết định tư tưởng, tình cảm con người Conngười từ thuở ấu thơ nếu sống trong môi trường thiếu tình thương yêu hoặc khôngđược vun đắp lòng nhân ái thì lớn lên sẽ khó có lòng thương yêu

Giáo dục xuất hiện cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loàingười V.I.Lênin gọi giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu Con người lớn lên và trưởngthành qua quá trình tiếp nhận và thẩm thấu các tri thức văn hóa, xây dựng kỹ năng,biến thành phẩm chất Người của mình trước hết bằng con đường giáo dục và tự giáodục Vai trò chủ đạo của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng,

Trang 18

tình cảm con người với tư cách sự tác động khách quan của chủ thể giáo dục đến đốitượng tiếp nhận giáo dục được thể hiện qua nội dung và hình thức giáo dục Vai trò

ấy thể hiện trước hết ở giáo dục - cái vạch ra phương hướng, tạo dựng lên những hìnhmẫu tư tưởng, tình cảm phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua nộidung giáo dục giá trị nhân cách, qua mục tiêu giáo dục mẫu hình nhân cách của nhàtrường và xã hội Sau nữa, giáo dục là sự truyền thụ các vốn văn hóa truyền thống củadân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bảo tồn và phát triển những giá trị truyềnthống tốt đẹp (tất nhiên có truyền thống nhân ái, nhân đạo) Cuối cùng, qua giáo dục

và bằng giáo dục hướng thế hệ trẻ đến một tương lai tốt đẹp Giáo dục có khả nănguốn nắn những hành vi lệch chuẩn, hình thành ở con người những tình cảm tốt đẹp,tạo dựng những mẫu hình nhân cách mới đáp ứng những đòi hỏi của xã hội Hệ thốnggiáo dục của xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nhữngphẩm chất tốt đẹp của con người Những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội (cộngđồng, giai cấp, dân tộc) không thể trực tiếp áp đặt vào con người những phẩm chất cánhân phù hợp với các yêu cầu, các chuẩn mực ấy Những phẩm chất tốt đẹp của conngười được hình thành chủ yếu là do quá trình giáo dục và tự giáo dục

Nói cách khác, tình cảm tốt đẹp của con người trong sự hình thành và phát

triển, một mặt, chịu sự tác động có mục đích của quá trình giáo dục; mặt khác, cũng

là kết quả của quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện trong bản thân mỗi con người Sự

tự giáo dục biểu hiện ở chỗ mỗi chủ thể tự giáo dục hướng toàn bộ năng lực, hànhđộng của mình vào sự hình thành thế giới nội tâm bắt đầu từ sự tự ý thức cho đếnquá trình tham gia tích cực và tự giác vào việc tạo ra cho mình những điều kiện,môi trường, hoàn cảnh để trong đó họ tồn tại Trong quá trình hoạt động tự giác ấy,mỗi con người đã biết tách mình ra thành hai phần riêng biệt: Cái tôi - chủ thể vàcái tôi - đối tượng để tự giác phấn đấu, cải tạo, xây dựng thế giới quan, nhân sinhquan và những phẩm chất tích cực trong nhân cách Chính sự phát triển của tìnhcảm, lý trí và ý chí, tức là sự phát triển của ý thức trong mỗi chủ thể hoạt động làyếu tố trực tiếp quy định khả năng xác định, lựa chọn và thực hiện hành vi

Sự hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm của con người là quá trìnhthống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội Đó là sự thống

Trang 19

nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Như đã trình bày, nếu conngười bị tách ra khỏi môi trường và các hoạt động xã hội thì tư tưởng, tình cảm ngườikhông thể hình thành và phát triển được C.Mác và Ph.Ăngghen, trên cơ sở kế thừaquan niệm của các nhà duy vật Pháp về sự tác động của môi trường xã hội đến cánhân, đã khẳng định rằng nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì

do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội vàcần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lựclượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội Nói cách khác,đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội, nhưng suy cho cùng,

xã hội hóa cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển tính cách conngười Vì thế, có thể khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành vàphát triển tư tưởng, tình cảm con người như sự hình thành và phát triển nhân cách

trước hết bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhân tố văn hóa của xã hội.

1.1.2 Cơ sở lí luận dạy học bộ môn

Môn Văn (hợp phần Văn học) trong nhà trường có sức mạnh “vô song” trongviệc giáo dục HS Môn Văn có tác dụng đào tạo toàn diện không những về ý chí, trítuệ, kỹ năng mà còn là tư tưởng, cảm xúc, nhân cách Môn Văn trong nhà trườngtiếp cận không chỉ với cái “chân”, cái “thiện” mà còn là cái “mĩ” Năng lực thẩm mĩvững chắc do môn Văn vun đắp không chỉ giúp HS xây dựng tâm hồn cao đẹp màcòn có khả năng chống đỡ với mọi cái xấu xa, dung tục của đời sống Trong hợpphần Văn học, TPVH chiếm một vị trí quan trọng Có thể nói, cốt lõi của dạy họcvăn trong nhà trường là dạy học TPVH

Hình tượng văn chương trong TPVH được nghệ sĩ sáng tạo nên có tác dụnglâu bền và sâu sắc trong tâm hồn người đọc, vượt mọi thử thách của không gian vàthời gian TPVH chân chính nói chung và TPVH nhà trường nói riêng dạy cho HS

có niềm tin vào cuộc sống dù cảnh có éo le đến đâu đi nữa, trân trọng con người dù

họ bị tha hóa đến mức nào, tấm lòng nhân hậu đối với những con người khốn khổ, ýthức công dân, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, lòng yêu thương gia đình, sựrung động trước cảnh thiên nhiên của quê hương, …Sức mạnh của TPVH chính là ởmặt tình cảm Nó đánh thức, khêu gợi tâm hồn rung động của người đọc Tác giả

Trang 20

đốt cháy lên trong lòng người đọc những ngọn lửa cảm xúc Mặt khác, TPVH trongnhà trường luôn có sự thống nhất giữa cảm xúc và tư tưởng Nó luôn đề cao vấn đềchính trị, đạo đức và tư tưởng, tình cảm tiến bộ.

