Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như đều hướng đến việc dựng chân dung của một nhà văn gắn liền với việc tìm hiểu một thời đại văn chương.. Văn Giá với Đời sống và
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những s
Tôi xin cam đoan m
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường
Đặc biệt với tấm lòng thành kính tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học
và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
2.1 Về thể tài chân dung văn học 2
2.2 Về các công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Mục đích nghiên cứu ……… ………… 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG CHÍNH 9
Chương 1 THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 9
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về thể tài chân dung văn học 9
1.1.1 Giới thuyết khái niệm 9
1.1.2 Mối quan hệ giữa thể tài chân dung văn học với thể loại kí và phê bình văn học 11
1.1.3 Các đặc điểm của thể tài chân dung văn học 16
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học 22
1.2.1 Cơ sở tiền đề cho sự ra đời của thể tài chân dung văn học 22
Trang 51.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam nói chung 25
1.3 Thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - vị trí và những đóng góp trong con đường hình thành và phát triển 27
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG 34
2.1 Những đặc điểm cơ bản 34
2.1.1 Cảm hứng dựng chân dung 34
2.1.2 Đối tượng dựng chân dung: những nhà văn đương thời 38
2.1.3 Cung cấp tư liệu 41
2.1.4 Nhận thức và tôn vinh giá trị đích thực của tác phẩm, tác giả 47
2.2 Góc độ tiếp cận đối tượng 55
2.2.1 Tiếp cận với tư cách người trong cuộc, trong giới 55
2.2.2 Tiếp cận qua nhiều hình thức 59
2.3 Đặc điểm về cách dựng chân dung trong văn học giai đoạn 1930 - 1945 62
2.3.1 Cách tiếp cận gần gũi, thân ái mà trân trọng 62
2.3.2 Đặt cá nhân trong bối cảnh chung của văn học 66
2.3.3 Sự chia sẻ, cảm thông của những người đồng nghiệp, đồng cảnh 71
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 - TỪ BÌNH DIỆN NGHỆ THUẬT 76
3.1 Từ lát cắt hình dung bên ngoài đến tính cách của người văn, đời văn 76
3.1.1 Sử dụng nghệ thuật thay đổi điểm nhìn trần thuật và kĩ thuật nhiếp ảnh 76
3.1.2 Sự lựa chọn tinh tế các chi tiết điển hình 82
3.1.3 Tạo dựng không khí và bối cảnh 86
3.2 Đa thanh về giọng điệu 88
3.3 Tính hình tượng, sự tinh tế và phong phú trong ngôn ngữ 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu văn học theo thể loại là một nhu cầu, một xu thế cấp
thiết của giới nghiên cứu văn học hiện nay Các thể loại của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cả về số lượng và chất lượng đã có những đóng góp quan trọng vào sự hiện đại hóa của văn học dân tộc Lịch sử văn học giai đoạn này đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của thể chân dung văn học với tư cách là một thể tài mới trong toàn bộ hệ thống thể loại văn học hiện đại Giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân Mỗi người viết đều muốn có những tìm tòi riêng
về tư tưởng và nghệ thuật, đều muốn là một tiếng nói riêng Vì thế, trong đời sống văn học, có sự xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo” Trên chặng đường phát triển 15 năm, thể chân dung văn học đã để lại những thành tựu bước đầu đặc sắc Với tất cả sự đón nhận và đánh giá rất tích cực của giới nghiên cứu cũng như của độc giả, đã có đủ căn cứ thuyết phục để cho rằng thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu
1.2 Văn học phản ánh cuộc sống, các văn nghệ sĩ là nhân vật của cuộc
sống nên họ là đối tượng khách quan cần được văn học phản ánh, bởi đằng sau những trang viết của họ là tính cách, số phận, tài năng, buồn vui của một con người và của cả một thời kỳ văn học Đó chính là mảng hiện thực mà nhiều nhà văn khai thác để dựng lên chân dung các nhà văn Khi nghiên cứu văn học, nghiên cứu tác giả, tác phẩm, dựa vào những tập chân dung người đọc sẽ được cung cấp rất nhiều tư liệu về tiểu sử, cuộc đời không chỉ của
Trang 7một con người bình thường mà còn là một nhà văn nổi tiếng, chính qua bức chân dung ấy người ta có thể thấy được văn học của cả một thời đại
1.3 Chân dung văn học cho đến nay vẫn là thể tài đang tiếp tục phát
triển Bên cạnh đó, quan niệm về thể tài này còn có biên độ co giãn khác nhau
ở từng người viết, do vậy, vấn đề lí luận đưa ra những “tổng kết” mang tính khái quát về lí thuyết vẫn còn khá ít ỏi và nhiều ý kiến khác nhau Đứng trên phương diện thực tiễn sáng tác, chúng ta nhận thấy dựng thành công chân dung văn học về một tác giả - vốn là một đơn vị đích thực của văn học thành văn, là một phạm trù bền vững trong phê bình và nghiên cứu văn học - không hề đơn giản “Đấy vừa là kết quả của việc “đọc” sáng tác của người ấy, lại vừa là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào cuộc đời và sự nghiệp, quan niệm và hoạt động của bản thân người ấy Bản thân việc dựng một chân dung, về thực chất cũng bao hàm sự lí giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trò của con người đó trong một nền văn nghệ” (Vương Trí Nhàn) Việc xếp và “dán nhãn” thể tài chân dung văn học cho những tác phẩm trong thực tiễn sáng tác hiện vẫn là vấn đề đòi hỏi sự “nghiêm nhặt” và thận trọng để đảm bảo sự chính xác trong việc nhận dạng và phân loại Vì thế, việc lựa chọn nghiên cứu những đặc điểm của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam trong một giai đoạn nhất định là cần thiết, giúp chúng ta định hình rõ nét hơn về thể tài này trên cả phương diện lí thuyết và thực tiễn
Một cái nhìn tổng quát về lịch sử nghiên cứu cho thấy mặc dù chúng ta đã
có những công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam dưới nhiều góc nhìn khác nhau nhưng chưa có công trình chuyên biệt đi sâu vào thể tài này ở giai đoạn 1930 - 1945 - một thời kỳ đánh dấu sự hình thành và phát triển đỉnh cao của thể tài này Chính vì vậy, luận văn lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945”
với mong muốn có thể đóng góp thêm những khám phá hữu ích cho việc dựng lại
sự hình thành, phát triển và những đặc điểm riêng của thể tài này
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về thể tài chân dung văn học
Trang 8Chân dung văn học là một thể tài khá mới mẻ trong văn học dân tộc Trước đây trong văn chương Việt chưa thấy xuất hiện thể tài này do rất nhiều lí
do xuất phát từ đặc điểm ý thức xã hội và văn chương Đến giai đoạn 1930 -
1945 thể tài chân dung văn học đã xuất hiện, phát triển và có được vị trí mới, dành được sự quan tâm đặc biệt của cả người sáng tác lẫn người đọc Viết chân dung được xem là một thể loại mới, nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
có phân biệt hai khái niệm thể tài và thể loại Trong nhiều tài liệu lí luận văn
học thì đây chỉ là hai cách dịch của cùng một thuật ngữ có gốc tiếng Pháp là
genre littéraire
Cùng thuộc phạm trù thể trong sự phân biệt với phạm trù loại, khái niệm
thể loại thường được dùng để chỉ các hình thức cụ thể của sáng tác như tiểu
thuyết, thơ, truyện ngắn, truyện vừa Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc
chỉ định các sáng tác có những điểm chung về nội dung, đề tài (tất nhiên nội dung, đề tài đó sẽ quy định một hình thức có tính đặc thù) Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như đều hướng đến việc dựng chân dung của một nhà văn gắn liền với việc tìm hiểu một thời đại văn chương
Trên thế giới, chúng ta thấy có những tác giả nổi tiếng viết chân dung văn học như M.Gorki viết về L.Tolstoi, Chekhov, Essenin; S.Zweig viết về Balzac, Dickens, Byron; Ehrenburg, Pautovski viết về nhiều nhà văn và nghệ sĩ cùng thời Những tác phẩm của các tác giả này đã trở thành mẫu mực của thể tài chân dung văn học, trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật Ở Việt Nam chúng ta cũng đã có nhiều tác giả viết chân dung văn học như Nguyễn Đình Thi viết về Nam Cao và Trần Đăng; Nguyễn Tuân viết về Nguyễn Huy Tưởng
và Nguyên Hồng; Nguyễn Đức Bính viết về Hồ Xuân Hương và Ngô Tất Tố Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Tô Hoài,… cũng là những tên tuổi đánh dấu trong việc xây dựng thể tài chân dung văn học ở nước ta Cùng với sự phát triển của thời gian, thể chân dung văn học ngày càng được chú ý Trong văn học Việt Nam hiện đại và đương đại đã có thể tìm thấy những
Trang 9tác phẩm đặc sắc của thể tài này như “Chân dung văn học” của Hoài Anh,
“Bạn văn” của Nguyễn Quang Lập, “Viết về bè bạn” của Bùi Ngọc Tấn Bên
cạnh những tác phẩm trên, chúng ta còn có thể kể thêm những tác phẩm rất giá
trị tiêu biểu cho thể tài chân dung văn học Có thể kể: Vương Trí Nhàn với sức
viết dồi dào; nghệ thuật viết chân dung văn học của ông thể hiện qua hàng loạt
tập sách như Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993), Cây bút, đời
người (NXB Trẻ, 2002), Ngoài trời lại có trời (NXB Hội nhà văn, 2003), Có
những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006), Cánh bướm và đóa hướng
nữ sĩ Cao Ngọc Anh, Hải Triều; nhà thơ đầy chất Huế Nam Trân, Hải Bằng
Văn Giá với Đời sống và đời viết (NXB Hội nhà văn, 2005) được viết
bằng một phong cách riêng, thể hiện sự hài hòa, hô ứng phê bình tác phẩm với phác thảo chân dung tác giả trong chín bài dựng chân dung các tác giả Nguyễn Nhược Pháp, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Hoài Thanh, Vũ Bằng, Thanh Châu, Văn Cao Văn Giá còn viết chung với Nguyễn Đăng Điệp,
Lê Quang Hưng, Nguyễn Phượng, Chu Văn Sơn trong cuốn Chân dung các
nhân vật Việt Nam hiện đại (2 tập, NXB Giáo dục, 2005), chủ yếu dựng chân
dung các nhà thơ, nhà văn có tác phẩm trong nhà trường phổ thông, những người có ảnh hưởng lớn đến tri thức văn học sử Việt Nam hiện đại Ở cuốn sách này, chúng ta nhận thấy một cách viết chân dung khoa học, hệ thống, có
sự kết hợp giữa văn phong nghị luận và văn phong sáng tác, vừa cho người đọc những tri thức cơ bản, vừa tạo thêm nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc và giàu cảm xúc thẩm mĩ
Trang 10Khác với cách viết hệ thống của Chân dung các nhân vật Việt Nam hiện
đại, cuốn Văn khoa chân dung kí (NXB Hội nhà văn, 2006) của Hữu Đạt lại
