Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CẢI TIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC THÔNG QUA TIẾT DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG “MỘ CỰ THẠCH – MỘT CÔNG TRÌNH MỘ ĐÁ C
Trang 1SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CẢI TIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC THÔNG QUA TIẾT DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG “MỘ CỰ THẠCH – MỘT CÔNG
TRÌNH MỘ ĐÁ CỔ ĐỘC ĐÁO”
Người thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH HOÀNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH HOÀNG
2. Ngày tháng năm sinh: 19/09/1980
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại DĐ: 0985.289.290; 0918.289.290
7. Chức vụ: Thư ký Hội đồng
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Lịch Sử THPT, chủ nhiệm lớp 12B3
9. Đơn vị công tác: trường THPT Võ Trường Toản
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Lịch sử THPT
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua tiết dạy lịch sử địa phương “Mộ Cự Thạch – Một công trình mộ đá cổ độc đáo”
BM02-LLKHSKKN
Trang 3SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CẢI TIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC THÔNG QUA TIẾT DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
“MỘ CỰ THẠCH – MỘT CÔNG TRÌNH MỘ ĐÁ CỔ ĐỘC ĐÁO”
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như nhiều môn học khác trong trường THPT, dạy học lịch sử cũng
nhằm “Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài” Dạy – học lịch sử dân tộc nói
chung và lịch sử địa phương nói riêng ở trường THPT có chức năng, nhiệm vụ làm phong phú bài học lịch sử dân tộc Qua đó khơi dậy cho thế hệ trẻ lòng tự hào yêu quý quê hương vì ở Việt Nam, mục tiêu giáo dục - đào tạo đã được xây dựng trên
cơ sở thực tiễn giáo dục Việt Nam, những định hướng chính trị lớn của đất nước:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh theo định hướng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục có những giá trị bất biến như: bồi
dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái yêu thương, quý trọng con người, lòng dũng cảm, trung thực thẳng thắn, hăng say lao động, có sức khỏe, có tri thức phổ thông về khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy trong điều 2 chương I “ Những quy định chung” của Luật Giáo Dục của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH XI ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã quy định “
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Tuy nhiên, việc tổ chức dạy – học lịch sử địa phương ở trong trường THPT nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước vẫn chưa được nhiều giáo viên dạy lịch sử quan tâm đúng mức Điều này đã dẫn đến chất lượng kiến thức lịch sử địa phương của các em học sinh còn nhiều thiếu sót
Từ những hạn chế này, tôi xin cải tiến một số phương pháp thực hiện chuyên
đề: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua tiết dạy lịch sử địa phương “Mộ Cự Thạch – Một công trình mộ đá cổ độc đáo”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Lịch sử dân tộc là một quá trình vận động liên tục theo những quy luật của
nó Lịch sử của mỗi địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Ở đó, nó vừa thể hiện cái chung mang tính quy luật lại vừa thể hiện cái riêng, cái đặc thù làm phong phú lịch sử dân tộc Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương thể hiện mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Cái chung và cái riêng không tách rời nhau, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, còn cái riêng là biểu hiện của cái chung Nhận thức này, nhằm khắc phục những quan điểm phiến diện trong dạy học lịch sử chỉ nhấn mạnh lịch sử dân tộc mà quên đi, thờ ơ đi lịch sử địa phương, tách biệt hai quá trình đó trong dạy học lịch sử Vận dụng quan điểm dạy học toàn diện, quan điểm lịch sử vào trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương chúng ta phải nhìn nhận nó trong mối quan hệ với lịch sử địa phương mới
Trang 4thấy được tác động và dấu ấn của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc trong quá trình giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đều có đối tượng nghiên cứu là tiến trình phát triển lịch sử dân tộc do con người của dân tộc ấy sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Nếu như lịch sử dân tộc tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc, những quy định chung thì lịch sử địa phương lại là cái cụ thể để chứng minh cho quy luật phát triển của lịch sử dân tộc, nó vừa là nét đặc thù cho lịch sử của từng địa phương trong sự phát triển của lịch sử dân tộc Như vậy, sự tồn tại khách quan của lịch sử Việt Nam luôn chứa đựng mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương
Sử dụng kiến thức lịch sử địa phương để dạy tốt lịch sử dân tộc là dạy học lịch sử địa phương phải nắm vững những giá trị của các sự kiện, hiện tượng lịch sử
có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc Từ đó, giáo dục cho học sinh tình cảm yêu
quê hương, nơi “chôn nhau cắt rốn” đồng thời có cơ sở lý luận khoa học giải
quyết những vấn đề phức tạp, thời sự đã và đang diễn ra trong địa phương và trong nước
2 Thực tiễn
a Thuận lợi
Nhà nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chính sách quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo như tăng lương, phụ cấp đứng lớp, tặng kỉ niệm chương, phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú …
Ngành Giáo dục tỉnh nhà đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên có cơ hội mở rộng kiến thức mới phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy – học
Ngày nay, nhà nước càng quan tâm và coi trọng vị trí của môn Lịch sử trong trường phổ thông, việc tiến hành đầu tư nhiều vào soạn mới sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, việc lựa chọn môn Lịch sử trở thành một trong những môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhờ vậy đội ngũ giáo viên lịch sử ngày càng tăng cao về số lượng cũng như chất lượng, báo hiệu điều đáng vui mừng trong quá trình khôi phục lại vị trí của bộ môn Lịch sử trong nhà trường và trong xã hội
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, Internet đã giúp cho người dạy – học có điều kiện chiếm lĩnh những kiến thức khoa học lịch sử mới
b Khó khăn
Có thể nói cho đến hiện nay, việc tổ chức dạy học lịch sử địa phương nhằm giáo dục truyền lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế Những chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
* Khách quan
Nhiều địa phương cho đến nay vẫn chưa biên soạn được chương trình, tư liệu về lịch sử địa phương dạy ở trường THPT
Cơ sở vật chất của các trường chưa đồng bộ nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa Sự thay đổi về đơn vị hành chính cấp xã, huyện hình thành nên những khu dân cư mới cũng làm cho việc xây dựng kế hoạch, soạn giáo án, xác định nội dung, địa bàn, giảng dạy lịch sử địa phương gặp nhiều khó khăn
Trang 5Học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, phương tiện thông tin đại chúng, Internet chưa có đã ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tìm kiếm thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy lịch sử địa phương
Không phải địa phương nào cũng có di tích lịch sử để phục vụ cho công tác dạy – học lịch sử địa phương
* Chủ quan
Một vài trường có triển khai dạy lịch sử địa phương Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ phối kết hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức đưa học sinh tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tàng nhân các dịp kỷ niệm ngày 22/11
hoặc 26/3, … (không tổ chức thường xuyên).
Kinh phí tổ chức học tập lịch sử địa phương tại thực địa còn nhiều hạn chế
đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình dạy - học cũng như hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh
Đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường THPT trong tỉnh nói chung
và ở trường THPT Võ TRường Toản nói riêng tuy đông đảo, trẻ nhưng còn nhiều hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy Bản thân giáo viên cũng bị tác động bời yếu tố xã hội cho rang mông học Lịch sử là môn phụ, ít có học sinh chọn thi đại học khối C nên chưa quan tâm nhiều đến việc dổi mới phương pháp dạy -học Vì vậy, còn nặng nề việc cung cấp thông tin mà ít tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, chưa thể gây được hứng thú học tập cho học sinh, chưa để cho học sinh nhận thức được việc học lịch sử địa phương có tác dụng thiết thực để nâng cao kiến thức lịch sử dân tộc
Đồng Nai là tỉnh phát triển kinh tế xã hội lớn của đất nước nên là điểm nhập
cư cho nhiều giáo viên ngoại tỉnh Vì vậy, giáo viên dạy lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai cũng chưa hiểu hết về con người, văn hóa người Đồng Nai
Để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương là giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách sống cao đẹp yêu quê hương đất nước, chủ nghĩa xã hội Tôi xây dựng nội dung giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua bài học lịch sử địa phương dùng
cho học sinh khối 12 ban cơ bản với chủ đề: “Mộ Cự Thạch – Một công trình mộ
đá cổ độc đáo”.