1.1.3 Cơ sở lý luận dạy học văn học dân gian

Văn học nói chung và đặc biệt là văn học dân gian sẽ góp phần tích cực vàoviệc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, và

sẽ biến thành những hành trang tinh thần theo họ đi suốt cuộc đời trên những nẻođường xây dựng đất nước Dạy học văn học dân gian trong nhà trường mục đíchquan trọng là bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ, trước hết là bồi đắp lòng tựhào dân tộc, nguồn gốc dân tộc đẹp đẽ, sức mạnh quật cường của dân tộc trong côngcuộc chống ngoại xâm cũng như chinh phục tự nhiên Tự hào về dân tộc trong cốtlõi của nó là tự hào về truyền thống Nhân, Trí, Dũng của dân tộc, trong đó Nhân làlòng thương người, là đạo đức cơ bản của con người trong gia đình và xã hội Chữ

Nhân kết tụ trong những con người tràn đầy lòng yêu thương, “thương người như thể thương thân”, thương đến cả con trâu ngoài đồng và ngọn rau trong vườn; còn

tục ngữ thì lấp lánh ánh sáng của trí tuệ- nó đúc kết kinh nghiệm của cha ông tronglao động sản xuất, trong quan hệ gia đình và xã hội Truyện cổ có nhiều biểu tượngđẹp về cái dũng, trong đó ngời sáng lên hai hình tượng tiêu biểu: cuộc giao tranhquyết liệt của Thần Núi thắng Thần Nước nói lên sức mạnh và ước mơ chinh phục

tự nhiên của cha ông ta thời xưa và hình tượng Thánh Gióng hào khí ngất trời đánhtan giặc Ân biểu thị ý chí chống ngoại xâm dũng mãnh của dân tộc Hồn dân tộccòn là khí thiêng sông núi, cội nguồn đất nước, hương sắc đồng quê Một thanhgươm thần tỏ sáng, một bọc trăm trứng nở trăm con, một nụ tầm xuân xanh biếc,một chiếc khăn rơi trong nỗi nhớ thầm, một cô tấm dịu hiền từ quả thị bước ra, mộtcánh cò bay lả bay la trên cánh đồng quê cho đến bát canh rau muống quả cà dầmtương, tình nghĩa vợ chồng sắt son chung thủy “gừng cay muối mặn”,…tất cả đềuthắm đượm hồn dân tộc

Dạy đọc hiểu văn học dân gian (cũng như dạy học tác phẩm văn học nóichung) còn là khám phá giá trị thẩm mỹ phong phú của văn học dân gian ở cácphương diện tư duy nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, sự hài hòa giữa nội dung và

Trang 21

hình thức,v.v…Những nội dung này cũng sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn con người tình yêu đối với vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

-Chân, Tay, Mắt, Miệng

- Những câu hát về tình yêu quê

hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao

Trang 22

chương trình môn Ngữ văn cấp THCS

Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ vănTHCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2010 đã xác định mục tiêu mônNgữ văn ở THCS nhằm giúp học sinh:

- Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt,bao gồm: kiến thức về những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho một số thể loại cơbản của văn học Việt nam và một số tác phẩm, trích đoạn văn học nước ngoài; kiếnthức sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm lý luận văn học thông dụng;kiến thức về các đơ vị tiêu biểu của tiếng Việt; kiến thức về các loại văn bản

- Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn, bao gồm: năng lực sử dụngtiếng Việt thể hiện ở 4 kỹ năng cơ bản (đọc, viết, nghe, nói); năng lực tiếp nhận vănhọc, cảm thụ thẩm mỹ; năng lực tự học và năng lực thực hành, ứng dụng

- Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đấtnước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường; lý tưởng xã hội chủ nghĩa; tinhthần dân chủ nhân văn; ý thức trách nhiệm công dân, tin thần hữu nghị và hợp tácquốc tế, ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại(Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS, trang 11)

Như vậy, giáo dục lòng yêu thương cho học sinh qua việc dạy học môn Ngữvăn đã được xác định rất rõ Tuy nhiên, ở phần đọc hiểu văn học dân gian, nội dunggiáo dục lòng yêu thương chưa được xem như là một mục tiêu quan trọng Lẽ ra,khi dạy học truyện dân gian, có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước, dân

tộc (Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm ), lòng thương yêu những con người nghèo khổ, bất hạnh, bị đối xử bất công ( Thạch Sanh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng ) Cụ thể, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ

cần đạt trong dạy học phần văn học dân gian ở lớp 6 (trang 30 Hướng dẫn thực hiệnchuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS):

- Văn bản văn

Trang 23

Việt nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm):

phản ánh hiện thực đời sống,lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước, khát vọng chinhphục tự nhiên, cách sử dụngcác yếu tố hoang đường, kỳ ảo

- Hiểu, cảm nhận được nhữngnét chính về nội dung và nghệthuật của một số truyện cổ tíchViệt Nam và nước ngoài

- Hiểu, cảm nhận được những

- Nhớ được cốt truyện, nhânvật, sự kiện, một số chi tiếtnghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩacủa từng truyện: giải thích

nguồn gốc giống nói (Con Rồng cháu Tiên); giải thích các

hiện tượng tự nhiên và xã hội

(Sơn Tinh, Thủy tinh; Bánh chưng, bánh giầy); khát vọng độc lập và hòa bình ( Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm)

- Nhận biết nghệ thuật sử dụngcác yếu tố hoang đường, mốiquan hệ giữa các yếu tố hoangđường với sự thực lịch sử

- Nhớ được cốt truyện, nhânvật, sự kiện, ý nghĩa và nhữngđặc sắc nghệ thuật của từngtruyện cổ tích về kiểu nhân vật

dũng sĩ tiêu diệt cái ác (Thạch Sanh), nhân vật có tài kỳ lạ (Cây bút thần), nhân vật thông

minh mang trí tuệ nhân dân

(Em bé thông minh).