viết dưới dạng chương hồi, không câu nệ thứ tự về thế hệ trước sau mà theo cảm hứng văn chương của người viết Cuốn sách dựng lại chân dung các giáo
sư Khoa Ngữ văn vẻ vang một thời của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay
là Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) Chính vì thế, sự hấp dẫn của cuốn sách chính là ở các sự kiện mang tính lịch sử được phản ánh qua thời gian dưới các góc nhìn đa chiều đối với mỗi tính cách và mỗi con người Hòa vào chiều
sâu liên tưởng khám phá đó, có thể kể thêm Dấu tích văn nhân (NXB Đà Nẵng, 2001) của PGS TS Nguyễn Phong Nam như một cách cảm nhận chân
dung các văn nhân qua những dấu tích mà họ tạc vào những trang tác phẩm Trong mười tám bài viết, tác giả Nguyễn Phong Nam đã dựng chân dung các nhà văn, nhà thơ bằng chính những tác phẩm của họ
Gần đây nhất, những người quan tâm đến thể chân dung văn học đón
nhận cuốn Chân dung văn học Việt Nam (NXB Hội nhà văn, 2010) của
Nguyên An Đọc cuốn sách này, ta cảm nhận được sự tâm huyết của tác giả
khi ông bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu để trả lời cho được câu hỏi thế nào
là chân dung văn học và đưa ra một nhận định của riêng mình về thể loại
này Nguyên An đã phác họa chân dung gần hai mươi nhà văn, nhà thơ: Tô Hoài, Huy Cận, Vũ Cao, Nguyễn Duy, Thúy Toàn, Hữu Mai, Phùng Quán…
Cuốn Nhà văn độc hành độc bộ của Vũ Từ Trang được NXB Phụ nữ ấn
hành (quý II năm 2013), viết về những nhà văn, nhà thơ lớp đàn anh đã thành danh đáng quí trọng như Yến Lan, Quang Dũng, Nguyễn Bản, Lê Bầu, Nguyễn Xuân Khánh, Phan Xuân Hạt, Thái Giang, Thanh Tùng, Hoài Anh; những nhà văn bạn bè cùng trang lứa như Tô Ngọc Hiến, Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Hoàng Việt Hằng; những người viết có số phận không mấy
an lành như Nguyễn Tuân, Phương Thúy, Nguyễn Ngọc Ly, Lương Vĩnh…
và cả về những người bình thường nhưng vì đam mê văn chương mà dấn
Trang 11thân như Nguyễn Hữu Cung - một người sửa mo-rát của một nhà xuất bản; như Nguyễn Thị Hoài Thanh Giống như phần đông những người viết chân dung, Vũ Từ Trang cũng đã giới thiệu giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật, những con đường khác nhau đến với văn chương cùng những thành tựu dù ít
dù nhiều nơi họ
Có thể nói rằng, phần lớn những tập sách này đã dựng lên chân dung nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới trong cuộc sống đời thường và đời sống nghệ thuật Đặc sắc nổi bật của các tập sách này chính là dựng chân dung khá đầy đặn về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được nhiều người biết đến Qua các tác phẩm chân dung văn học đương đại ngay từ khi xuất hiện người ta đã thấy được cách dựng chân dung nhà văn qua nhiều cách tiếp cận, có sự kết hợp linh hoạt, đa dạng các sắc thái giọng điệu và sự phong phú về từ ngữ Nhờ đó các chân dung chân thực hơn và như đang bước
ra khỏi thế giới tác phẩm để đến với độc giả
2.2 Về các công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học
Điểm lại những công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học, chúng tôi thấy rằng đến nay đã có một số luận văn, khóa luận chú ý đến thể
tài này như: Luận văn Thạc sĩ Mảng chân dung văn học trong sáng tác của
Tô Hoài (Nguyễn Văn Quang - 1996, Đại học Vinh); các khóa luận tốt
nghiệp Đại học như Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vương Trí
Nhàn (Nguyễn Thị Xuân Giang - 2003, Đại học Vinh), Đóng góp của Nguyễn Tuân đối với lí luận về tiểu thuyết và thể tài chân dung văn học (Bùi
Hà Phương - 2007, Đại học Vinh)
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều xoay quanh một số vấn
đề cơ bản như khái niệm thể tài chân dung văn học, đặc điểm, khía cạnh nổi bật của thể tài chân dung văn học cũng như phong cách của người viết chân dung Những công trình nghiên cứu đó đã có những đóng góp đáng ghi nhận
Trang 12Tuy nhiên, như trên đã giới thiệu, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung về thể chân dung văn học thời kỳ 1930 - 1945 với tư cách là một đối tượng nghiên cứu Vì vậy chúng tôi đã tìm đến thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 với mong muốn đóng góp vào việc nhận diện đặc trưng thể tài chân dung văn học cũng như những nét đặc sắc của thể tài này trong giai đoạn 1930 - 1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là: Các đặc điểm của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu là các bài chân dung văn học được in trong các tập sách, trên báo chí của giai đoạn 1930 - 1945
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp thống kê: thống kê một số các dữ liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể
đi sâu nhận diện những giá trị của sáng tác
Trang 13diện nội dung cũng như nghệ thuật: cảm hứng dựng chân dung, sự lựa chọn đối tượng, các phương diện hình thức như sự phối xen các giọng điệu, tạo dựng không khí, bối cảnh
6 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, khẳng định những nét đặc sắc và ý nghĩa nhiều mặt của thể tài chân dung văn học trong toàn cảnh của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1 Thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 - Quá trình hình thành và phát triển
Chương 2 Đặc điểm thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 -
từ bình diện nội dung
Chương 3 Đặc điểm của thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - từ bình diện nghệ thuật
Trang 14NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1 Một số vấn đề lí thuyết về thể tài chân dung văn học
1.1.1 Giới thuyết khái niệm
Chân dung văn học là một thể tài ra đời tương đối muộn Sự xuất hiện và phát triển của chân dung văn học đánh dấu một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn học nói chung và trong lịch sử phát triển của phê bình văn học nói riêng, thu hút cả giới nhà văn - những người sáng tác
Đây là một thể tài chỉ ra đời trên một cơ sở ý thức xã hội nhất định, khi lịch sử chuyển sang thời kì hiện đại - thời kì mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật trở thành một loại hình lao động nghề nghiệp, nghề văn được coi trọng và trở thành một loại hình lao động nghệ thuật được chuyên môn hóa Từ đây văn nghệ sỹ trở thành một tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng miêu tả của văn học nghệ thuật, và theo sự phát triển theo thời gian, về sau, đối tượng của chân dung văn học càng được mở rộng biên độ, còn hướng đến việc phác thảo lại những con người tiêu biểu trong các lĩnh vực khác của
xã hội và cả những sự kiện, thời kì văn học
Chân dung văn học là thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với
tư cách là một thể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách và tài năng văn chương
Đứng từ góc độ thể loại, chân dung văn học được xem là một hình thức đứng giữa ba thể loại: ký - truyện - phê bình văn học Sở dĩ như thế là bởi chân
Trang 15dung văn học được xây dựng trên những chất liệu lấy từ chính cuộc đời thực của các đối tượng nhưng lại không hoàn toàn trùng khít, đồng nhất với con người tiểu sử, bởi nó có xu hướng được „tiểu thuyết hóa”, có phần pha trộn với truyện kể, suy tưởng và bình luận
Chúng ta còn nhận thấy thể chân dung văn học được tồn tại ở dưới nhiều dạng thức biến thể: có tác phẩm thiên về phê bình sáng tác, có tác phẩm như một hồ sơ lí lịch, tiểu sử nhân vật; có bức chân dung là những kỉ niệm một thời, ấn tượng sống động về những lần gặp gỡ; có chân dung như một nhật ký
cá nhân; có những chân dung là tổng hòa của những cái nói trên Vì vậy, nghiên cứu chân dung văn học yêu cầu cần có sự phân biệt với thể loại tiểu luận nghiên cứu hay các bài báo, bài viết tưởng niệm có tính chất thời sự Chính điều này đặt ra đòi hỏi người dựng chân dung không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu, mà còn phải tạo nên những thần thái độc đáo riêng cho bài viết của mình Đối với chân dung mà tác giả là những nhà văn đầy tài năng như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, … thì giá trị không chỉ dừng lại ở đó, mà còn ở vẻ đẹp nghệ thuật Nghĩa là trên cơ sở tư liệu sống, người viết phải xây dựng được những chân dung nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ, đạt được phẩm chất nghệ thuật cao và gây ấn tượng sâu sắc đối với độc giả Những bài viết chân dung văn học không chỉ đơn thuần là những bài giới thiệu tiểu sử hay những tiểu luận khoa học viết về sự nghiệp của một tác giả nào đó mà quan trọng hơn phải bắt được cái thần của văn nghiệp của người được tạo chân dung, phác họa nên được cái hồn cốt của chân dung ấy Chúng ta có thể bắt gặp những giá trị nhận thức giàu chất thẩm mĩ này ở những tác phẩm chân dung văn học của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ Bằng, Ma Văn Kháng, Xuân Diệu
Như vậy, xét về mặt thể loại, chân dung văn học được xem là một thể tài khá co giãn, không có đường biên ranh giới rạch ròi, dễ lẫn vào các thể loại khác Chính sự giao thoa giữa các thể loại khác nhau này đã tạo nên sự độc đáo riêng của chân dung văn học
Trang 16Xét về mặt giá trị, chân dung văn học được đánh giá dựa trên những thang
độ xây dựng từ các tiêu chí, đó là: sự đóng góp của tác giả trong việc cung cấp những tư liệu quí báu, đặc sắc về chân dung đó; tính sinh động, hấp dẫn của việc xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật và sau nữa là những giá trị thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục tác động sâu sắc đến người đọc ở mức độ nào
Tóm lại, định nghĩa về chân dung văn học, chúng ta chấp nhận quan
niệm xem chân dung văn học là những sáng tác dựng lại chân dung của một
con người gắn liền với tác phẩm của họ, rộng hơn, gắn liền với một thời kì văn học Giá trị của chân dung văn học sẽ nằm cốt lõi ở sự thay đổi của người đọc
sau khi đọc xong văn bản, mà đúng như những nhà nghiên cứu nước ngoài đã từng đánh giá rất cao vị trí của thể tài này Đó là, một tác phẩm chân dung văn học có thể “thay đổi cả cách nhìn về thế giới của cả một thế giới”, đúng như
câu hỏi mà Barbara Doyen đã đặt ra trong bài viết Hồi ký là gì? Điều gì tạo nên
sự khác biệt giữa hồi ký với tự truyện hoặc tiểu sử?(What is a memoir? What makes a memoir defferent from an autobiography or biography?)
