1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp ở thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị

131 474 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Đây là quan điểm mang tính chiến lược, thểhiện tính toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng và Nhà nước đối với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác đào tạo của n

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO NGUYÊN VŨ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH

QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

Thừa Thiên Huế, năm 2016

Trang 3

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO NGUYÊN VŨ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH

QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN MINH TIẾN

Thừa Thiên Huế, năm 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng công bố bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Cao Nguyên Vũ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Tâm lí giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học sư phạm – Đại học Huế; quý thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học quản lý giáo dục khóa XXIII đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Phan Minh Tiến

Minh Tiến, người thầy trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, quan tâm hướng

dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn Quý lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Trị, cán bộ quản lí, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thu thập số liệu, khảo sát thực trạng để hoàn thành khóa học và luận văn.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học rập và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân đã rất

cố gắng nỗ lực, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót do điều kiện và phạm vi nghiên cứu đề tài có hạn Tôi kính mong được sự góp ý của Quý Thầy cô, các đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Huế, tháng 5 năm 2016

Tác giả Cao Nguyên Vũ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

4 Giả thuyết khoa học 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng 10

8 Cấu trúc luận văn 10

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 12

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 12

1.2 Các khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Giáo viên THCS và đội ngũ giáo viên THCS 15

1.2.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS 16

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 18

1.2.4 Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 19

1.3 Tiếp cận quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 21

1.3.1 Phát triển nguồn nhân lực 21

1.3.2 Công tác quản lí nguồn nhân lực 22

Trang 7

1.3.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN theo tiếp

cận sơ đồ quản lí nguồn nhân lực 23

1.4 Vị trí, vai trò của giáo viên THCS trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS 23

1.4.1 Vị trí, vai trò của cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 23 1.4.2 Những đặc trưng cơ bản của GV THCS và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước 24

1.5 Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo CNN 27

1.5.1 Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 27

1.5.2 Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo CNN 28

1.5.3 Phòng Giáo dục và Đào tạo và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 30

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 33

1.6.1 Yếu tố chủ quan 33

1.6.2 Yếu tố khách quan 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ 36

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và GD&ĐT của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 36

2.1.1 Khái quát về vị trí địa lí, kinh tế, xã hội 36

2.1.2 Khái quát về tình hình GD&ĐT 37

2.1.3 Tình hình GD THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 38

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 40

2.3 Thực trạng về đội ngũ giáo viên THCS thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 40

2.3.1 Số lượng 40

2.3.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 41

Trang 8

2.3.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 42

2.3.4 Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên THCS thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 45

2.4 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 46

2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về CNN và ý nghĩa của CNN trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS 46

2.4.2 Công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS 48

2.4.3 Thực trạng công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển đội ngũ giáo viên THCS 49

2.4.4 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 50

2.4.5 Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ giáo viên THCS theo CNN .52 2.4.6 Thực trạng thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với GV THCS 55

2.4.7 Thực trạng công tác xây dựng điều kiện và môi trường làm việc, môi trường SP trong trường THCS 55

2.4.8 Nhận định chung về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở thị xã Quảng trị, tỉnh Quảng Trị 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ 63

3.1 Cơ sở và nguyên tắc xác lập các biện pháp 63

3.1.1 Cơ sở xác lập các biện pháp 63

3.1.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 67

3.2 Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 69

3.2.1 Nâng cao nhận thức về CNN, giáo dục ý thức học tập, phấn đấu cho đội ngũ giáo viên THCS 69

3.2.2 Xây dựng quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN 70

Trang 9

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viênTHCS đáp ứng yêu cầu CNN 753.2.4 Bố trí, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên THCS một cách hợp

lí, khoa học 793.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THCS theohướng đáp ứng yêu cầu CNN 813.2.6 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ để phát triển đội ngũ giáo viên THCSđáp ứng yêu cầu CNN 853.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 893.3 Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

đề xuất 893.3.1 Khái quát quá trình tổ chức khảo nghiệm 893.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp .90

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 10

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GD THCS Giáo dục trung học cơ sở

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 42Bảng 2.4 Trình độ ĐT của ĐNGV các trường THCS thị xã Quảng Trị,

43tỉnh Quảng Trị 43Bảng 2.5 Đánh giá chung về các lĩnh vực cơ bản của GV THCS

theo CNN theo tự đánh giá của GV 44Bảng 2.6 Đánh giá chung của CBQL về các lĩnh vực cơ bản của

GV THCS theo CNN 45Bảng 2.7 Nhận thức của CBQL và GV THCS về mức độ cần thiết áp

dụng CNN trong đánh giá GV THCS 47Bảng 2.8 Nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa của CNN đối với

việc phát triển GV THCS 47Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL và GV THCS về tính cấp thiết và tính

khả thi của các biện pháp đề xuất 90Bảng 2.9 Kết quả khảo sát mức độ đánh giá về phẩm chất và

năng lực của GV ở các trường THCS ở thị xã Quảng Trị theo các tiêu chí của CNN P22Bảng 2.10 Những khó khăn của CBQL và ĐNGV THCS trong quá

trình thực hiện công tác phát triển ĐN đáp ứng yêu cầu CNN P24

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ trong hoạt động quản lí 21

Sơ đồ 1.2 Quản lí nguồn nhân lực 23

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp 89

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phát triển một nền giáo dục vững mạnh là nhân tố quyết định để thúc đẩy

sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; là tiền đề cơ bản nhất nhằm phát huynguồn lực con người để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) Tổ chức UNESCO

đã chỉ rõ “Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách rời sự tiến bộ vàthành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó”

Nhận thức được vai trò và vị trí của giáo dục (GD) trong giai đoạn hiệnnay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).Giáo dục Việt Nam đang tích cực đổi mới về nhiều mặt để đáp ứng các yêu cầu vềđào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD) nguồn nhân lực cho xã hội Để thực hiện thành côngvấn đề này, công tác phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV) là khâu then chốt

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần to lớn tạo nênchất lượng giáo dục của mỗi quốc gia Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo chính

là phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục nói chung và cho từng cấp học nóiriêng, là cơ sở có tính lí luận và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển nguồnlực tương lai của đất nước

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD&ĐTcủa đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳngđịnh: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền GDViệt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển ĐNGV và cán

bộ quản lí (CBQL) là khâu then chốt” Đây là quan điểm mang tính chiến lược, thểhiện tính toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng và Nhà nước đối với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác đào tạo của ngành giáo dục.Phát triển ĐNGV vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiếtcủa giáo dục Việt Nam hiện nay

Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

"Xây dựng, nâng cao chất lượng ĐN nhà giáo và CBQL giáo dục" đã chỉ rõ: mụctiêu là xây dựng ĐN nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc

Trang 14

quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.