- Nhớ được cốt truyện, nhân

Trang 24

nét chính về nội dung và nghệthuật của một số truyện ngụngôn Việt Nam (Ếch ngồi đáygiếng; Chân, Tay, Mắt,Miệng): các bài học, lời giáohuấn về đạo lý và lối sống,nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ,mượn chuyện loài vật, đồ vật

để nói chuyện con người

- Kể lại tóm tắt hoặc chi tiếtcác truyệndân gian được học

- Bước đầu biết nhận diện thểloại, kể lại cốt truyện vànêunhận xét về nội dung vànghệ thuật những truyềnthuyết, cổ tích, truyện cười,truyện ngụ ngôn không đượchọc trong chương trình

vật, sự kiện và những đặc sắcnghệ thuật khi đúc kết các bàihọc về sự đoàn kết, hợp tác(Chân, Tay, Mắt, Miệng), vềcách nhìn sự vật một cáchkhách quan, toàn diện (Ếchngồi đáy giếng)

Ở phần văn học dân gian trong chương trình Văn lớp 7, học sinh được họcnhiều bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước nhưng yêu cầu

về thái độ học sinh chỉ là “hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệthuật” những bài ca dao này chứ không nhấn mạnh yêu cầu học sinh biết yêu quêhương mình, gia đình mình:

+ Thơ dân

gian Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận được những đặcsắc về nội dung và nghệ thuật của

Trang 25

một số bài ca dao về tình cảm giađình, tình yêu quê hương đất nước,những câu hát than thân, châmbiếm: đời sống sinh hoạt và tìnhcảm của người lao động, nghệthuật sử dụng thể thơ lục bát, cáchxưng hô phiếm chỉ, các thủ phápnghệ thuật thường dùng, cách diễnxướng.

- Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản

ca dao, phân biệt sự khác nhaugiữa ca dao với các sáng tác thơbằng thể lục bát

- Biết cách đọc - hiểu bài ca daotheo đặc trưng thể loại

1.2.3 Thực trạng giáo dục lòng lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho HS qua việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học dân gian ở THCS nói riêng

Trên cơ sở khảo sát thực tế một số tiết dạy của GV trên một số địa bàn huyệnThoại Sơn, An Giang, chúng tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên khi hướng dẫn họcsinh đọc hiểu phần văn học dân gian trong chương trình đều bám sát vào sự hướngdẫn của sách giáo viên một cách máy móc, ít liên hệ giáo dục, bồi đắp tư tưởng, tâm

hồn học sinh qua những bài học Trong GA soạn giảng, mục yêu cầu cần đạt của

bài học có ghi rõ những chuẩn cần đạt về thái độ, tuy nhiên, trong quá trình giờ học,

GV ít chú trọng đến việc hình thành thái độ, tình cảm cho HS hoặc nếu có thì thựchiện một cách qua loa, chiếu lệ Chúng tôi khảo sát 87 HS lớp 6, sau khi học xongtruyện Thạch Sanh bằng câu hỏi: “Sau khi học xong truyện cổ tích Thạch Sanh, emyêu yêu nhân vật Thạch Sanh ở những điều gì và ghét mẹ con Lí Thông ở nhữngđiều gì ?” thì có đến 49 HS không trả lời được hoặc trả lời không đạt yêu cầu.Tương tự, khi khảo sát cảm xúc của 79 HS lớp 7 khi các em đọc những câu hát về

Trang 26

tình cảm gia đình (cụ thể là bài ca dao số 1 “Công cha như núi ngất trời…”) bằng

câu hỏi: “Khi học xong bài ca dao này, em nghĩ như thế nào về cha mẹ mình ?”, vẫn

có 14 HS không ý thức được công lao to lớn của cha mẹ mình trong sinh thành,dưỡng dục con cái,… Cũng có rất ít em nhận ra những số phận bất hạnh trong cuộcsống xung quanh mình khi liên hệ thực tế trong quá trình học bài ca dao “Nhữngcâu hát than thân” Rõ ràng, lòng yêu thương, đức tính nhân hậu của HS chưa đượcbồi đắp, một phần trách nhiệm thuộc về nhà trường

Về phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (trong đó có văn bảnvăn học dân gian), nhìn chung giáo viên chưa vận dụng các phương pháp, kỹ năngđọc hiểu một cách khoa học Giờ đọc hiểu chủ yếu chỉ có giáo viên làm việc Biệnpháp thuyết giảng được sử dụng quá nhiều Phần lớn học sinh thụ động chờ đợi ghikiến thức do giáo viên cung cấp bằng cách ghi lên bảng hoặc đọc

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn vừa nêu, việc nghiên cứu thực hiện đề tài

“Giáo dục lòng yêu thương con người và quê hương đất nước cho HS trong dạy đọc hiểu phần văn học dân gian ở THCS” hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực sự

cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn cấp THCS ở địa bànThoại Sơn, An Giang

Trang 27

Chương 2

TỔ CHỨC GIÁO DỤC LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH

QUA VIỆC DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.1 Nội dung lòng yêu thương trong những tác phẩm văn học dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS có thể giáo dục cho HS qua hoạt động đọc hiểu.