1.1.2 Mối quan hệ giữa thể tài chân dung văn học với thể loại kí và phê bình văn học
- Chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại kí văn học
Định nghĩa về chân dung văn học, Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) cho rằng: “Thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của
nó Chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí Nó không thiên về cốt truyện Nhà văn phát huy sở trường về quan sát, chọn lựa chi tiết, cử chỉ ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế hồi
Trang 17tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của con người sao cho truyền được thần thái sống động của con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động nổi tiếng” [11, tr.52]
Tô Hoài một nhà văn tiêu biểu của thể tài này cũng nhận định như sau: “Chân dung văn học là việc dựng lại những bóng dáng thần thái văn nhân, những câu nói cái cười, bước đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng biết” [14, tr.72]
Như vậy, bao quát lại, chân dung văn học là một thể loại văn học đặc thù thuộc thể ký văn học nhằm miêu tả con người một cách cụ thể, có thật, tiêu biểu, thông qua việc dựng lên một cách sinh động diện mạo, phẩm chất, tinh thần của đối tượng Người viết dựng lên diện mạo chân dung văn học về những người có quan hệ trực tiếp thân mật của họ trong giới, trong nghề hoặc trong những mối quan hệ quen biết
Nhìn chung, người viết chân dung văn học phải phát huy cao độ năng lực quan sát, vốn hiểu biết của mình về những tình cảm, cảm xúc mạnh mẽ về đối tượng sử dụng nghệ thuật trong sáng tạo hình tượng nhân vật theo yêu cầu thể ký văn học để đạt đến độ đặc sắc trong chân dung được tạo hình Nếu không có năng lực quan sát, không có kinh nghiệm sống với vốn hiểu biết phong phú, không có những tình cảm, xúc cảm chân chính, mạnh mẽ và cao đẹp thì không thể tạo dựng được thể chân dung văn học
Với tác phẩm chân dung văn học, hình tượng nghệ thuật luôn được soi sáng bởi một cái nhìn chủ quan của tác giả Có lúc tác giả còn bộc lộ quan điểm, tình cảm của mình Nếu đem so sánh giữa chân dung văn học do các nhà phê bình viết với chân dung văn học do các nhà văn viết thì ta thấy ít nhiều có
sự khác nhau Đọc những chân dung do các nhà phê bình viết, ta thấy họ thường có xu hướng thiên về phê bình và đánh giá, nhưng đối với những nhà
văn dựng chân dung, họ thường xem đây như là một hoạt động sáng tạo
Trang 18- Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt động phê bình văn học
Ngoài ra, cũng phải thấy thêm rằng, chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt động phê bình văn học Căn cứ vào đặc trưng trên về đối tượng,
về thể loại và căn cứ vào thực tiễn sáng tác từ những năm 1930 của thế kỉ XX trở lại đây, chúng ta thấy các nhà văn viết chân dung thường dựa vào hai cách tiếp cận để dựng chân dung
Thứ nhất là từ những chi tiết lấy từ đời sống của nhà văn, người dựng chân dung làm hiện lên thế giới tinh thần và hình tượng con người nhà văn Có thể thấy rõ điều này trong những trang viết tiêu biểu như của Nguyễn Tuân viết
về Tú Xương, Ngô Tất Tố; Xuân Diệu viết về Hồ Xuân Hương; Nguyễn Đức Bính viết về Hồ Xuân Hương và Ngô Tất Tố; Hoài Thanh - Hoài Chân viết về bốn mươi sáu gương mặt xuất sắc của phong trào Thơ mới
Thứ hai là đi từ những chi tiết của đời sống nhà văn mà làm sáng tỏ thế giới tinh thần của họ trong tác phẩm để thấy “văn với người là một” (Nguyễn Đăng Mạnh) Thông thường người dựng chân dung phải có khả năng thẩm văn
và tổng hợp được từ văn cái thần thái chung của nghệ thuật, hiểu được cả tư tưởng phong cách mà nhà văn - người được tác giả dựng chân dung Tiêu biểu
có những trang viết như của Nguyễn Tuân viết về Tản Đà, Nguyên Hồng; Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu;
Vũ Bằng viết về Nguyễn Tuân, Tản Đà; Nam Cao viết về Nguyên Hồng …
Do đó, có thể nói, thể loại chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học Tính chất phê bình văn học được xây dựng theo cách tiếp cận thứ nhất tất nhiên không cần bàn nhiều Tính chất phê bình văn học của chân dung văn học được tiếp cận theo cách thứ hai không thể hiện thật rõ, nhưng nhất thiết phải có để tránh lối kể chuyện dễ dãi
Các tác phẩm thuộc thể loại chân dung có thể thiên về phê bình chân dung, có thể là như một cuốn tiểu sử nhân vật, hay có thể lại như một cuộc dạo chơi thơ thẩn trong tâm trí theo dòng hồi tưởng để tìm lại những gặp gỡ cũ Dù
Trang 19ở bất kì dạng nào, chúng ta cũng cảm nhận được sự cung cấp về mặt tư liệu thật đáng quý Tuy nhiên, giá trị của chân dung văn học không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu mà cái hay, cái độc đáo cốt nằm ở chỗ dựng chân dung sống động của nhà văn, giúp chúng ta từ con người mà hiểu được văn, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Cái gốc gác, cốt lõi của nó, hay có thể gọi là cái “thần” của văn” [21] Đồng thời, cũng là hiểu được tư tưởng của nhà văn
ấy Chẳng hạn như chân dung của Tản Đà hiện lên trong những hồi tưởng của Nguyễn Tuân:
“Người ngày xưa… lôi - thôi lắm
Tôi hãy bắt đầu bằng cái lôi - thôi của Nguyễn - Khắc - Hiếu đi tắm ở bể Sầm Sơn Thứ đến là cái lôi - thôi của Tản Đà khi cuốc cả nền nhà người ta lên
để làm vườn trồng rau thơm Rồi thứ nữa là đem ra giới thiệu một ông Tản Đà múa kiếm!
Gánh văn lên bán Chợ Giời; gửi thư lên thiên đình cầu hôn; xuống bể Sầm Sơn bơi đứng và ăn hải sản sống; lên rừng tịch cốc; uống rượu sâm banh với nem chua trên toa xe lửa tốc hành; đi thăm mả vua Tây Sơn với cái lối khấn
ngang tàng: “Bắc kỳ Sơn tây nhân Nguyễn Khắc Hiếu kinh quá thử địa”, làm
náo động cả quan nha một vùng địa phương Bình Định, quái gở ôi là quái gở vậy thay Chưa cho là đủ ngôn, chưa chịu chấm dấu hết, cái “quái - tượng” ấy lại còn cầm đốc một thanh kiếm múa may quay cuồng nữa Có đáng sợ không?