Giáo dục trung học cơ sở (THCS) là một trong ba cấp học phổ thông của hệthống giáo dục quốc dân, là nền móng cho sự phát triển về tư duy, thể chất, trí tuệ,tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh, chuẩn bị nền tảng kiến thức căn bản cần thiết chohọc sinh bước vào cấp trung học phổ thông Phát triển giáo dục THCS một cách vữngchắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển củagiáo dục phổ thông, sau phổ thông Vì vậy, việc xây dựng và phát triển ĐNGV chocấp học THCS là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệpGD&ĐT nước nhà Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáodục quốc dân nói chung, giáo dục THCS nói riêng, ĐNGV THCS vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu của xã hội và của cấp học Mất cân đối về cơ cấu, chất lượng, phân bốchưa đồng đều ở các địa bàn, thậm chí vẫn có cả một bộ phận GV còn hạn chế vềnăng lực, kiến thức, kỹ năng trong giảng dạy…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày22/10/2009 quy định chuẩn nghề nghiệp (CNN) giáo viên trung học cơ sở, trung họcphổ thông với mục tiêu làm cơ sở cho việc đánh giá, bồi dưỡng và phát triển ĐNGVTHCS Mục đích của CNN GV THCS là giúp GV tự đánh giá năng lực nghề nghiệp,trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạođức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; là cơ sở để đánh giá GV THCS hàngnăm theo quy chế đánh giá xếp loại GV THCS công lập, phục vụ cho công tác quản lí,bồi dưỡng và quy hoạch ĐNGV THCS Bên cạnh đó, việc phát triển GV THCS đápứng yêu cầu CNN còn là cơ sở để các cơ quan quản lí đề xuất các chế độ, chínhsách, đề bạt, bổ nhiệm đối với GV THCS

Thị xã Quảng Trị là một thị xã trung tâm phía nam của tỉnh Quảng Trị, làmột thị xã có nhiều tiềm năng phát triển điển hình văn hóa Trong thời gian qua,ngành giáo dục và đào tạo thị xã nói chung và cấp học THCS nói riêng đã cónhiều nỗ lực quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành và gópphần không nhỏ vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương Tuy nhiên,trước nhu cầu đổi mới và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân,đội ngũ cán bộ giáo viên nói chung và ĐNGV THCS thị xã Quảng Trị, tỉnh QuảngTrị nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế so với CNN GV THCS; có sự chênh lệch lớn

Trang 15

về độ tuổi, chất lượng GV chưa đều ở các phường, xã; chưa đạt yêu cầu so vớitrình độ đào tạo Trong quản lí, công tác quy hoạch, lập kế hoạch chưa được chútrọng đúng mức; việc đánh giá chưa đảm bảo, chính sách thu hút nhân tài chưa đủmạnh; vấn đề chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa cao…

Trên cơ sở những hạn chế nêu trên, việc phát triển ĐNGV THCS đáp ứngyêu cầu CNN trong giai đoạn hiện nay phải mang tính khoa học, chiến lược và là

yêu cầu tất yếu của thực tiễn Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát

triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành

quản lí giáo dục với mong muốn đóng góp nghiên cứu khiêm tốn của mình đối vớicông tác nâng cao chất lượng ĐNGV THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng ĐNGV THCS ở thị xã QuảngTrị, đề xuất các biện pháp của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Trị đối với việc pháttriển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêucầu chuấn nghề nghiệp ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

4 Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển ĐNGV THCS hiện nay đã đạt được những kết quả tíchcực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập Nếu đề xuất và được thực hiện đồng

bộ các biện pháp phát triển ĐNGV THCS có tính hệ thống, khoa học và khả thi sẽxây dựng được một ĐNGV THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị đủ về số lượng,đảm bảo tính bền vững về chất lượng đáp ứng yêu cầu CNN theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác phát triển ĐNGV THCS đáp ứngyêu cầu CNN

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV THCS đáp ứngyêu cầu CNN ở thị xã Quảng Trị , tỉnh Quảng Trị

5.3 Đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNNtrên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại, hệ thốnghoá tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, lấy ýkiến chuyên gia… nhằm khảo sát, đánh giá, thực trạng vấn đề cần nghiên cứu vàkhảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết quả nghiên cứu

x x n

N

  để tính điểm trung bình (ĐTB)Với x: là ĐTB của từng biện pháp

i

x : là điểm được tính ứng với từng mức độ của tính cấp thiết hoặc tính khảthi, i   1,2,3 

n i: là số người cho điểm, xi mức độ tương ứng

Trong tất cả các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài sử dụng phương phápđiều tra bằng phiếu hỏi và thống kê toán học là chủ yếu, các phương pháp còn lạichỉ mang tính hỗ trợ

7 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng

Bao gồm 05 trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị , tỉnh Quảng Trị

8 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất: Mở đầu

- Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN.+ Chương 2: Thực trạng ĐNGV THCS và công tác phát triển ĐNGV ở các

Trang 17

trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Chương 3: Các biện pháp phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN ởthị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

- Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 18

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự phát triển của giáo dục luôn song hành với sự phát triển của ĐNGV tronglịch sử phát triển của nhân loại

Trên thế giới, đa số các quốc gia đều coi công tác phát triển GV là vấn đềphát triển cơ bản trong phát triển GD Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọingười có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên để kịp thời bổ sung kiếnthức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển KT - XH làphương châm hành động của các cấp quản lí GD

Năm 1998, tại Hội nghị của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hiệp quốc (UNESCO) tổ chức tại Nepal về tổ chức quản lí Nhà nước đã khẳng

định “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục”

Các quốc gia có nền kinh tế và GD phát triển ở mức độ cao trên thế giới như:Phần Lan, Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Mỹ… hoặc các quốc gia ở châu Á như:Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… xác định để có nền GD tốt thì phải chú trọng sựphát triển của ĐNGV, chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT,thực sự xem đây là quốc sách hàng đầu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,góp phần phát triển đất nước

Trên thế giới đã có nhiều đề tài, nhiều công trình nghiên cứu, trong đó nộidung chủ yếu xác định về vai trò của ĐNGV, giảng viên và biện pháp để phát triểnĐNGV

Ở nước ta, vấn đề phát triển ĐNGV đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt

quan tâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "… nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…" Người còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của nghề dạy học: “

có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ

Trang 19

nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản…” Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh, suốt hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo,quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển ĐNGV

Luật giáo dục (2005) quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ”[26].