Văn học dân gian là tiếng nói tư tưởng, tình cảm, là cái nhìn về hiện thựccuộc sống của nhân dân, mà chủ yếu là nhân dân lao động Nội dung của văn học

dân gian rất phong phú, vừa như một “thứ khoa học sơ khai”, vừa là vũ khí đấu

tranh chống áp bức bất công, vừa là tấm gương khúc xạ lịch sử, vừa là ước mơ cuộcsống, lại vừa là tiếng nói yêu thương Trong văn học dân gian, nội dung của thầnthoại chủ yếu là lý giải sự hình thành của trời đất, cỏ cây, muông thú, nội dungtruyền thuyết kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc cácphong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân Truyện cổ tích là một tấmgương phản chiếu quan niệm về cuộc sống của người lao động Tục ngữ phản ánhnhững kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội,hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc, còn ca dao dân ca thì thực sự là tiếng nóitâm hồn của nhân dân…

Nhìn chung, về nội dung bày tỏ lòng yêu thương, văn học dân gian có vô vàntác phẩm với những biểu hiện đa dạng của tình thương Có thể kể ra: tình yêu quêhương, đất nước, con người; tự hào về truyền thống dân tộc; yêu quý vẻ đẹp đấtnước, quê hương; yêu quý phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; tình cảm đốivới đồng bào; tình yêu gia đình; thương yêu, xót xa đối với những con người bấthạnh,v.v… Trong những tác phẩm văn học dân gian ở chương trình Ngữ vănTHCS, chúng ta có thể thấy những biểu hiện của lòng thương yêu sau đây:

2.1.1 Tình yêu quê hương, đất nước, con người

2.1.1.1 Yêu thương, tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (Hồ Chí Minh), trong suốt

Trang 28

thời kỳ dựng đất nước đến ngày nay bất khuất đấu tranh với giặc ngoại xâm Dântộc ta cũng là một dân tộc cần cù, chịu khó, chinh phục, vượt qua bao khắc nghiệtcủa thiên nhiên để tồn tại Dọc theo chương trình Ngữ văn 6, phần truyện dân gian,

chúng ta thấy Sơn Tinh kiên cường chống Thủy Tinh “năm năm báo oán đời đời đánh ghen” chính là truyền thống kiên cường trị thủy, chế ngự thiên tai để bảo vệ

sự sống còn của dân tộc mà ngày nay vẫn còn “sáng ngăn bão dông chiều ngăn nắng lửa” Đọc lại truyền thuyết này, chúng ta có thầm nhớ ơn tổ tiên đã ngàn đời

“be bờ đắp đập” tạo nên giang sơn gấm vóc ngày nay (truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh), biết yêu quý từng thế núi hình sông, từng con đê, bờ đất Lạc Long

Quân và Âu Cơ sinh ra dân tộc Việt, người Việt Nam nào khi đọc truyền thuyết

“Con Rồng, cháu Tiên” mà không tự hào hai tiếng “đồng bào” Tự hào về nói

giống dân tộc, về tình đoàn kết keo sơn một nhà, bừng lên lòng yêu nước (truyền

thuyết Con Rồng, cháu Tiên) Tự hào thay lòng yêu nước của dân tộc đã biến một

cậu bé ba tuổi vươn vai thành Phù Đổng, tiếng nói đầu tiên của đời người là tiếngnói yêu nước, đánh giặc giữ vẹn bờ cõi Tinh thần yêu nước ấy không bao giờ tắt,

đã vĩnh viễn kết tinh trong lòng mỗi người dân Việt qua hình ảnh Thánh Gióng bay

về trời, trở thành bất tử (truyền thuyết Thánh Gióng) Qua truyền thuyết này, người

đọc cũng xót thương đất nước mình, dân tộc mình: từ xa xưa đất nước đã bị kẻ thùxâm lấn và cho đến bây giờ nguy cơ bị cướp nước vẫn luôn rình rập Yêu thươngnước, càng căm thù quân xâm lấn, Tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng

có công với non sông đất nước Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày đề cao lao

động, đề cao nghề nông và lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc ViệtNam Đọc Sự tích hồ gươm, ai mà chẳng căm thù quân Minh cướp nước, yêu quýnhững bậc anh hùng như Lê Lợi nếm mật nằm gai mưu đồ khởi nghĩa đánh đuổiquân thù Không những tự hào về truyền thống yêu nước của dân ta mà còn tự hào

về tinh thần yêu chuộng hòa bình: giặc nước đuổi xong rồi thì trả lại gươm thần…

Những nội dung nêu trên, nếu GV giúp HS cảm thụ một cách hiệu quả thì sẽgóp phần không nhỏ vào việc phát triển các em trở thành một công dân kế thừađược những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc

Trang 29

2.1.1.2 Yêu quý đất nước, quê hương

Tình yêu quê hương, đất nước được in đậm trong ca dao, tục ngữ Nói vềtình yêu quê hương, đất nước, mỗi vùng miền lại có cách nói, cách thể hiện khácnhau, nhưng tựu trung lại, đó đều là những câu hát đằm thắm, thiết tha, ngắn gọn,súc tích về cảnh đẹp, về địa danh, về những đặc trưng của từng vùng miền của quêhương, đất nước Bởi thế mà đọc ca dao, tục ngữ chúng ta thấy như thể đang đượctrải nghiệm thực tế và từng câu, từng chữ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.Quê hương, đất nước nơi nuôi ta khôn lớn, trưởng thành, nơi nuôi dưỡng cho tâmhồn mỗi con người Đó là những thứ bình dị, đơn sơ mà rất đỗi quen thuộc, thânthương Đó là hình ảnh của những cánh đồng thẳng cánh cò bay, là lũy tre xanhmát, là con đê đầu làng, là bến nước, sân đình, là những bữa cơm giản dị…Ca dao,tục ngữ nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước thật vô vàn Đất nước ta nơi nàocũng đẹp, cảnh trí non sông như gấm vóc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phongphú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng Không chỉ nói về những danh lamthắng cảnh ở mọi miền đất nước, ca dao, tục ngữ còn thể hiện niềm yêu quý, tự hào

về một chiến công, một linh địa gắn với một anh hùng dân tộc, về nét đẹp của nềnvăn hóa Đại Việt, về những chứng tích lịch sử còn đó với thời gian Những bài cadao nói về điều ấy trong chương trình Ngữ văn lớp 7:

1 - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước xuôi một dòng ? Sông nào bên đục bên trong ? Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

Trang 30

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

2 Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

3 Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…

4 Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới nọn nắng hồng ban mai.

Khi dạy HS đọc hiểu những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước này,

GV cần hướng HS mến yêu những cảnh đẹp, những miền quê trên mọi miền đấtnước như những bài ca dao đề cập mà còn biết yêu quê hương, cảnh vật nơi mìnhđang sống, đang nhìn thấy hàng ngày, hoặc phản ánh qua ca dao địa phương Ví dụnhư những bài ca dao của vùng An Giang quê hương

2.1.1.3 Yêu quý phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Con người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp: Yêu nước thương nhà,hiền lành, nhân hậu, thủy chung, thông minh, cần cù chịu khó, bất khuất kiêncường, căm ghét cái xấu, v.v… Những phẩm chất này đã tạo cảm hứng cho biết baotác phẩm văn học, từ văn học dân gian cho đến văn học viết Trong văn học dângian, những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam được biểu hiện ở tất cả cácthể loại, từ truyện dân gian cho đến ca dao dân ca Còn ở phần văn học dân giantrong chương trình Ngữ văn THCS, chúng ta có thể thấy:

- Tinh thần yêu nước (qua truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm).

- Kiên cường chế ngự thiên tai (qua truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh).

- Cần cù siêng năng (qua hình ảnh Thạch Sanh, Sọ Dừa)

- Thông minh, khôn ngoan (qua truyện cổ tích Em bé thông minh)

Trang 31

- Vị tha nhân hậu (qua cách đối xử của Thạch Sanh với mẹ con Lý Thông ởcuối truyện)

- Niềm tin vào cái thiện, ở hiền gặp lành (Thạch Sanh, Sọ Dừa)

- Giàu lòng thương yêu (những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quêhương đất nước, con người; những bài ca dao thương xót thân phận con người…)

- Giàu trí tuệ, tôn vinh giá trị con người (những câu tục ngữ về thiên nhiên vàlao động sản xuât, về con người và xã hội )

- Lòng dạ trong sạch (qua hình ảnh con cò xin được “xáo nước trong”).Những phẩm chất tốt đẹp này của con người Việt Nam cần phải được thế hệsau kế thừa, phát huy

2.1.1.4 Tình cảm đối với đồng bào

Trong kho tàng văn học dân gianViệt Nam, những tác phẩm ca ngợi tình

đồng bào không ít, kiều bài tiêu biểu như “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy là khác giống nhưng chung một giàn” Những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao thương

cảm những thân phận bất hạnh cũng thể hiện tình cảm đối với đồng bào mình Ởchương trình Ngữ văn THCS, tác phẩm đề cập đến tình đồng bào sâu sắc nhất mà

GV có thể đem ra giáo dục lòng yêu thương đồng bào cho HS là truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên Tất cả cả người Việt Nam đều là họ hàng với nhau vì có cùng tiên,

lại sinh ra cùng bọc trứng, vì thế, phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau

2.1.2 Tình yêu gia đình (tình yêu ông bà, cha mẹ, anh, chị, em,…)

Văn học dân gian (tập trung rõ nhất ở ca dao dân ca) là cây đàn muôn điệurung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt Những câu ca đằm thắm, trữtình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặcbiệt là tình cảm gia đình Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà, cha mẹ, những người

đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người Ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp concháu tưởng nhớ tới tổ tiên:

- Con người có cố có ông Như cây có cội, như sông có nguồn

Ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ Công ơn đó là vô cùng to lớn:

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Trang 32

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

- Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

- Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

- Cây khô chưa dễ mọc chồi, Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta;

Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.

Xa quê, xa nhà, xa mẹ, nỗi nhớ thương đau quặn lòng:

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình Anh

em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

- Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phảibiết đùm bọc lẫn nhau:

- Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Khi đọc hiểu những bài ca dao này, GV phải giúp HS tự bồi đắp lòng yêuthương gia đình mình

2.1.3 Thương yêu, xót xa đối với những con người bất hạnh

Tư tưởng nhân đạo là một tư tưởng chủ đạo của văn học Việt Nam, từ vănhọc dân gian cho đến văn học viết Đọc văn học dân gian, biết bao thế hệ độc giả đãxót xa thương cảm trước một cô Tấm, một Thạch Sanh mồ côi, bị đối xử bất công

Trang 33

(truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh), một Trương Chi chết trong cô đơn trên chiếc thuyền rách nát giữa dòng sông vắng lạnh (truyện cổ tích Trương Chi), một

người cô vì thương cháu mồ côi, đói khát, nên trèo hái quả vải cho cháu ăn, chẳngmay ngã xuống dòng suối chảy xiết, chết mất xác Cháu thương cô, đi dọc bờ suối,khản cổ gọi cô, mòn mỏi, kiệt sức gục chết, biến thành chim tu hú (truyện cổ tích

Sự tích chim tu hú) Nghèo khổ, đi làm thuê kiếm chén cơm người với bao tủi nhục:

- Cơm cha cơm mẹ đã từng, Con đi làm mướn kiếm cơm lưng người.