Thật là “đời chưa chán tớ, tớ còn chơi” Có như thế, vong linh thi nhân
ạ!” [37, tr.689-690] Từ chân dung ấy, chúng ta càng cảm thấu, lí giải rõ hơn khí chất ngang tàng, cái “ngông” của một “khối tình” Tản Đà Đồng thời, qua lối phác thảo chân dung với chất giọng tài tử, thể hiện rõ một mối tương giao đặc biệt giữa người được dựng chân dung và người dựng chân dung, chúng ta càng hiểu hơn cái “ngông nghênh” trong những áng văn của nhà văn tài hoa
Nguyễn Tuân Rồi đến lượt chân dung người văn đầy uyên bác Nguyễn Tuân
này lại được thể hiện thật cụ thể trong những hồi tưởng của Tô Hoài trong hồi
ký Cát bụi chân ai
Trang 20Đó là một Nguyễn Tuân khác người từ cách ăn mặc: “đi bên này Hồ Gươm thấy Nguyễn Tuân ngồi trong nhà hàng Hoàng Gia, cái quán rượu kiểu Pháp che cánh sáo ra kín vỉa hè Nhà văn chơi chua khác đời Khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt ba thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định” [37, tr.383]… Cho đến ẩm thực: “Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín… Thịt bò chín, nạm hay
mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái sẵn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở Xúc bánh xong, thái thịt bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu - không ớt, mặc dù thích cay” [37, tr.403] Đến sở thích cầu kì, tỉ mỉ cho mỗi chuyến đi cũng khác: “sửa soạn đi còn kĩ lưỡng hơn đi” [37, tr.394], “mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn thì phải nhớ từng ly Cái phóng khoáng của ông ấy không lẫn với buông tuồng, cẩu thả” [37, tr.395]
Cái thú ăn chơi, sinh hoạt khác đời, khác người, vừa tinh tế, vừa rất
“ngông” ấy đi cả vào văn chương của ông: “Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng Về nhà văn và cả về đời Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tý vô thưởng vô phạt Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân Người kia thì không chịu đựng nổi” [37, tr.384-385]
Từ những hồi tưởng của Tô Hoài, ta có thể cắt nghĩa sâu sắc hơn thứ chủ nghĩa xê dịch và duy mỹ trong văn chương Nguyễn Tuân
Như thế, qua những chân dung văn học, ta không chỉ thấy được những chân dung của những nhà văn, nhà thơ cùng thời, mà ta còn thấy được bức chân dung
của chính tác giả và cũng từ đó, hiểu được hơn chính về con người và văn chương của người được dựng chân dung và cả người dựng chân dung; hiểu được hơn cả một thời đại lịch sử, văn hóa, văn học đằng sau những thế hệ con người ấy
Trang 211.1.3 Các đặc điểm của thể tài chân dung văn học
Như trên chúng tôi đã đề cập, từ góc độ thể loại, lí luận văn học đã xác định chân dung văn học là một thể loại đặc thù, thuộc về thể loại kí văn học Đây là thể loại lấy từ nguyên mẫu đời sống Ký chính là một loại văn xuôi tự sự trần thuật của những người viết người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệt gắn liền với tính chất hư cấu và vai trò của người trần thuật Nói cách khác, điểm khác biệt của ký so với các thể loại văn học khác
là ở chỗ: ký viết về những cái có thực trong đời sống, có ý nghĩa thời sự hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp Giống như người viết báo, người viết ký phải đặc biệt tôn trọng, phải truyền đạt trung thực, chính xác những sự kiện của đời thực, việc thực, cảm xúc thực
Như vậy, xét về mặt truyền đạt sự kiện, rõ ràng ký luôn đòi hỏi sự
trung thực,chính xác Tuy nhiên, ký vẫn là một thể trong văn chương ở chỗ
nó có những tính chất như: tính giọng điệu, tính đa nghĩa của văn bản Thể loại này vừa có yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu Sự hợp nhất giữa tư duy nghệ thuật và tư duy nghiên cứu là đặc trưng của tư duy viết ký
Trong ký, yếu tố chính luận là yếu tố có vai trò cốt yếu còn cốt truyện chỉ là căn cứ cho sự phát triển, làm bàn đạp thực tại cho tư tưởng chính luận
Vì vậy nên ngoài hiệu quả gây khoái cảm mỹ học, thể loại ký còn gây cho người đọc những khoái thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp cho họ những tri thức mà họ quan tâm, có khi chỉ là những kiến thức thỏa mãn óc tò mò thông thường của con người “ở thể ký tác giả có quyền bộc lộ trực tiếp nỗi niềm của mình” [8, tr.122]
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của thể loại ký nói chung Bên cạnh những điểm chung như thế, chân dung văn học cũng còn mang thêm trong mình những đặc điểm tiêu biểu riêng
Trang 22Đặc điểm tiêu biểu riêng trước hết của chân dung văn học đó là nó là một loại kí (viết về “người thật việc thật” hay về những điều “mình từng thấy
từng biết”), mà ở đó nhân vật trung tâm là các nhà văn đồng nghiệp Hay nói
cách khác, dựng chân dung văn học tức là lấy nhà văn làm đối tượng để nhận thức và mô tả Tiêu biểu như cùng với ngòi bút của nhà văn Tô Hoài, chúng ta
có chân dung của những tên tuổi lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huy Tưởng Đó là những bạn văn mà ông đã gắn bó thân thiết trong phần lớn quãng đời văn nghiệp của mình Trong hồi kí của Tô Hoài, những con người, những số phận văn chương ấy - được khắc họa đầy sắc cạnh, đầy dấu ấn song cũng vô cùng gần gũi, chân thực
Trong Mười chín chân dung nhà văn cùng thời của Vũ Bằng , tên gọi của tác
phẩm cũng đã cho thấy hình tượng trung tâm chính là các nhà văn đồng nghiệp cùng thời, đó là những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Đình Long, Tam Ích, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Văn Cao…
Bên cạnh hình tượng trung tâm là các nhà văn đồng nghiệp cùng thời, thể chân dung văn học còn có thể khai thác chân dung của các cây bút “tiền bối” hoặc những người nghệ sĩ mà người dựng chân dung tìm thấy những nét giao cảm nào đó Đó là Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Đinh Cường, Bùi Giáng, Phùng Quán Đó là những “người của thời xưa”, hay “người của thời nay” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về họ với “một niềm kính yêu thiêng liêng như viết về những người của cõi bất tử - “người của muôn thời” (Lý Hoài Thu)
Có thể nói, qua đó, các tác giả giúp người đọc không chỉ tiếp nhận được một lượng thông tin tư liệu quí giá mà còn được chia sẻ với nhiều số phận nhân vật Đó là những con người có vị thế quan trọng trong nền văn học nước nhà, lại vừa là những nhà văn có đời sống nội tâm phong phú và trong những thân phận có nhiều éo le, cay đắng
Trang 23Như vậy, bên cạnh việc mang trong mình đặc trưng cơ bản đầu tiên về đối tượng phản ánh phải là các nhà văn có danh tiếng, chân dung văn học còn có những đặc trưng chung và riêng khác trong phương thức thể hiện hình tượng trung tâm
Xét trên bình diện phương thức thể hiện hình tượng nghệ thuật trung tâm, ta
thấy thể tài chân dung văn học thực chất cũng là một dạng đặc biệt của sáng tác
văn học Nó cho phép người viết được quyền lựa chọn, giữ lại hay tước bỏ, nhấn
mạnh hoặc làm mờ một số đường nét, chi tiết, nhất là cho phép thể hiện ở một mức
độ nào đó cái tôi của người viết trong mối quan hệ với đối tượng được viết, nhằm tạo ra được một chân dung trong con mắt riêng của mình
Chẳng hạn như khi dựng chân dung hơn bốn mươi gương mặt tiêu biểu
cho Phong trào Thơ mới trong Thi nhân Việt Nam, trong tâm thế “chào đón
một thời đại mới của thi ca”, Hoài Thanh - Hoài Chân đã lựa chọn một số chi tiết cốt yếu có thần nhất để từ đó phác thảo nên cái “hồn” nổi bật của mỗi thi nhân Hay chân dung Xuân Diệu hiện lên trong những khắc họa của Thế Lữ lại mang hình ảnh của một thi nhân với dáng vẻ tài hoa, lộng lẫy: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vương trên đài trán thơ ngây, mặt như bao luyến mọi người và miệng cười như rộng mở như một tấm lòng sẵn sàng nhân ái.” Điều đó có nghĩa ít nhiều yếu tố hư cấu và tưởng tượng vẫn có mặt trong thể tài này Tuy nhiên, dù tưởng tượng đó phóng khoáng đến đâu, cũng phải dựa trên sự thật, tuyệt nhiên không được phép dựng chân dung văn học về một nhà văn nào đó mà “hư cấu” và “tưởng tượng” ra những chi tiết không có thật trong tiểu sử của nhà văn đó
Một tác phẩm chân dung văn học giá trị phải là một sáng tạo nghệ thuật thực sự, phải khêu gợi trí tưởng tượng thật sự, nhưng phải sáng tạo trên cơ sở
có thực, những chi tiết có thực (trong văn, trong đời) Đó là những nung nấu dựa trên những dữ kiện đời sống có thật, mà đúng như Tô Hoài từng thổ lộ:
“Sáng tác chân dung văn học không phải là những ghi chép đơn thuần, bởi vì khi viết theo lối ghi chép người thật việc thật, sự sáng tạo cũng không cho phép
Trang 24ta đơn giản Bao nhiêu công phu và tâm sức bấy lâu quanh những thông cảm và
sự hiểu biết rộng của chúng ta về những “mẫu người thật ấy, những kiểu việc thật ấy” sẽ đem lại giá trị cao cho sức nghĩ lúc thể hiện ghi chép của anh” [14, tr.70] Trong khuôn khổ và giới hạn của thể kí, sự sáng tạo này thể hiện chủ yếu ở chỗ nắm bắt và chọn lựa chi tiết có ý nghĩa tiêu biểu và xuất thần của đối tượng Sự sáng tạo ở đây tương đối gần với sự sáng tạo của nhiếp ảnh hay hội họa trong việc dựng chân dung