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Kếtluận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về công tác GD&ĐT đều xem việc phát triểnĐNGV là một trong những giải pháp trọng tâm để phát triển sự nghiệp GD

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và

CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Đó là “xây dựng quy hoạch,

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc

tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ

sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm…” Với mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[17] Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI rất coi trọng vấn đề

BD và phát triển đội ngũ GV để đáp ứng yêu cầu “đổi mới” nền GD là rất cấp bách

Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng của ĐNGV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày

28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) chỉ rõ: Nhà giáo phải có trách nhiệm: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học

Trang 20

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh” [9].

Trong Chương trình hành động của ngành GD thực hiện “Chiến lược phát triển

giáo dục Việt Nam 2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT

ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xác định một trong những

nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là: “Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp Hướng dẫn cơ sở tự xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ”[10].

Theo đó, nhiều công trình nghiên cứu về ĐNGV đã được triển khai dưới sựchỉ đạo của Bộ GD&ĐT Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là những công trìnhnghiên cứu về mô hình nhân cách của ĐNGV các cấp học, bậc học và mô hìnhnhân cách của người QL nhà trường trong hệ thống GD quốc dân

Nghiên cứu về ĐNGV còn được thực hiện dưới góc độ QLGD ở cấp độ vĩ

mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học về chủ đề ĐNGV dưới góc độ QLGD theongành, bậc học; các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện ngàycàng nhiều Có thể kể đến các công trình, đề tài của một số tác giả như sau: Vấn đề

về giáo viên, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn của tác giả Trần Bá Hoành(2006); Làm thế nào để có một đội ngũ giáo viên giỏi ở Việt Nam của tác giảNguyễn Thị Mỹ Lộc (2010); Rèn luyện kĩ năng sư phạm của các tác giả Hà NhậtThăng và Lê Quang Sơn (2010)

Tác giả Vũ Bá Thể trong cuốn “Phát huy nguồn lực con người để côngnghiệp hóa, hiện đại hóa – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” đã có bàiviết “Nâng cao chất lượng ĐNGV, đổi mới công tác quản lí và đào tạo cán bộ quản

lí giáo dục phổ thông” đã đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực để thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn đến năm 2020 Trongđó, có những giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục phổ thông: “Xây dựng ĐNGVđáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ cấu”[29, tr.66]

Trang 21

Tác giả Phạm Minh Hạc trong “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa củathế kỷ XXI” đã khẳng định: “ĐNGV là một yếu tố quyết định sự phát triển sựnghiệp giáo dục - đào tạo và đưa ra những chuẩn quy định đào tạo GV” [19, tr.18]

Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ GD&ĐT với Thông tư số BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên trunghọc phổ thông; không chỉ tạo cơ sở cho việc thiết kế chương trình đào tạo GV,chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo mà còn là cơ sở để các GV tự đánh giá nănglực, phẩm chất của mình, là căn cứ để cán bộ quản lí giáo dục quản lí, phát triểnĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN

30/2009/TT-Trong chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục, đã cónhiều luận văn nghiên cứu đến vấn đề xây dựng và phát triển ĐNGV như:

- Nguyễn Sĩ Thư (2001), Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Lê Thị Huyên (2012), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

- Hồng Việt Trung (2013), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng theo hướng chuẩn hóa.

Tuy nhiên, các công trình đó chỉ chuyên sâu vào từng lĩnh vực nhất định củavấn đề hoặc gắn với từng địa phương cụ thể mà chưa có công trình nào đề cập đếnvấn đề phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN ở thị xã Quảng Trị, tỉnhQuảng Trị

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Giáo viên THCS và đội ngũ giáo viên THCS

Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

Trang 22

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lí lịch bản thân rõ ràng

Từ những quy định trên, GV THCS có thể được hiểu là người làm nhiệm vụgiảng dạy trong các trường THCS

1.2.1.2 Đội ngũ giáo viên THCS

Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, đội ngũ được hiểu là tập thể người trongmột tổ chức có quy cũ [20, tr.661]

Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học nêu khái niệm “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [32, tr.328].

Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãinhư: đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, ĐNGV…

Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất có thể hiểu: Đội ngũ là tập hợp một sốđông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thểcùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việctheo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể

Như vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưngđều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng

để thực hiện mục đích nhất định

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu: ĐNGV THCS là tập hợp những GV giảng dạy trong các trường, các cơ sở giáo dục cấp THCS

1.2.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

1.2.2.1 Khái niệm “chuẩn”

“Chuẩn” là yêu cầu, tiêu chí có tính nguyên tắc, công khai và mang tính xãhội được đặt ra bởi quyền lực hành chính và cả chuyên môn để làm thước đo đánhgiá trình độ đạt được về chất lượng, hoạt động của công việc, sản phẩm, dịch vụ…trong lĩnh vực nhất định theo mong muốn của chủ thể quản lí nhằm đáp ứng nhucầu của người sử dụng

“Chuẩn hoá” là chuẩn hoá tổ chức là tổ hợp các quá trình làm cho các cánhân, các bộ phận trong tổ chức và các hoạt động của chúng đáp ứng được cácchuẩn (chung và nội bộ) và hiệu lực của các chuẩn đã ban hành trong phạm vi tổchức Chức năng của chuẩn hoá là định hướng hoạt động quản lí, làm cho việc thực

Trang 23

hiện các chức năng, các phương pháp, biện pháp quản lí được thống nhất theonhững nguyên tắc xác định

1.2.2.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Theo Mục 1, Điều 3, Chương 1, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về banhành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung họcphổ thông:

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đốivới giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ

1.2.2.3 Cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10

năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

* Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Gồm 5 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; ưng xử với họcsinh; ứng xử với đồng nghiệp; lối sống, tác phong

* Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Gồm 2 tiêu chí: tìm hiểu đối tượng giáo dục; tìm hiểu môi trường giáo dục

* Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Gồm 8 tiêu chí: xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức môn học;đảm bảo chương trình môn học; vận dụng các phương pháp dạy học; sử dụng cácphương tiện dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lí hồ sơ dạy học; kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

Gồm 6 tiêu chí: xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; giáo dục quamôn học; giáo dục qua các hoạt động giáo dục; giáo dục qua các hoạt động trongcộng đồng; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục;đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh Đánh giá kết quả rèn luyện đạođức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúcđẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

* Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Trang 24

Gồm 2 tiêu chí: phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng; tham gia hoạtđộng chính trị, xã hội.

* Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Gồm 2 tiêu chí: tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện; phát hiện và giải quyếtvấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.2.3.1 Phát triển

Phép biện chứng duy vật đã khẳng định: Mọi sự vật hiện tượng không chỉ tănglên hay giảm đi về số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hoá sự vật từhiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kếthừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi Con đường, xuhướng của sự phát triển không theo đường thẳng, cũng không theo đường tròn khépkín mà theo đường xoay ốc tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đếnphức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn

Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, phát triển tức là mở mang rộng rải làmcho nó tốt lên [20, tr.1428]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Ở cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu là

sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của sự vận động hay là một quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng là tạo ra sự biến đổi về chất” [19].

Như vậy theo cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng phát triển bao hàm cả sựgia tăng về lượng và sự biến đổi về chất, đó là quá trình làm cho số lượng và chấtlượng vận động theo hướng đi lên trong mối quan hệ bổ sung cho nhau tạo nên giátrị mới trong một thể thống nhất

1.2.3.2 Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN có quan hệ mật thiết với pháttriển ĐNGV nói chung Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN là xây dựngmột ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ, được đào tạo đúngquy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáodục học sinh ở các trường THCS theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp) Trên cơ sở

Trang 25

đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình dạy học đượcđưa vào giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn thị xã.

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN thực chất là phát triển nguồnnhân lực sư phạm trong giáo dục Đó chính là sự vận động phát triển cả về số lượng

và chất lượng trên cơ sở ổn định, bao gồm sự phát triển toàn diện người GV với tưcách con người, là thành viên trong cộng đồng, là nhà chuyên môn trong hoạt động

sư phạm và giáo dục

Phát triển ĐNGV được xem như một quá trình tích cực mang tính hợp táccao, trong đó người GV tự phát triển sẽ đóng một vài trò quan trọng trong sự trưởngthành về nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân người GV trong sự hoà hợpcùng phát triển về mọi mặt

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN chính là việc phát triểnnguồn nhân lực trong giới hạn của cấp học THCS đáp ứng được CNN mà Bộ Giáodục và Đào tạo đã quy định Làm tốt việc phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầuCNN là góp phần thúc đẩy sự phát triển của cấp học THCS, góp phần nâng cao dântrí và tạo tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực cho xã hội

1.2.4 Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.2.4.1 Quản lí

Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856 - 1915) cho rằng: “QL là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc, và QL là nghệ thuật rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và

rẻ nhất” [22, tr.28-29]

Theo quan điểm hệ thống thì “QL là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.”

Quan điểm của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quốc Thành cho rằng: “QL là những hành động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu QL là hoạt động phối hợp nhiều người, nhiều yếu tố, định hướng các hoạt động theo một mục tiêu nhất định, kiểm soát được tiến trình của hoạt động trong quá trình tiến tới mục tiêu”[28].

Các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,

Trang 26

Nguyễn Quang Kính và Phạm Đỗ Nhật Tiến thì định nghĩa kinh điển và đơn giản

nhất là: “QL là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [2].

Như vậy, theo quan điểm kinh tế, QL luôn chú ý đến vận hành, hiệu quả kinh

tế, phát triển sản xuất và sự tác động qua lại giữa các lực lượng sản xuất Theo quanđiểm chính trị xã hội thì QL nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triểncủa đối tượng Theo quan điểm hệ thống và các tác giả đã nêu trên, QL chú ý đếnmục đích của chủ thể QL và mục tiêu của tổ chức

Chúng ta có thể thấy được bản chất của hoạt động QL là cách thức tác động(tổ chức và điều khiển) hợp quy luật của chủ thể QL đến khách thể QL bằng các

chức năng QL nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức (đơn vị) đã đề ra.

Các yếu tố của QL là chủ thể QL, khách thể QL và mối liên hệ giữa chủ thể

QL và khách thể QL bằng các chức năng QL

Từ các khái niệm về quản lí như trên, có thể thống nhất một số điểm sau:

- Trong quản lí có người chỉ huy, điều khiển Có người, đồ vật hoặc sự việc

bị chỉ huy, bị điều khiển Hai đối tượng này tác động qua lại và quy định lẫn nhau

- Trong quản lí phải có mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung

Như vậy có thể hiểu:

Quản lí là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (đối tượng quản lí) nhằm sử dụng

có hiệu quả nhất các nguồn nhân lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu

đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động

Giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí có mối quan hệ tác động qua lạitương hỗ nhau Chủ thể quản lí nẩy sinh các động lực quản lí, còn khách thể quản líthì làm nẩy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con người,thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lí

Trang 27

Hoạt động quản lí có thể thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ trong hoạt động quản lí 1.2.4.2 Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

Quản lí ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN có nghĩa là lấy CNN làm mụctiêu cuối cùng của công tác phát triển ĐNGV, được thực hiện đầy đủ các chức năngquản lí và các nội dung quản lí phát triển nguồn nhân lực: quy hoạch, tuyển chọn,

sử dụng ĐNGV; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng ĐNGV; quản lí côngtác kiểm tra đánh giá GV

1.3 Tiếp cận quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.3.1 Phát triển nguồn nhân lực

1.3.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

“Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm

có thể lực và trí lực Thể lực chỉ là sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc,

tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độlàm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế Thể lực của con người còn tùy thuộc vào tuổi

tác, thời gian công tác và giới tính Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp

thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách củatừng con người… ”[4, tr.46] Khái niệm trên cho thấy nguồn nhân lực là một nguồnlực của quá trình phát triển, là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cảivật chất và tinh thần cho xã hội

Chủ thểquản lí

Công cụquản lí

Phương phápquản lí

Khách thể

Môi trườngquản lí

Trang 28

Như vậy, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồnnhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lựccon người cho sự phát triển Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thểphát triển bình thường Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xãhội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong

độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộcác cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực,trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động

1.3.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức Nội dung, phát triển nguồn nhân lực baogồm ba loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển Phát triển nguồn nhân lựccó một mục tiêu là trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiếtcho công việc Tuy nhiên đào tạo nguồn nhân lực là một chiến lược nhằm đào tạongười lao động trong ngắn hạn, nhằm giúp họ có thể thực hiện tốt công việc hiệntại, còn phát triển nguồn nhân lực là công tác để chuẩn bị cho người lao động nhữngkiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng những yêu cầu của công việc không chỉ tronghiện tại mà trong cả tương lai

1.3.2 Công tác quản lí nguồn nhân lực

Quản lí nguồn nhân lực là quá trình hoạch định nguồn nhân lực: tuyển chọn,đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; sử dụng nguồn nhân lực; xây dựng

cơ chế chính sách, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực nhằm làmcho đội ngũ nhân lực vững vàng để đáp ứng yêu cầu của tổ chức

Quản lí nguồn nhân lực là một chức năng của nhà quản lí, thể hiện trongviệc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức domình phụ trách

