Tiếp cận qua nhiều hình thức

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tiếp cận qua nhiều hình thức

Chân dung văn học là một loại bút kí mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động xã hội xây dựng trên cơ sở trị chuyện với “nhân vật” đĩ. Cho đến nay, thực tiễn sáng tác của thể tài này cho thấy để xây dựng được chân dung nhà văn, nhà thơ, người viết cĩ thể lựa chọn tiếp cận đối tượng được dựng chân dung qua nhiều hình thức, như phê bình văn học gắn liền với chân dung tác giả; hoặc sử dụng phương thức phỏng vấn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 60 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

hoặc dựa trên sự hồi tưởng “đi tìm lại thời gian đã mất” qua dịng chảy của hồi ức, làm sống lại những kỉ niệm.

Soi chiếu vào các tác phẩm chân dung văn học thời kì 1930 - 1945, chúng ta thấy được sự độc đáo riêng trong mỗi cách thức tiếp cận đối tượng. Cĩ thể thấy Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một tác phẩm kì cơng về tư liệu, cuốn hút về nội dung, được xây dựng trên cách tiếp cận phê bình văn học gắn liền với chân dung tác giả. Lựa chọn giới thiệu những điểm mốc tác phẩm tiêu biểu trong văn nghiệp, xu hướng phát triển cơ bản của hướng sáng tác, phê bình một số điểm hay, dở của một số nội dung tác phẩm tiêu biểu để từ đĩ làm nổi bật lên gương mặt riêng của mỗi nhà văn.

Nhà văn hiện đại đã trở thành một tác phẩm đứng trung dung trên cả đường biên ranh giới của hai thể tài nghiên cứu, phê bình văn học và chân dung văn học. Lựa chọn cách tiếp cận này, những chân dung văn học của Vũ Ngọc Phan cĩ phần khách quan, nghiêng về tính chất học thuật hơn so với các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học thời bấy giờ.

Với Thi nhân Việt Nam, Hồi Thanh - Hồi Chân dựng chân dung các bạn thơ, bằng một cảm xúc hân hoan, chân thành như đang trị chuyện cùng bạn văn và người đọc. Lối văn được viết là lối văn tâm tình, tha thiết, đầy xao động, khơi gợi sự rung động mãnh liệt ở lịng người tiếp nhận.

Cịn những người nghệ sĩ trong hội Tao đàn thì xúc động khắc họa lại hình ảnh người anh, người bạn văn chương Tản Đà và Vũ Trọng Phụng của mình bằng những nét bút tả thực sống động trên một “hậu cảnh” sáng rõ của hồi ức. Những tưởng niệm đầy cảm động về một thời khốn khĩ gắn với hai tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam cận, hiện đại cũng là những suy ngẫm của người trong giới, trong cuộc về những thăng trầm của nghiệp văn chương. Khi dựng chân dung văn học Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, các nhà văn, nhà thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 61 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thường dựng đối tượng lúc đậm nét, lúc lung linh mờ ảo tuỳ theo sự hồi tưởng của mình. Sự hồi tưởng ấy thường theo những ấn tượng sâu đậm của nhà văn. Cĩ lúc được trình bày mạch lạc men theo những dịng hồi tưởng về một số thời điểm nhất định trong đời văn của họ và bạn làng văn. Nhưng cũng cĩ lúc nĩ cũng khơng tuân theo sự mạch lạc ấy, khi đứt khi nối, tùy theo dịng cảm xúc tuơn trào của người viết. Dịng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình của nhân vật. Các nhà văn đã dựng chân dung Tản Đà và Vũ Trọng Phụng gắn với những kỉ niệm của chính tác giả. Những kỉ niệm ấy, hầu hết đã được chứng kiến và được “mắt thấy tai nghe”, hay trực tiếp là người cùng tham dự cho nên nĩ hiện rất sâu đậm, rõ ràng trong kí ức của nhà văn. Là chân dung được dựng theo dịng hồi tưởng song trong giới hạn của khuơn khổ một bài báo đăng trên tạp chí, nên các tác giả thường khơng kể về tồn bộ cuộc đời sự nghiệp sáng tác của đối tượng được dựng chân dung theo một trật tự thời gian nhất định mà chỉ kể ở từng đoạn, từng quãng đời mà nhà văn biết, thậm chí biết rất kĩ. Quả là bao nhiêu chuyện, lúc chầm chậm hiện dần lên, qua từng trang, mà lối suy tư cách ứng xử, thĩi tật vụn vặt cùng niềm khát khao sống và viết ở họ cứ rõ dần, đậm dần; lúc lại vùn vụt chạy qua như một đoạn phim tư liệu quay nhanh.

Tái hiện lại những “khúc đoạn” gập ghềnh của các số phận nghệ sĩ, các nhà văn đã dựng nên hai bức chân dung đầy sắc cạnh, đầy dấu ấn song cũng vơ cùng gần gũi, chân thực. Các nhà văn đã khiến cho bạn đọc khơng chỉ yêu mến các tác phẩm văn chương của họ mà cịn giúp bạn đọc hiểu được cuộc sống, sự nghiệp, phong cách và cá tính của mỗi người. Tất cả những con người, những số phận văn chương ấy - qua cái nhìn ấm áp chân tình của tác giả chân dung - đã gieo vào người đọc một niềm cảm thương, chia sẻ. Các tác giả khơng hề “lạ hĩa” bất cứ chân dung văn chương nào. Trong chân dung văn học, họ là những tài năng nghệ thuật, song họ cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 62 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

những con người của cuộc sống đời thường, của vơ vàn những yêu ghét, buồn vui, thăng trầm, được mất của một kiếp người.

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)