3 Số liệu thống kê
Trước khi thực hiện một số cải tiến về phương pháp giáo dục lòng yêu
quê hương đất nước thông qua tiết dạy lịch sử địa phương “Mộ Cự thạch – Một công trình mộ đá cổ độc đáo” tôi đã dạy nội dung này cho học sinh khối
11 (học tại lớp học) Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy do giáo viên tự sưu tầm còn học sinh chưa có tài liệu trong tay nên phương pháp học bài này lúc
đó chủ yếu là cung cấp kiến thức một chiều (Giáo viên là trung tâm) Sau tiết học, tôi có đặt ra 04 câu hỏi nhận thức như sau và kết quả đạt được là (theo bảng thống kê).
Nội dung câu hỏi nhận thức bài học Tỉ lệ % số học sinh trả lời đúng câu
hỏi trong năm học 2011– 2012 Lớp
11A8
% trả lời đúng
Lớp 11A10
% trả lời đúng
Trang 61 Di tích mộ Cự Thạch Hàng Gòn nay
thuộc huyện/ thị nào trong tỉnh Đồng Nai?
2 Mộ Cự Thạch Hàng Gòn tồn tại từ bao
giờ? Chủ nhân của ngôi mộ Cự Thạch cư
dân nào trên thế giới?
3 Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch
Hàng Gòn là di tích quốc gia năm nào?
4 Dựa vào đặc điểm kiến trúc ngôi mộ Cự
Thạch Hàng Gòn Em có nhận xét gì về
nghệ thuật kiến trúc của ngôi mộ cổ này?
18/41HS 43.9 20/43HS 46.5
Năm học 2012 – 2013, tôi tiếp tục dạy nội dung này cho 02 lớp 12A8, 12A10 (lớp 11 lên lớp 12 đã được học ở năm trước) tại di tích Mộ Cự Thạch ở Hàng Gòn – Thị xã Long Khánh – tỉnh Đồng Nai (tổ chức tham quan, học tập ngoại khóa)
Để minh họa cho những vấn đề nhận thức lý luận trên, tôi xin trình bày việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua tiết dạy lịch sử địa phương “Mộ
Cự Thạch – Một công trình mộ đá cổ độc đáo”.
A Xác định mục đích yêu cầu của bài học
1 Kiến thức: Qua bài học này học sinh nhận thức được
- Vị trí địa lý – lịch sử hình thành của ngôi mộ Cự Thạch
- Hiểu được những nét cơ bản về cấu tạo của ngôi mộ Cự Thạch
- Hiểu được giá trị lịch sử văn hóa của một công trình mộ đá cổ của người Việt xưa
2 Kỹ năng: Phát triển khả năng quan sát, ghi chép và phân tích ở học sinh.
3 Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao
động, tinh thần vượt khó dám nghĩ dám làm và trách nhiệm tôn tạo, bảo tồn những giá trị lịch sử văn hóa của các em học sinh
B Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1 Giáo viên
- Muốn tiến hành một buổi học tập ở ngôi Mộ đá cổ Cự Thạch Hàng Gòn đòi hỏi giáo viên cần phải có kiến thức chung về ngôi mộ này: Địa chỉ ngôi mộ, quá trình hình thành, thời gian phát hiện, giá trị lịch sử văn hóa của ngôi mộ…
- Chuẩn bị các tài liệu như sách báo, tranh ảnh liên quan đến bài học
Căn cứ vào thời gian co thể để xây dựng kế hoạch, giáo án, hướng dẫn học sinh thực hiện những nội dung cần đạt được, các bước và công tác tổ chức học tập
- Lập kế hoạch, dự trù kinh phí tổ chức học tập lịch sử địa phương, xin ý kiến chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường và liên hệ với ban quản lý bảo tồn khu di tích trước khi tổ chức học tập
2 Đối với học sinh
- Trước khi xuống địa điểm học tập học sinh phải được biết về ngôi mộ Cự
Thạch Hàng Gòn: ở đâu? Học sinh cần phải tìm hiểu những nội dung gì? Nhằm định hướng cho các em trong khi học tập
- Chuẩn bị tư trang, sách vở, bút mực…., nắm được nội quy quy định viếng thăm ngôi mộ cổ
- Thông báo cho gia đình, người thân nắm bắt được kế hoạch học tập…
Trang 73 Xác định nội dung tiết học (03 nội dung)