Quản lí nguồn nhân lực được hiểu đầy đủ gồm 3 mặt quản lí:

- Phát triển nguồn nhân lực (Human Resources Development)

- Sử dụng hợp lí nguồn nhân lực (Human Resources Utilization)

- Nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực phát triển (Human ResourcesDevelopment Environment)

Theo Leonard Nadle (Mỹ) năm 1980, quản lí nguồn nhân lực thể hiện qua sơ

đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 1.2 Quản lí nguồn nhân lực

1.3.3 Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN theo tiếp cận sơ đồ quản lí nguồn nhân lực

Nội dung chính để phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN với cáchtiếp cận sơ đồ quản lí nguồn nhân lực nêu trên bao gồm ba vấn đề cơ bản:

- Xây dựng đội ngũ đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ, cơ cấu,kết hợp công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng đội ngũ, làm chokhả năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị của ĐN đạt được các tiêu chícủa các lĩnh vực trong CNN Trong đó GD, ĐT, BD là quan trọng nhất

- Phát triển bền vững: tăng cường khả năng tự phát triển của cá nhân, khả năngthích ứng tình huống của hệ thống, tính luôn luôn mới, tính cách mạng của mỗi cá nhân

và của toàn thể… Đó chính là xây dựng đội ngũ luôn luôn học hỏi, luôn luôn tiềm ẩncác yếu tố thúc đẩy, tự tìm tòi để làm mới mình, đáp ứng được các yêu cầu của CNN

- Tạo mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa “Phát triển ĐNGV” với việc “Sử dụng GV” và “Xây dựng môi trường hoạt động của GV”

1.4 Vị trí, vai trò của giáo viên THCS trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS

1.4.1 Vị trí, vai trò của cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Luật GD (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định: Giáo dục THCS được thựchiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín Học sinh vào lớp sáu phải hoànthành chương trình giáo dục tiểu học, có tuổi là mười một tuổi [26]

Tại Điều 2, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-

Quản lí nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng quy mô việc làm

- Phát triển tổ chức

Trang 30

BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định: Trường THCS là

cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách phápnhân và có con dấu riêng ” [9]

1.4.2 Những đặc trưng cơ bản của GV THCS và những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

1.4.2.1 Những đặc trưng cơ bản của giáo viên THCS

Các văn kiện của Đảng trong các kỳ Đại hội đều nhấn mạnh tới việc xâydựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại CNH, HĐH tậptrung vào 5 yếu tố cơ bản: là con người nhân văn - xã hội; là con người công nghệ;

là con người năng động thích nghi cao; là con người có đủ sức khỏe, thể lực; là conngười sáng tạo

Từ mô hình con người với 5 yếu tố trên, GV THCS hiện nay vừa mang đặcđiểm chung đó, vừa có những đặc điểm riêng GV THCS phải là người có tấm lòngthiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu nghề, hết lòng thương yêu học sinh, nănglực nghề nghiệp vững vàng

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tiêu chuẩn về năng lực chủ yếucủa GV THCS được thể hiện qua 4 thành tố: năng lực hiểu biết chuyên môn; nănglực tổ chức, quản lí đối tượng; năng lực chuẩn đoán nhu cầu; năng lực hợp tác, hộinhập bình đẳng

Qua đó, chúng ta có thể xác lập một mô hình cấu trúc nhân cách mới của GVTHCS trong hệ thống giáo dục, giáo dục THCS có vị trí đặc biệt quan trọng trongviệc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước bao gồm 4 đặc trưng sau:

Một là, GV THCS phải có giá trị là người có tố chất nhân cách - trí tuệ, tức

là phải có tri thức hiểu biết, có tinh thần khoa học luôn khám phá, đổi mới và luônhọc tập không ngừng

Hai là, GV THCS phải có những giá trị phát triển hài hòa giữa con người và

tự nhiên

Ba là, GV THCS phải có những giá trị phát triển hài hòa giữa con người và

xã hội, tạo ra sự hợp tác, quan tâm và đoàn kết giữa người dạy với người học, giữagia đình và xã hội

Bốn là, GV THCS phải có những giá trị khẳng định vị trí bản thân, nhận thức

và cải tạo thế giới xung quanh, không ngừng vươn lên hoàn thiện chính mình

Nhân cách của người GV THCS vừa được thống nhất với mô hình nhân cách

Trang 31

chung của người GV nhưng với đặc thù lao động của GV THCS nên yêu cầu từngthành phần cấu trúc nhân cách của GV THCS có những nét riêng biệt, phù hợp vớibối cảnh hoạt động lao động trong xu hướng mới của GD hiện nay và những yêucầu cần thiết đối với một người GV THCS trong thời kì CNH, HĐH đất nước.

1.4.2.2 Những yêu cầu đối với GV và đội ngũ giáo viên THCS trong thời kì CNH, HĐH đất nước

Trong thời kì CNH, HĐH đất nước, GV THCS là một cá nhân trong xã hội,trước hết là một công dân mẫu mực Họ phải có nhân cách của nguời lao động sángtạo, năng động, có tay nghề, có tâm hồn Nhân cách của người GV THCS phải đủtầm để làm chủ quá trình GD (đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhântài); nhân cách của người GV phải có những yêu cầu cao hơn, khác biệt hơn vớinhân cách một người bình thường khác Đối tượng của GV THCS là học sinh (từ 11đến 14 tuổi), mới bắt đầu hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, luôn nhạy cảmvới mọi tác động bên ngoài, muốn hiểu biết, tìm tòi, khám phá… song đây cũng làgiai đoạn khởi đầu trong quá trình hình thành nhân cách con người Vì vậy, laođộng của GV THCS không chỉ mang chức năng hình thành và phát triển mà cònchức năng dạy kiến thức phổ thông và hình thành nhân cách cho HS Mọi hoạt độngcủa GV THCS không chỉ khép kín trong trường THCS mà người GV THCS phảibiết dung hoà các mối quan hệ xã hội, đó là sự kết hợp chặt chẻ với chăm sóc và

GD trong gia đình, cộng đồng, hoà nhập với sự phát triển văn hoá xã hội ở địaphương Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nêu ra những yêu cầu đặt ra đốivới người GV THCS trong thời kỳ đổi mới Trước hết mỗi GV THCS phải đáp ứngđược CNN GV THCS:

Những yêu cầu về phẩm chất: Thiết tha, gắn bó với lí tưởng dạy học, cóhoài bão tâm huyết với nghề dạy học; có đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấmgương sáng cho HS noi theo; có tác phong công nghiệp, ý thức kỉ luật, tinh thầnphấn đấu và nhiệt huyết; biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có ýthức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con ngườiViệt Nam; có ý thức phục vụ, hòa hợp và chia sẻ với cộng đồng

Những yêu cầu về năng lực: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới GD theo chúngtôi, GV THCS là cần hội đủ 4 yếu tố:

* Năng lực hành động: tức là nói đến năng lực tổ chức hoạt động dạy học

và GD của GV THCS

Trang 32

* Năng lực chủ thể hóa: Người GV THCS cần có tinh thần trách nhiệm caothể hiện ở chất lượng dạy học, ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độnghiệp vụ và hoàn thiện bản thân; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối vớinghề GV THCS.

