Đa thanh về giọng điệu

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 93 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đa thanh về giọng điệu

Bên cạnh điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật cĩ vai trị vơ cùng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi “nếu tác giả nào khơng cĩ lối nĩi riêng của mình thì người đĩ khơng bao giờ là nhà văn cả” (Sêkhơp). Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn cũng chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù cĩ đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật. Như vậy, giọng điệu là một trong những phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách của nhà văn và cĩ tác dụng truyền cảm đến người đọc. Giọng điệu trần thuật phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ mỗi nhà văn. Mỗi giọng điệu chỉ cĩ thể phù hợp với những đối tượng nhất định, thể hiện cái tạng riêng của mỗi người cầm bút, tạo sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm đến nay. Tuy nhiên, trong một tác phẩm cĩ thể cĩ nhiều giọng điệu bao hàm nhiều sắc diện, nhiều sắc thái biểu cảm do trong nĩ thường hội tụ nhiều hồn thơ, hồn văn trong những chiều kích khơng gian, thời gian khác nhau. Hoặc cĩ khi, cùng một chân dung nhưng lại cĩ nhiều bài viết với nhiều giọng điệu khác nhau tùy theo cái chất và lối viết ưa thích của mỗi tác giả.

Soi chiếu vào những trang viết chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945, ta thấy cĩ sự gĩp mặt của nhiều giọng điệu: giọng trang trọng, tơn vinh; giọng bùi ngùi, thương cảm; giọng triết lí; giọng dí dỏm, hài hước; và cả giọng văn ngơng nghênh, kiêu bạc, tài tử mà rất mực tình cảm của Nguyễn Tuân.

Qua những trang tạo dựng chân dung văn học, Vũ Ngọc Phan chinh phục người đọc bằng một sự cuốn hút của một lối văn kết hợp của nhiều giọng điệu: khi dí dỏm, hài hước, khi nghiêm nhặt trong phê bình, khi lại trữ tình, ngọt ngào. Ví dụ như nhận xét về Lê Văn Trương, Vũ Ngọc Phan hài hước và dí dỏm: “Lê Văn Trương cịn dựng lên những thuyết rất lạ cho những nhân vật của ơng. Hãy lắng nghe những lời sau này: - Ta khơng thể yêu đàn bà. Ta chỉ cĩ thể yêu Nghệ thuật và Tổ Quốc.

Trước hết, “sự mê gái” với sự “yêu đàn bà” là hai việc rất khác nhau. Những đại văn hào như Goethe ở Đức, Anatole France ở Pháp, đều nhận rằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 89 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

đàn bà đã tơ điểm cho thế gian này rất nhiều, đàn bà đã giúp cho sự tiến hĩa của nghệ thuật, nếu khơng cĩ đàn bà thì sự sống của lồi người sẽ rất cằn cỗi, khơ khan. Người ta thường thấy người đàn bà đẹp làm đầu đề cho các thi gia, văn gia và những họa sĩ, những nhà điêu khắc đại tài. Như vậy, tại sao đã yêu nghệ thuật lại khơng thể yêu đàn bà được?” [27, tr.863].

Lại cĩ khi sử dụng giọng văn rất trữ tình, tha thiết, chẳng hạn như đoạn viết về Lưu Trọng Lư sau: “Lời thơ của tác giả tập thơ Tiếng thu là những lời buồn thảm, những lời réo rắt làm xáo động tâm hồn người ta một cách rầu rầu như những tiếng của mùa thu” [27, tr.672].

Đọc Thi nhân Việt Nam, ta nhận thấy giọng điệu chủ đạo nhất vẫn là giọng trữ tình, say đắm, thể hiện một tâm hồn đồng điệu với khao khát muốn đĩn nhận những vang động của tâm hồn thi nhân. Ví như khi miêu tả chân dung chàng thi sĩ trẻ tuổi Tế Hanh, Hồi Thanh đã dùng giọng văn thật ý tứ, nhẹ nhàng để chỉ ra cái tinh tế, sâu thẳm của sự giao hịa giữa thơ và người trong bức chân dung này: “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn cĩ một tâm hồn tha thiết. Hơm đầu tơi gặp người thiếu niên ấy, người rụt rè ngượng ngịu như một chàng rể mới. Nhưng tơi vẫn nhớ đơi mắt. Đơi mắt nồng nàn lạ. Tơi nghĩ ở một người như thế những điều cảm xúc, những nỗi đau xĩt sẽ quá mức thường và cĩ khi khác thường” [36, tr.171].