a Điều kiện tự nhiên và cư dân
b Mộ Cự Thạch – một di chỉ xưởng của người Việt Cổ
c Nghệ thuật kiến trúc mộ đá cổ độc đáo
Nội dung cụ thể
Để giúp học sinh có thuận lợi trong việc tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và cư dân giáo viên cần tiến hành mấy nội dung chủ yếu sau:
Hoạt động 1: Giáo viên khái quát chung về ngôi mộ Cự Thạch Hàng
Gòn (trên cơ sở tài liệu, hình ảnh minh họa và quan sát thực tế): Mộ Cự Thạch là
một ngôi mộ cổ nhất và quy mô nhất ở Việt Nam Ngôi mộ nằm ở ấp Hàng Gòn xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, Đồng Nai trên độ cao 250m so với mặt nước biển cách ngã ba Tân Phong hướng Long Khánh đi Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 10 km, cách thành phố Biên Hòa – Đồng Nai khoảng 80km; năm 1984 ngôi mộ đã được
Bộ Văn hóa Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia, cơ quan quản lý ngôi mộ cấp quốc gia hiện nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
(Mộ Cự Thạch Hàng Gòn)
Hoạt động 2: Giáo viên chia nhóm học tập, định hướng cho học sinh quan
sát, ghi chép và trả lời
Nhóm 1: Ai là người có công phát hiện ra ngôi mộ? vào thời gian nào? Chủ nhân của ngôi mộ cổ này là ai?
Trên cở sở tìm hiểu tài liệu các em đã được yêu cầu tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông, tranh ảnh, tài liệu do ban quản lý di tích cung cấp và việc quan sát thực tế
Học sinh sẽ trả lời:
Năm 1927, kỹ sư cầu đường Jean Bouchor – người Pháp đã phát hiện ngôi
mộ khi mở đường liên tỉnh số 2 nối Long Khánh – Bà Rịa……
Trang 8Chủ nhân của ngôi mộ cổ là cư dân Việt cổ sống trong khoảng thời gian
150 trước công nguyên đến 240 năm sau công nguyên.
Với câu hỏi trên, giáo viên đã giúp học sinh nhận thức được trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ có Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (ở Lạng Sơn) hay ở Núi Đọ -Thanh Hóa… mới là nơi người Việt cổ sinh sống mà ngay từ rất sớm người Việt
Cổ đã sinh sống rãi rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam ngay nay Điều này, khẳng định Việt Nam là cái nôi xuất hiện của loài người và quan trọng hơn qua câu trả lời này đã giúp học sinh hiểu được trên vùng đất này không đơn thuần chỉ có Cù Lao Phố, Văn Miếu Trấn Biên hay làng Bưởi Tân Triều mà còn là ngôi nhà đầu tiên
của tổ tiên ta xưa kia Đây cũng minh chứng sinh động để đập tan âm mưu “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch khi cho rằng vùng đất Đồng Nai nói riêng
và Nam Bộ nói chung là đất của người Cămpuchia khi chúng ngày đêm rêu rao trên mạng Internet rằng nơi nào có cây thốt nốt nơi ấy là đất của người Cămpuchia, nhằm chia rẽ sự đoàn kết giữa hai nhà nước Việt Nam – Cămpuchia Từ đây, đã giúp các em học sinh có ý thức bảo vệ những giá trị vật chất, tinh thần của tổ tiên
để lại và có những suy nghĩ và hành động đúng đắn để chống lại âm mưu “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch đang muốn chống đối đảng, nhà nước ta
nhất là thời gian gần đây có nhiều cá nhân, tổ chức phản động cả trong và ngoài nước cấu kết nói xấu chính quyền cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Nhóm 2: Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Dựa vào đâu các nhà khoa học cho rằng có khả năng có “xưởng chế tác đá của người tiền sử ở gấn khu vực mộ chính”?