* Năng lực xã hội hóa: Có năng lực thích ứng; có năng lực tư duy sáng tạo

và tư duy dự báo; có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, xã hội; có năng lực thểhiện tính linh hoạt, mềm dẻo trong cuộc sống xã hội; có khả năng vận động nhândân, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp GD; có năng lực kết hợp việc dạyhọc, GD HS cùng với gia đình và xã hội vì lợi ích sự nghiệp GD

* Năng lực giao tiếp: Có kỹ năng ứng xử đối với bản thân; có năng lực traođổi thông tin và thu nhận thông tin; có quan hệ đồng nghiệp và xã hội tích cực, cólợi cho sự hợp tác và phát triển GD&ĐT; có sức khỏe tốt

Đối với ĐNGV THCS: GV (cá nhân) là yếu tố cơ bản, “tế bào” của ĐN(nguồn nhân lực) Khi tất cả GV đều đã đạt được các yêu cầu về cá nhân nêu ở trên,thì tất yếu đã có được tiền đề cho một nguồn nhân lực mạnh Như vậy, yêu cầu vềĐNGV còn lại chủ yếu nằm ở khía cạnh của một tổ chức Theo lí thuyết nguồn nhânlực, dưới góc độ kinh tế đó là quy hoạch để có được sự đồng bộ về chất lượng, cơcấu và số lượng; dưới góc độ GD thì tập trung vào công tác GD, ĐT, BD; dưới góc

độ tâm lí là sự phát triển nhân cách cá nhân đặt trong sự đồng thuận, trong môitrường của tổ chức; dưới góc độ chính trị, xã hội là các chính sách bảo đảm quyền

tự do, dân chủ, sự an ninh về việc làm và đời sống [25] Những yêu cầu đó là phùhợp với quan điểm của Đảng ta về chuẩn hoá, hiện đại hoá Từ đó, có thể đặt ra yêucầu đối với ĐNGV THCS như sau:

- Chuẩn hoá, hiện đại hoá: tất cả GV trong ĐN đều đạt được các tiêu chuẩn

cơ bản về “cá nhân”; đồng thời các yếu tố về kinh tế, tâm lí, giáo dục, chính trị

-xã hội đều ở trạng thái tối ưu

- Bảo đảm tính xã hội hoá trong phát triển ĐN: có không khí học tập, traođổi lẫn nhau; không khí thi đua, tự nguyện học tập suốt đời để mỗi một GV đềucó cơ hội như nhau trong học tập, BD; phải có sự tham gia của các lực lượng xãhội vào công tác ĐT, BD GV; gắn nhà trường với thực tiễn cuộc sống

- Bảo đảm tính chất dân chủ hoá: cơ chế hoạt động của tổ chức phải tạo ra

sự giải phóng cho cá nhân, phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân trên tinh thần tôntrọng nguyên tắc tập trung dân chủ Dân chủ hoá thể hiện toàn diện trên cả lĩnh

Trang 33

vực ĐT, BD; tự tu dưỡng để phát triển cá nhân và cả trên mọi hoạt động quản lí,chuyên môn để thực thi quá trình GD.

- Về tính chất tổng thể, đó phải là một ĐN đủ về số lượng, đảm bảo chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính đồng thuận cao Tính đồng thuận được hiểu là

sự biểu hiện cao của tinh thần đoàn kết, nhất trí trong ĐN

1.5 Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.5.1 Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN vừa là mục tiêu vừa là độnglực của sự phát triển đội ngũ nhà giáo, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra: “Phát triển ĐNGV, coitrọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ Bảo đảm về cơ bảnĐNGV đạt chuẩn và tỷ lệ GV so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học Có cơchế, chính sách đảm bảo đủ GV cho các vùng miền núi, hải đảo” Đào tạo và nângcao chất lượng của ĐNGV là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triểnkhai thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: Cùng với đổi mới cơ chế quản

lí, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt của đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) yêucầu: "Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo củađội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục"

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN vừa là mục tiêu vừa là độnglực nhà giáo góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Trong quátrình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta luôn coi CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ Để thực hiệnthành công CNH, HĐH đất nước yếu tố con người là quan trọng nhất Vì vậy, Pháttriển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựphát triển sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN là làm tăng giá trị con người.Khi phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN sẽ làm tăng giá trị con người vềmặt phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm làm cho

GV trở thành những người có phẩm chất mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacác trường THCS và nhu cầu của xã hội

Trang 34

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN là giải pháp thúc đẩy sự pháttriển ĐNGV đóng vai trò hết sức quan trong trong sự phát triển của mỗi nhà trường

và mỗi cấp học, bởi đó là lực lượng chủ yếu cơ bản và quyết định chất lượng củanhà trường Việc phát triển ĐNGVvề mặt chất lượng cũng như số lượng là việc làmcần thiết của mỗi cấp học mà cụ thể đó là trách nhiệm của các nhà quản lí giáo dục

Vì vậy tìm ra các giải pháp quản lí để phát triển ĐNGV THCS là một việc làm hếtsức ý nghĩa đối với mỗi nhà trường và cấp học THCS Việc làm này, đòi hỏi cácnhà quản lí phải đầu tư thiết thực và hiệu quả

1.5.2 Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo CNN

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN đảm bảo số lượng, chấtlượng và cơ cấu

1.5.2.1 Số lượng đội ngũ giáo viên THCS

Số lượng ĐNGV: ĐNGV THCS được xác định trên cơ sở số lớp học và địnhmức biên chế được qu định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV

về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thôngcông lập Việc xác định số lượng GV cần có cho một trường, một cấp học là giốngnhau và theo công thức: Số lượng GV cần có = số lớp học x 1,9 (Đối với trườngTHCS dạy 1 buổi trong ngày)