Cơm người khổ lắm mẹ ơi, Không như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn.

Hình ảnh người phụ nữ nghèo nhó nhọc kiếm sống:

- Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Những tiếng than nghèo như xé lòng người:

- Cây khô xuống nước cũng khô, Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo.

Thân phận người phụ nữ thời phong kiến mới đáng thương làm sao:

- Chàng ơi phụ thiếp làm chi, Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.

Còn biết bao những tác phẩm văn học dân gian như vậy nữa mà khi đọc lên,chúng ta dâng trào một nỗi xót thương

Trong văn học dân gian thuộc chương trình Ngữ văn THCS, lòng yêu thươngcủa HS sẽ hướng về những con người, số phận nào ?

Trước hết, đó là lòng thương yêu những con người lao động vất vả, nhữngthân phận bé nhỏ, nghèo khổ, đáng thương, gánh chịu sự bất công, là nạn nhân của

xã hội phong kiến

Người lao động ngày xưa có cuộc đời lận đận, vất vả, đáng thương, qua hìnhảnh ẩn dụ (con cò, con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc,…):

- Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Trang 34

Ai làm cho bể kia đấy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?

- Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuộc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Họ siêng năng lao động nhưng cuộc sống vẫn cứ nghèo cực:

Gánh cực mà đổ lên non, Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo.

Có khi, chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến đã cuốn người nông dân vàovòng binh đao, bắt họ phải xa gia đình Nước mắt của người đàn ông yêu chuộngcuộc sống bình yên bên gia đình, đồng ruộng thật tội:

Tùng tùng trống đánh ngũ liên, Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.

Còn đây, thân phận của người phụ nữ thời xưa không thể tự làm chủ bảnthân, không có quyền quyết định cuộc đời mình, đành phó thác cho số phận;

Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Khi đọc hiểu những bài ca dao này, GV không những khơi dậy trong HS củamình lòng thương yêu đối với những con người trong tác phẩm mà còn với những

số phận kém may mắn trong cuộc đời xung quanh mình: những người nghèo khổ,

cơ nhỡ, những người có số phận không may, những người đang gánh chịu nhữngbất công,…

2.1.4 Lòng yêu thương, trân trọng những di sản văn học đặc sắc thể hiện qua vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật cả văn học dân gian

Trong kho tàng văn học Việt nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá trình

Trang 35

sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ Những tác phẩm còn lưu truyềnđến hôm nay đã được sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giá trị về nhiềumặt Văn học dân gian bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người Việt Nam.

Về mặt nội dung, văn học dân gian phản ánh đời sống, tư tưởng, tình cảm,tâm hồn của nhân dân lao động một cách rất độc đáo Những nội dung này đem đếncho độc giả muôn đời sau “giao tiếp” được với “ngày xưa”, tạo nên lòng yêuthương, trân trọng và ý thức gìn giữ những giá trị tư tưởng, di sản tinh thần - vănhọc truyền miệng của dân tộc Nói như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi, Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.

Thương người rồi mới thương ta, Yêu nhau từ mấy cách xa cũng tìm.

Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi, Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi, Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha, Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh, Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

… Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Trang 36

Sẽ đi qua cuộc đời tôi, Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi, Nhưng bao truyện cổ trên đời, Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm

tròn của bài ca dao “con kiến mà leo cành đa…” thể hiện rất đắc địa cho kiếp sống

lẩn quẩn, cùng đường, bế tắc của người nông dân dưới chế độ phong kiến Tại sao

không là bụi trúc, bụi mía mà là bụi chuối trong câu ca “Gió đưa bụi chuối sau hè/ Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”? Phải chăng hình ảnh bụi chuối gợi lên hình ảnh một

gia đình thiếu vắng người cha, người chồng ? Hình ảnh bụi chuối gợi lên một sự buồn

Trang 37

bã, tiêu điều (những tàu chuối quằn quại, tưa rách trước gió) ?

Các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS cũngmang những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như vậy Nếu GV hướng dẫn HScảm nhận tốt những giá trị này thì các em sẽ yêu quý, trân trọng biết bao những mặttốt đẹp của tư tưởng, tình cảm, truyền thống dân tộc và những giá trị nghệ thuật chaông đã sáng tạo nên

2.2 Tổ chức giáo dục lòng yêu thương con người và tình yêu quê hương đất nước cho HS qua việc dạy học phần văn học dân gian ở THCS

2.2.1 Một số nguyên tắc giáo dục lòng thương yêu thông qua dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường THCS

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, có thể nói chúng ta đang làm một cuộccách mạng về phương pháp dạy học văn Lối dạy thầy độc tôn cảm thụ rồi truyền lạicho HS bị lên án Dạy học hiện đại là dạy học hướng trung tâm về người học Thầygiáo là người tổ chức, hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm, chủ động tìm kiếm, chiếmlĩnh, kiến tạo kiến thức Các em rung cảm với tác phẩm nghệ thuật một cách chânthành, trực tiếp Trên tinh thần ấy, giáo dục lòng thương yêu cho HS qua dạy đọchiểu tác phẩm văn học dân gian cũng vậy Lòng thương yêu qua đọc hiểu tác phẩm

là do chính HS cảm nhận, tất nhiên là dưới sự “đạo diễn” của GV chứ không phải

là lòng thương yêu do GV cảm nhận rồi giảng lại cho HS Hãy để HS tự bùng cháylên cảm xúc thương yêu có như vậy, các em mới hình thành được tư tưởng, tìnhcảm thẩm mĩ sâu sắc, vững bền trong cuộc sống sau này