Đến với Tao đàn, viết về bậc tiền bối Nguyễn Cơng Trứ, ta được thấy một giọng văn nghiêm cẩn: “Nguyễn Cơng Trứ vào đời nghiêm trang như đức Trọng Ni, ra đời hiền vui như thầy Trang Tử” [37, tr.112]. Và rồi cũng giọng của Lưu Trọng Lư nhưng đã chuyển sang gần gũi hơn mà vẫn mang cái màu sắc lai láng của một người thi nhân viết chân dung khi nĩi về Nguyễn Bá Trác: “Tơi gặp một kẻ giang hồ. Kẻ ấy đã gợi cho tơi cái thú lang bạt muốn được băng mình nơi xứ lạ, một hơm nằm ở một quán lạ, qua những song cửa nhìn ánh trăng bạc tuơn trên một lối đi cỏ đã áy vàng...” [37, tr.567]. Rồi giọng điệu ấy chuyển sang đầy ngậm ngùi, bi thiết trong bài văn tiễn đưa Vũ Trọng Phụng: “Nhưng cĩ bao giờ ai lại muốn: những hoa tàn ngay trong cái giờ hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 90 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nở. Thế mà số mệnh đã muốn anh đi ngay trong cái văn tài anh cũng vừa “nở” giữa cái hương vị đầu tiên của cuộc đời. Anh là một đĩa hoa cịn mơn mởn ở trên cành niên thiếu, thế mà giời ơi! Hoa đã rụng rồi!” [37, tr.1430].

Sự đa thanh về sắc thái giọng điệu khi xây dựng chân dung văn học như thế chứng tỏ bản lĩnh của người viết và vốn sống, vốn hiểu biết của họ về đối tượng được dựng chân dung. Việc tìm ra những giọng điệu thích hợp, hài hịa sẽ gĩp phần khơi dậy những ấn tượng và xúc cảm ở trong lịng người đọc.

3.3. Tính hình tƣợng, sự tinh tế và phong phú trong ngơn ngữ

M.Gorki từng nĩi: “Ngơn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng”. Chính vì ngơn ngữ thể hiện tư tưởng, bao bọc tư tưởng cho nên vấn đề ngơn ngữ là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi người cầm bút.

Ngơn ngữ trần thuật là phần lời của tác giả - người trần thuật. Với thể tài chân dung văn học, thơng thường tác giả và nhân vật xưng “tơi” là một, nên ngơn ngữ trần thuật là lời của nhân vật - người đang kể câu chuyện về chính cuộc đời mình, những người, những việc liên quan đến mình.

Song chân dung văn học khơng chỉ là câu chuyện của mỗi cá nhân mà cịn là tác phẩm văn chương nghệ thuật của đơng đảo cộng đồng độc giả. Vì vậy, các tác giả luơn cĩ ý thức chọn lọc một hình thức ngơn từ biểu hiện phù hợp để lơi cuốn, hấp dẫn người đọc.

Soi chiếu vào các trang viết chân dung văn học thời kì 1930 - 1945, người đọc cảm nhận được tính hình tượng, tinh tế và phong phú trong ngơn ngữ cũng là một trong những nét đẹp trên phương diện hình thức của thể tài giai đoạn này.

Cái tạo nên sự khác biệt giữa một tiểu sử văn học với một sáng tác thuộc thể tài chân dung văn học nằm ở chất văn học bên trong câu chữ. Chính là chất văn học đã cho phép thể tài chân dung được phĩng túng nhiều hơn so với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu một tác giả. Các thể tài phê bình vốn đã ít gị bĩ so với các thể tài nghiên cứu. Chân dung văn học, hơn một mức nữa, cịn cĩ thể phĩng túng.