Như vậy, muốn xác định được ngay số lượng GV cần có hàng năm của mộttrường hoặc cấp học nào đó trong thị xã, chúng ta sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển

số lớp học Từ đó, căn cứ vào số GV hiện có; sau khi trừ đi số GV nghỉ bảo hiểm xãhội (BHXH), bỏ việc, chết, thuyên chuyển công tác và cộng thêm số GV được tiếpnhận ta sẽ xác định được số GV cần bổ sung cho nhà trường hay cho cấp học Đó là

cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo

Khi xem xét về số lượng GV, một nội dung quan trọng cần chú ý đó lànhững biến động liên quan đến sự chi phối việc tính toán số lượng Ví dụ: việc bốtrí, sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số học sinh/ lớp cũng như định mức về giờ dạy,định mức về lao động của GV, chương trình môn học đều có ảnh hưởng đến việcchi phối đến số lượng ĐNGV

Trang 35

1.5.2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS

Cơ cấu ĐNGV THCS cần phải được nghiên cứu trên các tiêu chí có liênquan đến các biện pháp phát triển đội ngũ:

- Cơ cấu ĐNGV theo chuyên môn:

Đó là tình trạng tổng thể về tỷ trọng GV của các môn học hiện có ở cấpTHCS, sự thừa, thiếu GV ở các môn học khác nhau Nếu các tỷ lệ này vừa phải, phùhợp với định mức quy định thì ta có được một cơ cấu chuyên môn hợp lí Nếungược lại thì ta phải điều chỉnh cho hợp lí, bằng không nó sẽ ảnh hưởng đến hiệuquả của các hoạt động giáo dục

- Cơ cấu ĐNGV theo trình độ đào tạo:

Cơ cấu GV theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia GV theo tỉ trọng ở cáctrình độ đào tạo Các trình độ đào tạo của GV THCS hiện nay có thể là: CĐSP,ĐHSP, Thạc sĩ Xác định được một cơ cấu hợp lí về trình độ đào tạo và thực hiệncác hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chấtlượng ĐNGV Số GV chưa đạt chuẩn đào tạo thì bắt buộc phải đào tạo lại để nânglên chuẩn

- Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi:

Việc phân tích GV theo độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từngnhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức Từđó để làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo, bổ sung

Đối với GV THCS, ta có thể cơ cấu nhóm tuổi theo các mốc sau: dưới 30tuổi; từ 31 - 40 tuổi; từ 41 - 50 tuổi; từ 51 - 60 tuổi)

- Cơ cấu giới tính của ĐNGV:

Thường thì ĐNGV THCS nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới Do vậy,phải tính đến việc bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thời giannghỉ dạy do sinh con, chăm sóc con khi bị bệnh, là các yếu tố có tác động đến chấtlượng của đội ngũ, mà những yếu tố này phụ thuộc vào giới tính cá nhân Do đó, cơcấu về giới tính của 2 đội ngũ khác nhau thì biện pháp liên quan đến từng địaphương cũng phải khác nhau Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu giới tính đội ngũ để cónhững tác động cần thiết thông qua quản trị nhân sự, nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả của từng cá nhân và của cả đội ngũ

Trang 36

1.5.2.3 Chất lượng của đội ngũ giáo viên

Theo từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị củamột con người, một sự vật, sự việc” Ví dụ: nâng cao chất lượng giảng dạy, đánh giáchất lượng giáo dục

Theo định nghĩa của ISO 9000 - 2000 “Chất lượng là mức độ đáp ứng cácyêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, trong đó yêu cầu được hiểu là các nhucầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc”

Chất lượng ĐNGV là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều yếu tố:

- Trình độ được đào tạo: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy haykhông chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo

- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ:

+ Hài hoà giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ được đào tạo; giữa phẩm chấtđạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm

+ Sự hài hoà giữa nội dung công việc và vị trí phù hợp với năng lực mà nhânviên đang đảm nhận, thâm niên công tác và trách nhiệm của nhân viên

Như vậy, chất lượng ĐNGV được thể hiện ở phẩm chất, năng lực và trình độchuyên môn được đào tạo

1.5.3 Phòng Giáo dục và Đào tạo và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.5.3.1 Vai trò, chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Chỉ đạo trường các trung học cơ sở tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viêntrung học theo quy định của Thông tư này; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện

về các cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp

Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư 30 đối với các trường trung học cơ

sở, trường phổ thông có hai cấp học tiểu học và trung học cơ sở; báo cáo các kết quảcho ủy ban nhân dân thị xã và sở GD&ĐT

Thực hiện tất cả các chế độ, chính sách kịp thời tạo điều kiện phát triểnĐNGV THCS Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, các thành tựu khoa học côngnghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương

Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các trường họctrên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn thị xã

Trang 37

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ĐT, BD nhà giáo và CBQL giáo dụccấp học THCS.

Đảm bảo các điều kiện dạy học, giáo dục của ĐNGV Quan tâm bổ sungtrang thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị hiện đại phù hợp theo hướng đổi mới

GD Cải tạo, xây dựng trường lớp khang trang, bổ sung thêm các nhà đa năng,phòng học âm nhạc, mỹ thuật, các phòng dạy môn nhằm tạo điều kiện thuận lợicho GV THCS thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và phát huy được sự say mê họctập của học sinh

Phòng GD&ĐT, các trường THCS căn cứ vào các chức năng quản lí để pháttriển ĐNGV THCS theo các vấn đề chủ yếu đã nêu: đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu Bên cạnh đó cần quản lí được công ĐT, BD và xây dựngtính đồng thuận của ĐNGV THCS Tất cả những nội dung trên phải đảm bảo sựthống nhất trong hệ thống chức năng quản lí là lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉđạo thực hiện; kiểm tra, đánh giá

1.5.3.2 Nội dung công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Quản lí là quá trình xác lập và thực hiện các mục đích của tổ chức thông quachức năng quản lí Phòng Giáo dục và Đào và tạo và các trường THCS cũng phải căn

cứ vào các chức năng quản lí để quản lí phát triển ĐNGV THCS theo các nội dung:đảm bảo về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu Bên cạnh đó, còn quản lícông tác ĐT, BD và xây dựng tính đồng thuận của đội ngũ Tất cả những nội dungtrên phải đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống chức năng quản lí:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV

Để thực hiện công tác phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN cóhiệu quả thì việc lập kế hoạch là vấn đề hết sức quan trọng Trong khâu lập kếhoạch thì dự báo là vấn đề cốt lõi Phòng GD&ĐT phải làm công tác dự báo trunghạn, dài hạn được số lớp, số lượng học sinh để từ đó làm cơ sở cho việc quy hoạch

số lượng ĐN; Điều tra trình độ GV (lí luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ) đểlập kế hoạch bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ ĐTcho GV Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của cấp học nhằm lập kế hoạch bổsung GV đảm bảo số lượng GV theo quy định; lập quy hoạch xây dựng nhằm đảmbảo đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu đủ để thực hiện nội dung giáo dụctheo chương trình và kế hoạch đào tạo Lập kế hoạch để phát triển ĐNGV THCS