Nói tóm lại, cũng giống như bất kì tác phẩm thuộc loại văn sáng tác nào, chân dung văn học được coi là thành công phải là những tác phẩm xây dựng được những hình tượng chân xác và sống động như thể loại kí, vừa tô đậm được một cách sắc sảo các nét cá tính của nhà văn được dựng chân dung, lại vừa hàm chứa những nét chung của giới văn nhân nghệ sĩ Nhờ thể chân dung văn học mà các nhà văn có dịp hiểu biết nhau kĩ càng hơn, những người nghiên cứu và giảng dạy có một nguồn tư liệu tin cậy để làm tốt hơn cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu Và cũng qua những chân dung văn học, người đọc rộng rãi có thể có thêm nhiều nhận thức và cảm xúc phong phú hơn về các tác phẩm văn học
Mặt khác, khi dựng chân dung người khác, người viết bao giờ cũng
bộc lộ thái độ và những đánh giá riêng của mình dưới dạng luận đề Nghĩa
là chân dung văn học là một thể văn bộc lộ đậm nét tính chất chủ quan của
người viết Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chỉ ra rằng: “Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ, các nhà hoạt động
xã hội nổi tiếng” [11, tr.152] Chính vì vậy, mà những nhà văn viết chân dung văn học thường quan tâm đến những cây bút có tài năng và có cá tính, tức là quan tâm tới những nhà văn nổi tiếng - không mấy ai lại viết chân dung của những nhà văn thiếu cá tính và ít tài năng Độc giả cũng vậy, họ thường quan tâm tới những chân dung văn học nổi tiếng, có cá tính, có tài năng mà họ hâm mộ Nhưng viết về chân dung thì bản thân người viết phải
Trang 25là những người có cá tính, có phong cách Nếu không có, thì không viết
được những chân dung đặc sắc Điều ấy khiến cho tác phẩm chân dung văn
học luôn mang đậm tính chủ quan
Các bức chân dung văn học, do thế luôn thể hiện cái tôi của người cầm bút Đọc những chân dung văn học xuất sắc nhất, ta thường thấy rất rõ tình cảm nồng nhiệt của người viết đối với đối tượng của mình
Tính chủ quan của chân dung văn học còn thể hiện rõ hơn nữa ở cách
khai thác và phát hiện riêng về đối tượng được khắc họa chân dung
Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng quan niệm trong sáng tạo nghệ thuật: “Mỗi người có một vision (nhãn quan) riêng Nó đẻ ra phong cách Do thế mà anh thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa Anh thì có sở trường này, sở trường nọ” Như vậy, mỗi nhà văn đều có cái riêng của mình Những chân dung văn học do mỗi nhà văn tạo ra cũng đều mang một dấu
ấn độc đáo riêng, phong cách nghệ thuật riêng của tác giả ấy Chẳng hạn như, nếu những sáng tác chân dung văn học của Hoài Thanh - Hoài Chân thu hút người đọc bởi một giọng văn tha thiết, duyên dáng, trong một cảm hứng ngợi ca và dường như được giữ một khoảng cách thẩm mĩ, một ngưỡng vọng với những đối tượng được dựng chân dung thì Vũ Ngọc Phan lại tạo nên hiệu ứng thu hút nhờ chính sự sắc sảo trong ngòi bút và cảm hứng nghiêng về phê bình văn học Hay như Tô Hoài, khi viết chân dung, ông lại luôn là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống bằng một giọng điệu trần thuật dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, đôi chút mỉa mai, tinh quái nhưng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy
Người ta có thể nhận ra khá nhiều sắc thái trong chân dung văn học: hóm hỉnh mà sâu sắc, lại cũng đầy nỗi niềm như Vũ Bằng; chân thành và giản dị như Bùi Ngọc Tấn; tài hoa và mượt mà như Hoàng Phủ Ngọc Tường… Hay có khi đầy mới lạ với những cuộc đối thoại dài hơi, bạo dạn, sôi nổi với những chân dung văn học nước nhà được dựng lên theo kiểu dựng chân dung Tây
Trang 26phương với tính chất áp sát, ít nhiều ngẫu hứng và mang đậm chất chủ quan
như kiểu của Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại Chúng ta có thể
kể ra rất nhiều tên tuổi đã dựng chân dung văn học với những phong cách riêng rất đáng chú ý như thế trong nền văn học nước nhà
Như vậy, những tác phẩm văn học đích thực, được nhiều người thích đọc bao giờ cũng thấm đẫm tính chủ quan của người viết Chân dung văn học cũng vậy, ở một mức độ nào đấy, chất chủ quan càng đậm đà được biểu hiện một cách khéo léo, thì giá trị văn chương của tác phẩm càng cao, càng lôi cuốn người đọc Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét chân dung văn học là một thể tài hiện đại Nó ra đời khi giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân Mỗi nhà văn đều muốn có tiếng nói riêng, gương mặt riêng không chịu lẫn với ai Và người đọc cũng thế, thích thú được tiếp xúc với những tài năng
có cá tính độc đáo Đó là chỗ hấp dẫn riêng của chân dung văn học
Qua chân dung văn học chẳng những biểu hiện được cá tính, phong cách nhà văn - đối tượng dựng chân dung văn học mà còn biểu hiện cả cá tính, phong cách nhà văn - tác giả chân dung văn học Cái độc đáo của thể loại chân dung văn học là ở đó
Một đặc điểm nổi bật nữa của thể tài chân dung văn học đó là thể tài này
chỉ được ra đời trên cơ sở ý thức xã hội - văn học nhất định
Thể tài chân dung văn học chỉ xuất hiện khi nền văn học đã có được những thành tựu và trong giới cầm bút có ý thức tỉnh sâu sắc về cá nhân và cá tính Nhiều nhà văn đã xuất hiện với tiếng nói riêng, gương mặt riêng không thể trộn lẫn để có thể nói lên tất cả những gì thuộc về con người, đi đến tận cùng giới hạn của tâm hồn và số phận nhân vật với rất nhiều phong cách - bút pháp nghệ thuật khác nhau Qua những trang viết về chân dung, người ta có thể hình dung ra những số phận văn chương trong quá khứ cũng như trong hiện tại với những trải nghiệm sâu sắc và những suy tư, chiêm nghiệm đầy trăn trở về người, về nghề, về nghiệp
Trang 271.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học
1.2.1 Cơ sở tiền đề cho sự ra đời của thể tài chân dung văn học
1.2.1.1 Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội
Xét lại tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng nền văn học Việt Nam trong mấy chục năm đầu thế kỉ XX, các thể văn học không những chỉ tiếp tục phát triển hệ thống đã có mà nó còn tạo ra nhiều thể văn mới
Cơ sở của hệ thống thể loại này, xét cho cùng là do vị trí mới của nền văn học trong đời sống xã hội Những điều kiện xã hội cho sự tồn tại và phát triển của nền văn học mới chẳng những đòi hỏi văn học phải có một hệ thống thể loại phù hợp
mà còn tạo tiền đề cho hệ thống đó
Chân dung văn học là một thể tài ra đời muộn, còn khá mới mẻ so với những thể loại văn học khác trong tiến trình văn học Việt Nam Ở Việt Nam, chân dung văn học bắt đầu manh nha từ giai đoạn những thập niên 30 của thế
kỉ XX Còn trước đó, ở thế kỉ XIX, thời kì văn học trung đại ta chưa thấy xuất hiện thể loại này Có lẽ là do quan niệm, do lí tưởng thẩm mĩ của mỗi thời đại khác nhau Lí tưởng thẩm mĩ của giai cấp phong kiến thiên về vẻ đẹp truyền thống cổ điển, luôn lấy hình mẫu những con người từ thế kỉ trước khi mà xung quanh những hình mẫu ấy đã lấp lánh hào quang, được tô vẽ bởi lòng người mến mộ, có xu hướng trở thành mẫu hình lí tưởng nhằm phục vụ cho giáo lí phong kiến Sang đến thời cận đại và đặc biệt là thời hiện đại, lí tưởng thẩm mĩ của người sáng tác đã có sự đổi khác Người ta không thoả mãn với hình mẫu
xa xưa, người ta muốn ca ngợi, tìm hiểu, phát hiện cái đẹp ngay trong cuộc sống đời thường Không chỉ có nhu cầu thẩm mĩ, người ta còn có nhu cầu giải quyết những vấn đề đầy tính mâu thuẫn mà thời đại đặt ra, nhu cầu tự đánh giá
và tự bộc lộ mình Vì thế, văn học bắt đầu hướng tới những điều trước đó người ta không dám nói tới và không thể nói tới, hướng tới việc bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, thái độ, đánh giá của mình về cuộc sống và con người Chính bước chuyển mình của văn hóa lịch sử xã hội đã tạo điều kiện tiền đề cho chân dung văn học phát triển
Trang 28Bên cạnh đó, vào giai đoạn những năm 1930 của thế kỉ XX, nền văn học nước nhà đã xuất hiện hàng loạt các nghệ sĩ trên nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác nhau với những tác phẩm phong phú về thể loại và đa dạng