Văn của Hồi Thanh thực sự mỗi câu, mỗi chữ, mỗi dịng đều đẹp như một bài thơ. Tác giả kì cơng trau chuốt, gọt dũa, tìm ra cái thần thái hơi văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 91 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

của mỗi thi sĩ để chọn lấy lối trình bày ngơn ngữ cũng tương đồng như thế. Đọc Thi nhân Việt Nam, người ta thấy phảng phất cái say đắm trong cuộc của chính tác giả. Ngay lối in chữ Hồi Thanh cũng cẩn thận chọn sắp chữ in nghiêng, để lời văn của mình mang một dáng vẻ bay bổng, tài hoa, hịa hợp với cái linh hồn mỏng mảnh của Thơ mới. Sự thay đổi linh hoạt của chủ thể nhân xưng “tơi”, “ta”và gọi đối tượng dựng chân dung bằng người cũng cho thấy cái tài năng dùng ngơn ngữ của nhà văn này.

Ngay cả Nhà văn hiện đại, một tác phẩm nằm trung dung giữa hai thể tài chân dung văn học và phê bình văn học, Vũ Ngọc Phan cũng cho ta cái nhìn phân loại nghiêng về thể tài chân dung, bởi lẽ lối văn tác giả dùng cũng đầy chất văn chương. Đọc những câu văn đẹp như: “Cái ngày mà thơ Tương Phố ra đời trong tạp chí Nam Phong, tức là ngày “ngọn giĩ thu” bắt đầu thổi; rồi thu ấy qua, thu khác lại, ngọn giĩ thu vẫn khơng làm khơ được nước mắt của người sầu thu, vì khơng cịn bài thơ nào của bà là khơng nhắc nhở đến cái mùa cây khơ lá vàng” [27, tr.156]; hay: “Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng. Ơng say sưa tất cả những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lịng ơng lúc nào cũng thổn thức, trí não ơng lúc nào cũng mơ màng, ơng đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời huyền ảo vơ cùng” [27, tr.672]. Hay: “Lời thơ trong sáng êm như ru; cịn ý thơ nhẹ nhàng, man mác, tỏa ra như mây khĩi. Mà cảm động huyền diệu biết bao. Tình tứ đến thế là cùng, cảm động đến thế là cùng. Một người mang bệnh mà cĩ một tâm thần thư thái, bình tĩnh như thế, thật cũng là” khi nĩi về Hàn Mặc Tử, người đọc được hân thưởng những cảm xúc tinh tế trong tâm hồn của người viết.

Các tác phẩm thuộc thể loại chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 về số lượng tuy chưa nhiều nhưng lại cĩ ý nghĩa to lớn. Chân dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 92 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

văn học khơng chỉ dừng lại ở việc giúp ta hiểu biết về thế giới nghệ thuật nhà văn, mà cịn giúp ích đối với sự phát triển của thể loại chân dung văn học Việt Nam. Với ngịi bút điêu luyện đã trải qua bao khổ luyện cơng phu, các nhà văn bấy giờ đã ghi được những thành cơng đáng kể trong thể loại chân dung văn học của thời đại mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 93 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Chân dung văn học là một thể tài khá mới mẻ trong lịch sử văn học dân tộc, bao hàm trong đĩ những nét đặc sắc riêng về đặc điểm của thể tài. Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đã thực sự được đặt nền mĩng từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX và đã ghi nhận được những thành tựu đặc sắc với các cây bút: Thiếu Sơn, Trương Tửu, Ngơ Tất Tố, Nguyễn Tuân, Hồi Thanh, Vũ Ngọc Phan... Ngày nay, với một cái nhìn tồn diện và tổng quan lại thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, chúng ta nhận thấy các tác phẩm ấy đã được xây dựng trên nhiều hình tượng nhà văn, nhà thơ, giúp người đọc nhận thức được khơng chỉ tác giả, tác phẩm mà cịn nhận diện được cả thế hệ người cầm bút cũng như độc giả giai đoạn này.

Lựa chọn nghiên cứu thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 với mong muốn gĩp phần làm sáng tỏ chân dung của cả một thời đại văn học và cung cấp thêm những minh chứng cho lí thuyết về thể tài này qua đề tài Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, luận văn đã hệ thống lí giải một số vấn đề sau:

1. Giới thuyết khái quát những vấn đề lí thuyết cơ bản cĩ liên quan đến khái niệm thể tài chân dung văn học, mối quan hệ giữa thể tài này với thể kí và phê bình văn học, cùng những đặc điểm riêng của thể tài này. Bên cạnh đĩ, trong chương 1 Thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 - quá trình hình thành và phát triển, luận văn cịn tập trung giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của thể tài trên hai luận điểm cơ bản là cơ sở tiền đề, bao gồm: cơ sở lịch sử - văn hĩa - xã hội và cơ sở thẩm mĩ; và bốn giai đoạn phát triển cơ bản của thể tài này tại Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay.