Trang 38

đáp ứng yêu cầu CNN phải đáp ứng các yêu cầu: Đủ về số lượng; đồng bộ về cơcấu (chuyên môn đào tạo, trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính…); đảm bảo về chấtlượng; dự báo những biến động về nhân sự và định hướng bổ sung; định hướngchuẩn hóa đến từng chức danh

Phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để chỉ đạothực hiện quản lí phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN với các nội dungphát triển ĐN, sử dụng ĐN và xây dựng môi trường phát triển ĐN

- Tuyển chọn, sử dụng GV để bổ sung và tăng cường nâng cao chất lượng GD Việc tuyển chọn GV để đào tạo chuẩn, bổ sung vào ĐNGV của trường làmột công tác quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ĐNGV theo hướng đảmbảo cho việc tăng nhanh về số lượng, cơ cấu hợp lí và chất lượng cao

Phân công công tác đối với ĐNGV cần xác định nội dung về công tác tưtưởng, về chuyên môn, về năng lực sư phạm, về năng lực quản lí đối với từng GV

GV thực hiện hoặc đảm trách một công việc phải có mục đích cụ thể, rõ ràng, trongthời gian nhất định Người quản lí phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra

- ĐT, BD để nâng cao phẩm chất, năng lực cho ĐNGV

Công ĐT, BD GV là việc làm thường xuyên đối với cán bộ quản lí trườnghọc nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị cũng nhưviệc nâng cao nhận thức Các nội dung, hình thức bồi dưỡng phổ biến:

+ ĐT, BD thường xuyên về chính trị tư tưởng, đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực, đặc biệt là về giáo dụcđào tạo

+ ĐT, BD thường xuyên về trình độ chuyên môn Cần phải tạo điều kiện choĐNGV tham gia học tập đầy đủ các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên theo quy địnhcủa ngành Ngoài ra GV phải có ý thức tự học tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứucác tài liệu tham khảo, dự giờ, thao giảng, trao đổi với đồng nghiệp thông qua sinhhoạt tổ, nhóm…

+ Tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu chuyên đề mới và khó, thực tiễnnhằm bổ sung cập nhật kiến thức cho GV

+ ĐT, BD về đổi mới phương pháp giảng dạy.Việc đổi mới phương phápgiảng dạy là một trong những tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn của GV hàng năm

Trang 39

+ Công tác ĐT trên chuẩn ĐNGV: Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kếhoạch hàng năm cử GV đi học nhằm nâng cao trình độ đội ngũ, làm nòng cốtchuyên môn

- Kiểm tra, đánh giá GV theo CNN

Việc lấy CNN làm một trong những căn cứ để đánh giá sự phát triển củaĐNGV chính là giúp GV tự đánh giá về sự phát triển của mình Hiệu trưởng cáctrường THCS là những người trực tiếp theo giỏi, giám sát ĐNGV vì vậy Hiệutrưởng sẽ là lực lượng đánh giá trực tiếp hiệu suất làm việc của GV, đánh giánăng lực, chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá tiềm năng và động cơ làm việc của

GV Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lí cuối cùng ở cấp thị xã kiểm tra, đánh giákết quả thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV để từ kết quả đó Phòng GD&ĐTtiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển ĐN Việc kiểm tra đánh giá sự phát triểncủa ĐNGV là việc làm thường xuyên, liên tục của nhà quản lí nhưng thời điểmcuối mỗi năm học chính là lúc có những kết quả chính xác để làm căn cứ xâydựng kế hoạch tiếp theo

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CNN

1.6.1 Yếu tố chủ quan

Trình độ, năng lực, phẩm chất của ĐNGV; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên củaGV; sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang rất cần nguồn GV có trình độ và chấtlượng cao Từ đó, đòi hỏi ĐNGV phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực vàphẩm chất đạo đức

Có thể nói chất lượng và hiệu quả công tác phát triển ĐNGV đáp ứng yêucầu CNN phụ thuộc phần nhiều vào công tác của người QL đối với lĩnh vực này.Trong công tác phát triển GV đáp ứng yêu cầu CNN, việc phân tích các năng lựccủa người GV được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lượttheo các công đoạn hành nghề của người GV Theo cách tiếp cận này, có thể trìnhbày các năng lực của người GV như: Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường GD;năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và GD; năng lực thực hiện kế hoạch GD; nănglực kiểm tra, đánh giá kết quả GD; năng lực hoạt động xã hội; năng lực giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD; năng lực phát triển nghề nghiệp

Trang 40

Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lựcchẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về nănglực thực hiện kế hoạch GD Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm nănglực như: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD; năng lực dạy học; nănglực GD; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp

Từ đó, nhà QL đánh giá phẩm chất, năng lực của ĐNGV để xây dựng mụctiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp và các điều khác để phát triển năng lực cho

GV theo CNN

1.6.2 Yếu tố khách quan

Quan điểm, chủ trương về phát triển ĐNGV: Đảng, Nhà nước ta rất quan tâmđến sự nghiệp GD&ĐT, khẳng định “GD là quốc sách hàng đầu”, từ đó có địnhhướng, có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng về phát triển nhà giáo.Đây là căn cứ để các cấp QLGD quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướngdẫn thực hiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời đại mới

Để phát triển ĐNGV mang lại hiệu quả cao cần phải gắn liền với các điềukiện đảm bảo cho hoạt động này về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo;

về CSVC, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch; vềcác nguồn lực được huy động để thực hiện các giải pháp QL ĐNGV Đây cũng làđiều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu mà nhà QL mong đợi

Trong phát triển ĐNGV, có thể coi các yếu tố chủ quan như là nội lực, cácyếu tố khách quan là ngoại lực Như vậy, nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoạilực là điều kiện hỗ trợ; song chúng không tách rời, mà luôn tác động qua lại, bổsung cho nhau Trong hoạt động, nhà QL cần phải biết vận dụng, kết hợp tốt, tạonên sự giao thoa giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan thì công tác phát triểnĐNGV sẽ đạt kết quả tốt

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, phân tích làm rõ các kháiniệm cơ bản về GV THCS và ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN với các nộidung chính sau:

Nội dung Chương 1 đã làm rõ vị trí và vai trò của GV THCS trong thời kỳCNH, HĐH đất nước và những yêu cầu đặt ra đối với ĐNGV THCS Tầm quantrọng của việc phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu CNN: Phát triển ĐNGV

Ngày đăng: 26/07/2016, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w