về phong cách Đồng thời, cũng trong những năm này, giới trí thức Việt Nam và công chúng đô thị Việt Nam đã bắt đầu có thói quen đọc báo, đọc sách Trong tình hình đó, văn học đã có cơ hội phát triển mạnh mẽ, từ đây, nhiều đại biểu xuất sắc, nhiều cây bút chủ lực của thời đại ra đời Có những tác phẩm đặc sắc in đậm dấu ấn cá tính Chính sự xuất hiện này đã cung cấp cho thể chân dung văn học những đối tượng để dựng chân dung, góp phần đưa lại một thể tài mới Trong đó, nổi bật là những gương mặt tiêu biểu, những cây bút chủ lực và sáng giá nhất của văn học như: Phan Khôi, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Tản Đà, Thâm Tâm, Quang Dũng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu và rất nhiều nhà văn, nhà báo khác Đó là “nguồn cung cấp” đối tượng để thể chân dung văn học quan sát, miêu tả Sự khởi sắc của cả một nền văn học và những gương mặt tiêu biểu trong làng văn, làng báo đã trở thành đối tượng chiếm lĩnh của chân dung văn học Càng về sau, đối tượng chiếm lĩnh của chân dung văn học không chỉ bó hẹp trong làng văn, làng báo mà càng được mở rộng Đối tượng phản ánh của thời hiện đại còn là những con người tiêu biểu trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đó là những nhà khoa học, các danh nhân văn hoá, những nhà hoạt động
xã hội nổi tiếng, đã tạo nên một mảng sinh động của đời sống văn học mà trước đó chưa có Đó cũng chính là hệ quả của một quá trình đổi thay trên nhiều lĩnh lực của đời sống - xã hội
Ngoài ra, nhu cầu bảo lưu tư liệu, nhằm giúp cho thế hệ sau tránh cái nhìn sai lệch và phiến diện về những con người, những thời kì văn học đã qua, cũng như nhu cầu đánh giá lại các hiện tượng văn học, hiểu thêm về những “người văn”, “đời văn” gắn liền với cả một giai đoạn văn học, bối cảnh thời đại, và đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thể tài này Đây âu cũng là một nhu
Trang 29cầu tất yếu khi tầm nhìn, tư tưởng của con người thời đại về sau được nâng cao, tạo tiền đề cho sự nở rộ của thể tài chân dung văn học trong nền văn học nước nhà Đặc biệt, kể từ giai đoạn những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX trở đi, thể tài này càng phát triển rực rỡ, để lại nhiều dư âm, giá trị với sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút viết chân dung tên tuổi nổi tiếng
Như vậy, có thể thấy rằng, dựa trên những thay đổi của tiền đề văn hóa lịch sử - xã hội, kể từ khi xuất hiện đến nay, cùng với quá trình vận động và phát triển cho đến nay, thể tài văn học này ngày càng xác lập được chỗ đứng riêng của mình và trở thành một thể văn thực thụ
-1.2.1.2 Cơ sở thẩm mĩ
Là một hình thái ý thức xã hội, một phương thức đồng hóa hiện thực
về mặt thẩm mĩ, một nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu để thể hiện, văn học do vậy cũng gắn chặt với những cơ sở xã hội - thẩm mĩ nhất định Cùng với sự thay đổi của cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội, đời sống văn học nước nhà cũng có nhiều chuyển biến mới tích cực Vai trò của văn học được chú trọng đổi mới, quan niệm sáng tác theo đó cũng được thay da đổi thịt, hướng đến nhu cầu phản ánh chân thực về cuộc sống, con người Những yêu cầu thiết yếu như hiểu rõ hơn, đánh giá chính xác hơn, và cũng làm thỏa mãn hơn thị hiếu của người đọc muốn tìm hiểu về văn nghiệp của những cây bút tên tuổi trên văn đàn đã thúc đẩy sự phát triển của thể tài chân dung văn học
Cũng vào khoảng thời gian những năm 30 của thế kỉ XX, lịch sử vừa từng bước chuyển từ thời kì cận đại sang hiện đại, ý thức cá nhân ngày càng được giải thoát trên sự phát triển cởi mở chung của tư tưởng xã hội Nghề văn được quan tâm thích đáng, cái tôi cá nhân và cá tính được đề cao Nhà văn được mở rộng cánh cửa tưởng tượng và sáng tạo, có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn Sự ra đời, phát triển của thể tài chân dung văn học đã đáp ứng được nhu cầu ấy Từ đây, thể chân dung văn học cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn cùng với sự phát huy năng lực sáng tạo của người viết chân dung
Mỗi nhà văn tìm cho mình một hướng khai thác riêng về chân dung văn học
Trang 30Thêm vào đó là sự tiếp thu ảnh hưởng nghệ thuật viết chân dung văn học của những nhà văn nổi tiếng thế giới trong đó phải kể đến: M.Gorki, Erenbua, Pautopxki, Stendal… đã làm cho thể chân dung hồi ký văn học nước ta có những đổi mới đáng kể Gắn liền sự hình thành các cá tính sáng tạo độc đáo trong văn chương, đó chính là sự kích thích và chất liệu cho sự hình thành và phát triển của thể chân dung văn học, với sự nở rộ của những tên tuổi dựng chân dung từ thưở ban đầu như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng…
Tóm lại thể chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và thể chân dung văn học Việt Nam nói chung được hình thành trên những cơ sở nhất định: Đó là sự đổi thay của những tiền đề văn hóa - lịch sử - xã hội tạo điều kiện cho sự xuất hiện phong phú, đa dạng của các tên tuổi văn học nổi tiếng, cung cấp những mẫu hình tượng sống, chân thực làm đối tượng thẩm mĩ cho thể chân dung văn học khai thác Sự thay đổi về cơ sở văn hóa, xã hội đã thúc đẩy sự khẳng định vị trí của văn học, cũng như tạo cơ hội giao lưu với văn học thế giới đã dẫn đến nhu cầu mở rộng đời sống thể loại nói chung và thể kí nói riêng bên trong nội sinh tiến trình phát triển văn học Tiền đề xã hội thay đổi kéo theo sự đổi mới trong ý thức thẩm mĩ, tạo điều kiện cho sự hình thành những cây bút có cá tính độc đáo, cho nhu cầu được nhận chân, đánh giá lại bản thân thông qua cách nhìn vào người khác để nhận ra mình, đồng thời nhận
ra cả giới văn chương Chính những tiền đề như thế đã thúc đẩy sự thành công của thể tài chân dung văn học trong nền văn học Việt Nam
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam nói chung
Một cái nhìn tổng quan dựa trên các tác phẩm liên quan đến thể tài chân dung văn học cho thấy quá trình hình thành và phát triển của thể tài này trong văn học Việt Nam nói chung được chia thành bốn giai đoạn cơ bản sau đây:
- Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX - 1930: Đây là giai đoạn mở đầu cho tiến trình hiện đại hóa văn học Giai đoạn này hầu như chưa có tác giả, tác phẩm viết về chân dung văn học
Trang 31- Giai đoạn từ 1930 - 1945: Quá trình hiện đại hóa văn học bước vào giai đoạn hoàn tất Nhu cầu mở rộng thể loại văn học phát triển mạnh mẽ Đặc biệt
là thể chân dung văn học đã hình thành và phát triển nở rộ với nhiều tác giả tiêu biểu làm nên sự tỏa sáng cho một thời đại văn học như: Thiếu Sơn,Tản Đà,
Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố …
- Giai đoạn từ 1945 - 1975: Văn học bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Mục đích của văn học thời kì này cũng thay đổi Thể tài chân dung văn học cũng bị hạn chế, có viết nhưng ít, chủ yếu mang cảm hứng lí tưởng hóa, ngợi ca cách mạng
- Giai đoạn từ 1975 - nay: Nền văn học của nước ta có sự chuyển động mạnh mẽ về nhiều mặt Cùng với sự cởi mở hơn về quan niệm văn chương,
sự tự do dân chủ trong không khí sáng tác và tiếp nhận, đời sống văn học đã phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu Đặc biệt từ 1986 đến nay, đất nước có nhiều đổi mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội tạo tiền đề cho sáng tác văn học, trong đó có thể tài chân dung văn học phát triển lên một bước mới với nhiều cây bút chuyên viết về chân dung văn học như: Tô Hoài, Trần Đăng Khoa, Vương Trí Nhàn
Như vậy, kể từ khi xuất hiện, cùng với quá trình vận động phát triển từ khoảng đầu những năm 1930 và phát triển cho đến nay gắn liền với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, thể tài văn học này ngày càng phát triển và có sức hấp dẫn riêng của nó Nhiều thành tựu xuất sắc, được coi là một thể văn thực thụ Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo với số lượng tác phẩm ngày càng phong
phú như: Cát bụi chân ai - những gương mặt (Tô Hoài), Chân dung và đối
thoại (Trần Đăng Khoa), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Vũ Bằng), Những kiếp hoa dại; Cây bút đời người (Vương Trí Nhàn), Viết về bạn bè - Tập chân dung văn nghệ sĩ (Bùi Ngọc Tấn), Một thoáng nhân văn (Nguyên
An), Nhà văn hiện đại chân dung tự họa (Lại Nguyên Ân - Ngô Thảo), Mười
khuôn mặt văn nghệ (Tạ Tỵ) Ngoài ra, chân dung văn học còn xuất hiện ở
nhiều trang mục trên các báo và tạp chí như: An ninh thế giới (cuối tháng), Văn
Trang 32hóa thể thao, Giáo dục thời đại, Văn học, Văn học và tuổi trẻ, Văn nghệ quân đội, Phụ nữ, Sông Hương… Đặc biệt, báo Văn nghệ còn dành riêng một chuyên
mục “Chuyện văn chuyện đời” cho thể tài này Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay, chuyện đời tư của văn nghệ sĩ cũng được xã hội hóa bằng các phương
tiện thông tin đại chúng với nhiều chương trình và chuyên mục hấp dẫn: Người
đương thời, Một tuần một chân dung, Tác giả và tác phẩm Đây hiển nhiên là
một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh của thể chân dung văn học trong nền văn học nước nhà ngày nay
1.3 Thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - vị trí và những đóng góp trong con đường hình thành và phát triển
Giai đoạn 1930 - 1945 được xem là thời kì khai sinh ra thể tài chân dung văn học Tác phẩm được coi là mở đầu của thể chân dung văn học là công trình
Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn (trong đó có phần Phê bình nhân vật) viết về