Như đã nói, nội dung tác phẩm văn học dân gian rất phong phú, đa dạng.Đọc hiểu một tác phẩm văn học dân gian là tìm hiểu nhiều mặt về nội dung chứkhông phải cứ chăm chăm tìm kiếm nội dung lòng thương yêu Và khi giáo dụclòng thương yêu cho HS qua dạy học TPVH phải chú ý đến đặc trưng bộ môn văn.Trước hết, đó là tính chất văn, tính nghệ thuật ngôn từ, bản chất thẩm mĩ của nó.Không nên biến giờ văn thành giờ dạy đạo đức, giờ dạy mĩ học Càng không nênđánh giá vẻ đẹp của tác phẩm một cách gượng ép hoặc theo tư tưởng xã hội họcdung tục Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo tâm thế cho HS “tự giáodục” chứ không phải biến giờ đọc văn thành giờ dạy đạo đức, giáo điều

Trang 38

Cuối cùng, phải rèn luyện cho HS những kỹ năng đọc hiểu văn bản nóichung và đọc hiểu hiểu văn bản văn học dân gian nói riêng để các em kiến tạo đượcnội dung tác phẩm, trên cơ sở ấy để hình thành thái độ sống của các em.

2.2.2 Một số lưu ý khi dạy đọc hiểu phần văn học dân gian trong nhà trường THCS

Từ trước đến nay, việc dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trườngTHCS có những sai lầm về phương pháp như sau:

- Đồng nhất giữa văn học dân gian và văn học viết, dạy văn học dân gian nhưvăn học viết nên đã hiện đại hóa tác phẩm văn học dân gian, tước bỏ đi cái sắc tháifolklore vốn là vẻ đẹp độc đáo và ý vị nhất của những bài ca, truyện kể…Đó lànhững biểu hiện như tiếp cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết, phântích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố của vănhọc viết; chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩmvăn học dân gian vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh và sự lưutruyền trong đời sống nhân dân để khai thác - tức là chỉ chú ý đến những yếu tố vănchương mà chưa quan tâm đến những yếu tố phi văn chương của nó

- Ngược lại với khuynh hướng nói trên là khuynh hướng xóa nhòa ranh giớigiữa khoa nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như dân tộc học,lịch sử, xã hội học, văn hóa học, phong tục học…làm cho bài dạy mất đi nhữngthông tin thẩm mỹ mà chỉ còn lại bức tranh xã hội khô cứng Biểu hiện như: coi tácphẩm văn học dân gian chỉ là điểm xuất phát, là cái cớ để giải thích các vấn đề xãhội, lịch sử, dân tộc…; từ tác phẩm văn học dân gian liên tưởng, mở rộng, dẫn dắt

HS đến những vấn đề khác ngoài tác phẩm; lấy cái bên ngoài để lôi cuốn, hấp dẫn

HS chứ không phải bản thân tác phẩm văn học dân gian

- Phổ biến nhất ở bậc THCS là cách dạy dễ dãi, đơn giản hóa tác phẩm văn

học dân gian mà biểu hiện thường thấy là “diễn xuôi” một cách khô khan, nhạt nhẽo

bài ca dao hoặc chia nhân vật cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà rồi phântích một cách sơ lược, công thức theo lối xã hội học dung tục…

- Ở một cực khác, đó là cách dạy “tầm chương trích cú”, nhấm nháp ngôn

từ, hình ảnh làm cho HS “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc viện dẫn quá xa, bàn

Trang 39

luận lan man ra ngoài tác phẩm.

Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, dù có đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng dạy năng lực đọc hiểu văn bản cho HS hay vẫn khư khưgiữ phương pháp dạy học truyền thồng thì cũng phải căn cứ vào đặc trưng thi phápcủa nó Đó là:

- Ở mặt văn bản ngôn từ, văn học dân gian là nghệ thuật ngữ văn dân gian.

Thi pháp văn học dân gian khẳng định rằng văn bản ngôn từ là yếu tố quan trọngnhất, là cơ sở chủ yếu mà chúng ta dựa vào đó để tìm hiểu tác phẩm văn học dângian, tìm những thông tin thẩm mỹ ẩn chứa trong đó Vả chăng, dù vẫn còn có dịbản, nhưng nói chung, ngôn từ trên văn bản của nó đã tương đối ổn định và cũngkhá bền vững (nhất là đối với thơ ca dân gian bao gồm ca dao, tục ngữ, vè), qua thửthách của thời gian, đến nay nó đã tương đối định hình trên các bộ sưu tập (nhất làcác văn bản được chọn vào sách giáo khoa hiện hành) Quan điểm này nhằm chốnglại khuynh hướng cực đoan khi dạy học tác phẩm văn học dân gian của một số GV

là bỏ qua phần lới (ngôn từ trên văn bản) mà chỉ chú trọng vào các yếu tố folklorekhác như âm nhạc, diễn xướng và tạo hình dân gian…

Nhưng khi giải mã các văn bản ngôn từ này, chúng ta lại phải chú ý vào cái

tư duy cộng đồng và cảm hứng dân gian trong các văn bản đó Vì sao truyện cổ tích

thường có cốt truyện, kết cấu giống nhau, với những kiểu nhân vật như người mồcôi, người con riêng, người em út, người đi ở, người có hình dạng xấu xí - nhữngcon người này lúc đầu gặp khó khăn nhưng nhưng được Bụt, Tiên giúp đỡ cuốicùng đã chiến thắng và được hưởng hạnh phúc? Vì sao lời ca dao lại trong sáng,giản dị, mới đọc qua thì có vẻ dễ hiểu nhưng hiểu cho đúng, cho sâu, cho trọn vẹn

và tìm ra được cái ý vị dân gian ẩn chứa trong đó thì lại không đơn giản chút nào?