Ngồi ra, để nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945, luận văn cũng đã nhấn mạnh đến vai trị, giá trị và đánh giá về vị trí của thể tài giai đoạn này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 94 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

trong lịch sử phát triển chung với mong muốn dựng lên một tồn cảnh khái lược nhất những vấn đề lí thuyết cơ bản cũng như đánh giá đúng vị trí của thể chân dung giai đoạn này.

2. Lấy các sáng tạo nghệ thuật thuộc thể chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 làm đối tượng nghiên cứu và lựa chọn phạm vi nghiên cứu là tựu trung vào các tác phẩm tiêu biểu đĩ là Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Thi nhân Việt Nam của Hồi Thanh - Hồi Chân, cùng các số báo trong tạp chí Tao đàn cĩ liên quan đến thể này. Chương 2 và chương 3 của luận văn đã khám phá đối tượng này lần lượt trên hai bình diện đặc điểm và giá trị của những cảm hứng chủ đạo và những phương tiện nghệ thuật biểu hiện các nguồn cảm hứng đĩ. Cụ thể là:

Luận văn đã đi sâu vào khám phá các tác phẩm trên ba phương diện: cảm hứng dựng chân dung, gĩc độ tiếp cận đối tượng và đặc điểm của cách tiếp cận chân dung của các tác phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng để khơi nguồn cảm hứng dựng chân dung lúc bấy giờ là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động xã hội; là những con người cĩ những sáng tác bằng chữ quốc ngữ cĩ ảnh hướng lớn đến sự phát triển của văn học nước nhà. Đĩ là những con người mà nĩi như tác giả Vũ Ngọc Phan “đang trên đường vươn đến sự tồn mĩ hồn thiện”. Với tấm lịng trân trọng, ưu ái, cảm thơng sâu sắc và với tư cách tiếp cận là người trong cuộc, trong giới, hiểu sâu sắc hơn ai hết những đồng vọng, biến cố lớn lao của thời đại, các nhà văn - người dựng chân dung đã làm được cơng việc lớn lao cung cấp một nguồn tư liệu dồi dào và phong phú cho những ai quan tâm đến nền văn học Việt Nam. Ngày nay, nguồn tư liệu ấy vẫn cịn nguyên giá trị, khơng chỉ gĩp phần nhận thức và tơn vinh đúng giá trị thực của tác phẩm, tác giả mà cịn giúp trả về chân thực, nguyên vẹn những giá trị xác đáng của những tác phẩm đã từng một thời bị đánh giá sai lệch. Từ những chân dung văn học cá nhân, các tác giả đã dựng lại cả một đời sống văn học của một thời kỳ lịch sử và trên cái nền của đời sống văn học ấy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –ĐHTN 95 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

người ta thấy hiện lên chân dung của những nhà văn lớn tên tuổi của nền văn học nước nhà, trong đĩ cĩ cả chính chân dung tác giả như một hình thức “đồng chân dung”. Đĩ là cái nhìn của người trong cuộc với bao diễn biến vui buồn, những băn khoăn trăn trở, những khát khao náo nức, những gửi gắm lớn lao. Người ta thấy được những dịng tâm sự về mình, thấy được sự sẻ chia, đồng cảm của hình bĩng mình trong đĩ, nhìn thấy được cả về những điều đã và chưa làm được, cũng như thấy cả một hồi ức về quá trình khám phá và nhận thức về con người và xã hội. Song đĩ khơng cịn là suy tư của tác giả nữa mà cịn là suy nghĩ của cả một lớp người viết thời đĩ. Qua đấy, người đọc được tái hiện lại chân thực gương mặt của cả một thời đại lịch sử đã đi qua. Đĩ cũng chính là những đặc điểm lớn mà thể chân dung văn học giai đoạn này đã làm được, gợi

Một phần của tài liệu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)