chân dung những nhà văn như: Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Tản
Đà, Vũ Trọng Phụng
Phê bình và cảo luận là tác phẩm phê bình đầu tiên của nền phê bình văn
học còn non trẻ khi ấy và Thiếu Sơn được coi là người mở đầu cho lĩnh vực
phê bình của văn học quốc ngữ nước nhà Trong Lời tựa, ông xác định công
việc của phê bình: “Nhà phê bình là kẻ đọc giùm cho người khác,… biết chỉ cho người ta thấy cái nghĩa lý của câu chuyện, chỗ dụng ý của tác giả, cái nghệ
thuật của người làm cái văn thể của cuốn sách” Phê bình và cảo luận là kết
quả của việc theo sát những vấn đề thời sự của văn học, kịp thời có những nhận định về tác phẩm, tác giả và ít nhiều cũng phác họa những đường hướng phát triển của văn học đương thời Lối “phê bình nhân vật” của ông được ứng dụng trong các bài viết về các nhà văn như Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Biểu Chánh, Trân Tuấn Khải, Tương Phố
Viết về Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn nhận xét: đây là một người “có cái thủ cựu của một nhà Tây học”, là một người “học có bề mặt mà không có bề sâu, một
Trang 33học giả gọi là bác mà không thúy” Ông khẳng định: Phạm Quỳnh là một người
có công lớn trong việc dịch thuật, truyền bá văn học Âu châu vào Việt Nam, trong việc dịch các sách văn học, triết học ra chữ quốc văn và đặc biệt văn phong của Phạm Quỳnh đã có ảnh hưởng lớn đến “lối văn nghị luận diễn thuyết, triết lý và khảo cứu” của văn chương quốc ngữ Việt Nam
Khi viết về Tản Đà, ông có nhiều nhận xét tinh tường và thú vị Những câu như: “Tiên sinh sinh ra lại ngông hơn hết thảy Đời đục tiên sinh trong, đời tối tiên sinh sáng Đời quay cuồng trong nhân dục tư lợi, tiên sinh sống trong thế giới tinh thần” Hoặc: “Ông đã có cái khí tiết thanh cao lại có tâm hồn lãng mạn, giữa cái đời quay cuồng vật chất này, ông là người đã khiến cho đời ta được êm đềm và cao thượng lên”…
Trong những bài phê bình ở cấp độ tác giả này, ông nhận ra cái đặc sắc về
sự nghiệp, phong cách, những đóng góp trong văn chương của những cây bút mở đường, lớp đàn anh và những nhà văn đương thời… Viết về người cùng thời là điều không dễ dàng, nhưng sự thẳng thắn và khách quan của ông khiến cho những bức chân dung này vẫn hiện lên sinh động và hàm súc cả trong những khen tụng cũng như trong lời nhận xét phê phán kín đáo Với sự mẫn cảm và cái nhìn bao quát lịch sử - văn hóa, các “nhân vật” qua ngòi bút ông ngay trong thời điểm ấy đã mang bóng dáng những nhân vật có ý nghĩa văn học sử “Phê bình nhân vật” của Thiếu Sơn mới mẻ, gây được tiếng vang đương thời Có thể coi đây là bước định hình đầu tiên của thể chân dung văn học sau này - tác phẩm đặt nền móng cho thể chân dung văn học hiện đại, định dạng đầu tiên và khá đầy đủ về chân dung văn học Sau sự mở đầu đó xuất hiện rất nhiều các bài phê bình giới thiệu các nhà văn trong đó ít nhiều mang tính chất thể chân dung văn học
Những thành tựu quan trọng của thể tài chân dung văn học giai đoạn này
phải kể đến đó chính là Tạp chí Tao Đàn với hai số đặc biệt viết về Tản Đà và Vũ
Trọng Phụng, trong đó có những bài viết về chân dung văn học đặc sắc của nhiều nhà văn, nhà thơ viết về hai tác giả này để tưởng niệm hai nhà văn
Trang 34Tao Đàn không phải là tiếng nói của một văn phái nào mà là một diễn
đàn rộng mở nhằm thu hút và tập hợp văn nghệ sĩ có chung lập trường bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy mọi cá tính trong sáng tạo văn
chương Tôn chỉ và mục đích của Tao đàn được nêu rõ trong Lời nói đầu ở số
ra mắt: “Tao đàn sẽ là nơi gặp gỡ của hết thảy mọi trào lưu tư tưởng và mọi
khuynh hướng nghệ thuật, miễn là các trào lưu và khuynh hướng ấy cùng chung một mục đích: gây dựng nền văn hóa Việt Nhiều tên tuổi lớn của văn
chương đương thời đã góp mặt với Tao đàn như: Tản Đà, Phan Khôi, Nguyễn
Triệu Luật, Trương Tửu, Ngô Tất Tố, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Hoài Thanh… Cùng với việc đăng các sáng tác thuộc nhiều khuynh hướng nghệ
thuật khác nhau, Tao đàn còn đặc biệt chú ý đến khảo cứu, phê bình, dịch
thuật, giới thiệu tinh hoa văn học nước ngoài Qua những bài viết của các tác giả trong tạp chí này, có thể thấy cái chết của Vũ Trọng Phụng cũng như cái chết của Tản Đà, đã làm nổi bật bi kịch của kiếp văn sĩ nghèo bị hắt hủi trong
xã hội đồng tiền, càng nung nấu tâm sự chua xót phẫn uất của những kẻ cầm bút khi đó Trong số tạp chí, bên cạnh đôi bài có phần cường điệu là những
dòng chân thành cảm động của Ngô Tất Tố (Gia thế Vũ Trọng Phụng), Đồ Phồn (Câu đối khóc Vũ Trọng Phụng), Lưu Trọng Lư (Điếu văn đọc bên mồ
Vũ Trọng Phụng), Thanh Châu (Đám tang Vũ Trọng Phụng)… Cũng như Tản
Đà, có thể nói Vũ Trọng Phụng được đề cao hơn bất kỳ nhà văn nào đương thời Người ta so Vũ Trọng Phụng với Bandắc (Lưu Trọng Lư), gọi ông là “nhà văn của thời đại”, “người chiến sĩ đã tranh đấu đến phút cuối cùng” và đặt ông vào vị trí “vinh quang của những người bất tử” Vũ Trọng Phụng mất đi đã để lại bao tiếc thương: “Người ấy mà chết vội thế ư? Đời còn cần người ấy biết chừng nào”… Anh chưa được một nửa đời người Văn chương còn mong đợi ở anh nhiều lắm Với cái chết của anh, chúng tôi đã mất đi một nửa cái văn tài… (Lưu Trọng Lư)
Trang 35Hai số đặc biệt của Tao đàn viết về Tản Đà và Vũ Trọng Phụng đã gây ấn
tượng đậm nét trong lòng độc giả cũng như trong lịch sử nghiên cứu, phê bình Sự
ra đi của hai nhà văn lớn đã thu hút đông đảo những cây bút đồng nghiệp uy tín với những bài viết chí tình, sâu sắc và cảm động, đạt đến trình độ mới của thể chân dung văn học Đồng thời có thể coi đây là những đánh giá khoa học và toàn diện đầu tiên về hai nhà văn xuất sắc này, ghi nhận sự phát triển đỉnh cao của thể chân dung văn học
Bên cạnh đó, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Nhà văn hiện đại của
Vũ Ngọc Phan là hai tập sách phê bình, đề cập hầu hết các nhà văn, nhà thơ đương thời trong đó đã phác ra nhiều chân dung văn học sinh động về họ Hoài Thanh được biết đến như một cây bút phê bình sắc sảo và có duyên đầu những
năm 30 của thế kỷ XX Trong cuộc tranh luận giữa hai phái nghệ thuật vị nghệ
thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, tên tuổi ông càng nổi lên như một đại diện của
khuynh hướng văn học lãng mạn đương thời với tuyên ngôn “văn chương là văn
chương” Thi nhân Việt Nam ra đời, ngay lập tức được đánh giá là một sự tổng kết
xuất sắc phong trào Thơ mới Với 169 bài thơ của 46 nhà thơ tiêu biểu mà tác giả tuyển chọn qua nhiều sách báo suốt mười năm (1932 - 1942) có thể được coi như tinh hoa hội tụ của mười năm Thơ mới đi kèm với những lời bình tài hoa, xứng
tầm với những bài thơ đặc sắc được chọn lựa Thi nhân Việt Nam là một hội ngộ
đẹp của một phong trào thơ có tầm vóc văn học sử với một cây bút phê bình Nhờ phong trào Thơ mới, nhà phê bình có dịp bộc lộ con người và tài năng mình trọn vẹn nhất, và phong trào Thơ mới cũng chỉ qua sự tổng kết của Hoài Thanh mới có được sự hiện diện toàn cảnh của chính nó để lần đầu tiên nhận ra mình và ý thức
về mình như một tư trào văn học Đây là một hiện tượng đột khởi của sự phát triển tư duy phê bình và phương pháp phê bình thời kỳ này, đặc biệt là phê bình thơ Nó thể hiện một cách tư duy mới, khoa học; sự quan sát về mặt lịch sử đi liền với việc phân tích, bóc tách các lớp vỏ hiện tượng để nhận ra bản chất tinh thần của Thơ mới, đồng thời đi sâu vào những biến đổi bên trong thể loại, hình thức thơ, cùng những đặc sắc của từng phong cách
Trang 36Trong Thi nhân Việt Nam thể hiện một tư thế rõ ràng và dứt khoát bản chất
đạo đức của phê bình Tinh thần thẳng thắn và trung thực được Hoài Thanh đặt ra cho mình, và rộng hơn, cho cả nền phê bình như một tâm niệm đạo đức: “Danh vọng quý thật, nhưng còn điều quý hơn danh vọng, quý hơn hết thảy: lòng ngay
thẳng, mà ít nhất cũng phải giữ trọn trong văn chương” Thi nhân Việt Nam được
viết bằng tư duy phê bình văn học, nhưng cũng được viết bằng chính tâm hồn thi
sĩ nữa Tâm hồn thi sĩ ấy ẩn hiện trong mỗi nhận định, sau mỗi dòng chữ Trước hết là lối thẩm định bằng tất cả tâm hồn mình, “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” Bởi vì, người phê bình, xét đến cùng cũng là người của Thơ mới, cảm nhận ở Thơ mới sự đồng điệu: “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua, đến lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”