Có phải vì đó là sự hội tụ của tư duy cộng đồng, sự thăng hoa của cảm hứng dângian? Không thế thì làm sao có được cảnh biến hóa đầy chất thơ của Tấm, niêu cơm

ăn hết lại đầy và tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh? Làm sao có được vẻ đẹp trítuệ sắc sảo trong những câu tục ngữ và vẻ đẹp trữ tình, sâu lắng trong ca dao…Nhưng căn cứ vào đâu, ở những dấu hiệu nào trên văn bản ngôn từ để tìm ra cái tưduy cộng đồng và cái cảm hứng dân gian ấy thì phải dựa vào thi pháp của văn học

Trang 40

dân gian Thi pháp ấy hội tụ trong các môtíp nghệ thuật dân gian, cách phô diễn dângian và các yếu tố nghệ thuật dân gian khác như nhân vật, thời gian và không giannghệ thuật, ngôn ngữ, …

Về các môtip nghệ thuật dân gian, vì là sản phẩm tư duy của cộng đồng, nên

trong tác phẩm văn học dân gian thường có sự lặp lại, tạo nên những môtip nghệthuật dân gian Nó là những hình thức mang tính nội dung đã trở thành ký ức tư

tưởng - thẩm mỹ của cả cộng đồng, trở thành “kỷ niệm riêng” của toàn dân tộc, mà

mỗi khi một thành viên của dân tộc ấy lặp lại nó trong một lời ca, một truyện kể thì

họ như gặp lại chính mình Đó là những môtip nhân vật mồ côi, người con riêng,người em út, người đội lốt xấu xí, người đi ở…trong các truyện cổ tích mà dườngnhư cốt truyện đều giống nhau: một cuộc phiêu lưu tưởng tượng của nhân vật trảiqua ba giai đoạn: gặp khó khăn, vượt khó khăn, đoàn tụ và hưởng hạnh phúc nhữngmôtip đó còn là Bụt, Tiên, chim tthần, sách ước,…những lực lượng siêu nhiên giúpngười chính nghĩa đấu tranh thắng lợi Trong ca dao, ta gặp những môtip quenthuộc như như mận - đào, trúc - mai, thuyền - bến, cây đa, giếng nước, mái đình,con cò, con hạc,…

Về cách phô diễn dân gian, đó là tư duy cộng đồng được nói lên bằng nhữngcảm hứng dân gian làm nên cái sắc thái riêng biệt của các tác phẩm folklore mà vănhọc viết không thể có được Đó là lối kể chuyện theo kiểu “ngày xửa ngày xưa ởlàng nọ…”, là cái không khí dân gian mơ màng vừa thực vừa hư rất nên thơ, lànhững câu văn vần xen kẽ trong truyện cổ tích… Ở ca dao thì đó là thể phú, thể tỉ,thể hứng, là những mô thức câu mở đầu (công thức mẫu đề) Đó là những cái haycủa cảm hứng dân gian, của tư duy cộng đồng Dạy văn học dân gian là phải làmcho HS cảm thụ và tiếp nhận được những vẻ đẹp đậm đà màu sắc folklore đó

Về các yếu tố nghệ thuật dân gian khác như kết cấu, nhân vật, thời gian và

không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, khi đọc hiểu cần lưu ý:

Kết cấu: theo đường thẳng, theo sự việc hành động, theo thứ tự thời gian, cái

gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau Kết cấu này đậm đà màu sắc dângian, làm cho tác phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng lại dễ hiểu, dễ kể, dễ nhớ

Nhân vật: Tư duy cộng đồng của văn học dân gian biểu hiện trong việc xây

Ngày đăng: 27/07/2016, 12:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bích (20000, Tâm lí học nhân cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học nhân cách
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn, dạy cái hay, cái đẹp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn, dạy cái hay, cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
3. Nguyễn Thị Bình (2007), Biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho HS trung học phổ thông khi dạy học thơ Tố Hữu, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho HS trung học phổ thông khi dạy học thơ Tố Hữu
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2007
4. Lê Thị Bừng (Chủ biên)(2008), Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách , NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách
Tác giả: Lê Thị Bừng (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
5. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
6. Trương Dĩnh (1997), Giáo trình Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông trung học, Tủ sách Đại học Sư phạm Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông trung học
Tác giả: Trương Dĩnh
Năm: 1997
7. Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1978
8. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
9. Êxipôp, B.P. ( Chủ biên), (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lí luận dạy học
Tác giả: Êxipôp, B.P. ( Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
10. Êxipôp, B.P. ( Chủ biên), (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lí luận dạy học
Tác giả: Êxipôp, B.P. ( Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
11. Êxipôp, B.P. ( Chủ biên), (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lí luận dạy học
Tác giả: Êxipôp, B.P. ( Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
12. Đỗ Long Giang (lược dịch)(2007), “Triết lí giáo dục của Khổng Tử”, Khoa học giáo dục, (22) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lí giáo dục của Khổng Tử”, "Khoa học giáo dục
Tác giả: Đỗ Long Giang (lược dịch)
Năm: 2007
13. Đỗ Xuân Hà (1997), Giáo dục thẩm mĩ, món nợ lớn đối với thế hệ trẻ , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mĩ, món nợ lớn đối với thế hệ trẻ
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
15. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đổi mới tư duy giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1991
16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa , giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hóa , giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
18. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
19. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
20. Nguyễn Thị Thu Hiền (1998), Giáo dục thẩm mĩ cho HS PTTH qua giờ giảng văn văn học Việt Nam, Tiểu luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mĩ cho HS PTTH qua giờ giảng văn văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Năm: 1998
21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w