Từ thực tế của di tích kết hợp với tài liệu tham khảo trên mạng Internet học sinh có thể trả lời được:
Một cuộc khai quật mới đây tại khu vực “công xưởng”, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngoài những mảnh gốm cổ bị vỡ, còn tìm thấy nhiều mảnh đã vỡ ra trong quá trình chế tác từ những phiến đá lớn…Theo P.GS TS Phạm Đức Mạnh tại công xưởng chế tác Cự Thạch đã phát hiện nguyên trạng lớp đá phế liệu dày tới
15 -> 40cm nằm dưới các phiến đá lớn và các di vật đồng – gốm tập trung ở đông
và đông bắc khu vực khai quật và trải dài sang cả phần đông nam trong khoảng
12 – 14m
Với câu hỏi như trên, giáo viên đã giúp học sinh phát triển óc quan sát, ghi
chép và khả năng phân tích để đi đến kết luận ở Đồng Nai nói riêng và Đông Nam
bộ nói chung đã từng có xưởng chế tác đá của người tiền sử gần khu vực mộ Cự Thạch Hàng Gòn
Nhóm 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai bức tranh
Trang 9(Mộ Cự Thạch Hàng Gòn) (di tích Cự Thạch ở chân núi
Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc)
(Mộ Cự Thạch Hàng Gòn)
đồng thời quan sát thực tế ngôi mộ Cự Thạch Hàng Gòn qua đó trả lời các câu hỏi:
- Dựa vào hình ảnh và quan sát ngôi mộ ngoài thực địa, em hãy mô tả lại kiến trúc của ngôi mộ Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn?
Qua việc quan sát, ghi chép, so sánh mộ Cự Thạch Hàng Gòn và di tích Cự Thạch ở chân núi Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc học sinh sẽ mô tả được:
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm
đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn Ngôi mộ có hình
Trang 10chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10m X 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Từ việc quan sát và mô tả được đặc điểm kiến trúc của ngôi mộ, học sinh sẽ nhận thức được ngôi mộ đá cổ Cự Thạch nếu so sánh với di tích Cự Thạch được phát hiện chân núi Tam Đảo – Vĩnh Phúc không đơn thuần là chỉ có giá trị về kích
thước (ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm này) mà quan trọng
hơn nó đã giúp học sinh nhận thức được để xây dựng được ngôi mộ Như vậy, trong thời điểm trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, không có cần cẩu, không có máy xúc, máy ủi… nhưng với tinh thần đoàn kết sức mạnh, tài năng, óc
sáng tạo của cư dân Việt Cổ được ví như “Nền văn minh sông Đồng Nai” đã có
thể vận chuyển được những tảng đá nặng cả từ 30 đến 40 tấn Từ đây, một lần nữa bài học lịch sử địa phương lại có tác dụng giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước nồng nàn, yêu lao động chân chính và có ý thức bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc
Qua việc thực hiện một tiết học lịch sử địa phương xoay quanh nội dung
“Mộ Cự Thạch – Một công trình mộ đá cổ độc đáo” đã giúp các em học sinh
hiểu rõ hơn những giá trị vật chất và tinh thần do người Việt Cổ tạo dựng trong thời kỳ khoa học kỹ thuật, công nghệ chưa phát triển, đồng thời đã giúp các em có
cơ hội thể hiện khả năng tìm tòi, sáng tạo, tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, tự bồi dưỡng tình yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam Và quan trọng hơn sau tiết học tại thực địa các em học sinh hiểu và trả lời chính xác hơn những nội dung câu hỏi điều tra mà năm học 2012 – 2013, các em chưa thể trả lời khả quan hơn năm học trước (theo bảng thống kê).
Nội dung câu hỏi nhận thức Tỉ lệ % số học sinh trả lời đúng câu hỏi
trong năm học 2012 – 2013
Lớp 12A8
% trả lời đúng
Lớp 12A10
% trả lời đúng
1 Di tích mộ Cự Thạch Hàng Gòn nay
thuộc huyện/ thị nào trong tỉnh Đồng
Nai?
2 Mộ Cự Thạch Hàng Gòn tồn tại từ
bao giờ? Chủ nhân của ngôi mộ Cự
Thạch cư dân nào trên thế giới?
3 Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự
thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia năm
nào?
4 Dựa vào đặc điểm kiến trúc ngôi mộ
Cự Thạch Hàng Gòn em có nhận xét gì
về nghệ thuật kiến trúc của ngôi mộ cổ
này?
29/41HS 70.7 31/43HS 72.09