Hoài Thanh là một đại diện xuất sắc của văn chương đương thời đã có công dựng một tượng đài lộng lẫy cho Thơ mới, cả về thành tựu sáng tác cũng như trong lĩnh vực lý luận - phê bình Những nét phác thoáng qua của một số chân dung thơ cũng cho thấy ít nhiều phong cách và tâm hồn của họ Khi giới thiệu về Xuân Diệu, Hoài Thanh cho biết: “Bởi Xuân Diệu đã gửi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ Xuân Diệu mới nhất trong những nhà Thơ mới nên chỉ những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu Mà đã thích thì phải mê Xuân Diệu không như Huy Cận, vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho một chỗ ngồi yên ổn Xuân Diệu đến với chúng ta đến nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê vẫn chưa ngớt Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời Song, những ai chê Xuân Diệu, tưởng Xuân Diệu có thể trả lời theo lối Lamartine ngày trước: “Đã có những thanh niên, những thiếu nữ hoan nghênh tôi” Với một nhà thơ, còn gì quý hơn cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ” Còn thơ Huy Cận như thể là một đối cực với giọng sôi nổi và màu sắc rực rỡ của thơ Xuân Diệu
“Huy Cận! Một tâm hồn đặc biệt quá, nóng chảy bên trong, e lệ bên ngoài, hay
Trang 37nói nhỏ và hay làm thinh để cho men lòng càng rạo rực hơn nữa; một tâm hồn hay lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc cái gì; vừa mạnh vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu Tây và rất Á Đông; nghĩa là cả con người, con người phức tạp của muôn thuở Thơ Huy Cận không phải là một lời hứa hẹn nữa Thơ ông chỉ chờ một ít thời gian để chút hẳn cái vỏ còn sót lại, và lột ra bao nhiêu nụ lộc xanh tốt, mạnh cứng, cho ta hưởng mật hương sống lạ lùng” Bên cạnh Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh còn giới thiệu về Tế Hanh như một cây bút “vẫn còn trẻ lắm và cũng mới bước vào làng thơ” đã kể lại ấn tượng về lần gặp gỡ với người thiếu niên thi sĩ rụt rè, ngượng nghịu mới bước vào tuổi đôi mươi Nhà phê bình nhớ mãi đôi mắt nhà thơ trẻ - “đôi mắt nồng nàn lạ”, cũng như những vần thơ thể hiện
“cái nhìn sâu sắc của một con người sẵn có một tâm hồn tha thiết” Người đọc biết đến Tế Hanh bởi thơ ông thấm vào lòng người tự nhiên như một luồng gió nhẹ, một ngụm nước trong Mỗi bài thơ của Tế Hanh thực sự là một mảnh đời của ông,
là tấm gương phản chiếu tâm hồn ông – một hồn thơ luôn đằm thắm và trong trẻo
Bên cạnh đó, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng là một công trình
phê bình văn học khá đồ sộ viết về 78 chân dung nhà văn sáng tác bằng chữ quốc ngữ Thông qua việc đi sâu giới thiệu và phê bình từng nhà văn, tác giả dựng lên được toàn cảnh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để độc giả hình dung được những nét lớn của tiến trình văn học cũng như diện mạo và đời sống thể loại Vũ
Ngọc Phan đã giới thiệu về chân dung Những nhà văn đi tiên phong trong việc
xây dựng quốc ngữ buổi đầu như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế
Bính, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Đông Hồ, Tương Phố… cho đến Những nhà
khảo cứu, dịch thuật như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Ngọc…, các Tiểu thuyết gia và Thi gia của thời kỳ đầu nền văn học quốc ngữ như Hoàng Ngọc
Phách, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu… Các tên tuổi làm nên những thành tựu của văn học Việt Nam được nhận diện khá đầy đủ qua các chân dung Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Xuân Diệu… Ngòi bút phê bình của Vũ Ngọc Phan tỏ ra cẩn trọng, khách quan và không thiếu
Trang 38sự sắc sảo, tinh tế Viết về Nguyễn Tuân, ông cho biết: “Nguyễn Tuân, như người
ta đã thấy, là một nhà văn đứng riêng hẳn một phái Những tập văn của ông, dầu không phải là tùy bút cũng ngả về tùy bút chẳng ít thì nhiều; ông lại không thể nào
bỏ được cái lối phiếm luận, cái giọng khinh bạc bất cứ về việc gì, nên có nhiều đoạn thật lê thê Nhưng dù lê thê hay gọn gàng, đọc Nguyễn Tuân bao giờ người
ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: đó là sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam Nguyễn Tuân là một nhà văn theo thuyết hoài nghi; ông có khuynh hướng về chủ nghĩa vật chất và gần như muốn tin ở cái ma lực của bản năng, ông lại ưa thích những cái cố hữu, nên tuy là người muốn luôn luôn xê dịch, tuy tự nhận mình là một kẻ giang hồ, nhưng
sự thật thì chỉ những khi viết về những cái xưa cũ, những cái thuộc về quê hương đất nước hay những cái có thể tưởng tượng nhớ đến quê hương đất nước, ông mới viết tinh vi và sâu sắc Ông là một nhà văn đặc Việt Nam, có tính hào hoa và có cái giọng khinh bạc bậc nhất trong văn giới Việt Nam hiện đại Nói như thế, người ta mới hiểu được thân thế ông và văn ông, vì thân thế ông với văn ông theo
nhau như người với bóng”… Nhà văn hiện đại được coi là công trình phê bình có
giá trị văn học sử đầu tiên của nền phê bình văn học hiện đại, nó có sức sống với thời gian: các nhà nghiên cứu cũng như người đọc không thể bỏ qua nó trên đường tìm hiểu đời sống văn học sôi nổi và phức tạp nửa đầu thế kỷ XX
Như vậy, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Nhà văn hiện đại của Vũ
Ngọc Phan là sự kết hợp giữa phê bình văn học và chân dung văn học, góp phần tạo nên đặc sắc riêng và thành công của hai tác phẩm
Mang tính chất mở đầu cho một thể tài đầy sức hấp dẫn, những tác phẩm tiêu biểu kể trên đã gặt hái được những giá trị quý báu, tạo điều kiện tiền đề cho
sự phát triển mạnh của thể tài này trong giai đoạn văn học Việt Nam đương đại
Trang 39Chương 2
ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG 2.1 Những đặc điểm cơ bản
2.1.1 Cảm hứng dựng chân dung
Mỗi một hoạt động sáng tạo đều cần có cảm hứng, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Nhà văn khi phản ánh hiện thực với những sáng tạo nghệ thuật phải dựa trên nguồn cảm hứng nhất định Cảm hứng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả Nhưng phải thấy rằng trạng thái hưng phấn cao độ đó chỉ có thể là cảm hứng trong tác phẩm văn học nghệ thuật khi sự lí giải, đánh giá đối tượng đạt đến một chiều sâu nhất định Trong
Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N Pôxpêlôp viết: “Sự lí giải, đánh giá sâu sắc
và chân thật - lịch sử đối với các tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm nhà văn[30, tr.141] Những tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học đã lựa chọn một mảng hiện thực làm cảm hứng sáng tạo, đó chính là cuộc đời, số phận các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa… Chân dung văn học phải bắt nguồn từ sự thật về một con người, con người đó có thể đi vào cát bụi hoặc còn sống Người dựng chân dung phải biết tôn trọng sự thật, đảm bảo
sự thật Tuy nhiên trong quá trình dựng chân dung, sự thật ấy được tái hiện dưới góc độ thẩm mỹ, trong thăng hoa nghệ thuật - cái gọi là cảm hứng Có như vậy sáng tác ấy mới thực sự là một tác phẩm văn học
Cảm hứng dựng chân dung của người cầm bút chính là sự khâm phục, xúc động trước những tài năng văn chương viết nên những tác phẩm có giá trị, những nhà văn có tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa đối với văn chương nước nhà
Trang 40Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố ra đời đã được xem là một thiên
tiểu thuyết có luận đề xã hội - hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác Ngô Tất Tố là người có óc quan sát tinh tường để làm rõ cuộc sống của con người trong xã hội bấy giờ với những cảnh làm ruộng, thu thuế, chè chén xôi thịt, hà lạm, ức hiếp, bán vợ đợ con của đám dân quê… Nó để lại nguồn cảm hứng lớn cho nhiều độc giả cũng như nhiều nhà văn sáng tác Vì vậy đã có nhiều bài phê bình chân dung Ngô Tất Tố ra đời,
đánh giá về tài năng nghệ thuật của nhà văn này như: Vũ Trọng Phụng - Tắt
đèn của Ngô Tất Tố (báo Thời vụ); Phú Hưng - Tắt đèn, tiểu thuyết của Ngô Tất Tố (báo Đông phương) …
Bên cạnh đó ta cũng thấy văn chương Vũ Trọng Phụng có sức thâm nhập và khái quát những vấn đề bản chất của xã hội đương thời Đó là sự phân cách giàu nghèo, kẻ thống trị và người bị trị, dẫn tới đời sống bần cùng và tha hóa của người nông dân và tầng lớp hạ lưu; sự thao túng và lộng hành của đồng tiền; sự xâm nhập của văn minh Tây phương tạo ra cuộc sống đô thị với những mặt trái và tệ lậu xã hội…
Vũ Trọng Phụng trước hết là nhà văn của thời đại ông Nhưng một phần không nhỏ những vấn đề mà ông nêu lên trong các tác phẩm còn bao chứa một
ý nghĩa xa rộng hơn thế: đó là những vấn đề văn hóa - xã hội của đời sống hiện đại hôm nay Chính điều này đã làm nên sức sống tươi mới lạ thường cũng như tính hiện đại của văn chương Vũ Trọng Phụng Vì thế đã có nhiều bài phê bình chân dung Vũ Trọng Phụng ra đời để ca ngợi tài năng sáng tác cũng như sự đánh giá trân trọng về văn chương của ông
Trong Điếu văn của Nguyễn Vỹ đọc trước huyệt Vũ Trọng Phụng có
viết: “Tôi muốn kêu lên: không phải chúng tôi mất Vũ Trọng Phụng mà cả nước Việt Nam mất Vũ Trọng Phụng… Thấy những đám ma của một vài người mà thiên hạ cho là các chiến sĩ của dân chúng, có nghìn vạn người đi đưa, có cả những bài tường thuật rầm rộ trong các tờ báo, rồi nhìn lại một dúm